Giáo trình mđ 03 chọn và thả cá giống

86 428 2
Giáo trình mđ 03   chọn và thả cá giống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NUÔI CÁ CHIM VÂY VÀNG TRONG AO Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: 03 3 LỜI GIỚI THIỆU Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên. Ở giai đoạn cá giống, hàng năm, sau mùa đông cá thường sống theo đàn ở vùng vịnh cửa sông. Cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu. Cá chim vây vàng thuộc loài cá rộng muối, phạm vi thích hợp từ 3 - 33‰. Tuy nhiên, dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm. Nhiệt độ thích hợp của cá 16 - 36 0 C, sinh trưởng tốt nhất 22 - 28 0 C. Cá chim vây vàng là loài cá dữ ăn thịt, đầu tù, miệng ở phía trước bành ra 2 bên. Cuống mang ngắn và thưa, đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở trong cát. cá trưởng thành có thể ăn những động vật vỏ cứng như: ngao, cua, ốc. Giai đoạn cá giống thức ăn là động vật phù du và động vật đáy, chủ yếu là luân trùng, nauplius của Artemia. Cá con ăn tôm cá nhỏ, hai mảnh vỏ nhỏ. Thức ăn chính của cá trưởng thành là các loại tôm cá nhỏ.Trong điều kiện ương nuôi thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép băm nhỏ, thức ăn tổng hợp. Cá trưởng thành ăn tôm nhỏ và thức ăn công nghiệp hoặc hoàn toàn thức ăn công nghiệp trong nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, nhiều bà con chưa được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề Nuôi cá cá chim vây vàng trong ao là cấp thiết hiện nay để đào tạo cho người làm nghề nuôi cá cá chim vây vàng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chim vây vàng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề Nuôi cá chim vây vàng trong ao trình độ sơ cấp gồm 06 mô đun: 1) Mô đun 01. Xây dựng hệ thống nuôi cá chim vây vàng 2) Mô đun 02. Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng 3) Mô đun 03. Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng 4) Mô đun 04. Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng 5) Mô đun 05. Phòng và trị bệnh cá chim vây vàng 6) Mô đun 06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá chim vây vàng Giáo trình Chọn và thả giống cá chim vây vàng được biên soạn theo chương trình đã được thẩm định là một mô đun chuyên môn nghề, có thể dùng 4 để dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Sau khi học mô đun này học viên có thể hành nghề chuẩn bị ao nuôi cá. Mô đun này học sau mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá chim vây vàng và trước mô đun Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng. Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng giới thiệu về biện pháp chọn cá giống, vận chuyển, thả giống và kiểm tra cá sau khi thả; nội dung được phân bổ giảng dạy trong thời gian 72 giờ và bao gồm 4 bài: Nội dung giảng dạy gồm các bài sau: Bài 1. Lựa chọn cá giống Bài 2. Vận chuyển cá giống Bài 3. Thả cá giống Bài 4. Kiểm tra cá sau khi thả giống. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là mô hình nuôi thực tế tại các địa phương …. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: ThS. Nguyễn Mạnh Hà 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG 9 Bài 1: Lựa chọn cá giống 10 Mục tiêu: 10 A. Nội dung: 10 1. Tìm hiểu thông tin cơ sở cung cấp giống 10 1.1. Tìm hiểu guồn gốc cá giống 11 1.2. Khảo sát giá thành con giống 13 1.3. Chọn nơi mua cá giống 14 2. Kiểm tra sức khoẻ đàn cá giống bằng cảm quan 15 2.1. Kích cỡ cá giống 15 2.2. Chất lượng cá giống 15 3. Kiểm tra kích cỡ và khối lượng cá giống 18 3.1. Lấy mẫu 18 3.2. Cân mẫu 22 3.3. Đo mẫu 24 3.4. Đếm mẫu 25 3.5. Xác định kích cỡ cá giống 26 4. Xác định số lượng cá giống cần mua 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 26 1. Các câu hỏi 26 2. Các bài thực hành 26 3. Kiểm tra 28 C. Ghi nhớ 29 Bài 2: Vận chuyển cá giống 30 Mục tiêu: 30 A. Nội dung: 30 1. Xác định thời điểm vận chuyển 30 6 2. Xác định hình thức vận chuyển 31 2.1. Vận chuyển kín 31 2.2. Vận chuyển hở 32 3. Xác định mật độ cá vận chuyển 32 3.1. Xác định quãng đường và thời gian vận chuyển 32 3.2. Xác định mật độ vận chuyển 33 3.3. Luyện ép cá 33 4. Đưa cá vào dụng cụ vận chuyển 35 4.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển 35 4.2. Đưa cá vào túi bơm ôxy (vận chuyển kín) 41 4.3. Đưa cá vào lồ, thùng vận chuyển (vận chuyển hở) 46 5. Kiểm tra trước khi vận chuyển 50 6. Xử lý trên đường vận chuyển 51 6.1. Dấu hiệu cá bất thường trong quá trình vận chuyển 52 6.2. Phương pháp xử lý 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 53 1. Các câu hỏi 53 2. Các bài thực hành 53 3. Kiểm tra 55 C. Ghi nhớ 55 Bài 3: Thả cá giống 56 Mục tiêu: 56 A. Nội dung chính: 56 1. Xác định thời điểm thả cá giống 56 2. Chọn vị trí thả cá 57 3. Tiếp nhận cá giống 57 3.1. Chuẩn bị nơi giữ cá giống 57 3.2. Đánh giá chất lượng cá giống 59 3.3. Giao nhận số lượng cá 59 4. Thuần hóa cá trước khi thả 60 4.1. Thuần hóa nhiệt độ 60 4.2. Thuần hóa độ mặn 61 5. Tắm phòng bệnh cho cá 62 7 5.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 63 5.2. Thực hiện tắm cho cá giống 64 5.3. Loại bỏ cá giống kém chất lượng 66 6. Thả cá xuống ao 66 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 68 1. Các câu hỏi 68 2. Các bài thực hành 68 C. Ghi nhớ 70 Bài 4: Kiểm tra cá sau khi thả giống 71 Mục tiêu: 71 A. Nội dung: 71 1. Kiểm tra sức khỏe của cá 71 2. Kiểm tra sự phân tán của cá 72 3. Xác định tỷ lệ cá sống 72 4. Kết luận và xử lý 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 74 1. Các câu hỏi 74 2. Các bài thực hành 74 C. Ghi nhớ 74 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 75 I. Vị trí, tính chất của mô đun 75 II. Mục tiêu mô đun 75 III. Nội dung chính của mô đun 75 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 78 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 78 VI. Tài liệu tham khảo 83 PHỤ LỤC 83 8 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT DO: Oxy hòa tan còn là oxy hòa tan trong nước rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước(Cá,tôm,động vật lưỡng cư, côn trùng v.v ). Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng khó hô hấp,giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8 - 10 mg/l. FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn. H 2 S: Khí hiđro sunfua là khí không màu, mùi trứng thối, H 2 S dễ bay hơi hơn so với nước. Khí H 2 S ít tan trong nước, rất độc, chỉ cần 0,05 mg H 2 S trong 1 lít không khí đã gây ngộ độc, chóng mặt, nhức đầu thậm chí chết nếu thở lâu trong H 2 S. NTTS: Nuôi trồng thủy sản O 2 : Khí ôxy thường được gọi là dưỡng khí, vì nó duy trì sự sống. pH: Độ chua, độ kiềm của đất (nước) được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành: - Đất chua (pH < 6,5) - Đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) - Đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng. 9 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun 03: “Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chọn cá chim vây vàng giống; vận chuyển cá giống; thả giống; kiểm tra cá sau khi thả giống đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun này giúp cho người học: - Lựa chọn được cá giống đảm bảo tiêu chuẩn; - Thực hiện vận chuyển cá giống đảm bảo tỷ lệ sống và chất lượng; - Thực hiện thả cá giống đúng kỹ thuật. Nội dung mô đun, gồm - Lựa chọn cá giống - Vận chuyển cá giống - Thả cá giống - Kiểm tra cá sau khi thả giống. Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Tự đọc tài liệu ở nhà; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở ao nuôi cá chim vây vàng của các hộ gia đình, trại sản xuất giống… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (hoặc chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, người học phải: - Có mặt ít nhất 80% số giờ học lý thuyết và tham gia 100% các giờ thực hành. - Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc các mô đun. - Trung bình điểm kiểm tra định kỳ và điểm kiểm tra kết thúc mô đun phải đạt ≥ 5 điểm. 10 Bài 1: Lựa chọn cá giống Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu - Nêu được tiêu chuẩn cá giống, các biện pháp kỹ thuật xác định kích cỡ, chất lượng cá giống, và phương pháp xác định số lượng cá giống cần mua; - Xác định được kích cỡ và đánh giá được chất lượng cá giống; - Xác định được số lượng cá giống cần mua. A. Nội dung Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá Chất lượng con giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá chim vây vàng trong ao. Khi chất lượng giống tốt: - Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí phòng trị bệnh thấp; - Thời gian nuôi vừa phải, đúng kế hoạch, quay vòng ao và vốn nhanh; - Cá hấp thu thức ăn tốt, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp; - Chăm sóc, quản lý quá trình nuôi dễ dàng, nhẹ nhàng, chi phí nhân công thấp. Chất lượng cá giống không đạt yêu cầu dẫn đến: - Cá chậm lớn, không đều cỡ, vụ nuôi kéo dài; - Cá dễ bị nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt cao; - Tiêu tốn nhiều thức ăn; - Chi phí phòng trị bệnh, xử lý môi trường, chi phí quản lý tăng cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống Chất lượng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: - Chất lượng đàn cá bố mẹ - Kỹ thuật sinh sản - Kỹ thuật ương nuôi - Vận chuyển cá giống 1. Tìm hiểu thông tin cơ sở cung cấp giống Để cung cấp được số lượng cá giống nhiều đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chủ yếu con giống được mua từ các cơ sở sản xuất giống. Cơ sở sản xuất giống cũng đóng vai trò khá quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng con giống. Vì vậy, cơ sở sản xuất kinh doanh giống phải có đầy đủ các điều kiện sau: [...]... + Bị mất nhớt, cá dựa bờ nhiều Khi mua cá giống, nếu tỷ lệ cá kém chất lượng trong khoảng từ 3% đến ≤ 4% tổng số lượng cá giống cần mua là đảm bảo chất lượng 3 Kiểm tra kích cỡ và khối lượng cá giống Tuổi cá và cỡ cá có quan hệ mật thiết với tỷ lệ sống và năng suất nuôi Cỡ cá quá nhỏ dẫn tới tỷ lệ sống thấp Để đảm bảo cá phát triển tốt sau khi thả giống đối với cá chim vây vàng nên thả với mật độ 2... Như vậy: Số lượng cá giống cần thả là: 3 x 10.000 = 30.000 (con) B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Các câu hỏi Câu hỏi 1: Nêu tiêu chuẩn để chọn cá giống? Câu hỏi 2: Trình bày các biện pháp kỹ thuật xác định kích cỡ, chất lượng cá giống, và phương pháp xác định số lượng cá giống cần mua 2 Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 3.1.1 Đánh giá chất lượng cá giống, xác định được mẫu cá giống - Mục tiêu:... chính xác từng mẫu Hình 3.1.13 Đếm mẫu cá giống 26 Cuối cùng tính trung bình từng mẫu và toàn bộ các mẫu cân để xác định cỡ cá giống 3.5 Xác định kích cỡ cá giống - Đầu vụ sản xuất giống kích cỡ 3 - 5cm - Giữa vụ sản xuất giống kích cỡ 6 - 8cm 4 Xác định số lượng cá giống cần mua - Xác định tổng số lượng cá giống cần mua dựa vào các tiêu chí sau: + Mật độ cá giống cần thả + Diện tích ao nuôi + Khả năng... vẹn các bộ phận: Mang, vây, vảy Nếu cá giống bị mất vây, vảy, cá chậm phát triển trong quá trình nuôi vì cá không bắt được mồi hoặc bắt mồi chậm Bên cạnh việc quan sát về hình dạng bên ngoài của cá để đánh giá chất lượng cá giống thì việc đánh giá về sức khỏe cá giống cũng rất quan trọng trong quá trình chọn cá giống Kiểm tra phiếu kiểm dịch đàn cá do cơ quan thú y thủy sản địa phương cấp - Cá giống. .. cỡ cá giống Cá giống đảm bảo chất lượng phải đồng đều về cỡ Nếu cá giống không đồng đều, trong quá trình nuôi sẽ có sự phân đàn Đây là nguyên nhân dẫn đến hao hụt cá trong quá trình nuôi Nếu cá giống quá nhỏ dễ bị chết do khả năng thích nghi với điều kiện môi trường ao nuôi kém hơn so với cá giống có kích cỡ lớn hơn Nếu cá giống quá lớn, giá thành con giống cao, vốn đầu tư lớn 2.2 Chất lượng cá giống. .. bước sau: Bước 1: Kích cỡ cá chim vây vàng giống - Cá chim vây vàng giống cỡ 6 - 8cm hoặc cỡ từ 8 - 10cm - Khối lượng con giống 20 - 30g hoặc từ 40 - 50g Bước 2: Nhu cầu thị trường tiêu thụ con giống Bước 3: Khả năng sản xuất giống (mùa vụ sản xuất) Bước 4: Chất lượng con giống 14 1.3 Chọn nơi mua cá giống Cơ sở sản xuất, kinh doanh để mua cá chim vây vàng giống phải có đầy đủ các điều kiện: - Có giấy... cá thể trong đàn sẽ được ghi nhận thông qua việc theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của đàn cá Cá thể có các ưu điểm trên được ưu tiên tuyển chọn làm cá bố mẹ Sự thoái hóa giống ở thế hệ con do đàn cá bố mẹ có cùng huyết thống (cận huyết) Thoái hóa giống làm cá giảm sức sống, chậm lớn, dễ bị nhiễm bệnh, dị hình di dạng Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải được luân phiên chuyển đổi cá đực và cá cái đến các... được mẫu cá giống - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng đánh giá chất lượng cá giống tốt, xấu và phương pháp xác định mẫu cá giống - Nguồn lực: + Cá chim vây vàng giống: 03kg 27 + Cân (loại 5kg): 01 chiếc + Vợt cá giống: 03 chiếc + Chậu nhựa (loại 20 lít): 03 chiếc + Chậu nhựa (loại 7 lít): 03 chiếc + Vở: 1 cuốn/1 nhóm + Bút: 1 cái/1 nhóm - Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm, mỗi... về số lượng con giống của cơ sở sản xuất giống + Giá thành cá giống - Đối với nuôi theo hình thức công nghiệp thả với mật độ 2 - 3con/m2 - Để xác định số lượng con giống cần mua phải phụ thuộc vào mật độ thả và diện tích của ao Có thể dựa vào công thức sau: Số lượng cá cần mua (con) = Mật độ(con/m 2) x Diện tích ao nuôi(m 2) Ví dụ: Tính số lượng cá chim vây vàng giống cần mua để thả vào ao nuôi có diện... của bệnh là cá có chất lượng tốt 30 Bài 2: Vận chuyển cá giống Mã bài: MĐ 03- 02 Mục tiêu - Nêu được phương pháp đóng cá và xử lý trong quá trình vận chuyển; - Thực hiện được kỹ thuật đóng túi vận chuyển cá giống, xử lý được cá giống trong quá trình vận chuyển; - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật A Nội dung Cơ sở khoa học của vấn đề vận chuyển cá sống: Muốn nâng cao tỷ lệ sống trong quá trình vận chuyển . chim vây vàng và trước mô đun Chăm sóc, quản lý ao nuôi cá chim vây vàng. Giáo trình Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng giới thiệu về biện pháp chọn cá giống, vận chuyển, thả giống và kiểm. và chất lượng; - Thực hiện thả cá giống đúng kỹ thuật. Nội dung mô đun, gồm - Lựa chọn cá giống - Vận chuyển cá giống - Thả cá giống - Kiểm tra cá sau khi thả giống. Để hoàn thành mô đun. trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng. 9 MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun Mô đun 03: Chọn và thả cá giống cá chim vây vàng” có thời gian học tập là

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan