Đề cương chi tiết học phần thị trường du lịch

10 641 8
Đề cương chi tiết học phần thị trường du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: THỊ TRƯỜNG DU LỊCH (TOURISM MARKET) - Mã số học phần: XH557 - Số tín chỉ học phần: 2 tín chỉ. - Số tiết học phần: Số tiết: 30; gồm 30 tiết lý thuyết, 15 tiết tự nghiên cứu thực tế. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn: Bộ môn Lịch sử - Địa lý - Du lịch. - Khoa: Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn. 3. Điều kiện tiên quyết: XH420 4. Mục tiêu của học phần: Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường du lịch như: marketing, phân phối, giá cả, chiêu thị trong du lịch,… Bên cạnh đó, học phần còn cung cấp các kiến thức liên quan đến tình hình thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Ngoài ra, học phần này giúp cho sinh viên biết vận dụng những kiến thức đã học vào làm marketing sản phẩm du lịch, cơ sở lưu trú và điểm đến du lịch,… 4.1. Kiến thức: 4.1.1. Xác định được vai trò của marketing và các khái niệm căn bản của marketing; Nội dung hoạt động marketing du lịch và các đặc điểm khác biệt của marketing du lịch so với các ngành khác. Nắm chắc quan điểm marketing định hướng khách hàng; 4.1.2. Nhận dạng được môi trường marketing, mục đích của việc phân tích môi trường marketing đối với hoạt động du lịch; Phân biệt được các khái niệm kế hoạch, chiến lược marketing và mối quan hệ của nó trong hoạt động du lịch; Nắm được các bước thiết lập kế hoạch marketing; 4.1.3. Nắm vững kiến thức về thị trường du lịch: các khái niệm; phân loại thị trường du lịch. Nắm bắt được những thông tin cơ bản về thị trường du lịch trong nước và quốc tế; 4.1.4. Nắm chắc và giải thích được các khái niệm cơ bản về: phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu trong du lịch và lựa chọn thị trường mục tiêu trong du lịch, định vị sản phẩm du lịch; 4.1.5. Nắm được khái niệm chiến lược marketing du lịch, sự cần thiết phải xây dựng chiến lược marketing du lịch, nắm vững quy trình xây dụng chiến lược marketing; 4.1.6. Hiểu rõ khái niệm sản phẩm du lịch và đặc điểm sản phẩm du lịch thành công trên thị trường, vai trò và vị trí của chính sách sản phẩm du lịch, hiểu rõ vai trò của nhãn hiệu sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu sản phẩm; 4.1.7. Trang bị những kiến thức về giá và vai trò của chiến lược giá trong tổ hợp các chiến lược marketing của doanh nghiệp du lịch; 4.1.8. Hiểu được bản chất vai trò của chiến lược phân phối trong chiến lược marketing, đặc điểm của các kênh phân phối khác nhau; 4.1.9. Nắm được bản chất và nội dung cơ bản, các công cụ xúc tiến hỗn hợp của chiến lược xúc tiến hỗn hợp của tổ chức du lịch; 4.1.10. Nắm được khái niệm điểm đến, cơ sở lưu trú, xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch; 4.1.11. Nắm bắt được những kiến thức cơ bản về rủi ro, cách thức nhận dạng và giải quyết rủi ro. 4.2. Kỹ năng: 4.2.1. Kỹ năng thiết lập tổ chức nội bộ của bộ phận marketing trong tổ chức và doanh nghiệp du lịch; 4.2.2. Nhận dạng nhu cầu du lịch, phân tích các yếu tố tác động lên cung cầu du lịch; Thị trường du lịch và phân khúc thị trường du lịch và hình thành kỹ năng nghiên cứu thị trường du lịch; kỹ năng nghiên cứu marketing. Áp dụng vào nghiên cứu phân khúc thị trường cho một doanh nghiệp du lịch; 4.2.3. Nhận dạng marketing du lịch và phân tích hệ thống marketing du lịch; 4.2.4. Nhận dạng chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; Phân tích chiến lược cho từng giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm du lịch. Kỹ năng hoạch định, phân tích và quản lý sản phẩm du lịch, có khả năng đánh giá và các cơ hội khác nhau trong quản lý sản phẩm hiện tại và sản phẩm mới; 4.2.5. Nhận dạng các định giá sản phẩm du lịch; Phân tích, so sánh việc định giá ở khách sạn, nhà hàng, tour; Vận dụng vào thực tiễn áp dụng các phương pháp xác định giá khác nhau cho sản phẩm du lịch;Phân tích chiến lược khác nhau về giá đối với một sản phẩm hiện có, sản phẩm mới của doanh nghiệp du lịch. 4.2.6. Nhận dạng hệ thống kênh phân phối trong du lịch; Phân tích, đánh giá, lựa chọn các kênh phân phối hiệu quả trong du lịch. Vận dụng vào thực tiễn thiết kế được các kênh phân phối hiệu quả trong du lịch; Phân tích việc tổ chức kênh phân phối trong khách sạn; 4.2.7. Nhận dạng xúc tiến hỗn hợp trong du lịch và các công cụ cơ bản của xúc tiến hỗn hợp; Thiết kế hình thức và quy trình xúc tiến hỗn hợp trong du lịch; 4.2.8. Nhận dạng việc xây dựng thương hiệu điểm đến, kỹ năng xác lập quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến; 4.2.9. Thiết kế chiến lược marketing lưu trú; quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến. Biết sử dụng thương hiệu điểm đến vào hoạt động du lịch. 4.3. Thái độ: 4.3.1. Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường du lịch và marketing du lịch; 4.3.2. Ý thức được tầm quan trọng của nhu cầu du lịch, phân khúc thị trường du lịch; 4.3.3. Hiểu được tầm quan trọng của sản phẩm du lịch, chu kỳ sống của sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch; 4.3.4. Có thái độ khách quan khi xem xét chính sách giá, xúc tiến hỗn hợp và các công cụ cơ bản của xúc tiến hỗn hợp; 4.3.5. Ý thức được tầm quan trọng của chiến lược phân phối gắn với hình thức quản trị trong du lịch, hệ thống kênh phân phối trong du lịch; 4.3.6. Nêu cao ý thực và niềm tự hào dân tộc khi xây dựng thương hiệu điểm đến. Thiết lập quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến; 4.3.7. Tính trung thực khi thực hiện marketing lưu trú; marketing điểm đến; 4.3.8. Có thái độ khách quan và khoa học khi nhận dạng và giải quyết rủi ro; 4.3.9. Tự giác học tập và tiếp thu kiến thức của học phần; 4.3.10. Cảm thụ tính khoa học, sự thiết thực cho công việc tương lai từ kiến thức marketing du lịch và thị trường du lịch. Từ đó, sẵn sàng tham gia vào hoạt động marketing du lịch trong thực tiễn. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Thị trường du lịch là học phần nghiên cứu kiến thức liên quan đến kinh tế du lịch. Học phần này giúp sinh viên nắm bắt một cách khái quát về marketing, marketing du lịch, quy trình quản trị marketing cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch và hiểu được các nội dung cơ bản của các chiến lược marketing hỗn hợp trong du lịch. Đồng thời, hướng dẫn sinh viên vận dụng những kiến thức môn học nhằm đưa ra những chiến lược marketing phù hợp trong quá trình lập kế hoạch marketing cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Học phần cũng giúp sinh viên nắm bắt được những thông tin về thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 6. Cấu trúc nội dung học phần: 6.1. Lý thuyết: Nội dung Số tiết Mục tiêu Chương 1. Tổng quan về Marketing và Marketing du lịch 4.1.1; 4.3.1; 4.3.9; 4.3.10 1.1. Thuật ngữ 4.1.1; 4.3.1; 4.3.9; 4.3.10 1.2. Marketing du lịch 4.1.1; 4.3.1; 4.3.9; 4.3.10 1.3. Đặc tính của dịch vụ marketing du lịch 4.1.1; 4.3.1; 4.3.9; 4.3.10 1.4. Marketing hỗn hợp 3 4.1.1; 4.3.1; 4.3.9; 4.3.10 Chương 2. Môi trường marketing du lịch và kế hoạch marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.2; 4.2.1; 4.3.9; 4.3.10 2.1. Môi trường marketing của tổ chức (doanh 3 4.1.2; 4.2.1; 4.3.9; 4.3.10 nghiệp) du lịch 2.2. Kế hoạch marketing tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.2; 4.2.1; 4.3.9; 4.3.10 2.3. Các phương pháp xây dựng ngân sách marketing trong tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.2; 4.2.1; 4.3.9; 4.3.10 2.4. Tổ chức bộ máy marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.2; 4.2.1; 4.3.9; 4.3.10 Chương 3. Thị trường du lịch và nghiên cứu thị trường của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.3; 4.2.1; 4.3.2; 4.3.9; 4.3.10 3.1. Thị trường du lịch 4.1.3; 4.2.1; 4.3.2; 4.3.9; 4.3.10 3.2. Nghiên cứu marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.3; 4.2.1; 4.3.2; 4.3.9; 4.3.10 3.3. Nghiên cứu thị trường của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.3; 4.2.1; 4.3.2; 4.3.9; 4.3.10 3.4. Thị trường du lịch trong và ngoài nước 3 4.1.3; 4.2.1; 4.3.2; 4.3.9; 4.3.10 Chương 4. Phân đoạn thị trường du lịch, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch. 4.1.4; 4.2.1; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 4.1. Phân đoạn thị trường 4.1.4; 4.2.1; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 4.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp du lịch 4.1.4; 4.2.1; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 4.3. Định vị sản phẩm của doanh nghiệp du lịch 3 4.1.4; 4.2.1; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 Chương 5. Chiến lược marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 3 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 5.1. Tổng quan về chiến lược marketing du lịch 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 5.2. Quy trình xây dựng chiến lược marketing du lịch 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 5.3. Các loại chiến lược marketing du lịch 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 5.4. Sự vận dụng các chiến lược marketing trong các giai đoạn và chu kì sống sản phẩm 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 5.5. Các chiến lược marketing của doanh nghiệp trong du lịch 4.1.5; 4.2.3; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 Chương 6. Chiến lược sản phẩm của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.6; 4.2.4; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 6.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch và chính sách sản phẩm 4.1.6; 4.2.4; 4.3.3; 4.3.9; 4.3.10 6.2. Hoạch định, phân tích và quản lí sản phẩm 4.1.6; 4.2.4; 4.3.9; 4.3.10 6.3. Quyết định nhãn hiệu sản phẩm 4.1.6; 4.2.4; 4.3.9; 4.3.10 6.4. Xây dựng chính sách mới 3 4.1.6; 4.2.4; 4.3.9; 4.3.10 Chương 7. Chiến lược giá 4.1.7; 4.2.5; 4.3.9; 4.3.10 7.1. Bản chất của giá 4.1.7; 4.2.5; 4.3.9; 4.3.10 7.2. Những vấn đề cần quan tâm khi xác định giá 4.1.7; 4.2.5; 4.3.9; 4.3.10 7.3. Các chiến lược về giá 3 4.1.7; 4.2.5; 4.3.9; 4.3.10 Chương 8. Chiến lược phân phối của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 4.1.8; 4.2.6; 4.3.9; 4.3.10 8.1. Phân phối và vai trò của chiến lược phân phối trong du lịch 4.1.8; 4.2.6; 4.3.9; 4.3.10 8.2. Các kênh phân phối trong du lịch 4.1.8; 4.2.6; 4.3.9; 4.3.10 8.3. Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả trong du lịch 4.1.8; 4.2.6; 4.3.9; 4.3.10 8.4. Chiến lược phân phối gắn với hình thức quản trị trong du lịch 3 4.1.8; 4.2.6; 4.3.9; 4.3.10 Chương 9. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của tổ chức doanh nghiệp du lịch 4.1.9; 4.2.7; 4.3.9; 4.3.10 9.1. Bản chất vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong du lịch 4.1.9; 4.2.7; 4.3.9; 4.3.10 9.2. Các công cụ cơ bản của hoạt động xúc tiến hỗn hợp 3 4.1.9; 4.2.7; 4.3.9; 4.3.10 9.3. Quảng cáo 4.1.9; 4.2.7; 4.3.9; 4.3.10 9.4. Xây dựng chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong du lịch 4.1.9; 4.2.7; 4.3.9; 4.3.10 Chương 10. Marketing điểm đến và lưu trú 4.1.10; 4.2.8; 4.3.7; 4.3.9; 4.3.10 10.1. Marketing điểm đến 4.1.10; 4.2.8; 4.3.7; 4.3.9; 4.3.10 10.1.1. Khái quát về điểm đến và thương hiệu điểm đến 4.1.10; 4.2.8 10.1.2. Sự cần thiết và lợi ích của việc xây dựng thương hiệu điểm đến 4.1.10; 4.2.8; 4.3.9; 4.3.10 10.1.3. Những thách thức trong quá trình xây dựng thương hiệu điểm đến 4.1.10; 4.2.8 10.1.4. Thiết lập quy trình xây dựng thương hiệu điểm đến 4.1.10; 4.2.8 10.1.5. Quản lí điểm đến 4.1.10; 4.2.8 10.2. Marketing lưu trú 4.1.10; 4.2.9 10.2.1. Khái niệm dịch vụ lưu trú và cơ sở lưu trú 4.1.10; 4.2.9 10.2.2. Vai trò của lưu trú trong tổng thể sản phẩm du lịch 4.1.10; 4.2.9 10.2.3. Marketing cơ sở lưu trú 2 4.1.10; 4.2.9 Chương 11. Quản lý rủi ro và khủng hoảng trong du lịch 1 4.1.11; 4.3.8; 4.3.9; 4.3.10 11.1. Nhận dạng rủi ro 4.1.11; 4.3.8; 4.3.9; 4.3.10 11.2. Phân tích và đánh giá rủi ro 4.1.11; 4.3.8; 4.3.9; 4.3.10 11.3. Giải quyết rủi ro 4.1.11; 4.3.8; 4.3.9; 4.3.10 11.4. Quản lí rủi ro 4.1.11; 4.3.8; 4.3.9; 4.3.10 6.2. Sinh viên nghiên cứu thực tế sự khác nhau giữa hình thức marketing du lịch của công ty du lịch tư nhân và công ty cổ phần. 7. Phương pháp giảng dạy: Kết hợp giảng lý thuyết với thảo luận nhóm, phân tích tình huống, xây dựng dự án, làm bài tập và trình bày trước lớp. 8. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết. - Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm và được đánh giá kết quả thực hiện. - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên: 9.1. Cách đánh giá: Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm chuyên cần Ít nhất phải tham dự 80% số tiết/tổng số tiết 10% 4.3 2 Điểm bài tập Hoàn thành 100% số bài tập được giao 10% 4.1; 4.2; 4.3 3 Điểm bài tập nhóm - Thuyết trình trên lớp ( mỗi sinh viên 10 phút) - Được nhóm xác nhận có tham gia chuẩn bị bài thuyết trình 15% 4.1; 4.2; 4.3 5 Điểm kiểm tra giữa kỳ - Trắc nghiệm 15% 4.1; 4.2; 4.3 6 Điểm thi kết thúc học phần - Trắc nghiệm - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết - Bắt buộc dự thi 50% 4.1; 4.2; 4.3 9.2. Cách tính điểm: - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (chủ biên) (2009), Giáo trình Marketing du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc 659.2991/M107 dân, Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Dung (2009), Marketing du lịch, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội 658.8/D513 [3] Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2008), Marketing du lịch, Nxb Hồng Đức, Hà Nội 658.8/N104 [4] Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 338.4791/L566 338.4791/L656 [5] Đào Ngọc Cảnh (2011), Tổng quan du lịch, Nxb Đại học Cần Thơ. 338.47/ C107 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Tuần Nội dung Lý thuyết Nhiệm vụ của sinh viên 1 → 2 Chương 1. Tổng quan về Marketing và Marketing môi trường, marketing du lịch và kế hoạch marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch du lịch 3 - Đọc trước tài liệu [1] chương 1, [3] chương 1, 2 từ trang 7 đến trang 42. - Tìm hiểu những định nghĩa khác nhau về marketing, marketing du lịch. 2→3 Chương 2. 3 - Đọc trước tài liêu [2] chương 3 từ trang 58 đến 80, [1] chương 2. - Chọn một doanh nghiệp du lịch điển hình để phân tích môi trường maketing 3→4 Chương 3. Thị trường du lịch và nghiên cứu thị trường của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 3 - Đọc trước [1] chương 3 Sinh viên nghiên cứu thực tế môi trường doanh nghiệp du lịch của công ty tư nhân và công ty du lịch cổ phần. 4→5 Chương 4. Phân đoạn thị trường du lịch, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch. 3 - Xem lại chương 1,2,3 đã học, đọc trước tài liệu [1] chương 4 và làm việc nhóm (theo danh dách phân nhóm), giải quyết vấn đề được giao (mục 4.1, 4.2, 4.3) và thuyết trình trước lớp. - Tra cứu và đọc thêm tài liệu [2] trang 157 đến 209, [3]. 6 →7 Chương 5. Chiến lược marketing của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 3 Xem lại chương 4, đọc trước tài liệu [1] chương 5 và làm việc nhóm, nghiên cứu trước mục 5.1, 5.2, 5.3, 5.4) và thuyết trình. 7→8 Chương 6. Chiến lược sản phẩm của tổ chức (doanh nghiệp) du lịch 3 - Xem lại chương 4,5, đọc trước [1] chương 6 và làm việc nhóm nghiên cứu trước mục 6.1 đến 6.4 và thuyết trình. - Tra cứu và đọc thêm tài liệu [2], [3]. - Liên hệ thực tiễn với hoạt động doanh nghiệp du lịch ở địa phương. 9 →10 Chương 7. Chiến lược giá 3 - Xem lại chương 6, đọc trước tài liệu [1] chương 6 và làm việc nhóm (theo danh dách phân nhóm), nghiên cứu trước vấn đề được giao (mục 7.1 đến 7.3) và thuyết trình trước lớp. - Liên hệ thực tiễn với hoạt động doanh nghiệp du lịch ở địa phương. 11→12 Chương 8. Chiến lược phân phối của tổ chức (doanh nghiệp )du lịch 3 - Làm việc nhóm: nghiên cứu trước mục 8.1, 8.2, 8.3, 8.4 và thuyết trình. - Liên hệ thực tiễn với hoạt động doanh nghiệp du lịch ở địa phương 12→13 Chương 9. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 3 - Xem lại chương 7,8 và của tổ chức doanh nghiệp du lịch làm việc nhóm: nghiên cứu mục 9.1, 9.2, 9.3, 9.4) và thuyết trình. - Liên hệ thực tiễn với hoạt động doanh nghiệp du lịch ở địa phương. 13 →14 Chương 10. Marketing điểm đến và lưu trú 2 Nghiên cứu, phỏng vấn xem xét hiện trạng marketing điểm đến và lưu trú ở Việt Nam. 15 Chương 11. Quản lý rủi ro và khủng hoảng trong du lịch 1 Liệt kê và phân tích những rủi ro trong du lịch. Ôn tập. Cần Thơ, ngày 30 tháng 4 năm 2014 TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN . marketing du lịch và thị trường du lịch. Từ đó, sẵn sàng tham gia vào hoạt động marketing du lịch trong thực tiễn. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Thị trường du lịch là học phần nghiên. nghiệp du lịch; 4.2.2. Nhận dạng nhu cầu du lịch, phân tích các yếu tố tác động lên cung cầu du lịch; Thị trường du lịch và phân khúc thị trường du lịch và hình thành kỹ năng nghiên cứu thị trường. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần: THỊ TRƯỜNG DU LỊCH (TOURISM MARKET) - Mã số học phần:

Ngày đăng: 26/06/2015, 17:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan