Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV AIDS tại Bắc Kạn

31 525 0
Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV AIDS tại Bắc Kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn Đặng Hồng Mạnh Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30 Người hướng dẫn: PGS.TS Phạm Văn Quyết Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Phân tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn. Keywords: Xã hội học; Dịch vụ xã hội; AIDS; Tổ chức xã hội; Phòng chống Content 4 MỤC LỤC Nội dung Trang MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC BIỂU 6 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 11 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 12 5. Phương pháp thu thập thông tin 15 6. Câu hỏi nghiên cứu 19 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20 1.1. Cơ sở lý luận 20 1.2. Các lý thuyết xã hội học áp dụng 21 1.2.1. Lý thuyết vai trò xã hội 21 1.2.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng 24 1.2.3. Áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến vai trò của các tổ chức xã hội 25 5 1.3. Những khái niệm công cụ 29 1.3.1. Khái niệm tổ chức xã hội 29 1.3.2. Khái niệm cộng đồng 30 1.3.3. Khái niệm CBO 32 1.3.4. Thao tác hóa khái niệm vai trò của các CBO 32 1.3.5. Khái niệm người sống chung với HIV/AIDS/người có H 33 1.3.6. Khái niệm người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS/trẻ OVC 33 1.3.7. Khái niệm người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao 33 1.4. Tổng quan các nghiên cứu về vai trò của các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức dựa vào cộng đồng 34 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 34 1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 35 1.5. Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội và dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn 37 1.5.1. Điều kiện địa lý 37 1.5.2. Tình hình kinh tế, xã hội 38 1.5.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan 38 1.5.4. Tình hình HIV/AIDS 39 Chương 2. TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC KẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 41 2.1. Đặc điểm của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoat động phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn  41 6 2.1.1. Cơ sở hình thành 41 2.1.2. Mục đích và nguyên tắc hoạt động 42 2.1.3. Hình thức, cơ cấu tổ chức 43 2.2. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tổ chức dựa vào cộng đồng 46 2.2.1. Các hoạt động chính trong phòng, chống HIV/AIDS 46 2.2.2. Hiệu quả hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng 62 2.2.3. Tác động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người có H và người bị ảnh hưởng bởi HIV tại cộng đồng 74 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của các CBO tại Bắc Kạn 75 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2. Khuyến nghị và giải pháp 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 88 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài HIV/AIDS hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu. HIV/AIDS không chỉ là một vấn đề mang tính bệnh lý mà đó còn là một vấn đề mang tính xã hội sâu sắc. HIV/AIDS đã và đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học, y học xã hội Ngày 20/11/2012, chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS đã công bố “Báo cáo toàn cầu về HIV/AIDS năm 2011”. Theo báo cáo này, trong năm 2011, năm thứ 31 của cuộc chiến chống HIV/AIDS nhân loại vẫn phải “nhận” thêm 2,5 triệu người mới nhiễm HIV (dao động từ 2,2 triệu – 2,8 triệu) và 1,7 triệu người (dao động từ 1,5 triệu – 1,9 triệu) tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS. Số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống trên hành tinh này là 34 triệu (dao động từ 31,4 triệu – 35,9 triệu)[33]. Theo nhận định của Liên hiệp quốc trong Tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS – tháng 6 năm 2011, HIV/AIDS vẫn đang tiếp tục lây lan, tạo ra tình trạng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu và là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự tiến bộ, phát triển và ổn định xã hội trên toàn thế giới Đại dịch HIV/AIDS hiện vẫn đang là một thảm họa chưa từng có của loài người. HIV không chỉ gây ra nỗi thống khổ to lớn cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển đến phát triển kinh tế, văn hóa, trật tự và an toàn xã hội của mỗi quốc gia trên khắp hành tinh với hơn 7.000 người nhiễm mới mỗi ngày, hơn 30 triệu người đã chết do AIDS, hơn 34 triệu người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống và hơn 16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mồ côi do AIDS [21, tr.2]. Do vậy phòng, chống HIV/AIDS đã, đang và tiếp tục là nhiệm vụ quan trọng, thướng xuyên, đồng thời là lương tâm trách nhiệm của mỗi con người đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam năm 1990 đến nay, số lượng người nhiễm HIV được báo cáo lại đã tăng nhanh chóng. Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế đến tháng 6 năm 2012 tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống là 204.019 người. Trong đó, tổng số bệnh nhân AIDS hiện đang còn sống là 58,569 người, tổng số người nhiễm HIV đã tử vong từ trước đến nay là 61.856 người. [5, tr1] Mặc dù dịch HIV có xu hướng chững lại, không tăng nhanh như những năm trước đây, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn chưa khống chế được dịch HIV. Số lượng các năm cụ thể như sau: Năm 1990 số người nhiễm HIV là 1 người, năm 2000 số người nhiễm HIV là 8824 người, năm 2001 số người nhiễm HIV là 10.958 người, năm 2002 số người nhiễm HIV là 15.573 người, năm 2003 số người nhiễm HIV là 21.285 người, năm 2004 số người nhiễm HIV là 22.669 người, năm 2005 số người nhiễm HIV là 24.563 người, năm 2006 số người nhiễm HIV là 30387 người, năm 2007 số người nhiễm HIV là 30.846, năm 2008 số người nhiễm HIV là 20.240, năm 2009 số người nhiễm HIV là 16.086, năm 2010 số người nhiễm là 14.267, năm 2011 số người nhiễm là 17.780 [5, tr3]. Đây là kết quả của những nỗ 4 lực không mệt mỏi trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của không chỉ ngành y tế mà còn của rất nhiều các ban ngành, tổ chức xã hội trong đó có các CBO. Vậy thực trạng của các CBO ra sao? Các CBO đã có những có vai trò và đóng góp như thế nào trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS? Với mong muốn trả lời được câu hỏi trên cùng với sự quan tâm về mảng đề tài HIV/AIDS tác giả tiến hành đề tài nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn” 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS không chỉ là vấn đề của ngành dịch tễ học, công tác xã hội, y tế công cộng mà nó là mối quan tâm chung của rất nhiều ngành khoa học, trong đó có xã hội học. Việc vận dụng các kiến thức xã hội vào nghiên cứu, phân tích chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết của khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học xã hội học. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu về “Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn” góp phần đưa ra một bức tranh về thực trạng của các CBO cũng như những đóng góp của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số kết luận và khuyến nghị nhằm giúp các nhà quản lý có thể quản lý và hỗ trợ phát huy những mặt tích cực của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại địa phương góp phần vào sự phát triển của xã hội. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu sự hình thành, mục đích hoạt động, hình thức, cơ cấu tổ chức, hoạt động, vai trò và việc thực hiện vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn cũng như những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Tìm hiểu các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của các tổ chức dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bắc Kạn 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn. 4.2. Khách thể nghiên cứu 5 Tổ chức dựa vào cộng đồng của những người đang sống chung với HIV/AIDS và tổ chức dựa vào cộng đồng của những người là bạn tình âm tính của người đang sống chung với HIV và người tiêm chích ma túy tại tỉnh Bắc Kạn. 4.3. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn.  Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012.  Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Vấn đề HIV/AIDS bao hàm rất nhiều khía cạnh như dịch tễ học; dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe cho người có HIV/AIDS; kỳ thị liên quan đến HIV/AIDS; vấn để về quyền của người có HIV/AIDS; tác động của dịch HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và con người. Trong luận văn này, tác giả chọn nghiên cứu và phân tích một khía cạnh đó là vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, phống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn. 4.4. Mẫu nghiên cứu Đề tài lựa chọn 10 tổ chức dựa vào cộng đồng thuộc 05 địa bàn của tỉnh Bắc Kạn gồm Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông, huyện Chợ Đồn, huyện Ba Bể. Tiêu chí lựa chọn 10 tổ chức dựa vào cộng đồng là những tổ chức hiện đang hoạt động tích cực trong phòng, chống HIV/AIDS tại 05 huyện, thị xã nơi có số người đang sống chung với HIV/AIDS cao nhất tỉnh Bắc Kạn. Về cơ bản, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân cụm địa lý - kinh tế - hành chính kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích tại địa bàn thực hiện nghiên cứu. Trong số 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn nghiên cứu thì 6 tổ chức dựa vào cộng đồng có thành phần tham gia sinh hoạt là người sống chung với HIV, 4 tổ chức dựa cộng đồng thành phần tham gia sinh hoạt là người bạn tình âm tính của người sống chung với HIV và người tiêm chích ma túy. 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn tại Bắc Kạn được thành lập từ giai đoạn tháng 7/2007 đến tháng 3/2012. 10 tổ chức dựa vào cộng đồng được lựa chọn tại tỉnh Bắc Kạn trong thời điểm nghiên cứu đang được hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật bởi Trung Tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (Trung tâm COHED) thuộc Dự án Quỹ toàn cầu vòng 9 – Hợp phần dự án Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam (VUSTA). 5. Phương pháp thu thập thông tin 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu là: Xác định được tổng quan của vấn đề nghiên cứu và là căn cứ khoa học bổ sung cho vấn đề nghiên cứu của đề tài “Vài trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Bắc Kạn”. Trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để có một cơ sở vững chắc nhằm tiếp cận và tìm hiểu về tổ chức dựa vào cộng đồng và vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng dưới góc độ 6 nghiên cứu của khoa học xã hội học. Các tài liệu bao gồm: Số liệu thống kê của Bộ y tế về tình hình HIV/AIDS, báo cáo, kế hoạch công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo hoạt động của 10 tổ chức dựa vào cộng đồng là nhóm Hy Vọng thị xã Bắc Kạn năm 2011 và 2012; Các báo cáo nghiên cứu lên quan đến các CBO; Tài liệu và báo cáo từ dự án: “Tiểu dự án thành phần Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển (COHED) trực thuộc Hợp phần dự án Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) – Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS –” Dự án được triển khai tại 5 tỉnh gồm tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2012; Các cuốn sách liên quan đến xã hội dân sự và tổ chức dựa vào cộng đồng đã được xuất; Các tài liệu tại các hội nghị, hội thảo; Các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước được ban hành liên quan đến các tổ chức xã hội dân sự và lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS. 5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích của phương pháp phỏng vấn sâu chủ yếu nhằm tìm hiểu vai trò và việc thực hiện vai trò của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đối tượng phỏng vấn sâu: Gồm 17 người đại diện cho các CBO, đại diện cơ quan quản lý chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS, cơ quan chính quyền địa phương, người được hưởng lợi từ các CBO bao gồm người người nhiễm và bị ảnh hưởng bơi HIV/AIDS. 5.3. Phương pháp phát phiếu khảo sát thông tin về tổ chức 10 phiếu khảo sát thông tin về tổ chức đã được gửi cho lãnh đạo của 10 CBO tại 5 huyện của tỉnh Bắc Kạn nhằm tìm hiểu về vai trò của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương nói riêng cũng như của tỉnh Bắc Kạn nói chung. 5.4. Phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động, cơ cấu, tổ chức của các tổ chức dựa vào cộng đồng và những tác động của các hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng đồng. 5.5. Phương pháp tiếp cận cùng tham gia Tác giả của đề tài nghiên cứu đã tham gia trong các hoạt động liên quan của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn. Sự tham gia của tác giả đề tài tùy thuộc vào các cấp độ khác nhau như hỗ trợ thành lập hoặc hoàn thiện cơ cấu ban điều hành của tổ chức. Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động tiếp cận mở rộng thành viên tham gia sinh hoạt trong tổ chức đồng thời hỗ trợ kỹ thuật trong việc thực hiện cung cấp các dịch vụ về dự phòng HIV và cung cấp các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ cho người có HIV và trẻ OVC. 6. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Hoạt động chính của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là gì? Các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Bắc Kạn đã có những đóng góp như thế nào vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn? 7 Câu hỏi 2: Những khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng thường gặp phải là gì? Nguyên nhân của những khó khăn đó và phương hướng để giải quyết những khó khăn đó như thế nào? Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Các lý thuyết xã hội học áp dụng trong đề tài 1.1.1. Lý thuyết vai trò xã hội 1.1.2. Lý thuyết phát triển cộng đồng 1.1.3 Áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến vai trò của các tổ chức xã hội 1.2. Những khái niệm công cụ 1.2.1. Khái niệm tổ chức xã hội 1.2.2. Khái niệm cộng đồng 1.2.3. Khái niệm tổ chức dựa vào cộng đồng 1.2.4. Thao tác hóa khái niệm vai trò của các CBO 1.2.5. Khái niệm NCH hoặc người sống chung với H: 1.2.6. Khái niệm người bị ảnh hưởng bởi HIV: 1.2.7. Khái niệm người có hành vi nguy lây nhiễm HIV cao: 1.3. Sơ lược về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội và dịch HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn 1.3.1. Điều kiện địa lý Bắc Kạn là tỉnh miền núi, vùng cao được tái lập từ 01/1/1997 trên cơ sở tách từ 04 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Thái và 2 huyện của tỉnh Cao Bằng. Là tỉnh nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc - Bắc Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hoá tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp 3 huyện: Nà Hang, Chiêm Hoá và Yên Sơn của tỉnh Tuyên Quang. Tỉnh gồm 8 huyện, thị xã với 122 xã phường, thị trấn, với diện tích 4868,42 km 2 , dân số 305.759 người, gồm 7 dân tộc anh em Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa, H’Mông trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 80%. Cụ thể Tày (chiếm 60%), Kinh (19,3%), Nùng (7,4%), Dao (9,5%), Hoa, H’Mông và Sán chay (chiếm 3,4%). 1.3.2. Tình hình kinh tế, xã hội Sau khi tái lập tỉnh, được sự quan tâm của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành trung ương, đồng thời với sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của tỉnh, từ năm 1997 đến nay Bắc Kạn đã có nhiều cố gắng thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục mọi khó khăn và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế phát triển khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt từ 9-10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Lĩnh vực văn 8 hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Thu kinh phí hàng năm của tỉnh đạt trung bình 100-110 tỷ đồng. 1.3.3. Tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội liên quan Tình hình sử dụng ma túy tại tỉnh: Tính đến 31/5/2011, số người sử dụng ma tuý có hồ sơ quản lý là 1130. Đặc điểm của người SDMT: (Nguồn: Số liệu điều tra RAR - 6/2009) Tỷ lệ chích chiếm 97 %, tỷ lệ hít: 3 %; tỷ lệ hút, nuốt bằng 0. Người sử dụng ma tuý tại Bắc Kạn chủ yếu là nam giới và sử dụng ma tuý khi còn trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 83.5%. Đa số người SDMT tại Bắc Kạn đều đã học qua các cấp học, chỉ có 1% đối tượng sử dụng ma tuý là mù chữ, còn lại đều có trình độ từ tiểu học trở lên, trong đó THCS cao nhất (46%) và 1% có trình độ cao đẳng, đại học. Tình hình mại dâm: Số người hoạt động mại dâm trong toàn tỉnh ước tính là 200 người tuy nhiên con số được quản lý là 10 người. (Số liệu tính đến hết ngày 31/10/2010- nguồn số liệu phòng PCTN-Sở LĐ-TB và XH) [32, tr1, 2]. 1.3.4. Tình hình HIV/AIDS Tính đến 20/12/2012 tổng số người nhiễm HIV được phát hiện là 2203 người, số người nhiễm HIV còn sống là 1481 người. Tổng số bệnh nhân AIDS lũy tích là 909 trong đó số bệnh nhân AIDS còn sống là 391. Theo đánh giá của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Bắc Kạn vẫn là một trong 10 tỉnh có số người nhiễm HIV trên 100.000 dân, cao nhất cả nước. Toàn tỉnh đã có 108/122 xã, phường, thị trấn: 8/8 huyện thị xã phát hiện có người nhiễm HIV. Sô người nhiễm HIV/AIDS cao chủ yếu tập trung tại các huyện có tệ nạn ma túy phức tạp như: Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, Bạch Thông. Dịch có nguy cơ lan rộng ra cộng đồng và ở những vùng sâu xa; Dịch HIV/AIDS vẫn xảy ra chủ yếu trong các nhóm có hành vi nguy cơ, lây truyền chủ yếu là qua đường máu chiếm 62,48% (tiêm chích ma túy chiếm 50,63%) qua đường tình dục chiếm 5,8% và mẹ truyền sang con là 1,07%. Tỷ lệ nhiễm ở nam vẫn chiếm tỷ lệ cao 88,21%; nữ là 11,79%. Lứa tuổi nhiễm HIV/AIDS tập trung ở độ tuổi từ 20-39 chiếm 80,28 [28, tr 1]. Chương 2. TỔ CHỨC DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH BẮC KẠN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 2.1. Đặc điểm của các CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Bắc Kạn 2.1.1. Cơ sở hình thành Các CBO được thành lập trên cơ sở nguyện vọng của các thành viên trong nhóm và bối cảnh chung của chương trình phòng, chống HIV cũng như chương trình hành động về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV đến năm 2012 tại tỉnh Bắc Kạn. Cùng với các chương trình can thiệp và dự phòng HIV của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thành phần tham gia trong các CBO là những người đang sống chung với HIV/AIDS, người sử dụng ma túy, người bạn tình âm tính của những NCH và người tiêm chích ma túy hoặc những [...]... Từ các kết quả hoạt động của các CBO tại tỉnh Bắc Kạn trong hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS chúng ta có thể kết luận: Các CBO có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại địa phương nhằm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV/ AIDS ra cộng đồng Cụ thể: 1.1 Các CBO tại Bắc Kạn cũng đã góp phần làm thay đổi hình ảnh của người nhiễm HIV trong cộng đồng thông qua việc chủ động. .. đến các hoạt động tiếp cận, cung cấp dịch vụ về chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng lây nhiễm HIV/ AIDS của các CBO tại Bắc Kạn  Đặc điểm của các thành viên tham gia trong các CBO tại tỉnh Bắc Kạn Trình độ, năng lực, kỹ năng lãnh đạo của hầu hết các các nhóm tự lực dựa vào cộng đồng còn hạn chế do trình độ học vấn của các thành viên trong ban điều hành của CBO còn thấp Trong số 10 nhóm tự lực dựa vào cộng đồng. .. động các nhóm phải trình bày mục đích hoạt động và các thành viên nòng cốt tham gia thành lập nhóm Khi chính quyền địa phương phê duyệt đồng ý các nhóm tự lực mới được phép hoạt động Cơ cấu tổ chức của các CBO Mỗi một CBO trong hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS đều có một bộ máy điều hành hoạt động của tổ chức nhằm đảm bảo các hoạt động của tổ chức hướng đến mục đích đã đề ra Bộ máy điều hành hoạt động. .. CBO tại Bắc Kạn tiếp tục hoàn thiện bộ máy ban điều hành và nâng cao kiến thức, kỹ năng trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS nhằm góp phần vào hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS chung của xã hội  Các CBO cần được tiếp cận với các nguồn kinh phí của Chính phủ và địa phương cho các hoạt động cung cấp dịch vụ xã hội như chăm sóc tại nhà, tư vấn và giám sát vốn vay…và các hoạt động. .. 10 CBO trong nghiên cứu chỉ có duy nhất 1 CBO là nhóm Hy Vọng thị xã Bắc Kạn là có 01 thành viên trong ban điều hành nhóm có trình độ đại học – Tốt nghiệp hệ đại học tại chức 2.2 Hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS của CBO 2.2.1 Các hoạt động chính trong phòng, chống HIV/ AIDS 11  Hoạt động tiếp cận, mở rộng thêm thành viên mới Ngay từ khi bắt đầu được hình thành tất cả các tổ chức dựa vào cộng đồng đều... đổi tích cực của các thành viên tham gia trong các CBO trong nghiên cứu này được chỉ ra 2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và vai trò của các CBO tại Bắc Kạn  Hệ thống chính sách pháp luật đối với người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS Các CBO tại tỉnh Bắc Kạn ra đời từ năm 2007 đến năm 2011 và hoạt động trong bối cảnh dịch HIV/ AIDS đang lan rộng ra cộng đồng Đại dịch HIV/ AIDS trở thành... thương đồng thời tăng cường thêm tính hiệu quả trong hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS  Tạo điều kiện để các CBO được tham gia vào việc góp ý kiến xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch và thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại địa phương  Có sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương với các CBO trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS  Các. .. luật – hướng dẫn dành cho các tổ chức xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ Tháng 11 năm 2010 86 12 Qũy Châu Á, Huy động cộng đồng tham gia vận động chính sách – hướng dẫn dành cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức cộng đồng Tháng 11 năm 2010 13 Quỹ Châu Á, Khảo sát nhu cầu đào tạo của các tổ chức xã hội dân sự - phát triển tổ chức và huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng chính sách... 2012 của dự án VUSTA – dự án quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/ AIDS 24 Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, tháng 5 năm 2012 Tài liệu Hội thảo huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong hoạt động phòng chống HIV/ AIDS 25 Luật phòng, chống HIV/ AIDS 2007 26 Nghị quyết của chính phủ số 20 – CP ngày 5/5/1993 về việc đẩy mạnh công tác phòng chống nhiễm HIV/ SIDA 27 Pháp lệnh phòng chống HIV/ AIDS của. .. 31/5/1995) 28 Sở Y tế Bắc Kạn, Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Ngày 19 tháng 12 năm 2012 29 Sở Y tế Bắc Kạn, Trung tâm phòng chống HIV/ AIDS tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012 Ngày 19 tháng 12 năm 2011 30 Trung tâm nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát . sát các hoạt động, cơ cấu, tổ chức của các tổ chức dựa vào cộng đồng và những tác động của các hoạt động của tổ chức dựa vào cộng đồng đối với người hưởng lợi từ các tổ chức dựa vào cộng đồng. . tích vai trò của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại địa bản tỉnh Bắc Kạn. Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động. 1: Hoạt động chính của các tổ chức dựa vào cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS là gì? Các tổ chức dựa vào cộng đồng tại Bắc Kạn đã có những đóng góp như thế nào vào hoạt động phòng,

Ngày đăng: 26/06/2015, 15:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan