giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm

92 422 2
giáo trình mô đun trồng và chắm sóc tràm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP PHÈN Trình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong các hệ sinh thái đất ngập nước thì hệ sinh thái rừng tràm ngập nước theo mùa đóng vai trò vô cùng quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái. Cấu trúc của hệ sinh thái này chủ yếu dựa trên tính đa dạng và bền vững của thảm thực vật với đặc tính sinh học hết sức đặc biệt. Với vai trò là sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái, thảm thực vật này là nguồn cung cấp thức ăn, nơi bảo vệ, sinh đẻ và nuôi dưỡng con non, ấu trùng các loài thủy sản và động vật trên cạn (bò sát, chim, thú). Bên cạnh chức năng điều hòa khí hậu như các loại rừng khác, rừng tràm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa mực nước: chúng hấp thụ một lượng nước đáng kể vào mùa mưa để rồi cung cấp một lượng nước ngầm (nước ngọt) khá lớn vào mùa khô, đó là nguồn nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp những vùng phụ cận đồng thời ngăn cản quá trình sinh phèn của đất, hạn chế xói lở và cải tạo đất cũng là chức năng quan trọng của loại rừng này. Sau khi các tầng thảm mục chết đi được vùi lấp lâu ngày trở thành nguồn than bùn quý giá cho sản xuất phân bón và năng lượng. Nuôi ong và chưng cất tinh dầu tràm là hai nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người dân địa phương bên cạnh nguồn lợi gỗ củi: làm cừ, cất nhà, vật liệu cách điện và năng lượng. Ở Việt Nam, rừng tràm đã hình thành, tồn tại và phát triển trên những diện tích tập trung lớn ở ĐBSCL gồm các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và một phần diện tích vùng Tây sông Hậu, hàng năm cung cấp khoảng hàng trăm ngàn m 3 gỗ. Rừng tràm là nơi cung cấp nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương bao gồm gỗ xây dựng, làm cừ, củi, dây choại, bột giấy, tinh dầu, than, mật ong, Đặc biệt là nguồn lợi thủy sản: cá lóc, cá bọng, cá sặc, cá rô Động vật rừng có nai, khỉ, heo rừng, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, cá sấu Trong rừng còn có nhiều loài chim như: chàng bè, diệc, quạ, diều hâu, vịt trời, ngỗng trời Rừng tràm đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong vùng, che chở và nuôi sống họ từng ngày. Rừng tràm còn mang lại ý nghĩa và những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nhân văn của một vùng đồng bằng từ thủa cha ông đến khai hoang lập nghiệp ở nơi đây. Vì vậy việc đào tạo nghề trồng và chăm sóc tràm trên vùng đất ngập phèn rất cần thiết cho người dân. Nghề thực hiện các qui trình kỹ thuật về chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc cây tràm đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nay đến năm 2020, nhằm trang bị cho học viên một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để thực hiện các công việc của nghề. Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô đun. 4 Giáo trình mô đun: Trồng và chăm sóc tràm là mô đun thứ hai trong 04 mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc trồng và chăm sóc cây Giáo trình mô đun gồm 04 bài: Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tràm; Bài 2: Trồng cây túi bầu; Bài 3: Trồng cây rễ trần; Bài 4: Chăm sóc cây tràm Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và các bạn đọc để hiệu chỉnh và hoàn thiện giáo trình phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ở nước ta. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Lê Thanh Quang 2. Ths. Nguyễn Thái Hiền 3. Ths. Trần Đức Thưởng 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 MÃ TÀI LIỆU: 2 MỤC LỤC 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIT TT 8 MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM 9 Bài 1 CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG TRÀM 9 A. Nội dung 9 1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng 9 2. Tìm hiểu một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm, tính chất đất phèn 9 2.1 Định nghĩa 9 2.2 Nguyên nhân hình thành 9 2.3 Đặc điểm, tính chất của đất phèn 10 3. Phân loại đất phèn 10 3.1 Đất phèn tiềm tàng 11 3.2 Đất phèn hoạt động 12 4. Lựa chọn đất trồng tràm 14 5. Vệ sinh đồng ruộng 15 5.1 Phân loại thực bì 15 5.2 Xử lý thực bì 17 5.2.1 Phương pháp thủ công 17 5.2.2 Xử lý bằng cơ giới 18 5.2.3 Kết hợp thủ công và cơ giới 18 6. Thiết kế mặt bằng trồng tràm 18 6.1 Ý nghĩa của việc thiết kế mặt bằng trồng tràm 18 6.2 Khảo sát thực địa khu vực trồng tràm 18 6.3 Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trồng, lô trồng 20 7. Làm đất 21 7.1 Lên líp/ luống 21 7.2 Không lên líp 23 6 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24 1. Câu hỏi 24 2. Các bài thực hành 25 2.1 Bài thực hành số 2.1.1: Đào phẩu diện đất 25 2.2 Bài thực hành số 2.1.2: Dọn thực bì bằng phương pháp thủ công 25 2.3 Bài thực hành số 2.1.3: Lên luống/liếp trồng tràm 26 C. Ghi chú 27 Bài 2 TRỒNG CÂY TÚI BẦU 28 A. Nội dung 28 1. Xác định thời vụ trồng 28 2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn 28 3. Xác định mật độ trồng 29 4. Trồng cây 30 4.1 Vận chuyển cây con đến nơi tập kết 30 4.2 Vận chuyển từ nơi tập kết đến nơi trồng 31 4.3 Tạo lỗ/ hố 32 4.4 Rạch vỏ bầu 33 4.5 Đặt cây 33 4.6 Lấp đất 34 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 1. Các câu hỏi 35 2. Các bài thực hành 37 2.1 Bài thực hành số 2.2.1 37 2.2 Bài thực hành số 2.2.2 37 C. Ghi nhớ 38 Bài 3 TRỒNG CÂY RỄ TRẦN 39 A. Nội dung 39 1. Xác định thời vụ trồng 39 2. Chọn cây đạt tiêu chuẩn 39 3. Xác định mật độ trồng 40 4. Bứng cây rấm 40 7 5. Trồng cây 42 5.1 Vận chuyển cây con đến nơi trồng 42 5.2 Đặt cây 44 5.3 Lấp/ép đất 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 45 1. Câu hỏi 45 2. Các bài thực hành 47 2.1 Bài thực hành số 2.3.1 47 2.2 Bài thực hành số 2.3.2 47 C. Ghi nhớ 48 Bài 4 CHĂM SÓC CÂY TRÀM 49 A. Nội dung 49 1. Chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất 49 1.1 Trồng dặm 49 1.1.1 Điều kiện cần dặm cây 49 1.1.2 Chuẩn bị cây giống 49 1.1.3 Dặm cây 50 1.2 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 51 1.2.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 51 1.2.2 Phát dọn thực bì 51 1.3 Bón phân 53 1.4 Phòng trừ sâu bệnh hại 54 1.4.1 Bệnh khô đầu lá 54 1.4.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu 55 1.4.3 Sâu keo hại cây con 56 1.4.4 Sâu róm ăn lá 57 1.4.5 Chuột 58 1.4.6 Trâu bò phá hoại 60 2. Chăm sóc rừng trồng năm thứ hai 62 2.1 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 62 2.1.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 62 8 2.1.2 Phát dọn năm thứ hai 63 2.2 Bón phân 63 2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại 64 2.3.1 Bệnh khô đầu lá 65 2.3.2 Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu 66 2.3.3 Sâu keo hại cây con 67 2.3.4 Sâu róm ăn lá 68 3. Chăm sóc rừng trồng năm thứ ba 69 3.1 Phát dọn cỏ dại, cây bụi tái sinh 69 3.1.1 Xác định loại cỏ dại, cây bụi tái sinh 69 3.1.2 Phát dọn năm thứ ba 69 3.2 Bón phân 70 3.3 Phòng trừ sâu bệnh hại 71 3.3.1 Bệnh khô đầu lá 72 3.3.2 Sâu đục thân 72 3.3.3 Sâu keo hại cây con 73 3.3.4 Sâu róm ăn lá 74 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 75 1. Các câu hỏi 75 2.1 Bài thực hành số 2.4.1 77 2.2 Bài thực hành số 2.4.2 78 2.3 Bài thực hành số 2.4.3 78 2.4 Bài tập thực hành số 2.4.4 79 2.5 Bài thực hành số 2.4.5 80 C. Ghi nhớ 81 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 82 I.Vị trí, tính chất của mô đun 82 II. Mục tiêu 82 III. Nội dung chính của mô đun 83 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 84 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 83 VI. Hướng dẫn trả lời câu hỏi tắc nghiệm 89 VII. Tài liệu tham khảo 92 9 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIT TT MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long 10 MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC TRÀM Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Trồng và chăm sóc tràm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn; được giảng dạy sau mô đun Nhân giống tràm và trước mô đun Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng tràm. Mô đun này cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. Mô đun này là chuyên môn nghề, thuộc mô đun bắt buộc của nghề nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn, Mô đun “Trồng và chăm sóc tràm” gồm 04 bài, thời gian đào tạo 140 giờ (lý thuyết 26 giờ, thực hành 102 giờ, kiểm tra 12 giờ). Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: chọn đất; thiết kế đất trồng; xác định mật độ trồng; chọn được cây trồng đạt tiêu chuẩn; trồng cây rễ trần; trồng cây túi bầu và chăm sóc cây tràm trên vùng đất ngập phèn. Địa điểm thực hiện tại cơ sở đào tạo hay ở thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy theo mùa vụ trồng cây. Bài 1. Chuẩn bị đất trồng tràm Mã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu - Nêu được một số đặc điểm của đất phèn; - Nêu được sự cần thiết khi chuẩn bị đất trồng tràm; - Chọn được loại đất thích hợp cho việc trồng tràm; - Thực hiện được công việc cày đất, lên luống/ liếp; - Thực hiện được một số công việc cơ bản trong việc thiết kế mặt bằng trồng tràm. - Có ý thức trong việc sử dụng các công cụ, thiết bị. A. Nội dung 1. Ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng Chuẩn bị đất trồng tức là lựa chọn vùng đất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của loài cây tràm định trồng và kỹ thuật làm đất tạo ra mặt bằng trồng rừng hoàn chỉnh vì thế chuẩn bị đất trồng sẽ đảm bảo cho việc trồng rừng được đúng tiến độ và kịp mùa vụ, giúp cây tràm sinh trưởng và phát triển tốt. [...]... thu dọn và gom lại để dọc bờ bao của lô trồng rừng Hình 2.1.9: Xử lý cỏ bằng máy kéo có bánh lồng trục 5.2.3 Kết hợp thủ công và cơ giới Sau khi phát đốt thực bì, thì sử dụng máy cày để cày lật đất từ 1 – 2 lần vào tháng 4 – 5 6 Thiết kế mặt bằng trồng tràm 6.1 Ý nghĩa của việc thiết kế mặt bằng trồng tràm Việc thiết kế mặt bằng trồng tràm sẽ làm cho việc trồng tràm và chăm sóc tràm sau khi trồng được... trồng tràm đạt đúng kích thước về chiều rộng, chiều dài, chiều cao, rãnh luống 28 C Ghi nhớ - Phân biệt được 02 loại đất phèn - Các loại thực bì - Các tiêu chuẩn chọn đất trồng tràm - Kỹ thuật tạo mặt bằng trồng rừng có lên luống/ liếp hoặc không có 29 Bài 2 Trồng cây túi bầu Mã bài MĐ 02-02 Mục tiêu - Nêu được quy trình kỹ thuật trồng cây có bầu; - Chọn được thời vụ trồng tràm thích hợp; - Trồng. .. cho cây tràm 6.2 Khảo sát thực địa khu vực trồng tràm - Điều tra khu đất cần trồng xem lịch sử vùng đất có bị sâu bệnh phá hoại không - Quan sát thực nếu nơi nào xuất hiện cỏ năn kim thì không được chọn để trồng tràm - Đo pH đất không quá chua pH < 3 20 Hình 2.1.10: Cỏ năng kim Hình 2.1.11: Đo chất lượng nước trong đất và nước mương/ kênh 21 6.3 Cắm mốc xác định vị trí các khu vực trồng, lô trồng Công... cho nên trồng rừng sau khi lũ rút là tốt nhất Nước lũ thường bắt đầu từ tháng 9 - 12 hàng năm, do đó thời vụ trồng chính từ tháng 11 đến tháng 12, khi nước lũ đã rút Đối với cây tràm ươm trong túi bầu (M Leucadendra) trồng vào tháng 12 - Tuỳ điều kiện từng địa phương mà xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: + Mức nước ngập khi trồng không vượt quá ngọn (đọt) cây trồng. .. ngay khu vực trồng Hình 2.2.3: Chọn cây đem trồng 32 Hình 2.2.4: Xếp cây và vận chuyển cây đến địa điểm tập kết để trồng 4.2 Vận chuyển từ nơi tập kết đến nơi trồng Nếu địa điểm tập kết không ngay điểm trồng thì ta phải tiến hành thêm một bước công việc là vận chuyển cây đến địa điểm trồng, có thể bỏ cây vào thau, chậu, cần xé, túi nilon để vận chuyển Hình 2.2.5: Vận chuyển cây đến điểm trồng 33 4.3... rừng Tràm nơi ngập úng liên tục từ 6 tháng đến 8 tháng trong 1 năm, khớp với mùa mưa Không trồng Tràm ở vùng bị ngập úng quanh năm hoặc nơi có độ mặn >2%, sẽ làm chết rừng Tràm non Cỏ năng ống Cỏ mồm - Tránh trồng tràm nơi vùng đất có cỏ năng kim xuất hiện Cỏ năng kim Hình 2.1.4: Các thực vật chỉ thị đất trồng tràm 16 5 Vệ sinh đồng ruộng 5.1 Phân loại thực bì Thực bì có thể chia làm 2 loại: - Loại... mạnh, rễ cái dài trên 6cm, không bị tổn thương 30 Hình 2.2.1: Cây tràm túi bầu đạt tiêu chuẩn 3 Xác định mật độ trồng - Mật độ trồng thích hợp là 15.000 – 20.000 cây/ha, với cự ly 1m x 0,7m hoặc 1m x 0,5m Sau khi chọn được mật độ trồng thích hợp người dân có thể làm dấu hàng trồng bằng cách đóng cọc Hình 2.2.2: Phóng hàng trồng bằng cọc 4 Trồng cây 31 4.1 Vận chuyển cây con đến nơi tập kết - Chuẩn bị... - Trồng cây đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ sống đạt trên 80%; - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm vật tư, an toàn lao động A Nội dung 1 Xác định thời vụ trồng Trong năm có hai mùa trồng là vào đầu mùa mưa (tháng 6) và sau khi lũ rút ( tháng 11- 12) Tùy diều kiện địa hình từng nơi như ở những nơi mực nước lũ ngập nông (0,5 – 0,6m) hay những nước phèn nhôm (nước rất trong) ta có thể trồng vào đầu mùa mưa Tuy... Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết các điều kiện để chọn thời gian trồng tràm trong túi bầu cho đạt hiệu quả? Câu 2: Anh/ chị hãy nêu các tiêu chuẩn của cây con túi bầu đủ để xuất vườn đem trồng? Câu 3: Anh/ chị hãy cho biết sự khác nhau của cách trồng cây túi bầu trên ruộng/ liếp đất mềm và đất cứng? Câu 4: Anh/ chị hãy điền vào ô trống các bước trồng cây trong túi bầu: ... đất này bằng thủ công hoặc bằng cơ giới tùy theo điều kiện sẵn có Hình 2.1.15: Đất trồng không lên luống/ liếp Hình 2.1.16: Mặt bằng trồng tràm không lên luống/liếp 25 B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi Câu 1: Anh/ chị hãy cho biết ý nghĩa của việc chuẩn bị đất trước khi trồng? Câu 2: Anh/ chị hãy nêu định nghĩa và đặc điểm của đất phèn? Có bao nhiêu loại đất phèn? Câu 3: Anh/ chị hãy nêu cách . đun Trồng và chăm sóc tràm là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn; được giảng dạy sau mô đun Nhân giống tràm và. trồng và chăm sóc cây Giáo trình mô đun gồm 04 bài: Bài 1: Chuẩn bị đất trồng tràm; Bài 2: Trồng cây túi bầu; Bài 3: Trồng cây rễ trần; Bài 4: Chăm sóc cây tràm Trong quá trình biên soạn giáo. nghề. Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô đun. 4 Giáo trình mô đun: Trồng và

Ngày đăng: 26/06/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan