Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote của Cervantes

19 2.3K 1
Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote của Cervantes

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1 Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết "Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote" của Cervantes Lê Thị Hương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Văn học Chuyên ngành: Lý luận văn học; Mã số: 60 22 32 Người hướng dẫn: PGS-TS. Phạm Thành Hưng Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khái quát về nhà văn Cervantes trong nền văn hóa Phục Hưng Tây Âu. Tìm hiểu về giá trị lịch sử- tư tưởng của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote”. Nghiên cứu giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” của tác giả Cervantes, qua đó làm rõ những đóng góp của Cervantes trên phương diện nhận thức lịch sử và xây dựng thể loại tiểu thuyết. Keywords. Lý luận văn học; Tiểu thuyết; Văn học Tây Ban Nha Content. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đề tài của Cervantes trong thời gian hơn ba thế kỷ nay vẫn quyến rũ độc giả và kích thích tinh thần sáng tạo của nhiều nghệ sĩ khắp các nước. Bao nhiêu họa sĩ, nhạc sĩ, nhà viết kịch sau Cervantes vẫn cố gắng dựng lại chân dung và tính cách của nhân vật nhà kỵ sĩ trứ danh Don Qujote xứ Măng-sơ. Tác phẩm thể hiện sức mạnh và thiên tài nghệ thuật của Cervantes. Trải qua gần 400 năm, vượt ra khỏi sự đào thải của thời gian, bộ tiểu thuyết vẫn giành được sự hâm mộ rộng khắp và được công nhận là một trong những tác phẩm lớn nhất của nhân loại. Sức quyến rũ của cuốn tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” đã vượt ra khỏi ranh giới đất nước Tây-Ban-Nha, được bạn đọc trong và ngoài nước háo hức đón đọc. Nhân dân tính chính là một đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của Cervantes. Nội dung xã hội trong cuốn tiểu thuyết rất dồi dào và sâu sắc. Tuy nhiên, giá trị của Don Qujote không chỉ khiêm tốn là vậy mà nó còn đặt ra vấn đề 2 2 có ý nghĩa thời đại, đó là ý nghĩa tố cáo cả một chế độ xã hội trong đó phê phán chính sách của vua chúa Tây - Ban- Nha. Tập truyện còn đề cập vấn đề phụ nữ, vấn đề luân lý gia đình, vấn đề tình yêu nam nữ một cách tinh tế, khéo léo. Sức sống vĩnh cửu của tiểu thuyết Don Qujote không chỉ bởi những giá trị về tư tưởng mà còn bởi giá trị nghệ thuật trong việc xây dựng nên nhân vật điển hình bất hủ và đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của thể loại tiểu thuyết cũng như ý nghĩa khai sinh cho loại hình tiểu thuyết hiện đại. Chàng Don Qujote đại diện cho một giai cấp, yêu chuộng đạo đức và chính nghĩa. Giá trị văn hóa, tư tưởng mà chàng mang theo được thể hiện thành công qua việc xây dựng nhân vật điển hình. Đặc biệt, thành công của thiên tiểu thuyết còn bởi tác giả hiểu thấu nghệ thuật ngôn ngữ của nhân dân, giọng văn suồng sã, gần gũi đi vào lòng quần chúng. Hình tượng xây dựng trong tác phẩm bao giờ cũng là của dân tộc, của nhân dân. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về bộ mặt xã hội phương Tây điển hình là Tây- Ban- Nha thời đại Phục hưng và những giá trị độc đáo về mặt nhận thức lịch sử và phát triển nghệ thuật của tập tiểu thuyết với vai trò mở đầu cho tiểu thuyết phương Tây. II. Lịch sử vấn đề Giá trị nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” được cả thế giới công nhận và ảnh hưởng của nó không chỉ dừng lại ở phạm vi văn học mà còn mở rộng ra phạm vi văn hóa, không chỉ ở Tây-Ban-Nha mà còn ở nhiều quốc gia lớn nhỏ trên thế giới. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu và tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam chưa có nhiều tác giả quan tâm sâu sắc tới nhân vật Don Qujote cũng như cuốn tiểu thuyết này. Người viết đề tài đã tìm được công trình Tiểu luận và phê bình “Trên đường học tập và nghiên cứu”, Đặng Thai Mai, Nhà xuất bản văn học, Hà Nội- 1969 nhân dịp kỷ niệm 350 năm tập ra đời. Ngoài ra, viết về Cervantes cũng như nhân vật Don Qujote, cuốn “ Văn học Phương tây” của tập thể các tác giả cán bộ giảng dạy Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Hà Nội cũng có một số trang phân tích bối cảnh xã hội Tây-Ban-Nha đương thời và hình tượng sống động Don Qujote. 3 3 III. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, người viết tập trung vào tìm hiểu, phân tích nội dung phản ánh để từ đó thấy được ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote”. Từ đó, người viết tìm hiểu về những đóng góp của Cervantes trên phương diện nhận thức lịch sử và xây dựng thể loại tiểu thuyết. IV. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, người viết sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp lịch sử - xã hội; Tiếp cận từ góc độ thi pháp thể loại; Phương pháp hệ thống; so sánh, đối chiếu và tổng hợp trong đánh giá tác phẩm và tác giả văn học. V. Bố cục luận văn Trong luận văn này, ngoài phần mở đầu, vấn đề ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của cuốn tiểu thuyết Don Qujote được triển khai và giải quyết trong ba chương: Chương1. Cervantes trong nền văn hóa phục hung Tây Âu Chương2.Giá trị lịch sử- tư tưởng của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” Chương3.Giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” PHẦN NỘI DUNG Chương1. CERVANTES TRONG NỀN VĂN HÓA PHỤC HƯNG TÂY ÂU 1.1. Thời đại Phục hưng và chủ nghĩa nhân văn trong nghệ thuật Vào thế kỷ XIV– XVI thế giới Châu Âu như có một “cơn gió lạ” thổi đến làm thay đổi sâu sắc bộ mặt đời sống tinh thần và xã hội tạo thành phong trào văn hoá Phục hưng. Đây được coi là một cuộc vận động tư tưởng và văn hoá rất mực hào hứng và quyết liệt mà cho đến bấy giờ loài người chưa từng biết tới. Cuộc vận động tư tưởng và văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng tinh thần, có ý nghĩa công phá hệ tư tưởng phong kiến, thần quyền, thiết lập một nền tảng tư tưởng mới mang ý nghĩa nhân đạo cao cả. Đúng như Ănghen nhận định: “Thời đại Phục hưng là bước ngoặt tiến bộ, vĩ đại nhất từ trước tới bấy giờ loài người chưa từng thấy”. Bước ngoặt đó đã làm thay đổi mọi mặt kinh tế, chính trị, 4 4 xã hội, tôn giáo, tư tưởng và tinh thần. Chính trong bối cảnh đó, văn học nghệ thuật Phục hưng đã nở hoa kết trái một mùa hoa, mùa quả hiếm có. Chủ nghĩa nhân văn chính là trào lưu tư tưởng cơ bản tạo nên những giá trị rực rỡ đó. Trong hai thế kỷ XVI – XVII, không ít người Tây-Ban-Nha thuộc đủ mọi thành phần xã hội từ quý tộc đến nông nô đã đổ xô sang châu Mỹ và các thuộc địa khác ở châu Âu để truyền bá lý tưởng tôn giáo và nền quân chủ. Những mầm mống suy yếu nằm ngay trong chính sách đối ngoại đó đã gặp phải sự chống trả quyết liệt của các dân tộc bị nô dịch và nhân dân trong nước ngày càng phản đối gay gắt. Những cuốn sách kiếm hiệp thời điểm đó trở thành những liều thuốc mê lặng lẽ gặm nhấm tinh thần con người. Thế giới quan của độc giả bị biến dạng, bóp méo, hóa thành thiển cận. Bất bình trước thực tại, Cervantes đã viết cuốn tiểu thuyết Don Qujote nhằm đả kích các sách kiếm hiệp bằng cách nhại lại bằng chính hình thức tiểu thuyết hiệp sĩ. Từ đây, văn học Tây-Ban-Nha nói riêng và văn học thời Phục hưng nói chung mở ra một hướng đi mới mẻ và táo bạo. Tuy nhiên, các nhà nhân văn thời đại Phục hưng còn tiến thêm một bước nữa. Họ bắt đầu đi tìm nguyên nhân tình cảnh bi thảm của con người ở ngay đời sống, chứ không phải ở trong quan hệ thống trị của thần linh với con người. Văn học Phục hưng đã phê phán ách áp bức của nhà thờ và của phong kiến, chống lại mọi sự hạn chế gò bó tự do cá nhân. Nền văn học ấy hoàn toàn mang tính chất trần thế, tính xã hội về nội dung, và con người được bộc lộ trong văn học không chỉ qua những tư chất bẩm sinh (cảm xúc, trí tuệ, ) của mình mà cả qua những lý tưởng xã hội của nó. Có thể thấy rằng, trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng, chung đúc lại yêu cầu và khát vọng muốn tự giải phóng của con người thời đó thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của Trung cổ Phong kiến và nhà thờ. 1.2.Thân thế và sự nghiệp của Cervantes Mai-cơn đơ Cervantes sinh năm 1547 ở thị trấn A-ca-la đờ Hi-na-ret. Thành phố quê hương của Cervantes là nơi tập hợp mọi tầng lớp: quý tộc, tư sản, nhà giàu, nhà nghèo, người trong nước hay người tứ xứ. Ở họ là đủ mọi tính cách mang dấu ấn của thời đại: nóng nảy, ồn ào, thích học, thích biết và thích cãi vã, gây lộn. Cervantes được chứng kiến khá nhiều cuộc ẩu đả kịch liệt xảy ra giữa các 5 5 cậu học sinh đại học, đại biểu cho hai giai cấp đối địch- tầng lớp quý tộc bảo thủ và những phần tử tư sản tích cực đấu tranh. Cervantes trải qua thời thiếu nhi trong cảnh thiếu thốn. Năm 1570 Cervantes vào hải quân. Thời trai trẻ của Cervantes trải qua năm năm tù ngục khi tham gia vào quân đội, rồi vượt ngục. Năm 1605, ông bắt đầu viết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote”. Tác phẩm được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt và “bán chạy như bánh thánh”. Năm 1613 một tập tiểu thuyết mới dưới tên gọi Câu chuyện nhà kỵ sĩ Don Qujote tiếp theo phần trước ra đời. Tác phẩm của ông được cả thế giới hoan nghênh. Tên tuổi nhà văn sĩ đã sáng tạo chân dung kỵ sĩ Don Qujote và Xan-chô vang lừng khắp Tây Âu và ông được suy tôn làm người sáng tạo ra tiểu thuyết cận đại. 1.3.Cervantes và những nhà văn cùng thời đại Văn học thời kỳ Cervantes đã khái quát những hiện tượng của đời sống và các nhà nhân văn đã phản ánh trong tác phẩm của mình cuộc đấu tranh bi thảm, hết sức căng thẳng về tâm lý của con người hành động nhân đạo chống lại chế độ tư sản xa lạ. Có thể thấy rằng, thời đại của Cervantes là thời kỳ phân hóa của cơ cấu phong kiến cũ và thời kỳ đặt nền móng cho cơ cấu mới, tư bản chủ nghĩa. Sechxpia, Rable , Cervantes, Dantơ, Bôcatxiô, Lôpơ đơ Vega,…thực là những thiên tài, những “người khổng lồ” của nghệ thuật ngôn từ thời đại Phục hưng với tinh thần phản phong, chống thần quyền, ca ngợi tình yêu cuộc sống, khẳng định hạnh phúc trần thế, đặt niềm tin vào lý trí con người và tương lai nhân loại. Các nhà nhân văn này- những con người của nền văn hóa mới, nhận thức ý niệm tự do như là biểu trưng chủ yếu của thời đại mình, như là thành quả quý báu nhất của con người, giải phóng họ khỏi ách áp bức trước kia và tạo cho họ khả năng khẳng định cá nhân mình. 1.4. Tiểu thuyết “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote”-tín hiệu khủng hoảng của tinh thần nhân văn chủ nghĩa. 1.4.1. Bi kịch của Sechxpia- nỗi thất vọng trước thực tại xã hội buổi giao thời Thời kỳ Phục hưng xét ở góc độ xã hội- kinh tế còn gọi là “giai đoạn tích lũy tư bản nguyên thủy”. Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy được biểu hiện trong sự tước đoạt phương tiện và công cụ sản xuất của quần chúng lao động thành thị và nông thôn; trong các thành phố cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp chế biến đã 6 6 diễn ra việc các nhà tiểu sản xuất trở thành những người công nhân làm thuê, và trong nông thôn thì sự chiếm hữu đất đai trên quy mô lớn được tiến hành bằng con đường cướp đoạt đất đai công xã và làm cho người nông dân bị vô sản hóa hoàn toàn, biến thành những kẻ cố nông hoặc những kẻ lang thang nghèo khổ. Giống như Cervantes, sinh ra và lớn lên trong thời đại giao thời khi mà cái cũ chưa mất đi hẳn và cái mới còn đang manh nha, Sechxpia cũng thể hiện rất rõ nỗi thất vọng của thời đại còn đang tranh sáng, tranh tối. Sự gặp gỡ của nhà tiểu thuyết và nhà soạn kịch tài ba này là qua những sáng tác của họ, độc giả có một cái nhìn toàn cảnh về xã hội đương thời. Người đọc bị mê hoặc, chờ đợi những đứa con tinh thần của họ bởi qua ngòi bút của hai văn hào họ được sống thực với con người của mình, được cười được khóc vì nhân vật, vì bản thân cao hơn là vì chính xã hội. 1.4.2.Tiểu thuyết Don Qujote- sự đổ vỡ xuất phát từ xung đột lý tưởng nhân văn chủ nghĩa và thực tại tư sản hóa. Thời của Cervantes là thời kỳ chế độ phong kiến trên miệng hố diệt vong. Chính sách võ lực được coi là chính sách chủ đạo trong đường lối điều hành xã hội. Nhân dân Tây-Ban-Nha ngày đêm rền rĩ dưới chế độ thuế khóa, tạp dịch và quân vụ ngày càng nặng. Điều đó đã dẫn đến những tính cách cực đoan về mọi mặt ở xã hội Tây-Ban-Nha thế kỷ XVI. Cậu thanh niên Cervantes đã nhìn thấy khá nhiều khía cạnh của đời sống nhân dân đang kịch liệt biến động giữa lúc giao thời. Đời sống của Cervantes cũng là hình ảnh của thời đại. Sinh ra trong một thời đại đầy rẫy những bất công, cuộc đời trải qua bao bất hạnh nên trong sáng tác của mình, Cervantes vừa phản ánh hiện thực xã hội và khát vọng cải tạo hiện thực. Tuy nhiên, hiện thực mâu thuẫn với khát vọng đã dẫn tới bi kịch. Qua câu chuyện về nhà kị sĩ Don Qujote, Cervantes vẽ lên một cách đậm nét sự tuyệt vọng của nhà văn trước cảnh đời, mong muốn cứu đời mà bất thành. Mâu thuẫn ở đây chính là mâu thuẫn giữa ảo tưởng và hiện thực, giữa tưởng tượng, chủ quan với thực tế khách quan. Tấn bi hài kịch của Don Qujote cũng là tấn bi hài kịch của con người rất thông thái, say mê với sách vở, ham suy nghĩ nhưng không hề biết đến thực tế. Trước hết, Don Qujote chỉ biết có một thế giới chủ quan, chỉ quyến luyến với ảo ảnh của thời kỳ đã qua, của một chế độ 7 7 không còn lý do để tồn tại nữa. Lý do chính đã làm cho xã hội suy đồi, hư hỏng, thì Don Qujote chưa hề nhìn thấy. Don Qujote đã tranh đấu nhiều nhưng Don Qujote không hề bám chân lên mặt đất thực tế mà tranh đấu. Don Qujote không hề kiểm điểm lực lượng của mình, của địch trước khi ra trận và điều đó đã dẫn tới việc thất bại nhiều lần. Sau một lần thất bại cũng không hề thấy lý do chân chính của sự thất bại, mà chỉ đổ trút trách nhiệm vào những lực lượng thần bí, hoang đường, những lũ ác ma, quỷ sứ mà thôi. Rút cục chỉ có một con đường, là con đường hủy diệt bởi chàng không hề nhìn thấy phương hướng diễn tiến của lịch sử. Bộ mặt Don Qujote vừa đáng cười lại vừa đáng thương. Đó là nụ cười đầy chua xót, chua chát của Cervantes trước thực tại xã hội đầy rẫy những bất công và cái tôi nhỏ bé của mình với những khao khát, kỳ vọng nhưng không thành. Chương2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- TƯ TƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT “TRUYỆN NHÀ KỴ SĨ DON QUJOTE” 2.1. Don Qujote hình tượng sống động về một thời đại Hình tượng toàn tác phẩm Don Qujote là hình tượng một đất nước Tây- Ban-Nha thời Phục hưng trên con đường tư sản hóa. Với tiểu thuyết này, nhà văn đã để lại trong kho tàng văn học thế giới một bức tranh sinh động về thực tại đời sống Phục hưng Tây Âu. Đó cũng là hình ảnh một dân tộc đang ráo riết chống phong kiến, chống thần quyền, một dân tộc đi tìm tự do. Về phương diện kinh tế, nếp sống của Don Qujote cũng như của nhiều nhân vật khác là có ý nghĩa đại biểu cho cả một giai tầng: giai tầng phong kiến nông thôn. Tài chính nhà nước đang lâm vào tình cảnh nguy ngập. Trật tự xã hội trong “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” cũng đã bắt đầu kém vẻ tôn nghiêm. Từ chỗ phơi bày bộ mặt thật của chế độ vua chúa Tây-Ban-Nha, tập “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” là một tác phẩm hiện thực phê phán đối với chính sách của vua chúa Tây-Ban-Nha. Qua truyện, độc giả còn có thể nhận thấy bức tranh về đời sống văn hóa của thời đại. Nhân dân Tây-Ban-Nha dưới thời kỳ văn hóa Phục hưng đã bắt đầu cảm thấy ít nhiều hứng thú về văn học. Các quán trọ rải rác trên con đường ngao du của nhà kỵ sĩ Don Qujote, đã có những “tủ sách” để cung cấp cho những khách hàng trú ngụ. 8 8 Ở một khía cạnh sâu xa, “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” còn phản ánh được thực chất của công cụ mà chế độ phong kiến sử dụng đó là pháp luật. Pháp luật của xã hội ấy mang những nét thần thánh. Bức tranh sinh động về đời sống Phục hưng Tây Âu cũng như hình ảnh của một dân tộc ráo riết chống phong kiến, thần quyền, đi tìm tự do còn được phản ánh khá rõ nét khi mà “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote”” đã dành cho vấn đề phụ nữ, vấn đề luân lý gia đình, vấn đề tình yêu nam nữ một địa vị khá quan trọng. Nhiều mẩu chuyện nhỏ trong cuốn truyện chứng tỏ sự mâu thuẫn gay gắt giữa luân lý phong kiến với yêu cầu giải phóng của con người mới. Có thể thấy rằng, qua những chuyến phiêu lưu mạo hiểm của chàng hiệp sỹ Don Qujote đi tìm công bằng xã hội thì cả một xã hội Tây-Ban-Nha được hiện lên trong một “chiếc áo nửa mùa” khi mà chế độ phong kiến đang trên đường diệt vong cùng với những mặt tha hóa của chế độ mới đang hình thành. Qua hình tượng nhân vật Don Qujote, độc giả nhìn thấu toàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị Tây-Ban-Nha và đi liền với quy luật vận động tất yếu đó là những cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, chống thần quyền, đi tìm tự do. Quang cảnh đất nước Tây-Ban-Nha với những làng mạc, phố phường, chợ búa, quán trọ đã được ngòi bút của Cervantes làm hiện lên rất mực sinh động. Mấy trăm nhân vật đại diện cho đủ mọi tầng lớp đã hoạt động trong bối cảnh rộng lớn đó. Từ quý tộc, tăng lữ, thị dân, nông dân, lái buôn, chủ quán, người làm công, ả gái điếm, bọn cướp đường cho đến anh sinh viên nghèo, bác thợ cạo, người làm trò ảo thuật,…hầu như không một loại người nào vắng mặt trong tác phẩm. Tình trạng áp bức bất công, giàu nghèo trái ngược, các tệ nạn xã hội như trộm cướp, đĩ điếm bị phơi trần. Mặt khác, tác giả còn cho thấy những lực lượng mới đang lên, những tư tưởng mời đòi cải cách, đòi giải phóng cho cá nhân con người đang bùng dậy đòi hỏi cải tạo xã hội, hướng tới một trật tự xã hội mới công bằng và tốt đẹp hơn. 2.2. Nỗi thất vọng và sự suy xụp của chủ nghĩa lạc quan nhân văn. 2. 2.1. Tiếng cười chua chát trong “Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote” Hình tượng người kỵ sĩ già Don Qujote là tiếng cười chua chát của nhà văn Cervantes trước thực tế đời sống đất nước đồng thời thể hiện những rạn nứt trong tư tưởng của nhà văn về một chủ nghĩa nhân văn cao cả. Don Qujote là nhân vật 9 9 gửi gắm những tâm sự sâu kín của Cervantes trước cuộc đời qua tiếng cười đầy chua chát và xót xa.Don Qujot e đã trải qua nhiều thất bại đau đớn. Ngay cả bước đường đi tìm ý trung nhân thì bà chúa Duyn-xi-ne-a trong thực tế chỉ là một chị dân quê rất đồ sộ, rất mập mạp, da chì, mặt bủng, ăn nói sỗ sàng và rất dồi dào về món hôi nách. Don Qujote điên, nhưng nhiều khi hành động của chàng vẫn có một ý nghĩa cao quý, vẫn bộc lộ tâm hồn giàu tình cảm, sẵn sàng hy sinh cho chính nghĩa. Qua hơn một trăm chương sách, độc giả đã nghe nhà kỵ sĩ nói chuyện cùng đủ mọi hạng người, đủ mọi vấn đền, ái tình, luân lý, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật, chính trị, quân sự. Những lúc ấy con người ấy không hề điên một chút nào, mà là một khối óc bách khoa, một nhà hùng biện, học thức cao siêu, triết lý sâu sắc. Tiếng cười chua chát vang lên từ cõi lòng bất lực của tác giả khi mà xã hội huy hoàng xưa đã lùi vào quá khứ, chỉ còn lại những kẻ sống vô lương tâm với đầy rẫy những bất công và ngang trái. 2.2.2. Sự đối lập của hai tính cách: chàng kị sỹ và người hầu Xan-chô Pan-xa. Cặp thầy tớ này, với hai tính cách trái ngược, cực đoan, mà lại cùng nhau đi miết trên một con đường “thám hiểm” dài như vậy, thì lẽ đương nhiên là họ sẽ có thể cùng nhau nói rất nhiều câu tâm tình, và làm cùng nhau bao nhiêu việc dớ dẩn. Xan- chô đã cùng đi một đoạn đường khá dài với Don Qujote. Xan-chô đã bao lần san sẻ với ông chủ của mình những nỗi đắng cay và kết cục Xan-chô không hề thiệt thòi bởi cậu có một tâm hồn vững chắc. Đối lập với ông chủ của mình luôn mong muốn về một xã hội công bằng và không ngần ngại xả thân vì chính nghĩa thì ở Xan-chô lại thể hiện những tính cách tham lam, lắm lúc tục tằn, có khi giảo quyệt, ngoan cố và cũng có những ý nghĩ không được nhân đạo cho lắm. Đó là sự mâu thuẫn trong nhân cách Xan-chô. Trong hoàn cảnh xấu xa của xã hội, bác nông dân đó đã tiêm nhiễm được khá nhiều tính xấu. Trước chữ danh lợi, trí phán đoán của Xan-chô không phải luôn tỉnh táo. Tất cả lương tri của Xan-chô không hề làm lung lạc được phần nào ảo tưởng của Don Qujote. Nhưng từ đầu đến cuối câu chuyện, Xan-chô vẫn là hình tượng đối chiếu để nhắc nhủ cho Don Qujote biết rằng: sự thực là sự thực, và một ảo tưởng chỉ là một ảo tưởng. Cho nên cối xay gió không phải là lũ tướng khổng 10 10 lồ; quán trọ rách nát bên đường không phải là cung điện; bầy cừu, bầy bò không phải là những đội quân của quỷ; cái chậu thau của ông lang không phải là chiếc mũ của một hiệp sĩ; cô Duyn-xi-ne-a vốn chỉ là một mụ chăn bò xấu xí, thô kệch, phàm phu chứ không phải là một tình nương để chàng tôn thờ; cuộc sống không phải là để khổ hạnh, để tìm những nguy hiểm vô nghĩa. Có thể thấy, hình ảnh của Xan-chô chính là sự tương phản với hình ảnh Don Qujote. Tương phản từ hình thể đến tâm hồn, nhưng tương phản mà không đối lập, vì hai bên vừa làm sáng tỏ tính cách của nhau, vừa chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Nét nổi bật của tính cách Xan-chô là đầu óc thực tế, lành mạnh và rõ ràng là tương phản với nét chủ yếu trong tính cách Don Qujote là điên rồ, lấy tưởng tượng chủ quan thay cho thực tế khách quan. Đặt hai tính cách đó bên nhau, Cervantes muốn làm nổi rõ sự khác biệt giữa hai nhân vật. Hai tính cách trái ngược nhau nhưng lại làm cho hai con người trở thành đôi bạn thân thiết bởi hai bên có chịu ảnh hưởng của nhau. Nhờ sự can ngăn, khuyên nhủ của Xan-chô mà cuối cùng Don Qujote đã tỉnh ngộ và ngược lại, quá trình gần gũi Don Qujote, Xan-chô thêm giàu lòng yêu thương người, yêu tự do, công bằng và chính nghĩa. 2.2.3. Cuộc chiến trường kỳ và tuyệt vọng của chàng kị sỹ Don Qujote Trong phần đầu, Don Qujote còn nắm vững được quyền chủ động. Don Qujote mang theo khiên, mộc, giáo gỉ ra đi là vì điên rồ, nhưng trong hai lần đi đầu tiên, sự quyết định có thể nói là do tự ý của nhà kỵ sĩ. Người đọc nhận ra rằng: mặc dù các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đều là chuyện tình cờ, thì Don Qujote vẫn là vai chủ động. Qua những màn kịch liệt nhất, như câu chuyện nhà kỵ sĩ đi tìm một hang đá cao chót vót để mà sám hối trước hình ảnh người yêu cũng vậy, sáng kiến vẫn là của Don Qujote. Nhưng đến phần hai, khi Don Qujote ra đi lần thứ ba, thì động cơ chỉ là do xúc động, do nỗi tự ái trước sự khiêu khích của một người ngoài cuộc. Mặc dù rồi đây Don Qujote sẽ thắng trận trong cuộc đấu lần thứ nhất, có thể nói là trong lần xuất mã thứ ba này, hành động của Don Qujote đã hoàn toàn bị sự chi phối của địch thủ cao tay là cậu tú tài Samson Carrasco. Kết cục, trải qua biết bao sự kiện, bao cuộc chiến đấu là thất bại chồng chất thất bại. Đó là kết quả của một quá trình diễn biến rất biện chứng của một tâm trạng. Trong thiên tiểu thuyết này, Don Qujote ra đi ba lần. Cả một nhân quần vô tình tập hợp lại xung quanh [...]... Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote trên phương diện ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật cho thấy: 1 .Cervantes không chỉ làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc, không những góp sức vào việc giáo dục nhân dân về tư tưởng và nghệ thuật mà còn có thể nâng cao tầm vóc của tác phẩm về phương diện văn hóa, văn học Qua cuốn tiểu thuyết đồ sộ với 126 chương, thế giới biết đến một tác phẩm văn học điển hình của đất... biến lớn lao của lịch sử, đồng thời đó cũng là nhân vật biểu tượng cho những niềm đam mê lớn lao và khát vọng lớn lao của con người về điều thiện, lẽ phải và sự công bằng Hơn nữa, giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Don Qujote còn nằm ở chỗ: đây là tác phẩm đánh dấu bước chuyển hóa quyết định của thể loại được gọi là roman tiểu thuyết, từ đó tạo ra sự chuyển biến về chất của văn xuôi tự sự và văn học... giàu lắm, và lại còn mấy lần bị dần nhừ xương” Nhưng điều chắc chắn là Xan-chô đã vĩnh viễn thoát khỏi hẳn thân phận người nông nô dưới chế độ phong kiến mù quáng, thối nát Chương3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT “TRUYỆN NHÀ KỴ SĨ DON QUJOTE 3.1 Truyện hiệp sĩ trứ danh Don Qujote thuộc dòng Hi-đan-đô xứ Măngsơ”- Lối kết cấu khai sinh cho tiểu thuyết hiện đại 3.1.1 Khái niệm roman và tiểu thuyết phiêu... tử, quan lại, nhà giàu…Đó là một xã hội Tây-Ban-Nha thu nhỏ 16 3.4 Một tượng đài trong lịch sử vận động và phát triển của tiểu thuyết Giá trị của tiểu thuyết không phải chỉ dừng lại ở bình diện nội dung phản ánh cũng như bình diện xã hội - lịch sử trong phạm vi châu Âu, mà còn vươn tới tầm khái quát triết học, có ý nghĩa phổ biến toàn nhân loại: Don Qujote là bài học lớn về sự thích ứng của con người... của chàng kỵ sĩ cũng chính là nỗi tuyệt vọng của nhà văn trên con đường tìm ánh sáng của thời đại Phục hưng 2 3.Don Qujote- một ký thác và biểu tượng của niềm tin xa xôi 2 3.1 Khát vọng giải phóng con người và mơ ước về một xã hội lý tưởng của Cervantes Có thể nói, Don Qujote là một hình tượng độc đáo, đặc sắc bậc nhất trong văn học Phục hưng Châu Âu Don Qujote có thể coi là nhân vật tư tưởng của Cervantes. .. học nói chung Trước hết, giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Don Qujote thể hiện chính ở sự diễu nhại kết hợp với kế thừa thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ Don Qujote xuất hiện như một trái bom phá tan những biên giới mỹ học đó Rất khó xếp nhân vật hiệp sĩ cuối mùa của Cervantes vào loại hình nhân vật tích cực hay tiêu cực, tốt hay xấu, bi kịch hay hài kịch Don Qujote là cả hai và là tất cả Chàng là một... rồ của Don Qujote, Cervantes muốn gửi thông điệp của thời đại mình đến với người đọc rằng: tự do là điều đáng quý nhất trong cuộc đời con người 11 Yêu chính nghĩa và đạo đức là nét bản chất của Don Qujote Chàng chiến đấu vì tự do, bình đẳng của con người, luôn muốn khôi phục lại công lý và lẽ phải cho đời và đạo đức sống cho người Đó là một nhân cách cao thượng và rất đáng khâm phục, ca ngợi Don Qujote. .. lý tưởng Yêu chính nghĩa và đạo đức là nét đẹp nổi bật nhất ở Don Qujote Chính vì ước mơ một xã hội công bằng, một xã hội lý tưởng mà Don Qujote đã ra đi Động cơ làm hiệp sĩ giang hồ của chàng xét một cách nghiêm túc, thật cao đẹp và đáng trân trọng Trong cuốn tiểu thuyết của mình, Cervantes đã đề cập đến nhiều vấn đề xã hội Vấn đề quyền tự do của con người là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa. .. trào lộng, châm biếm Cervantes có thể coi là nhà văn đã tạo nên cuộc cách mạng trong tư tưởng, trong lối hành văn của các nhà văn đương thời Cervantes có nói trong lời tựa cuốn tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote : Ông muốn tác phẩm này từ đầu đến cuối phải là một lời thóa mạ dài đối với tiểu thuyết hiệp sĩ” Chính vì từ mục đích sáng tác đó, người đọc có thể thấy ở cuốn tiểu thuyết này một giọng... tả tâm lý Trong 126 chương của cuốn tiểu thuyết, những tiết mục phiêu lưu của Don Qujote được sắp xếp theo một trật tự rành mạch sáng sủa, tinh tế Kết cấu điêu luyện ấy gắn liền với sự vận dụng khá linh hoạt kỹ thuật “dòng ý thức” trong miêu tả tâm lý nhân vật khiến cho bộ mặt của Don Qujote không hề gây nhàm chán mà càng đọc càng cuốn hút “Dòng ý thức” có thể xem là một thuật ngữ tổng quát, nghĩa là . Tìm hiểu về giá trị lịch sử- tư tưởng của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote . Nghiên cứu giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote của tác giả Cervantes, qua đó. 1 1 Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết " ;Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote& quot; của Cervantes Lê Thị Hương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa. Chương2 .Giá trị lịch sử- tư tưởng của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote Chương3 .Giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sĩ Don Qujote PHẦN NỘI DUNG Chương1. CERVANTES TRONG

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan