Giáo trình MD 04 trồng và chăm sóc đào cảnh

73 472 7
Giáo trình MD 04  trồng và chăm sóc đào cảnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀO CẢNH MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG ĐÀO, QUẤT CẢNH Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cây đào, quất cảnh tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng. Cuốn giáo trình gồm 3 bài: 1) Bài 01: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 2) Bài 02: Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa 3) Bài 03: Phòng trừ dịch hại Tài liệu dùng trong cuốn giáo trình này chúng tôi sử dụng các tài liệu từ Viện rau quả, bộ môn hoa, cây cảnh trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Giáo trình “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” giới thiệu khái quát về kỹ thuật trồng, chăm sóc và quản lý dịch hại, cách tạo dáng thế cho cây đào cảnh. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Văn Dư: 2. Lê Trung Hưng 3. Trần Ngọc Trường 3 MỤC LỤC Đề mục Trang Bài 1: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 8 A. Nội dung 8 1. Đặc điểm thực vật học cây đào cảnh 8 1.1. Rễ 8 1.2. Thân, cành 8 Cần tạo hình cành trong tán không nên quá dày, cành mang hoa không nên vượt quá xa thân chính, cành chính. 9 1.3. Lá 9 1.4. Hoa đào 9 1.5. Quả đào 10 1.6. Hạt 10 2. Yêu cầu ngoại cảnh 10 2.1. Nhiệt độ 10 2.2. Lượng mưa 10 2.3. Ánh sáng 10 2.4. Yêu cầu về đất đai 11 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 11 3.1. Khoảng cách trồng 11 3.2. Thời vụ trồng 12 3.2. Các giống hoa đào 12 4. Trồng cây đào cảnh 14 4 4.1. Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng đào cảnh 14 4.2. Tưới, tiêu nước cho cây đào cảnh 16 5. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 17 5.1. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn sau khi trồng 17 5.2. Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn phát triển thân lá 18 6. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh 19 6.1. Tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau trồng 19 6.2. Các dáng cơ bản 20 6.2.1. Dáng trực 20 6.2.2. Dáng xiên (xiêu)/ nghiêng hay dáng tà 21 6.2.3. Dáng hoành 21 6.2.4. Dáng huyền 21 6.3. Thế cây 22 7. Kỹ thuật tạo dựng dáng, thế cho cây đào cảnh 23 7.1. Cấu trúc cây cảnh/Nguyên tắc tạo hình: 23 7.2. Kỹ thuật uốn nắn 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 1. Câu hỏi trắc nghiệm 27 2. Bài thực hành 29 C. Ghi nhớ: 29 Bài 2: Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa 30 A. Nội dung 30 1. Ý nghĩa của việc chơi cây đào cảnh trong ngày Tết nguyên đán Việt Nam 30 1.1. Sự tích hoa đào ngày Tết 30 5 1.2. Ý nghĩa hoa đào cho ngày Tết: 31 1.3. Cách chọn cây đào cảnh chơi trong ngày Tết 32 2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc 34 2.1. Tưới nước 34 2.2. Bón phân 34 3. Điều khiển quá trình ra hoa 37 3.1. Dừng bón phân, tưới nước 37 3.2. Tuốt lá: 37 3.3. Khoanh vỏ 39 3.4. Thắp điện sưởi ấm 39 3.5. Thúc và hãm thời gian ra hoa 40 4. Kỹ thuật trồng chăm sóc lại cây đào sau khi chơi Tết 40 4.1. Thu gom cây đào sau Tết 40 4.2. Trồng lại 41 4.3. Cắt sửa cành 42 4.4. Tưới bón, bón phân 42 5. Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh 43 5.1. Tạo thế 43 5.2. Cắt tỉa, tạo tán 45 5.3. Một số cây đào thế 48 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51 1. Câu hỏi trắc nghiệm 51 2. Bài thực hành 52 C. Ghi nhớ: 52 6 Bài 3: Phòng trừ dịch hại 53 A. Nội dung 53 1. Phương pháp điều tra sâu bệnh hại trên cây đào cảnh 53 2. Sâu hại cây đào 55 2.1. Rệp muội hại cây đào 55 2.2. Sâu đục ngọn đào 56 2.3. Nhện đỏ 57 2.4. Sâu đục thân, cành 58 3. Bệnh hại 60 3.1. Bệnh xoăn lá 60 3.2. Bệnh thủng lá 60 3.3. Bệnh chảy gôm 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 62 1. Câu hỏi trắc nghiệm 62 2. Các bài thực hành: 63 C. Ghi nhớ: 63 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 64 I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 64 II. Mục tiêu: 64 III. Nội dung chính của mô đun: 65 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 65 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 65 VI. Tài liệu tham khảo 71 7 MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY ĐÀO CẢNH Mã mô đun: MĐ04 Giới thiệu mô đun: - Mô đun này trang bị cho học viên về đặc điểm thực vật học, các giống đào cảnh đang được trồng phổ biến hiện nay và kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật điều khiển quá trình ra hoa và cách tạo dáng thế, phòng chống sâu bệnh hại cho cây đào cảnh. - Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh” có thời gian học tập là 90 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 66 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc như: kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, cắt tỉa tạo dáng và phòng trừ sâu bệnh cho cây đào cảnh. 8 Bài 1: Trồng và chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản Thời gian: 30 giờ Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm thực vật học của cây đào cảnh; - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đào cảnh; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đào cảnh; - Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường. A. Nội dung 1. Đặc điểm thực vật học cây đào cảnh 1.1. Rễ - Là bộ phận nằm dưới mặt đất, cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây. Cây đào có bộ rễ cọc, ăn sâu và phân nhánh. Vì vậy đào có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng kém. Hình 4.1.1: Rễ cây đào cảnh 1.2. Thân, cành Thân đào: Thuộc loại thân gỗ nhỏ, thân có màu xanh hoặc màu đỏ tía. Thân chính của cây đào ghép được tính từ chỗ giới hạn giữa gốc ghép và thân ghép đến chỗ phân cành đầu tiên, còn cây con mọc từ hạt thân chính được tính từ cổ rễ tới chỗ phân cành đầu tiên. Cành đào: Cành cây là xương cốt để hình thành khung hình dáng cây. Hình 4.1.2: Thân, cành cây đào cảnh 9 Cành chính: Cành mọc từ thân chính Cành cấp 1: Cành mọc từ cành chính Cành cấp 2: Cành mọc từ cành cấp 1 Cần tạo hình cành trong tán không nên quá dày, cành mang hoa không nên vượt quá xa thân chính, cành chính. 1.3. Lá Lá là cơ quan quang hợp chính của cây. Hiệu suất quang hợp của lá có ý nghĩa rất lớn đến màu sắc, chất lượng hoa, mỗi lá nằm ở cạnh hoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoa đó. Phiến lá có hình mũi mác, hình ô van hay elip, mặt dưới của phiến lá có gân nổi rõ. Đào là loại cây có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới nên bộ lá phát triển theo 4 mùa rõ rệt, mùa xuân ra lộc, mùa hè lá phát triển, mùa thu lá vàng và mùa đông lá rụng. Cần phải giữ cho lá xanh tốt nhằm tạo điều kiện để lá chuyển lục, tăng cường khả năng đồng hoá, cung cấp dinh dưỡng nuôi cành và tạo mầm hoa. Mùa lá rụng là báo hiệu của mầm hoa phát triển. Hình 4.1.3: Lá cây đào cảnh 1.4. Hoa đào Hoa đào do mầm hoa phân hoá thành, vị trí hoa nằm ở các nách lá. Là hoa lưỡng tính, có đầy đủ nhị đực, nhị cái. Đào ra hoa vào cuối đông, đầu xuân, ưa thụ phấn chéo. Cánh hoa thường có màu sắc: Trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ. Số lượng cánh hoa từ 5 - 25 cánh tuỳ từng loại Hoa thường có nhiều hình dạng như hoa cánh đơn, hoa cánh mai, hoa cánh hồng, hoa cánh cúc, hoa cánh mẫu đơn. Nụ hoa có hình trứng, hình elip, hình cầu, bầu dục, tròn… Hình 4.1.4: Hoa cây đào cảnh [...]... kg C 300 kg 2 Bài thực hành Bài thực hành: Trồng cây đào cảnh ngoài vườn sản xuất Bài thực hành: Tạo dáng, thế cho cây đào cảnh C Ghi nhớ: - Trồng cây, cắm cọc chống đổ, tủ gốc, tưới nước, bón phân - Tạo dáng cho cây đào cảnh 30 Bài 2: Chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa Thời gian: 32 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây đào cảnh giai đoạn ra hoa; - Biết cách sử dụng... để đọng nước 4 Trồng cây đào cảnh 4.1 Các bước trong quy trình kỹ thuật trồng đào cảnh Bước 1: Lựa chọn giống trồng - Căn cứ vào nhu cầu thị trường, phong tục tập quán của từng địa phương từng vùng mà chọn giống đào cho phù hợp Bước 2: Đào một hố nhỏ chính giữa - Hố được đào với kích thước: rộng 15 – 20 cm, sâu 20 – 30 cm để đặt cây đào giống xuống chính giữa hố Hình 4.1.11: Đào hố trồng cây 15 Bước... đều, gốc thẳng Thân đào có thể xù xì nhưng khoẻ, chắc Cành vừa phải, dăm (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, nhiều hoa - Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ… - Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo... gốc đào và phát sinh bệnh xì mủ đào - Song song với quá trình bón phân, người trồng đào phải thường xuyên làm sạch cỏ trong vườn để hạn chế được các loại sâu đục thân, đục cành và bệnh xì mủ 19 6 Kỹ thuật tạo dáng, thế cho cây đào cảnh 6.1 Tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau trồng Người trồng đào có thể tạo dáng cho cây đào cảnh ngay sau khi trồng, củng cố tán cây cũ hoặc phát triển tạo thế cây mới... chóp 9 giống và một số giống lai từ các loài trên Một số giống đào ở Việt Nam, có 4 loại chủ yếu là đào Phai, đào Bạch, đào Bích, đào Thất thốn - Đào Phai: có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng và thường được trồng để lấy quả Hình 4.1.7: Đào phai - Đào Thất Thốn: cây thấp nhỏ, hoa nhỏ và nhiều màu, màu đỏ thẫm thường được trồng vào chậu uốn... cây đào cảnh ngay sau trồng 17 làm rễ đào bị thối gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm trí sẽ làm cây bị chết do rễ ngập nước quá lâu 5 Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản 5.1 Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn sau khi trồng - Sau khi trồng cây đào 30 ngày tiến hành tưới phân bổ sung để kích thích quá trình hình thành rễ mới phát triển Cách bón: Dùng phân đạm ure hòa tan vào...10 1.5 Quả đào Quả đào thuộc loại quả hạch, cùi thịt màu vàng hay màu trắng, có mùi vị thơm ngon, lớp vỏ có lông mềm như nhung Hình 4.1.5: Quả đào cảnh 1.6 Hạt Hạt đào được bọc một lớp gỗ cứng Vì vậy muốn hạt nảy mầm cần phải xử lý trước khi gieo trồng Hình 4.1.6: Hạt đào cảnh 2 Yêu cầu ngoại cảnh 2.1 Nhiệt độ Nhiệt độ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa Đào có thể sinh... 4.1.8: Đào Thất thốn - Đào Bạch: ít hoa hơn, tương đối khó trồng Loại đào này thường có hoa kép bạch rất hiếm, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê Hình 4.1.9: Đào bạch 14 - Đào Bích: hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn Hình 4.1.10: Bích đào Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa... bón qua lá Nimag xanh 18 5.2 Bón phân cho cây đào cảnh giai đoạn phát triển thân lá - Sau 5 tháng trồng, vườn đào cảnh đã đi vào một quá trình phát triển ổn định lúc này cây chủ yếu phát triển về thân, cành, tạo tán Vì vậy, người trồng đào cảnh phải bổ sung dinh dưỡng cho cây để cây phát triển tốt tạo tiền đề cho giai đoạn sau Bảng 1: Lượng bón cho cây đào cảnh giai đoạn kiến thiết cơ bản (1000m2) Loại... rạ, cỏ mục Hình 4.1.16: Tủ gốc cho cây đào cảnh 4.2 Tưới, tiêu nước cho cây đào cảnh - Cây đào cảnh ngay sau khi trồng phải được tiến hành tưới nước ngay, nhằm cho cây nhanh chóng phục hồi và phát triển Chú ý: Phải thường xuyên giữ ẩm cho vườn đào trong khoảng 60 – 70% trong thời gian 3 – 4 tháng sau khi trồng - Đối với một số vườn bị ngập úng chúng ta phải đào rãnh thoát nước trong những ngày mưa, . trồng và chăm sóc cây đào cảnh; - Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật; - Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc cây đào cảnh; . TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn giáo trình “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh cùng với bộ giáo trình nghề Trồng đào, quất cảnh được biên. và kỹ thuật trồng, chăm sóc, kỹ thuật điều khiển quá trình ra hoa và cách tạo dáng thế, phòng chống sâu bệnh hại cho cây đào cảnh. - Mô đun 04: “Trồng và chăm sóc cây đào cảnh có thời gian

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan