Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

67 996 12
Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình CNH – HĐH và đô thị hoá đất nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ cùng với đó là nhu cầu về nguyên vật liệu cho xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình xây dựng dân dụng nói chung ngày càng tăng Trong các loại nguyên vật liệu thì gạch đất sét nung là loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng vì gạch là loại vật liệu tạo nên hình dáng cấu trúc ban đầu cho các công trình đồng thời nó còn tạo nên sự bền vững cho các công trình đó

Tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy tiêu thụ sản phẩm đã trở thành một trong những khâu quan trọng mà các DN phải đặc biệt quan tâm Trong tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay các DN buộc phải năng động sáng tạo tìm ra các biện pháp tốt, phù hợp đẩy mạnh TTSP của DN, như vậy mới đảm bảo cho sự tồn tại.

Trong thực tế, không ít những SP của một số DN rất tốt nhưng tiêu thụ lại rất chậm, thậm chí không tiêu thụ được do không biết cách tổ chức TTSP Do vậy, TTSP là công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi các DN phải suy nghĩ và tìm ra các biện pháp phù hợp, khoa học để đẩy mạnh việc TTSP của DN mình

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải có ngành nghề là SXKD các loại gạch đất sét nung Từ sau khi cổ phần hoá năm 2005 đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tựu và cố gắng vươn lên giành vị thế trên thị trường Tuy nhiên, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong công tác TTSP Vậy những thành tựu mà công ty đã đạt được là gì và những khó khăn trong công tác TTSP mà công ty đang gặp phải là gì? Xuất phát từ lý luận và thực tế của công ty, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 2

Tổng hợp những lý luận cơ bản về TTSP nói chung và TTSP gạch đất sét nung nói riêng, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng tình hình TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hoạt động TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ ngày 14/4/2010 đến ngày 18/10/2010 Thông tin dùng cho nghiên cứu thu thập qua 3 năm (2007 – 2009).

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải là một trong bốn doanh nghiệp sản xuất gạch đất sét nung theo công nghệ lò Tuynel trên địa bàn huyện Tiền Hải Đây cũng là DN đi đầu trên địa bàn sản xuất loại gạch này, do đó cùng với nhiều năm kinh nghiệm và từng bước tạo lập uy tín hiện nay công ty đang có khối lượng sản xuất và tiêu thụ mạnh nhất trên địa bàn huyện Tiền Hải Sản phẩm của công ty được khách hàng tin dùng và được đánh giá là SP có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhu cầu thị trường Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một vài SP của công ty đang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ Từ những lý do trên tôi đã chọn công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải làm điểm nghiên cứu.

v

Trang 3

4.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Những số liệu này là những số liệu có sẵn được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản Ngoài ra tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nghiên cứu sinh Những tài liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn tài liệu tham khảo.

4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu đề tài Số liệu sơ cấp được thu thập từ các báo cáo như báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tổng kết, báo cáo kế hoạch… Những báo cáo này lấy từ các phòng ban của công ty như phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính…

Bên cạnh đó chúng tôi còn tiến hành điều tra trực tiếp một số khách hàng là những DN đang thi công các công trình xây dựng và các khách hàng mua SP trực tiếp của công ty trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

Phương pháp điều tra

Chọn điểm điều tra: Chúng tôi tập trung điều tra tình hình TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải trên địa bàn huyện Tiền Hải vì đây là thị trường tiêu thụ chính của công ty, ở đây công ty có lượng tiêu thụ lớn nhất Cụ thể, chúng tôi tiến hành điều tra ở 20 công trình xây dựng đang sử dụng Sản phẩm của công ty.

4.3 Phương pháp phân tích

4.3.1 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Là phương pháp tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ lãnh đạo công ty như giám đốc, phó giám đốc; cán bộ phòng kinh doanh; cán bộ kỹ thuật của công ty để có thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích trong việc đánh giá nhìn nhận hiện tượng.

4.3.2 Phương pháp so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu Trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay yếu kém, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp trong từng trường hợp

Trang 4

Thông qua việc quan sát và tìm hiểu thực tế các số liệu thứ cấp và sơ cấp của công ty, chúng tôi tiến hành so sánh giữa các loại hình tổ chức và các chỉ tiêu qua các năm nghiên cứu.

4.4 Phương pháp SWOT

Phân tích SWOT là phương pháp xác định các điểm mạnh (ưu điểm), các điểm yếu (nhược điểm) và đồng thời các cơ hội và thách thức mà công ty phải đối mặt

Đây là phương pháp phân tích một hiện tượng dưới quan điểm hệ thống từ bên trong (S, W) ra bên ngoài (O, T) hay đồng thời kết hợp cả trong và ngoài Là công cụ sử dụng nhiều trong phân tích các hiện tượng dưới dạng định tính

Mạnh (Strengs): Khả năng bên trong hay chúng ta có cái gì?

Yếu (Weaknesses): Sự thiếu khả năng bên trong hay chúng ta thiếu cái gì?

Cơ hội (Opportunities): Những điểm tích cực từ hoàn cảnh bên trong hay chúng

5 Kết cấu của chuyên đề:

Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Thực trạng TTSP gạch đất sét nung tại công ty CP đầu tư và xây lắp

Tiền Hải.

vii

Trang 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài

1.1.1 Một số lý luận cơ bản về thị trường

1.1.1.1 Khái niệm thị trường

Thị trường là một khái niệm được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác khau, tuy nhiên nó luôn gắn với sản xuất hàng hoá Đã có nhiều lĩnh vực đề cập đến khái niệm thị trường:

Theo quan điểm kinh tế vĩ mô: Thị trường là nơi chứa đựng tổng cung và tổng cầu.

Theo quan điểm kinh tế cho rằng: Thị trường gồm tất cả các người mua, người bán có hoạt động trao đổi với nhau các hàng hoá hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cho nhau.

Theo Marketing phát triển định nghĩa thị trường như sau: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).

1.1.1.2 Chức năng của thị trường

* Chức năng thừa nhận: Hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào việc sản phẩm hay dịch vụ của các DN có được thị trường thừa nhận hay không Nói cách khác sản phẩm, dịch vụ được thị trường thừa nhận là điều kiện chúng thực hiện được giá trị của mình Thị trường thừa nhận các nội dung sau:

Thị trường thừa nhận chủng loại và cơ cấu chủng loại hàng hoá Thị trường thừa nhận khối lượng sản phẩm hàng hoá

Thị trường thừa nhận giá cả.

Thị trường thừa nhận phương thức trao đổi đối với một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể nào đó.

* Chức năng thực hiện: Thông qua chức năng này hàng hoá và dịch vụ sẽ hoàn thành quá trình chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ Quá trình trao đổi hay mua bán là quá trình chủ yếu diễn ra trên thị trường Thông qua quá trình này sản phẩm hay dịch vụ bằng quan hệ cung cầu sẽ hình thành nên giá cả, cơ sở để thanh toán và điều

Trang 6

kiện để thoả mãn nhu cầu Kết thúc một quá trình mua bán, chức năng thực hiện của thị trường đã được hoàn thành.

* Chức năng điều tiết kích thích: Lợi nhuận kinh doanh chỉ hình thành thông qua hoạt động thị trường, vì vậy thị trường vừa là môi trường vừa là động lực để điều tiết kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

* Chức năng thông tin: Trên thị trường sẽ hình thành nên hệ thống thông tin đa chiều Hệ thống thông tin Marketing là hệ thống hoạt động thường xuyên của sự tương tác giữa con người, thiết bị và phương tiện kỹ thuật dùng để thu thập, phân tích, đánh giá và truyền đi những thông tin chính xác kịp thời và cần thiết để người phu trách lĩnh vực Marketing sử dụng chúng với mục tiêu lập, tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch Marketing và kiểm tra hiệu quả của hoạt động Marketing

1.1.2 Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm.

1.1.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường đối với bất kỳ DN nào thì TTSP cũng là quan trọng nhất Nó là cầu nối trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng Thông qua quá trình này SP hàng hóa dịch vụ được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của DN được hoàn thành đồng thời tính hữu ích của hàng hóa được thừa nhận

Tiêu thụ SP hàng hóa dịch vụ là quá trình đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng thông qua hình thức mua bán (Nguyễn Tấn Bình, 2000).

Tiêu thụ SP là giai đoạn cuối cùng của quá trình SXKD, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN bởi có tiêu thụ được thì mới thực hiện được quá trình tái sản xuất.

1.1.2.2 Vai trò của TTSP đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành qua nhiều khâu kế tiếp nhau, mỗi khâu có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời với các khâu khác Các khẩu của hoạt động sản xuất kinh doanh được ví như một mắt xích trong cả một hệ thống mắt xích nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đựơc trơn tru Mắt xích này được gắn liền với mắt xích kia tạo ra sự chuyển động liên tục và cái này là tiền đề, bổ trợ cho cái kia TTSP là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất, song nó lại rất quan trọng, cũng có khi giữ vai trò quyết định các vấn đề trong quá trình tồn tại và phát triển của DN.

ix

Trang 7

TTSP là khâu quyết định sự thành bại của DN Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh thu đựơc thông qua việc bán hàng do đó tiêu thụ là khâu quan trọng chi phối các khâu nghiệp vụ khác Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đòi hỏi phải được diễn ra liên tục và nhịp nhàng giữa các chu kỳ kinh doanh khác Hiệu quả kinh doanh đựơc đánh giá bởi nhiều nhân tố trong đó có tốc độ quay vòng vốn Tốc độ quay vòng vốn lại phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tiêu thụ lại là tấm gương để phản chiếu tình hình kinh doanh của các DN.

TTSP là khâu hết sức quan trọng đối với bản thân mỗi DN và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân Thông qua tiêu thụ, tính hữu ích của sản phẩm mới được xác nhận một cách hoàn toàn Có tiêu thụ đựơc hàng hoá thì mới thu hồi được vốn có nghĩa là tăng nhanh số lượng tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay của vốn và lãi suất phải trả cho việc vay vốn Sau quá trình tiêu thụ DN không những thu tổng số tiền liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, thể hiện được ở mức thu nhập thuần tuý của bản thân DN và của Nhà nước Thông qua tiêu thụ, lợi nhuận của DN được thực hiện đó là nguồn cơ bản nhằm bổ sung vào nguồn vốn tự có của DN, giúp DN hình thành các quỹ của mình… Ngoài ra, TTSP tốt sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội Bới vì tổ chức tốt quá trình TTSP tức là chủ động tạo ra nhu cầu, kích thích tiêu dùng từ đó có sự tác động trở lại quá trình tái sản xuất, và cứ như thế nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của xã hội.

Đối với các DN sản xuất, tiêu thụ có vị trí quan trọng quyết định tới toàn bộ hoạt động của DN Bởi vì hiệu quả kinh doanh của DN được đánh giá thông qua khối lượng hàng hoá được bán ra trên thị trường Nếu tiêu thụ bị đình trệ thì mọi hoạt động khác cũng bị đình trệ theo Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nâng cao khối lượng hàng hoá bán ra trên thị trường có nghĩa là DN đã nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, quyết định sự sồng còn của DN đồng thời cân đối cung cầu trên thị trường va quyết định quá trình tái sản xuất của DN.

Hoạt động TTSP cũng thể hiện mục tiêu của DN là hướng tới khách hàng Hoạt động này tạo ra nhu cầu mà thực chất là nhu cầu về Sản phẩm hàng hoá một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó Chính hoạt động này đòi hỏi các DN phải có tầm hiểu biết và nhanh nhạy với thị trường, đặc biệt là có đội ngũ kinh doanh giỏi.

1.1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động TTSP

Trang 8

TTSP hàng hoá là quá trình sản phẩm được vận động từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗi DN là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện những mục tiêu hiệu quả đã định trước đó là:

* Mục tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của sản xuất kinh doanh Có lợi nhuận thì mới tái sản xuất mở rộng được mà lợi nhuận là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng (doanh thu tiêu thụ) và tổng chi phí mà DN đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.

Công tác TTSP tốt sẽ thu được lợi nhuận nhiều và không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được ít thị lợi nhuận sẽ thấp, có thể hoà vốn hoặc lỗ Đẩy mạnh công tác TTSP là tăng nhanh vòng quay của vốn kinh doanh qua đó có khả năng tiết kiệm vốn tăng lợi nhuận cho DN.

* Mục tiêu vị thế của DN

Vị thế của DN trên thị trường biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hoá được bán ra so với số lượng hàng hoá của toàn bộ thị trường, con số này càng lớn thì vị thế của DN càng lớn Do đó TTSP có ý nghĩa quyết định đến vị thế của DN trên thị trường Tuy nhiên, để có được vị thế lớn trên thương trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay là rất khó khăn, nó đòi hỏi DN phải hết sức có gắng tận dụng mọi thời cơ, cơ hội và vị thế của mình để dành lấy thị trường có như vậy mới đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh.

* Mục tiêu an toàn

Hàng hoá là những vật phẩm được sản xuất ra để bán Đối với các DN, sản phẩm sau khi được sản xuất ra phải đem đi bán trên thị trường để thu tiền về thì DN mới có khả năng tái sản xuất và quá trình kinh doanh mới diễn ra liên tục được Nếu không bán được hàng thì sẽ ứ đọng vốn và thua lỗ kéo dài sẽ dẫn tới phá sản Vì vậy, TTSP sẽ giúp cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và có hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn cho kinh doanh của DN.

* Mục tiêu đảm bảo tái sản xuất liên tục

Quá trình tái sản xuất đảm bảo gồm bốn khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Quá trình này chỉ diễn ra liên tục khi các khâu của nó diễn ra trôi chảy, nhẹ nhàng TTSP nằm trong khâu phân phối và trao đổi do đó nó là một bộ phận hữu cơ của quá

xi

Trang 9

trình tái sản xuất Mặt khác, khi tái sản xuất diễn ra liên tục lại giúp cho các hoạt động tiêu thụ diễn ra liên tục, tạo ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường

1.1.2.4 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

a Nghiên cứu thị trường:

Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai?

Cụ thể hơn là hoạt động điều tra, nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về các sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần những sản phẩm nào, đặc điểm dinh tế- kỹ thuật của nó ra sao, khả năng tiêu thụ về sản phẩm đó như thế nào? Từ đó lựa chọn sản phẩm để doanh nghiệp tiến hành sản xuất.

b Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất - kỹ thuật - tài chính.

c Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán:

Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng: tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: tiếp nhận, phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm, đính nhãn hiệu, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho - phân loại và ghép đồng bộ hợp với nhu cầu tiêu dùng.

d Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm:

Lựa chọn hình thức tiêu thụ phù hợp, theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng Căn cứ vào đặc điểm tính chất sản phẩm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp (bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng) hay kênh tiêu thụ gián tiếp (bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng có qua trung gian).

e Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng:

Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp

Trang 10

Những nội dung chủ yếu của hoạt đông xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm,…

f Tổ chức hoạt động bán hàng:

Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là: chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, và thu tiền khách hàng, chọn hình thức tiêu thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp,…

g Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm:

Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ.

1.1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến TTSP

a Các yếu tố thuộc môi trường ngành

Khách hàng: Để đẩy mạnh được quá trình TTSP, DN cần thiết phải hiểu được các nhu cầu khách hàng hiện có hoặc tiềm ẩn, tâm lý hay hành vi tiêu dùng của họ đều có thể khêu gợi, đáp ứng thoả mãn, thu hút họ.

Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Đây là các công ty chuyên cung cấp các dầu vào cho DN và cho đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh: Để có thể tồn tại, mở rộng thị trường sản phẩm DN cần phải nghiên cứu, phát hiện chiến lược của dối thủ cạnh tranh, đánh giá các mặt mạnh, yếu của họ, đánh giá cách họ phản ứng với mỗi hành động xúc tiến tiêu thụ của ta để có những quyết định cần thiết.

Mối đe doạ xâm nhập: Khi có các đối thủ cạnh tranh mới xâm nhập sẽ xuất hiện nguy có chia rẽ thị trường, cạnh tranh trở nên ác liệt hơn Do đó với tư cách là một DN tồn tại lâu hơn trên thị trường, DN cần phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ mới tham gia thị trường từ đó có chiến lược đối phó để bảo vệ thị trường, tạo hàng rào cản trở

xiii

Trang 11

Sản phẩm thay thế: Công ty cần phải phân tích về sản phẩm thay thế thông thường, thay thế hoàn toàn trên cơ sở đó thấy được nguy cơ hay cơ hội có phản ứng kịp thời, hợp lý (Dương Thế Hữu, 2005).

b Các yếu tố bên trong DN

Mỗi DN đều có tiềm năng riêng nhất định, nó phản ánh thế lực của DN trong quá trình xây dựng các chiến lược, kế hoạch TTSP, cần phải đánh giá tiềm năng đó một cách chính xác để phục vụ cho việc khai thác thời cơ Một chiến lược không được xây dựng trên cơ sở tiềm năng đã đánh giá thì sẽ bị thất bại và kéo theo sau đó là các chi phí phát sinh vô ích.

Uy tín của DN: Đây là tài sản vô hình, nó không dễ gì mà có trong thời gian ngắn Uy tín của DN sẽ giúp cho việc TTSP tốt hơn Vì vậy các DN phải có sự cố gắng vươn lên trong sản xuất kinh doanh để tạo lập uy tín và củng cố uy tín của mình.

- Sản phẩm và chất lượng sản phẩm của DN: Điều quan trọng đầu tiên đối với người tiêu dùng cũng như đối với nhà sản xuất là chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm có thể đưa DN tới đỉnh cao của danh lợi hoặc nó có thể đưa DN đến bờ vực của sự phá sản, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của DN Nó có thể giúp doanh nghệip thu hút thêm khách hàng giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Giá cả sản phẩm: Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường Giá cả được sử dụng như một vũ khí cạnh tranh nhưng nếu lạm dụng vũ khí giá cả nhiều khi không thúc đẩy được tiêu thụ hàng hoá mà còn thiệt hại tới lợi nhuận, bởi theo quan niệm của người tiêu dùng giá cả thể hiện chất lượng Vì vậy nhiều khi đặt giá thấp không phải là thúc đẩy được tiêu thụ.

Hoạt động của người bán hàng và người đại lý chiếm vị trí quan trọng, trung tâm trong hoạt động tiêu thụ vì họ là người trực tiếp thực hiện việc bán hàng, thu tiền về Doanh thu của DN cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của họ.

1.1.2.6 Sản phẩm

Theo quan điểm cổ điển, SP là tổng hợp các đặc tính vật lý, hóa học, có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng bộ nhất là vật mang giá trị sử dụng Trong nền sản xuất hàng hóa, SP chứa đựng các thuộc tính của hàng hóa Nó là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng Nói cách khác, SP với tư cách là một hàng hóa nó không chỉ là sự tổng hợp các đặc tính hóa học vật lý, các đặc tính sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị (Trương Đình Chiến, 2000).

Trang 12

Chu kỳ sống của SP là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).

Chu kỳ sống của SP có bốn giai đoạn: Giai đoạn tung SP ra thị trường; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn chín ; Giai đoạn suy thoái.

1.1.2.7 Giá cả sản phẩm

Trong nghiên cứu kinh tế, giá được hiểu là “sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa” Trong kinh doanh và quản trị giá, giá cả được mô tả đơn giản và cụ thể hơn “giá là khoản tiền phải trả cho một thứ gì đó” (Nguyễn Xuân Giang,2005).

Giá là số tiền biểu hiện giá trị của một sự chuyển đổi nào đó: giá mua thể hiện sự chuyển đổi lúc đầu vào, giá bán thê hiện sự chuyển đổi lúc đầu ra (Nguyễn Phú Giang, 2005).

Đối với người bán, giá cả là khoản tiền trù tính có thể nhận được từ phía người mua sau khi chuyển cho họ quyền sở hữu hay sử dụng hàng hóa và dịch vụ đó Còn đối với người mua thì giá cả luôn là chỉ số đầu tiên để đánh giá phần được với chi phí mà họ bỏ ra để có được quyền sở hữu hay sử dụng hàng hóa đó (Nguyễn Nguyên Cự, 2005).

Phương pháp định giá:

- Phương pháp định giá theo giá thành

Giá bán = Chi phí bình quân 1 đơn vị SP + Lãi dự kiến

Lãi dự kiến: có thể xác định theo giá thành SP hoặc theo doanh số bán Phương pháp này rất thích hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu

Giá bán theo lợi nhuận mục tiêu =

chi phí một đơn vị

Lợi nhuận mong muốn tính trên vốn đầu tư

Trang 13

Khi định giá cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh để quyết định, ít quan tâm đến chi phí và nhu cầu.

1.1.2.8 Kênh phân phối sản phẩm

Có thể nói đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của người mua và tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất Tất cả những người tham gia vào trong kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác

Các loại kênh phân phối:

Sơ đồ 2.1 Mô hình kênh phân phối

- Kênh không cấp còn gọi là kênh trực tiếp: Ở kênh này, nhà sản xuất bán hang trực tiếp cho người tiêu dùng, không qua trung gian.

- Kênh 1 cấp: có một trung gian là các nhà bán lẻ.

Trang 14

- Kênh 2 cấp: Có hai trung gian là nhà bán buôn và nhà bán lẻ.

- Kênh 3 cấp: Có ba cấp trung gian là đại lý đến nhà phân phối và nhà bán lẻ.

1.1.2.9 Chiến lược chiêu thị

Chiêu thị là những nỗ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp

Chiến lược chiêu thị bao gồm:

-Hỗn hợp Chiêu thị ( promotional - mix)

-Quảng cáo (Advertising): là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để truyền tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng.

Các phương tiện quảng cáo: Báo chí, tạp chí, radio, TV, quảng cáo ngoài trời, internet, thư trực tiếp.

-Khuyến mãi (Sales Promotion): Khuyến mãi là những khích lệ ngắn hạn để khuyến khích việc mua một sản phẩm hay dịch vụ.

Các công cụ khuyến mãi dành cho người tiêu dung: Tặng hàng mẫu, cuống phiếu, giá trọn gói, quà tặng, các giải thưởng, xổ số, rút thăm, phần dành riêng cho khách hàng quen thuộc,….

-Quan hệ công chúng (Public Relations): là những hoạt động truyền thông để xây dựng và bảo vệ danh tiếng của công ty, của sản phẩm trước các giới công chúng.

Công cụ chủ yếu của quan hệ công chúng: Tổ chức sự kiện, tài trợ, tin tức, bài nói chuyện, hoạt động công ích,….

- Bán hàng cá nhân (Personal selling): Là sự giao tiếp mặt đối mặt của nhân viên bán hàng với khách hàng tiềm năng để trình bày, giới thiệu và bán sản phẩm

Các bước trong quá trình bán hàng cá nhân: Tiếp cận, truyền đạt thông tin, thuyết phục, nhắc nhở, bán hàng, sau khi bán hàng.

xvii

Trang 15

- Marketing trực tiếp (Direct marketing): Là việc sử dụng điện thoại, thư, email và những công cụ tiếp xúc khác( không phải là người) để giao tiếp và dẫn dụ một đáp ứng từ khách hàng riêng biệt hoặc tiềm năng

Công cụ của marketing trực tiếp: Catalog, thư, email, điện thoại, TV, radio.

1.2 Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài

1.2.1 Giới thiệu về thị trường gạch đất sét nung ở Việt Nam

Theo thống kê của Hội vật liệu xây dựng Việt Nam, tại Việt Nam, VLXD chủ yếu là gạch đất sét nung, chiếm tới 91,5% tổng lượng gạch xây được sử dụng Trong số này, gạch sản xuất bằng công nghệ lò nung Tuynel mới chiếm khoảng 40%, số còn lại được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công Cũng theo thống kê của hội này, nhu cầu TTSP gạch đất sét nung của nước ta tăng lên rất nhanh: năm 2000 là khoảng 19 tỷ viên, năm 2005 khoảng 31 tỷ viên (Nguyễn Thành Luân, 2006), và năm 2008 là 42 tỷ viên (TTXVN,2008) Hiện có nhiều công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch đất sét nung công nghệ Tuynel với số lượng sản xuất ngày càng nhiều Tính trên cả nước đã có khoảng gần 200 công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch đất sét nung công nghệ Tuynel đã và đang hình thành như: Hạ Long 1 – Viglacera, Thạch Bàn, Giếng Đáy, Bình Định, Bình Dương, Long Thành Đồng Nai, An Lộc, Kiên Giang, Côn Sơn, Dacom,… với tổng công suất trên 24 tỷ viên/năm.

Khi mà thu nhập và trình độ dân trí không ngừng tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng SP cũng tăng lên rất nhanh Không giống trước đây, các công trình chủ yếu sử dụng sản phẩm của các lò gạch thủ công thì hiện nay thị trường đòi hỏi những SP đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi sử dụng, cùng với nó là kiểu dáng, kích thước, mẫu mã đa dạng để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của công trình Do đó, các DN luôn chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng SP của đơn vị mình Cuộc cạnh tranh giành giật thị trường giữa các hãng hiện nay đang diễn ra rất gay gắt mạnh mẽ Chính vì thế việc tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ là điều mà các nhà sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung luôn quan tâm.

Trang 16

1.2.2 Một số nghiên cứu trước đây về hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch

1 Nghiên cứu “Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung tại Công ty Cổ phần Hạ Long 1 – Viglacera”, (Nguyễn Thành Luân, 2006), nghiên cứu tập trung đi vào tìm hiểu tình hình tiêu thụ của một số sản phẩm gạch đất sét nung của Công ty sản xuất theo công nghệ lò đứng và lò Tuynel về số lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, giá bán sản phẩm, hệ số tiêu thụ,…

Nghiên cứu cũng tập trung phân tích các nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm như hoạt động nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức thực hiện chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược chiêu thị,…

2 Nghiên cứu “Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty gạch ốp lát Thái Bình”, (Dương Thế Hữu, 2005) đã tập trung vào thực trạng hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công ty như số đại lý ở các khu vực thị trường, doanh thu từ các khu vực thị trường, sản lượng tiêu thụ qua các kênh phân phối,…

Nghiên cứu cũng đã làm rõ các hoạt động tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty như thực trạng về giá cả, phân phối, các hoạt động hỗ trợ bán hàng…

Hai nghiên cứu trên đã đánh giá được kết quả trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại hạn chế Tuy nhiên, lại chưa đánh giá được hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm, cũng như chưa phân tích để thấy những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong hoạt động TTSP của Công ty trong thời gian qua cũng như trong tương lai Đây chính là những vấn đề mà nghiên cứu của tôi bổ sung.

xix

Trang 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG –KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TTSP GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TẠI CÔNG TY

CP ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG TIỀN HẢI

2.1 Tổng quan về công ty

2.1.1 Vị trí địa lý của công ty

Nằm trên quốc lộ 39B, km 0 + 700 từ Thị trấn Tiền Hải đi khu nghỉ mát Đồng Châu, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải thuộc địa bàn quản lý của thị trấn Tiền Hải, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Với vị trí nằm trên khu trung tâm của thị trấn, gần với khu công nghiệp Tiền Hải nên công ty có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, trao đổi buôn bán với các huyện và tỉnh khác Lợi thế này tạo ra sức mạnh cạnh tranh lớn cho công ty Đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc TTSP, thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải tiền thân là công ty xây lắp Tiền Hải được thành lập theo quyết định số 444 ngày 18/09/1985 của UBND tỉnh Thái Bình thực hiện nghị định số 388 ngày 20/11/1991 của Chính phủ nhằm sắp xếp ổn định lại các DN Nhà nước Công ty xây lắp Tiền Hải được thành lập lại DN Nhà nước theo thông báo của Bộ xây dựng số 364 ngày 7/01/1992, được UBND tỉnh ra Quyết định số 08 ngày 7/01/1993 và được trọng tài kinh tế cấp giấy phép kinh doanh số 106763 ngày 04/03/1993 Ngày 04/05/2005 UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 979 chuyển công ty xây lắp Tiền Hải là DN Nhà nước thành công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải, được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0803000249 ngày 29/11/2005 Công ty có tên giao dịch là “Tien Hai construction and investment join stock company”.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất các sản phẩm gốm sứ, vật liệu chịu lửa; mua bán vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi; lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng tư vấn đấu thầu, tư vấn thẩm định thiết kế công trình, theo dõi giám sát thi công Từ tháng 04/2000

Trang 18

được sự cho phép của UBND và Sở xây dựng tỉnh Thái Bình, công ty xây lắp Tiền Hải đã mạnh dạn đầu tư xây dựng hai nhà máy sản xuất gạch đất sét nung với công suất thiết kế là 30.000.000 viên/năm Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng công trình ban đầu là 20 tỷ đồng Toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch đất sét nung được nhập từ Nga Ngày 08/04/2001 dây chuyền được xây dựng xong và chính thức đi vào chạy thử thành công Có thể nói công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải là một DN được hình thành trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Tuy nhiên sau 8 năm sản xuất kinh doanh cho thấy rằng công ty đã phát triển và đứng vững trên thị trường, sản phẩm của công ty có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh Thái Bình góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

2.1.3 Tình hình lao động của công ty

Tổng số lao động của công ty qua 3 năm (2007 – 2009) không có sự biến động lớn, năm 2007 là 364 người, năm 2008 giảm xuống chỉ còn 350 người, đến năm 2009 số lượng lao động của công ty là 366 người, tốc độ tăng bình quân qua 3năm là 0,27% Cụ thể, xét theo tính chất lao động, công nhân sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất do đặc thù của công ty đòi hỏi nhiều lao động chân tay như công nhân bốc xếp, công nhân vận chuyển nhưng lao động sản xuất của công ty những năm qua lại có xu hướng giảm, bình quân qua 3 năm giảm 0,5% Nguyên nhân do trên địa bàn có nhiều công ty mới thành lập, đây là lý do nhiều công nhân có kinh nghiệm và tay nghề bỏ công ty qua các công ty khác làm ( họ bị hấp dẫn về thu nhập) Số lượng nhân viên phục vụ của công ty đựơc duy trì ở mức ổn định với 12 người nên không có sự biến động gì Đồng thời, cán bộ quản lý cũng có sự biến động, trung bình qua 3 năm cán bộ quản lý của công ty tăng 4,53%, lý do của sự biến động này là những năm gần đây sản xuất của Công ty đã đi vào ổn định, sản lượng sản xuất ngày càng tăng do đó đòi hỏi những cán bộ có trình độ để quản lý, giám sát công việc Cùng với sự biến động về số lượng lao động thì chất lượng lao động cũng có sự thay đổi Cụ thể ở 2 nhóm đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông số lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng tăng lên do nhu cầu số lượng cán bộ quản lý của Công ty tăng, còn số lượng lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật giảm đi đã được phân tích ở trên.

xxi

Trang 19

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Trang 21

2.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Là một DN có quy mô nhỏ nên tổng nguồn vốn của công ty cũng không lớn, cụ thể: năm 2007 là 42.522,74 triệu đồng, năm 2008 là 42.154,33 triệu đồng và năm 2009 là 54.211,88 triệu đồng, trung bình qua 3 năm nguồn vốn của công ty tăng 12.91% Nguyên nhân là do công ty mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên nhu cầu về vốn của công ty tăng do đó công ty vay thêm từ các DN khác và từ ngân hàng.

Về mặt tài sản của công ty, tài sản cố định và đầu tư dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao và luôn duy trì ở mức trên 60% tổng số tài sản Tài sản cố định của công ty tập trung chủ yếu vào các dây chuyền sản xuất Qua 3 năm nghiên cứu tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng bình quân 11,16% Với một cơ cấu tài sản như vậy sẽ đảm bảo cho DN phát triển một cách vững chắc về sau Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm khoảng trên 30% tổng số tài sản, trong đó hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng cao nhất Năm 2007, hàng tồn kho chiếm tới 74,46%, năm 2008 chiếm 66,53% và năm 2009 là 70,87% Bình quân qua 3 năm giá trị hàng tồn kho tăng 13,83%, đây là khó khăn trong tiêu thụ công ty cần tìm giải pháp khắc phục Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, biến động lớn nhất là các khoản phải thu, đó là các khoản hàng bán chịu chưa đòi được hoặc các công trình xây dựng chưa thanh toán được Bình quân qua 3 năm nghiên cứu số phải thu tăng 37,24%, điều này cho thấy công ty chưa khắc phục được tình trạng bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong khi vốn vẫn phải đi vay từ ngân hàng và các đơn vị khác và chịu lãi suất.Về nguồn hình thành tài sản, vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ cao trên dưới 60% và trong 3 năm qua không ngừng tăng lên, bình quân qua 3 năm tăng 13,45% Với nguồn vốn chủ sở hữu này giúp công ty ít chịu ảnh hưởng bởi các tác động tài chính, đảm bảo cho quá trình SXKD phát triển tốt Trong nguồn hình thành tài sản thì nợ phải trả của công ty cũng có xu hướng tăng lên, bình quân qua 3 năm nợ phải trả của công ty tăng bình quân 12,04% Trong đó nợ dài hạn tăng mạnh nhất, bình quân tăng 32,71% nguyên nhân năm 2008 công ty vay của Ngân hàng để đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất gạch Nem tách Nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng nguyên nhân do công ty chưa thanh toán cho các nhà cung cấp.

Trang 22

Bảng 2.2 Tình hình tài sản và vốn của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Trang 24

2.1.5 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải mạnh dạn đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung lò Tuynel được coi là tiên tiến nhất ở Việt Nam hiện nay Tính đến ngày 31/12/2008 tổng giá trị hai dây chuyền của công ty là 31.250 triệu đồng trong đó máy móc thiết bị là 24.450 triệu đồng với công suất hiện tại là 45.000.000 viên/năm, nhà xưởng trị

giá 6.800 triệu đồng, hệ thống nhà xưởng được thiết kế một cách hợp lý và khoa học phục vụ sản xuất một cách tốt nhất.

Các phương tiện vận chuyển hàng hoá được công ty trang bị khá đầy đủ với 8 xe chở hàng có công suất 6 tấn/xe Ngoài số xe vận chuyển tự mua sắm công ty còn hợp đồng vận chuyển với tư nhân nhằm đảm bảo cung cấp sản

phẩm kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng Ngoài ra, công ty còn mua sắm các trang thiết bị, các đồ dùng văn phòng cho các phòng ban nhu máy vi tính, máy in, máy fax, điện thoại… tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý của các phòng ban và công ty

2.1.6 Bộ máy tổ chức quản lý

Sơ đồ 3.1 sẽ cho ta thấy toàn bộ bộ máy tổ chức quản lý của công ty.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty

2.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải

2.2.1 Quy trình sản xuất gạch đất sét nung của công ty

Từ tháng 4 năm 2001 công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải mạnh dạn đầu tư 2 dây truyền sản xuất gạch Tuynel hiện đại với công suất thiết kế 30.000.000 viên/năm Để có một sản phẩm cuối cùng công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải đi theo một quy trình chặt chẽ như sau:

Đất sét sau khi mua về được đưa vào ủ với thời gian từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo cho đất đã được phong hoá và trở thành nguyên liệu Nguyên liệu được đưa vào máy nạp

Trang 25

liệu và chuyển lên máy cán thô để loại bỏ những tạp chất trong nguyên liệu như gạch, sỏi to Tiếp đó, nguyên liệu được đưa đến máy nhào hai trục, tại đây nguyên liệu được trộn thêm than đá với tỷ lệ 135kg than đá với 1,8 khối đất sét Nguyên liệu mới được đưa tới máy cán mịn, máy nhào một trục, qua buồng hút chân không để viên gạch mộc sau khi ra ngoài đã được hút bớt nước.

Tiếp theo giai đoạn tạo hình sản phẩm, viên gạch mộc được chuyển ra phơi trong nhà kính từ 3 – 5 ngày, sau khi phơi viên gạch mộc đảm bảo độ ẩm từ 10 – 14% Sau đó viên gạch mộc được xếp lên xe goòng và đưa vào lò sấy, sau khi sấy độ ẩm trong viên mộc chỉ còn 6 – 8% Viên mộc sau khi sấy được chuyển vào lò nung Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vì nó quyết định rất nhiều đến chất lượng gạch.

Lò Tuynel có dạng đường hầm thẳng, có chế độ làm việc liên tục, sử dụng các dạng nhiên liệu khác nhau, hiện nay công ty đang sử dụng than để nung Sản phẩm Sản phẩm nung được đặt trên các toa xe goòng chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động của khí nóng Lò có kích cỡ rất khác nhau, dài từ 94-150 m, lò sấy dài 58 – 62m, ống khói cao 25m Lò có những bộ phận hồi lưu và trộn khí, tránh sự phân lớp khí làm nhiệt độ lò không đồng đều Lò được chia làm 3 vùng: vùng đốt nóng, vùng nung và vùng làm nguội Không khí lạnh dần được đốt nóng lên sau khi làm nguội sản phẩm và được chuyển sang vùng nung tham gia quá trình cháy Lượng khói thải từ lò nung được tận dụng đưa sang lò Tuynel sấy mộc nhằm tiết kiệm than Điều này khiến cho lượng bụi thải ra rất ít và nhiệt thải ra ở mức tối thiểu Nhiệt độ của khí thải khi ra khỏi lò sấy chỉ còn 40 – 500C không ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động Khói lò được thải ra ngoài qua ống khói nhờ quạt hút Sự tuần hoàn của khí thải cho phép tạo ra chế độ nhiệt và chế độ ẩm dịu hơn, làm cho nhiệt độ đồng đều trên tiết diện lò, giảm tác động có hại của không khí lạnh lọt vào Trong quá trình nung, nhiệt độ trong lò luôn đảm bảo từ 850 – 10500C và thời gian nung từ 4 – 5h (La Thu, 2008).

Trang 26

Sơ đồ 4.1 : Quy trình sản xuất gạch đất sét nung bằng công nghệ lò Tuynel

Sấy gạch trong hầm sấy TuynelBuồng hút chân không

Trang 27

2.2.2 Kết quả sản xuất gạch đất sét nung của công ty

2.2.2.1 Chủng loại Sản phẩm gạch đất sét nung của công ty

Tuy mới đi vào sản xuất được gần 10 năm, nhưng công ty luôn chú trọng tìm hiểu nhu cầu thị trường để đưa ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường và loại bỏ các sản phẩm thị trường không có nhu cầu Khi mới đưa vào sản xuất công ty đã sản xuất 9 loại gạch gồm gạch xây dựng các loại, gạch chống nóng, gạch Lá nem,… Nhưng hiện nay do nhu cầu của thị trường về một số sản phẩm không còn nên công ty chỉ chú trọng sản xuất một số loại sản phẩm như: Gạch xây dựng bao gồm gạch Tuynel 2 lỗ TH1, gạch Tuynel 4 lỗ TH2; gạch trang trí là gạch Nem tách, gạch Lá nem LN1 có độ rỗng từ 10 – 70%, độ hút nước dưới 16%, đạt chất lượng cao, màu sắc tự nhiên được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng Với một vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm thị trấn và chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, đây là yếu tố thuận lợi cho việc TTSP, từ đó doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty không ngừng tăng lên, uy tín của DN được củng cố vững chắc trên thị trường.

Trang 28

Bảng 2.3 Chủng loại sản phẩm gạch đất sét nung của công ty

Tên sản phẩmMã hiệuKích thước sản phẩm

Trang 29

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trang 30

2.2.2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm gạch đất sét nung của công ty từ 2007-2009

Qua số liệu Bảng 2.4 chúng ta có thể thấy: Trong 4 loại SP mà công ty đã sản xuất trong 3 năm vừa qua thì hai sản phẩm gạch Tuynel 2 lỗ TH1 và gạch Tuynel 4 lỗ TH2 là hai SP chủ đạo của công ty Gạch Tuynel 2 lỗ TH1chiếm khoảng 2/3 sản lượng, gạch Tuynel 4 lỗ TH2 chiếm khoảng 1/4 sản lượng gạch sản xuất của công ty Xét về mặt tổng số thì chỉ có năm 2007 sản xuất của công ty vượt kế hoạch đề ra, năm 2007 thực hiện so với kế hoạch đề ra đạt 100,10% tức là tăng 0,10% tương ứng tăng 37.510 viên Còn năm 2006 và 2008 không đạt kế hoạch đề ra, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 99,12%, năm 2008 thực hiện so với kế hoạch đạt 99,23% Xét cụ thể từng loại SP:

Gạch Tuynel 2 lỗ trong 3 năm thì chỉ có năm 2007 là không đạt kế hoạch đề ra, chỉ đạt 99,55% nhưng năm 2008 và 2009 thì luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra Năm 2007 đạt 100,09% và năm 2008 đạt 100,00% so với kế hoạch đề ra Nhưng sản lượng kế hoạch của 2 năm này lại thấp hơn so với sản lượng kế hoạch của năm 2007 Nguyên nhân có thể được giải thích là do năm 2007 đặt kế hoạch sản lượng cao và không đạt được kế hoạch đề ra nên năm 2008 và 2009 công ty hạ mức kế hoạch để phù hợp với khả năng sản xuất

Với gạch Tuynel 4 lỗ thì chỉ có năm 2008 là đạt kế hoạch đề ra, thực hiện so với kế hoạch đạt 100,67% tức là tăng 0,67% tương ứng tăng 52.210 viên, nhưng năm 2007 và 2009 lại không đạt kế hoạch đề ra Năm 2007 thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 99,94% và năm 2009 đạt 99,38%.

Gạch Nem tách thì cả 3 năm đều không đạt kế hoạch đề ra, mặc dù năm 2007 sản lượng kế hoạch đặt ra là khá thấp nhưng cũng không đạt kế hoạch, thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 99,17% Sang năm 2008 là thời điểm công ty tiến hành nâng cấp dây chuyền sản xuất loại gạch này nên đặt ra kế hoạch cho mức sản lượng rất cao nhưng thực tế thực hiện cũng không đạt kế hoạch đề ra, thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 97,02% Nguyên nhân của thực trạng này do đầu năm khi mới nâng cấp dây chuyền sản lượng sảnxuất ra nhiều nhưng lượng tiêu thụ lại tăng chậm nên đến giữa và cuối năm sản lượng sản xuất loại gạch này chững lại do đó không hoàn thành kế hoạch đề ra Trong các loại gạch chỉ có gạch Lá nem qua 3 năm luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Khi so sánh sản lượng các loại gạch thực tế sản xuất của các năm cho thấy chỉ có gạch Tuynel 2 lỗ có xu hướng giảm, bình quân qua 3 năm giảm 0,71% còn các loại gạch khác

33

Trang 31

Bảng 2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất SP gạch của công ty

Trang 32

lại tăng làm cho tổng sản lượng gạch thực tế sản xuất qua 3 năm có xu hướng tăng, bình quân tăng 6,73%.

2.2.3 Tình hình TTSP gạch đất sét nung của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải

2.2.3.1 Tình hình chung về TTSP gạch đất sét nung của công ty

Để tìm hiểu tình hình tiêu thụ các loại gạch đất sét nung của công ty chúng tôi thu thập số liệu qua Bảng 2.5.

Qua Bảng 2.5 cho thấy, tổng lượng gạch tiêu thụ của công ty qua 3 năm tăng bình quân 7,57% trong đó gạch Tuynel 2 lỗ luôn là lượng tiêu thụ chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao Năm 2007 lượng gạch Tuynel 2 lỗ tiêu thụ được là 24.500.000 viên chiếm 67,49% tổng lượng gạch tiêu thụ được, sang đến năm 2008 lượng gạch Tuynel tiêu thụ được là 24.800.000 viên chiếm 62,94%, năm 2009 tiêu thụ được 25.000.000 viên chiếm 59,52% tổng lượng gạch tiêu thụ được của công ty trong cả năm Xét về lượng tuyệt đối thì gạch Tuynel 2 lỗ tiêu thụ được có xu hướng tăng từ 24.500.000 viên năm 2007 lên 25.000.000 viên năm 2009 nhưng xét về cơ cấu thì lại có xu hướng giảm từ 67,49% năm 2007 xuống 59,52% năm 2009 Nguyên nhân là do công ty cắt giảm sản lượng sản xuất của loại gạch này trong tổng lượng gạch sản xuất để chuyển sang các loại gạch khác có cùng chi phí nhưng giá bán cao hơn, đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.

Lượng gạch Tuynel 4 lỗ tiêu thụ trong năm 2007 là 8.500.000 viên chiếm 23,42% tống lượng gạch tiêu thụ, đến năm 2008 là 8.200.000 viên chiếm 20,81% và năm 2009 là 10.270.000 viên chiếm 24,45% tổng lượng gạch tiêu thụ cả năm Xét về cơ cấu loại gạch Tuynel 4 lỗ chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ chiếm khoảng hơn 20% trong tổng lượng tiêu thụ của công ty nhưng có xu hướng ngày càng tăng, bình quân qua 3 năm lượng tiêu thụ của loại gạch này tăng 9,92% Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường về loại gạch này tăng, giá bán cao nên công ty tăng sản lượng sản xuất loại gạch này

Lượng tiêu thụ gạch Nem tách xét về cơ cấu thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng trên dưới 35

Trang 33

26,49% Nguyên nhân do năm 2008 công ty mới nâng cấp dây chuyền sản xuất loại gạch này nên mẫu mã đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu của thị trường nhưng lượng tiêu thụ của loại gạch này lại không ổn định lúc tăng lúc giảm.

Lượng tiêu thụ của gạch Lá nem có sự biến động lớn nhất trong các loại gạch tiêu thụ của công ty, bình quân qua 3 năm lượng gạch này tiêu thụ được tăng 51,90% tương ứng tăng 2.680.000 viên, nguyên nhân do loại gạch này có cùng chi phí sản xuất với gạch tuynel 2 lỗ nhưng lại có giá bán cao hơn Mặt khác, đây cũng là một SP truyền thống của công ty ngay từ ngày mới đi vào sản xuất và đã chiếm lĩnh đựơc niềm tin của khách hàng nhờ vào chất lượng SP nên cho dù trên địa bàn có vài công ty mới thành lập có sản xuất loại gạch này nhưng khách hàng vẫn tin tưởng vào chất lượng từ trước nên vẫn tiêu dùng loại gạch này của công ty Đây là một lợi thế rất lớn không phải công ty nào cũng có được, nếu công ty biết nắm bắt và vẫn giữ được uy tín với khách hàng thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc TTSP của công ty sau này.

Nhận xét: Nhìn chung qua các năm nghiên cứu thì tổng lượng gạch tiêu thụ của

công ty luôn có xu hướng tăng vì đây là một SP mà công ty coi là chủ đạo Nhưng để đáp ứng nhu cầu thị trường về các loại gạch khác như Tuynel 4 lỗ, Nem tách và gạch Lá nem thì công ty vẫn phải cắt giảm sản lượng sản xuất loại gạch này do công suất của máy móc để sản xuất loại gạch này có hạn mà công ty chưa có điều kiện để nâng cấp Tuy nhiên, gạch Tuynel 2 lỗ vẫn là SP chính của công ty nên công ty vẫn chú trọng đầu tư để đảm bảo chất lượng, tạo uy tín với khách hàng nên lượng tiêu thụ của loại gạch này vẫn tăng qua các năm.

Đối với gạch Tuynel 4 lỗ và Nem Tách thì nhu cầu thị trường không ổn định nên lượng tiêu thụ của các loại gạch này lúc tăng lúc giảm Gạch Lá nem có lượng tiêu thụ khá ổn định và luôn tăng qua các năm, nguyên nhân như đã được phân tích ở trên là do loại gạch này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn gạch Tuynel 2 lỗ và nhu cầu thị trường trong mấy năm vừa qua có xu hướng tăng nên công ty đã tăng sản lượng sản xuất loại gạch này Điều này cho thấy công ty luôn bám sát theo nhu cầu của thị trường để sản xuất kinh doanh các mặt hàng của mình.

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:14

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ 2.1. Mô hình kênh phân phối - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Sơ đồ 2.1..

Mô hình kênh phân phối Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.1 Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3năm 2007 – 2009 - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng lao động của công ty qua 3năm 2007 – 2009 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.2 Tình hình tài sản và vốn của Công ty qua 3năm 2007 – 2009 - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.2.

Tình hình tài sản và vốn của Công ty qua 3năm 2007 – 2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
2.1.5 Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

2.1.5.

Tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 2.3 Chủng loại sản phẩm gạch đất sét nung của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.3.

Chủng loại sản phẩm gạch đất sét nung của công ty Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất SP gạch của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.4.

Tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất SP gạch của công ty Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất SP gạch của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.4.

Tình hình thực hiện kế hoạch sảnxuất SP gạch của công ty Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 2.5 Tổng khối lượng gạch đất sét nung tiêu thụ của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.5.

Tổng khối lượng gạch đất sét nung tiêu thụ của công ty Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 2.6 Tình hình tiêu thụ gạch đất sét nung ở một số khu vực của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.6.

Tình hình tiêu thụ gạch đất sét nung ở một số khu vực của công ty Xem tại trang 36 của tài liệu.
2.2.3.3. Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm gạch cụ thể của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

2.2.3.3..

Tình hình tiêu thụ một số sản phẩm gạch cụ thể của công ty Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 2.7 Doanh thu tiêu thụ các loại gạch đất sét nung của công ty qua 3năm 2007 – 2010 - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.7.

Doanh thu tiêu thụ các loại gạch đất sét nung của công ty qua 3năm 2007 – 2010 Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4.6 Hệ số tiêu thụ SP gạch đất sét nung của Công ty qua 3năm - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 4.6.

Hệ số tiêu thụ SP gạch đất sét nung của Công ty qua 3năm Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.9 Kết quả và hiệu quả trong việc tiêu thụ gạch đất sét nung của công ty qua 3năm - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.9.

Kết quả và hiệu quả trong việc tiêu thụ gạch đất sét nung của công ty qua 3năm Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 4.8 Chủng loại sản phẩm gạch đất sét nung của Công ty sắp đưa ra thị trường - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 4.8.

Chủng loại sản phẩm gạch đất sét nung của Công ty sắp đưa ra thị trường Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.11 Giá thành các loại gạch đất sét nung của công ty - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.11.

Giá thành các loại gạch đất sét nung của công ty Xem tại trang 49 của tài liệu.
Qua Bảng 2.7 cho thấy, giá thành của tất cả các SP của công ty trong 3năm vừa qua đều tăng - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

ua.

Bảng 2.7 cho thấy, giá thành của tất cả các SP của công ty trong 3năm vừa qua đều tăng Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.12 So sánh giá bán SP của công ty với các đối thủ cạnh tranh - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 2.12.

So sánh giá bán SP của công ty với các đối thủ cạnh tranh Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng ma trận kết hợp: - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng ma.

trận kết hợp: Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.1: Kế hoạch SXKD của công ty năm 2011 và các năm tiếp theo - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 3.1.

Kế hoạch SXKD của công ty năm 2011 và các năm tiếp theo Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.2 Dự kiến số lượng đại lý hợp tác - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch đất sét nung ở công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải.doc

Bảng 3.2.

Dự kiến số lượng đại lý hợp tác Xem tại trang 62 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan