Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử ACID DEOXYRIBONUCLEIC DNA TRUNG TÂM CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ

28 877 2
Tiểu luận môn Sinh Học Phân Tử ACID DEOXYRIBONUCLEIC DNA TRUNG TÂM CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM    TIỂU LUẬN SINH HỌC PHÂN TỬ ĐỀ TÀI: ACID DEOXYRIBONUCLEIC (DNA) TRUNG TÂM CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ Học viên: Nguyễn Thị Kim Nữ Giảng viên phụ trách Khoa: Sinh học PGS.TS. Nguyễn Bá Lộc Ngành: Phương pháp Khóa: K22 Trang Mở đầu……………………………………………………………………………….….3 Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 1 Huế, 1/2014 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Nội dung…………………………………………………………………………….…. 5 Chương 1 Tìm hiểu về DNA………………………………………………………… 5 1.1 Sơ lược về DNA……………………………………………………………5 1.2 Lịch sử phát hiện DNA và chuỗi xoắn kép……………………………… 5 1.2.1 Cô lập DNA lần đầu tiên………………………………………… 6 1.2.2 Phát hiện cấu trúc DNA… ……………………………………….6 1.2.2.1 Phát hiện DNA dạng xoắn ốc 7 1.2.2.2 Phát hiện các nucleotide bổ sung luôn có tỉ lệ bằng nhau 7 1.2.2.3 Mô hình của Watson và Crick…………………………….7 1.3 Thành phần hóa học của DNA………………………………………… …8 1.4 Cấu trúc chuỗi xoắn kép DNA………………………………………… …9 1. 4.1. Mô hình Watson-Crick (cấu trúc không gian DNA dạng B) ……9 1.4.2. Các dạng DNA xoắn phải và xoắn trá……………………………12 1.4.3. Các DNA mạch vòng sợi kép và sợi đơn…………….………… 13 1.5 Biến tính và hồi tính của DNA…………………………………….… … 14 1.5.1. Biến tính hay sự tách hai sợi của chuỗi xoắn kép DNA…………14 1.5.2. Sự phục hồi trạng thái nguyên thể của DNA………………… 16 Chương 2 Chức năng của DNA………………………………………… … 18 2.1 DNA là vật liệu di truyền……………………………………… ……… 18 2.2 Tính đa dạng, đặc thù của DNA………………………………………….19 2.2.1. Những đặc điểm của DNA đảm bảo lưu giữ, bảo quản được thông tin di truyền…… …………………………………………… ……… …….20 2.2.2. Những đặc điểm của DNA đảm bảo chức năng truyền đạt thông tin di truyền…………………………………………………………………….….20 2.3 Chức năng và cơ chế truyền đạt thông tin di truyền………………… … 20 2.3.1. Quá trình tái bản DNA………………………….… ……… ….20 2.3.1.1. Các hình thức tổng hợp DNA…………………… … 21 2.3.2. Các giai đoạn của sự tái bản…………………… ……… 21 2.3.2. Chức năng và cơ chế truyền đạt thông tin di truyền…………… 23 Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 2 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Kết luận……………………………………………………………………… 27 Tài liệu tham khảo………………………….……………………………….…28 Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 3 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Sự khám phá ra cấu trúc phân tử DNA bởi James Watson và Francis Crick năm 1953 với những hệ quả sinh học của nó là một trong những sự kiện khoa học to lớn nhất của thế kỷ XX. Nếu như sự ra đời của tác phẩm "Nguồn gốc các loài" (1859) của R.Ch.Darwin đã tạo nên một cuộc cách mạng to lớn trong tư tưởng nhân loại, thì khám phá này thực sự làm biến đổi hiểu biết của chúng ta về sự sống. Trong cơ thể các sinh vật có rất nhiều đại phân tử sinh học tham gia cấu trúc, tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống như sinh tổng hợp protein, sinh trưởng, sinh sản và di truyền. Trong một thời gian dài các nhà hóa học và các nhà nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng đã coi protein, lipid và carbonhydrate là ba chất quan trọng nhất tạo nên cơ thể sống. Quan điểm cho rằng nucleic acid là những cấu tử trơ của nhân và tế bào chất đã mãi mãi lãng quên từ khi chất thứ tư này – nucleic acid được chứng minh là chất quan trọng hơn so với các chất trước đó. Nucleic acid là những hợp chất cao phân tử đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật. Chúng tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống như sinh tổng hợp protein, sinh trưởng, sinh sản và di truyền. Nucleic acid gồm DNA và RNA đóng nhiều vai trò thiết yếu cho hệ thống sống. DNA lưu giữ thông tin di truyền và truyền đạt trung thực các thông tin này cho thế hệ sau thông qua quá trình sao chép và sữa sai. Mặt khác, các thông tin mã hóa trong DNA sẽ được biểu hiện thông qua cơ chế phiên mã tạo thành RNA; RNA sau đó được dịch mã thành prôtein. Các biến đổi của vật chất di truyền xảy ra trong cả ba quá trình sao chép, phiên mã và dịch mã chính là nguyên lý trung tâm của sinh học phân tử, là nguồn gốc sự tiến hóa và tính đa dạng của sinh giới. Ba quá trình sống cơ bản nói trên chịu sự tác động của những cơ chế điều hòa biểu hiện gen, giúp tế bào đáp ứng tốt nhất với môi trường hay với một chương trình định sẳn. Các hoạt động vừa kể mặc dù cơ bản giống nhau ở procaryote và eucaryote, vẫn có một số sai biệt mang tính đặc thù cho từng nhóm sinh vật. Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 4 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Đề tài ” Acid deoxyribonucleic (DNA) – Trung tâm của sinh học phân tử” giúp hiểu sâu hơn về cấu tạo và vai trò quan trọng của DNA trong việc lưu giữ, truyền tải thông tin di truyền cho các thế hệ sau. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: DNA Phạm vi nghiên cứu: Chỉ tập trung nghiên cứu cấu tạo và vai trò lưu giữ, truyền đạt thông tin di truyền của DNA 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu đề tài là phương pháp tổng hợp các tài liệu được lấy từ các nguồn thông tin như sách báo trong thư viện, báo đài, internet. Dựa vào sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các tài liệu để thực hiện đề tài. 4. Cấu trúc tiểu luận: Chương 1: Tổng quan về DNA. Chương 2: Chức năng và cơ chế truyền đạt thông tin di truyền của DNA. Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 5 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DNA 1.1. SƠ LƯỢC VỀ DNA Acid deoxyribonucleic (viết tắt ADN hay DNA) là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau. Trong những tế bào sinh vật nhân thật (eucaryote), DNA nằm trong nhân tế bào trong khi ở các tế bào vi khuẩn hay các procaryote khác (archae), DNA không được màng nhân bao bọc, vẫn nằm trong tế bào chất. Ở những bào quan sản sinh năng lượng như lục lạp và ty thể, cũng như ở nhiều loại virus cũng mang những phân tử DNA đặc thù. Hình 1. DNA dạng mạch vòng sợi đôi khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử. Chiều dài thực tế 1,6 mm (4,7 × 10 6 bp). DNA có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật; Mỗi phân tử DNA bao gồm các vùng chứa các gene cấu trúc, những vùng điều hòa biểu hiện gene, những vùng không mang chức năng, hoặc có thể khoa học hiện nay chưa biết rõ gọi là junk DNA; 1.2. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN DNA VÀ CHUỖI XOẮN KÉP Phát hiện DNA là vật thể chứa đựng thông tin di truyền là một quá trình tiếp nối các đóng góp và phát hiện trước đó. Sự tồn tại của DNA được phát hiện vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, mãi đến đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học mới bắt đầu đặt giả thuyết rằng DNA có thể chứa đựng thông tin di truyền. Giả thuyết này chỉ được tán đồng sau khi Watson và Crick làm sáng tỏ về cấu trúc của DNA vào năm 1953 trong bài báo của họ (đăng trên tạp chí Nature). Watson và Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 6 Sợi đôi của con Sợi đôi của bố mẹ DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Crick đã đề cử nguyên lý trung tâm về sinh học phân tử vào năm 1957, miêu tả quá trình tạo ra các phân tử protein từ DNA. 1.2.1 Cô lập DNA lần đầu tiên Vào thế kỷ thứ 19, các nhà sinh hóa ban đầu cô lập được hỗn hợp của DNA và RNA trong nhân tế bào và nhanh chóng nhận ra bản chất đa phân của các chất này. Sau đó ít lâu, người ta tiếp tục phát hiện ra các nucleotide có 2 loại - một chứa đường ribose và một chứa deoxyribose, từ đó, nhận biết và định danh DNA riêng biệt với RNA. Friedrich Miescher (1844-1895) đã phát hiện ra một chất (mà ông gọi riêng là nuclein vào năm 1869). Sau đó, ông cô lập được một mẫu vật tinh sạch của chất nay gọi là DNA từ tinh trùng cá hồi và năm 1889 một học trò của ông, Richard Altmann, đặt tên chất đó là "acid nucleic" (chỉ được tìm thấy tồn tại trong nhiễm sắc thể.) 1.2.2 Phát hiện cấu trúc DNA Vào những năm 1950, chỉ một số ít các nhóm đặt ra mục tiêu xác định cấu trúc DNA, bao gồm nhóm các nhà khoa học Mỹ (dẫn đầu là Linus Pauling,và 2 nhóm các nhà khoa học Anh. Tại Đại học Cambridge, Crick và Watson đang xây dựng mô hình vật lý bằng các thanh kim loại và những quả bóng đại diện cho cấu trúc hóa học của nucleotide và các liên kết trong đa phân. Tại trường King, London, Maurice Wilkins và Rosalind Franklin kiểm tra các mẫu nhiễu xạ tia X tinh thể của sợi DNA. Trong 3 nhóm nói trên, chỉ có nhóm London có thể có các kết quả nhiễu xạ chất lượng tốt và do vậy, có thể cung cấp đầy đủ thông tin có giá trị định lượng vầ cấu trúc phân tử. Vào năm 1951-1952, việc nghiên cứu cấu trúc ba chiều của DNA bằng phân tích nhiễu xạ tia X được bắt đầu bởi Maurice Wilkins và Rosalind Franklin. Các bức ảnh chụp được 1952 (hình 2) gợi ý rằng DNA có cấu trúc xoắn gồm hai hoặc ba chuỗi. Lúc này ở Anh còn có một số nghiên cứu khác nhằm phát triển lý thuyết nhiễu xạ của Linus Pauling để tìm hiểu cấu trúc DNA. Tuy nhiên, giải pháp đúng đắn nhất là chuỗi xoắn kép bổ sung do Watson và Crick đưa ra năm 1953. Mô hình này hoàn hoàn toàn phù hợp với các số liệu của Wilkins và Franklin cũng như của Chargaff. Sự kiện này mở ra một bước ngoặt mới cho cho sự ra đời và phát triển với tốc độ nhanh chóng của di truyền học phân tử. Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 7 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Hình 2. (a) R.Franklin (trái) và M.Wilkins; và (b) Ảnh chụp cấu trúc DNA tinh thể bằng tia X của Franklin. 1.2.2.1 Phát hiện DNA dạng xoắn ốc Năm 1948, nhóm Pauling có 1 phát hiện đặc biệt gây hứng khởi rằng nhiều protein có hình dạng xoắn ốc - kết luận từ các mẫu tia X. Ngay cả với các mẫu nhiễu xạ tia X của Maurice Wilkins, đã có bằng chứng rằng cấu trúc có liên quan đến dạng xoắn ốc. Tuy nhiên, còn rất nhiều các yếu tố cấu trúc khác cần được xác định như có bao nhiêu mạch tham gia, con số này có giữ nguyên cho tất cả các dạng xoắn ốc, các base xoay vào trong hay xoay ra phía ngoài trục xoắn, Các câu hỏi trên chính là động cơ cho Crick và Watson xây dựng mô hình. 1.2.2.2 Phát hiện các nucleotide bổ sung luôn có tỉ lệ bằng nhau Trong khi xây dựng mô hình, Watson và Crick có các giới hạn về hóa học và sinh học. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khả năng khác nhau. Một phát hiện đột phá vào năm 1952, khi Erwin Chargaff đến thăm Cambridge và cho Crick biết thêm về một thí nghiệm ông xuất bản năm 1947 - trong đó, Chargaff quan sát thấy tỉ lệ 4 loại nucleotide thay đổi giữa các mẫu DNA nhưng cho mỗi cặp Adenin và Tymin, Guanine và Cytosine: 2 loại nucleotide trong cặp luôn hiện diện với cùng tỉ lệ. 1.2.2.3 Mô hình của Watson và Crick Watson và Crick đã bắt đầu suy nghĩ về mô hình xoắn kép, nhưng vẫn thiếu thông tin về bước xoắn và khoảng cách ngang giữa 2 mạch. Khi đó, Rosalind Franklin gửi một số phát hiện của bà cho Trung tâm nghiên cứu y học và Crick nhìn thấy các tài liệu này nhờ một trong các đượng dẫn của Max Perutz's. Công trình của Franklin xác nhận về câu trúc xoắn kép và còn ghi nhận Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 8 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử về tính đối xứng của phân tử, đặc biệt là cho rằng 2 mạch chạy theo hướng ngược nhau dạng đối song. Watson và Crick được hỗ trợ rất nhiều nhờ những phát hiện này, và vì thế gây ra tranh cãi vì hai ông xem các mẫu nhiễu xạ tia X quan trọng của Franklin mà chưa được sự đồng ý của bà (bà thậm chí không biết đến.) Sau đó, Watson đề nghị Franklin hợp tác để thắng nhóm của Pauling trong cuộc chạy đua tìm ra cấu trúc nhưng bà từ chối. Ngay sau đó, Wilkins cho Watson xem bức ảnh nổi tiếng - Bức ảnh 51. từ bức ảnh này, Watson và Crick nhanh chóng nhận ra rằng không chỉ khoảng cách giữa 2 mạch không đổi mà còn có thể đo đạc chính xác con số là 2 nanomet, và cũng từ đây, họ xác định được bước sóng 3,4nm mỗi 10bp của cấu trúc xoắn kép. Cuối cùng, Watson và Crick cho rằng việc bắt cặp bổ sung của các base giải thích cho phát hiện cùa Chargaff. Tuy nhiên, khi ấy các sách giáo khoa đã tiên đoán sai rằng các base tồn tại dạng enol (thực chất chúng tồn tại dạng keto). Khi Jerry Donohue chỉ ra lỗi sai này cho Watson, ông nhanh chóng nhận ra cặp A-T, G-C gần như y hệt nhau về hình dạng và do vậy, sẽ tạo ra các cấu trúc như những bậc thang giữa 2 mạch. Hai ông nhanh chóng hoàn thành mô hình và công bố trước khi Franklin xuất bản bất kỳ công trình nào của bà. Hình 3 . (a) J.Watson (trái) và F.Crick; và (b) Mô hình cấu trúc tinh thể DNA 1.3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DNA Năm 1944, Oswald T. Avery và các đồng sự của mình chứng minh DNA là vật chất mang thông tin di truyền, chứ không phải protein. Đến năm 1949, Erwin Chargaff áp dụng phương pháp sắc ký giấy vào việc phân tích thành phần hóa học của DNA các loài khác nhau (Bảng 1) đã khám phá ra rằng: Bảng 1. Thành phần base của DNA ở một số loài Sinh vật Tỷ lệ các loại base nitơ A+G/T+C A+T/G+C Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 9 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử A% T% G% C% Phage lambda 21,3 22,9 28,6 27,2 1,00 0,79 Phage T7 26,0 26,0 24,0 24,0 1,00 1,08 Mycobacterium tuberculosis 15,1 14,6 34,9 35,4 1,00 0,42 Escherichia coli 24,7 23,6 26,0 25,7 1,03 0,93 Aspergillus niger (nấmmốc) 25,0 24,9 25,1 25,0 1,00 1,00 Homo sapiens(người) 30,9 29,4 19,9 19,8 1,01 1,52 (i) Số lượng bốn loại base trong DNA là không bằng nhau; (ii) Tỷ lệ tương đối của các base là không ngẫu nhiên; và trong tất cả các mẫu DNA nghiên cứu tồn tại mối tương quan về hàm lượng (%) giữa các base như sau: A≈T và G≈C, nghĩa là tỷ số (A+G)/ T+C)≈1; (iii) Mỗi loài có một tỷ lệ (A+T)/(G+C) đặc thù. 1.4. CẤU TRÚC CHUỖI XOẮN KÉP DNA 1. 4.1. Mô hình Watson-Crick (Cấu trúc không gian DNA dạng B) Mô hình Watson-Crick (DNA dạng B; Hình 4) có các đặc điểm sau: (1) DNA gồm hai chuỗi đối song song (antiparallel) cùng uốn quanh một trục trung tâm theo chiều xoắn phải, với đường kính 20A O (1Angstrom = 10 -10 m), gồm nhiều vòng xoắn lặp lại một cách đều đặn và chiều cao mỗi vòng xoắn là 34 A O , ứng với 10 cặp base(base pair, viết tắt là bp). (2) Các bộ khung đường-phosphate phân bố ở mặt ngoài chuỗi xoắn và các base nằm ở bên trong; chúng xếp trên những mặt phẳng song song với nhau và thẳng góc với trục phân tử, với khoảng cách trung bình 3,4 A O . (3) Hai sợi đơn gắn bó với nhau bằng các mối liên kết hydro(vốn là lực hóa học yếu) được hình thành giữa các cặp base đối diện theo nguyên tắc bổsung "một purine - một pyrimidine". Cụ thể là, trong DNA chỉtồn tại hai kiểu kết cặp base đặc thù là A-T (với hai liên kết hydro) và G-C (với ba liên kết hydro) (Hình 4 và 5). (4) Tính chất bổsung theo cặp base dẫn đến sự bổ sung về trình tự các base giữa hai sợi đơn của mỗi chuỗi xoắn kép. Vì vậy, trong bất kỳ một phân tử DNA sợi Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 10 [...]... tái sinh điển hình Là hình thức tái sinh mà từ DNA mẹ tạo ra 2 phân tử DNA con,trong đó, 1 phân tử được tổng hợp mới hoàn toàn, còn 1 phân tử được bảo toàn t DNA mẹ 2.3.1.1.2 Tổng hợp bán bảo thủ: Là hình thức tái sinh mà từ 1 DNA mẹ tạo ra 2 phân tử DNA con,trong mỗi phân tử DNA con có 1 chuỗi mới được tổng hợp còn 1 chuỗi là của DNA mẹ truyền cho 2.3.1.1.3 Tổng hợp gián đoạn: Là hình thức tái sinh. .. thế hệ sau Acid deoxyribonucleic là một phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus DNA thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng Trong quá trình sinh sản, phân tử DNA được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau Vì vậy DNA được coi là trung tâm của sinh học phân tử Ngày nay,... cơ chế tái sinh của DNA 2.3 CHỨC NĂNG VÀ CƠ CHẾ TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN 2.3.1 Quá trình tái bản DNA Thông qua lý thuyết di truyền trung tâm chúng ta hiểu rằng: Tái bản DNA là một quá trình sinh sản ở mức phân tử, tạo ra vật liệu cần thiết để sinh sản tế bào và tạo ra cơ thể mới 2.3.1.1 Các hình thức tổng hợp DNA Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 20 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử 2.3.1.1.1... nay, chức năng của DNA trong việc lưu trữ thông tin di truyền và chuyển thông tin đó cho các thế hệ sau được biết đến ở rất nhiều sinh vật khác nhau từ vi khuẩn đến thực vật, động vật bậc cao và con người Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 27 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Hồ Thị Thùy Dương – Sinh học phân tử - NXB giáo dục 1997 2 Võ Thị Thương Lan – Sinh học phân tử - NXB giáo... của các cặp base (A-T và G-C) Đây là hai nguyên lý căn bản chi phối các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử (tái bản, phiên mã và dịch mã), mà ta có thể hình dung tổng quát dưới dạng các kênh truyền thông tin di truyền trong tế bào (được gọi là Giáo lý hay Lý thuyết trung tâm, Central Dogma, của Sinh học phân tử; Hình 6) sau đây: Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 12 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử. .. pôlinuclêôtit Các nuclêôtit ở hai chuỗi của Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 19 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử phân tử DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô 2.2.1 Những đặc điểm của DNA đảm bảo lưu giữ, bảo quản được thông tin di truyền - Trên mỗi mạch đơn của phân tử DNA, cac Nucleotit liên kết với nhau bằng... – Bài giảng sinh học phân tử - NXB Đại học Huế, 2002 4 Nguyễn Hoàng Lộc (Chủ biên), Trần Thị Lệ, Hà Thị Minh Thi – Giáo trình sinh học phân tử - NXB Đại học Huế, 2007 5 Phan cự Nhân, Nguyễn Minh Công, Đặng Hữu Lanh – Di Truyền Học – NXB giáo dục, 1999 6 Hoàng Trọng Phán – Đỗ Quý Hai – Giáo trình nucleic acid – NXB Đại học Huế, 2005 7 Lê Đức Trình – Sinh học phân tử của tế bào – NXB khoa học và kỹ thuật... tính với hàm lượng GC Nhiệt độ nóng chảy (Tm) của một phân tử DNA là nhiệt độ mà tại đó hai sợi bị biến tính hay tách nhau một nửa Ngoài ra, nồng độ ion thấp và các dung môi hữu cơ cũng thúc đẩy sự biến tính của DNA Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 17 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử CHƯƠNG 2 CHỨC NĂNG LƯU GIỮ, TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN CỦA DNA 2.1 DNA LÀ VẬT LIỆU DI TRUYỀN Năm 1928, những nghiên... xoắn kép DNA Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 11 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Hình 5 Hai kiểu kết cặp base của DNA Cặp AT nối với nhau bằng hai liên kết hydro và cặp GC - ba liên kết hydro (biểu thị bằng các đường chấm: -) Các nguyên tử C1' đại diện cho vị trí của đường và phosphate ở mỗi cặp nucleotide Tóm lại, hai đặc điểm quan trọng nhất trong cấu trúc DNA là sự phân cực ngược chiều của hai... đặc điểm quan trọng nhất của DNA là hai mạch đơn bổsung của nó gắn với nhau bằng các mối liên kết hydro, vốn là lực liên kết hóa Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 14 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử học yếu nên chúng có thể bị phân hủy dưới tác dụng của các enzyme, năng lượng làm cho hai mạch đơn của chuỗi xoắn kép tách rời nhau, gọi là biến tính (denaturation) Nhờ đó DNA mới có thểtái bản, các . DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM    TIỂU LUẬN SINH HỌC PHÂN TỬ ĐỀ TÀI: ACID DEOXYRIBONUCLEIC (DNA) TRUNG TÂM CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ Học viên:. thuyết trung tâm, Central Dogma, của Sinh học phân tử; Hình 6) sau đây: Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 12 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Hình 6: Lý thuyết trung tâm của sinh học phân tử 1.4.2 đặc thù cho từng nhóm sinh vật. Nguyễn Thị Kim Nữ Sinh K22 Trang 4 DNA – Trung tâm của Sinh học phân tử Đề tài ” Acid deoxyribonucleic (DNA) – Trung tâm của sinh học phân tử giúp hiểu sâu hơn

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu……………………………………………………………………………….….3

  • Nội dung…………………………………………………………………………….…. 5

  • Chương 1 Tìm hiểu về DNA………………………………………………………… 5

    • Vào năm 1951-1952, việc nghiên cứu cấu trúc ba chiều của DNA bằng phân tích nhiễu xạ tia X được bắt đầu bởi Maurice Wilkins và Rosalind Franklin. Các bức ảnh chụp được 1952 (hình 2) gợi ý rằng DNA có cấu trúc xoắn gồm hai hoặc ba chuỗi. Lúc này ở Anh còn có một số nghiên cứu khác nhằm phát triển lý thuyết nhiễu xạ của Linus Pauling để tìm hiểu cấu trúc DNA. Tuy nhiên, giải pháp đúng đắn nhất là chuỗi xoắn kép bổ sung do Watson và Crick đưa ra năm 1953. Mô hình này hoàn hoàn toàn phù hợp với các số liệu của Wilkins và Franklin cũng như của Chargaff. Sự kiện này mở ra một bước ngoặt mới cho cho sự ra đời và phát triển với tốc độ nhanh chóng của di truyền học phân tử.

    • 1.2.2.3 Mô hình của Watson và Crick

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan