PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 1

8 330 0
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA-LỊCH SỬ lớp 9 - Bài 1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ lớp 9 BÀI 1 : LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất 1. Hình: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Liên Xô -Nội dung Cùng với việc khôi phục kinh tế (1945-1950), nhân dân Liên Xô lại bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. Trong đó, việc nghiên cứu khoa học nhằm đuổi kịp và vươn lên vượt Mĩ là một mục tiêu quan trọng, nhằm ứng dụng những thành tựu của khoa học không những để phát triển kinh tế mà còn trong lĩnh vực quân sự, vì Mĩ năm 1945 đã chế tạo thành công bon nguyên tử. Việc xây dựng cơ cở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô diễn ra trong điều kiện cực kì khó khăn. Các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã phát động cuộc “chiến tranh lạnh” nhằm bao vây kinh tế, cô lập chính trị, tích cực chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. chính vì vậy, Liên Xô vừa phải chi những khoản tiền lớn cho xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật, cừa phải chi tiền cho củng cố quốc phòng để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời là nước đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học – kĩ thuật và nghiên cứu vũ trụ. Nhân dân Liên Xô đã thu được những thắng lợi to lớn trong các kế hoạch 5 năm và 7 năm, đạt được những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuât và vũ trụ. Trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật: - Ngày 4-10-1957 Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ mang tên “Xputnich”, trở thành nước đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ. Vệ tinh được phóng lên bởi một tên lửa do Cô-lô-lép chế tạo, bay quanh trái đất theo một quĩ đạo hình bầu dục, điểm thấp nhất cách mặt đất 227km, điểm cao nhất cách mặt đất 947km, thời gian vệ tinh được phóng lên bay vòng quanh trái đất hết 1 giờ 36 phút. Gần 4 năm sau, ngày 12-4-1961, Liên Xô lại phóng tàu vũ trụ Phương Đông (vô-xtốc) chở i-u-ri Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất trong 108 phút. Như vậy, cùng với các thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và quân sự thì thành tựu về khoa học vũ trụ của nhân dân Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ Liên Xô là một nước hùng mạnh trên thế giới. Phương pháp sử dụng GV hướng dẫn HS quan sát toàn bộ bức tranh, tổ chức cho HS khai thác nội dung bằng việc nêu các câu hỏi như sau: Hãy cho biết những hiểu biết của mình về vệ tinh nhân tạo do Liên Xô phóng lên vũ trụ? Việc Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ có ý nghĩa như thế nào? Sau khi HS trả lời, GV hoàn thiện việc khai thác tranh ảnh như nội dung trên. -Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên vũ trụ phản ánh sự phát triển của lĩnh vực nào? Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu 2. Lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu Nội dung: Trên lược đồ là các nước dân chủ nhân dân Đông Âu nằm gần với Cộng hoà xuất hiện chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô ): Ba Lan,Cộng hoà dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Hung- Ga- Ri, Ru- ma- ni, Nam Tư, Bun- ga- ri và An- ba- ni. Trước chiến tranh , các nước Đông Âu (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung- Ga- Ri, Ru- ma- ni, Nam Tư, Bun- ga- ri và An- ba- ni ) là những nước tư bản chậm phát triển lệ thuộc về cả kinh tế và chính trị vào các nước Anh, Pháp, Mỹ . Trong chiến tranh thế giới thứ hai, họ bị các nước đế quốc xâm lược, chiếm đóng và phong trào đấu tranh giải phóng do các Đảng cộng sản lãnh đạo, Riêng nước Đức là một bộ phận chủ nghĩa tư bản phát triển và phát xít thống trị. Trong những năm 1944-1945, lợi dụng thời cơ Hồng quân Liên Xô tiến quân truy quét công đội phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân và các lực lượng vũ trang Đông Âu đã nổi dậy phối hợp với Hồng quân Liên Xô tiêu diệt bọn phát xít, giành chính quyền và thành lập các nước dân chủ nhân dân: Cộng hòa nhân dân Ba lan(22-7-1944), Cộng hoà nhân dân Hung- ga- ri(4-4-1945), Cộng hoà Tiệp Khắc(9-5-1945), Cộng hoà liên bang nhân dân Nam Tư(29-11-1945), Cộng hoà nhân dân An- Ba- ni(11-12-1945) và Cộng hoà nhân dân Bun- ga- ri(15-9-1946). Đối với nước Đức: -Năm 1949 có hai nước Đức ra đời. Theo kết quả của hội nghị Pốt-xđam, các nước Mĩ, Anh, Pháp sẽ kéo quân vào Tây Đức, Liên Xô sẽ vào Đông Đức làm nhiệm vụ tiêu diệt tận gốc chế độ phát xít, làm cho nước Đức được thống nhất, hoà bình, phát triển và dân chủ thực sự. Tại Đông Đức Liên Xô đã chấp hành nghiêm chỉnh những nhiệm vụ này. Nhưng với âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức, phục hồi chủ nghĩa phát xít và gây thù địch với Liên Xô. -Tháng 9 -1949 các nước Mĩ, Anh, Pháp đã giúp đỡ các thế lực tư bản thế lực phản động hợp nhất ba miền tạm chiếm đóng của ba nước này lại và thành lập nhà nước Cộng hoà liên bang Đức ( Tây Đức). Liền sau đó, thể theo nguyện vọng của nhân dân Đông Đức, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, ngày 7-10-1949, nước Cộng hoà dân chủ Đức cũng chính thức được thành lập. Thủ đô Béc-lin cũng bị chia làm hai khu vực là Đông Béc-lin dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô và Tây Béc-lin dưới sự ảnh hưởng của Anh, Pháp, Mĩ. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu là một thay đổi lớn của cục diện Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ 1945-1949, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã tiến hành nhiều nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân như xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ cho người dân… Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ thể hiện vị trí địa lí và tình hình của tám nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). GV sử dụng kênh hình này để dạy mục I, ý 1- sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.Trước khi sử dụng kênh hình, Gv cho HS quan sát lược đồ, đặt một số câu hỏi sau: -Có bao nhiêu nước dân chủ nhân dân Đông Âu ? -Hãy nói tên các nước này. -Tại sao năm 1949 lại có hai nước Đức ra đời ? GV tiến hành khai thác lược đồ như nôi dung ở trên, đồng thời có kết hợp các câu hỏi phụ để kích thích tinh thần học tập sáng tạo của HS. 3. Liên Xô khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh Tháng 3/1946, kế hoạch 5 năm lần thứ IV được Xô viết tối cao thông qua và bắt đầu thực hiện. Nhiệm vụ chính của kế hoạch 5 năm lần thứ IV là: - Hàn gắn vết thương chiến tranh, đưa sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đạt và vượt so với năm 1940 và trên cơ sở đó nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho nhân dân. Phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch 5 năm được phát động rộng rãi. Nhân dân lao động khắp đất nước hào hứng bắt tay vào công cuộc xây dựng hoà bình. Về công nghiệp: Các biện pháp cấp bách để phục hồi sản xuất công nghiệp được thực hiện: trang bị kỹ thuật mới, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các ngành sản xuất cũng như thiếu nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để duy trì hoạt động cho các cơ sở công nghiệp. Đầu năm 1948, có 8,5 triệu binh lính được phục viên trở về với cuộc sống lao động hoà bình. Đây là một nguồn nhân lực quan trọng, góp phần tham gia vào xây dựng đất nước sau chiến tranh. Các nhà máy điện, khu công nghiệp than và luyện kim miền Nam được tập trung xây dựng lại như nhà máy thủy điện Đơ-nhép, Đu-ép-ca, Ku-ra-khốp-xcai-a, ở Đôn-bát, Vít- xki ở Muốc-man-xcơ, Khác-kốp, Ka-ri-vôi Rốc… công việc khôi phục vùng Đôn-bát có quy mô lớn. Kỹ thuật khai thác mới được áp dụng đã làm tăng sản lượng than. Năm 1949, khai thác than đã đạt mức trước chiến tranh. Kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng để cơ khí hoá sản xuất. Lao động chân tay trong công nghiệp luyện kim, khai khoáng… dần dần được thay thế bằng máy móc. Quy trình sản xuất mới và các hệ thống tự động được lắp đặt ở các nhà máy cơ khí. Năng lượng điện tử được sử dụng rộng rãi. Ngành điện tử bắt đầu phát triển. Công nghiệp quốc phòng được nhà nước đặc biệt chú trọng. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học Liên xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949. Kế hoạch phát triển công nghiệp được hoàn thành trong vòng 4 năm 3 tháng. Về nông nghiệp: Mặc dù những hậu quả mà chiến tranh để lại cho nông nghiệp rất nghiêm trọng, nhưng Đảng và nhà nước Liên Xô đã kịp thời đề ra những biện pháp nhằm nhanh chóng khắc phuc hậu quả chiến tranh và phát triển nông nghiệp. Công tác quản lý và tăng cường lực lượng lao động cho nông nghiệp được chú trọng. Hàng ngàn đảng viên tình nguyện về nông thôn tham gia lao động. Các nông trang được giao chỉ tiêu, kế hoạch chi tiết đến từng sản phẩm. Cơ sở vật chất và kỹ thuật nông nghiệp được mở rộng và tăng cường đáng kể. Hơn 900 trạm máy kéo và máy nông nghiệp được thành lập. Tổng số máy kéo tăng 30%; máy liên hợp tăng 405%. Ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Đến cuối năm 1948, số đầu gia súc đã đạt mức trước chiến tranh, nhưng không đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng tăng. Thức ăn gia súc, thịt, sữa vẫn là những vấn đề cấp bạch cần giải quyết. Giao thông vận tải: đạt được những thành tựu lớn, đường sắt được khôi phục nhanh chóng, ngành đường sắt đã vượt mức kế hoạch vận chuyển hàng hoá. Những chuyến đường sắt ở U-ran và ngoại Cáp-ca-rơ bắt đầu được xây dựng và đưa vào sử dụng. Quan hệ ngoại thương của Liên Xô thời kỳ này thiết lập chủ yếu với các nước xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa, hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập ở Mát-xcơ-va (tháng 1 năm 1949). (Theo: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư. Lược sử Liên Bang Nga 1917-1991 NXB Giáo dục H.2002) 4. Sự phát triển khoa học –kỹ thuật của Liên Xô trong những năm 1950-1960. Nền khoa học Xô viết thời kỳ này tiếp tục phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Số lượng các cơ quan nghiên cứu tăng nhanh: Từ 2848 viện nghiên cứu năm 1950, tăng lên 2987 viện vào năm 1958. Số lượng cán bộ nghiên cứu tăng từ 162,5 nghìn lên 284 nghìn người, trong đó có hơn 100 nghìn tiến sĩ và phó tiến sĩ. Mỗi nước cộng hoà đều có viện hàn lâm khoa học riêng và có các ngành mũi nhọn tầm cỡ thế giới. Các nhà khoa học Liên Xô đã tham gia nhiều hội nghị khoa học quốc tế và các công trình của họ được đánh giá cao. Xu hướng kết hợp nghiên cứu với ứng dụng thực tiễn phát triển. Các trung tâm nghiên cứu được thành lập trên đảo Xa-kha-lin, ở Kam-chát-ka, Đa-ghe-xtan, Vôn- ga, Crưm. Với mục đích khai thác vùng Xi-bia, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã thành lập chi nhánh ở thành phố Xim-biếc-xcơ. Thành phố của các nhà khoa học – A-ka-đê-gô- rô-đốc, được xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học phát huy khả năng sáng tạo từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Liên Xô đã hợp tác với các nhà khoa học từ nhiều nước để đẩy mạnh nghiên cứu Bắc cực. Nền khoa học – kỹ thuật Liên Xô thời kỳ này đã đạt được những thành tựu lớn. Các nhà khoa học N.Xê-mi-ô-nốp, I.Tamm, N.Lan-đao, P.Che-ren-kốp…, có nhiều phát minh quan trọng và được nhận giải Nô-ben. Các chuyên gia Xô viết đã chế tạo thành công máy bay hành khách siêu thanh và đạt một loạt giải thưởng của nhà nước. Các nhà vật lý học tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ bí mật của nguyên tử và ứng dụng năng lượng của nó cho mục đích hoà bình. Vào năm 1957, một máy gia tốc nguyên tử mạnh nhất thời đó đã được lắp đặt. Năm sau, nhà máy điện nguyên tử với công suất 100.000 Kw bắt đầu hoạt động và một nhà máy nguyên tử lớn khác được khởi công xây dựng. Sự ra đời của tàu phá băng nguyên tử Lênin vào năm 1959 là một thành công lớn trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hoà bình ngành vật lý lý thuyết, toán học cũng có nhiều thành tựu gắn với tên tuổi các nhà khoa học như: N.bô-gô-liu-bốp, M.Lê-ô-nô-vích, A. Ti-khô-nốp… thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô trong lĩnh vực lượng tử được thế giới công nhận. Các khoa học ứng dụng như sinh học , sinh hoá, y học cũng đạt được những thành tích lớn, đóng gớp trực tiếp vào việc phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao tuổi thọ của người dân. Kỹ thuật không ngừng phát triển. Các công cụ tự động và bán tự động, các dụng cụ kiểm soát bằng chương trình thúc đẩy trực tiếp quá trình tự động hoá sản xuất. Nganh công nghiệp pôlime bắt đầu phát triển đã sản xuất ra các loại vật liệu mới. Nổi bật nhất trong các thành tựu khoa học – kỹ thuật của Liên Xô là những thành tựu thần kỳ trong công cuộc chinh phục vũ trụ. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo của trái đất (tháng 10/1957). Ngày 12/4/1961 đã ghi nhận một sự kiện quan trọng – lần đầu tiên con người bay vào vũ trụ. Những năm tiếp theo chứng kiến những thành công mới của Liên Xô trong lĩnh vực này. Khoa học xã hội được chú trọng phát triển.Các ngành kinh tế học, triết học, sử học… Cũng đạt được nhiều thành tựu lớn. Gagarin Ga-ga-rin – Nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới I-u-ri A-lếch-xây E- vích Ga-ga-rin sinh ngày 8/3/1934 tại tỉnh Smô-len-xcơ, làng Kru- xi-nô (nay là thành phố Ga-ga-rin). Nhập ngũ năm 1955, năm1957 anh được đào tạo trở thành phi công tiêm kích. Từ năm 1960, anh được lựa chọn vào nhóm 20 phi công suất sắc nhất của toàn bộ quân chủng không quân Liên Xô để tập luyện, chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ. Ngày 12/4/1961 đã trở thành mốc son, niềm tự hào của khoa học Liên Xô và thế giới: Lần đầu tiên con người bay vào vũ trụ. I.Ga-ga-rin đã thực hiện thành công chuyến bay lịch sử này với 1h48’ trên con tàu vũ trụ “Phương Đông”. Do những thành tích xuất sắc của mình, I.Ga-ga-rin đã được Đảng và nhà nước Liên Xô trao tặng danh hiệu anh hùng Liên Xô, tiếp đó trở thành anh hùng lao động Tiệp Khắc, Bun-ga-ri, Việt Nam. Năm 1963, được phong quân hàm Đại tá, năm 1968 tốt nghiệp học viện kỹ thuật quân sự hàng không. Anh là đại biểu Xô Viết tối cao khoá VI và VII, viện sĩ danh dự Viện hàn lâm quốc tế về bay trong vũ trụ và nghiên cứu khoảng không vũ trụ. Song khác với mọi người, Ga-ga-rin không bị choáng ngập trong vinh quang. ở mọi nơi trên đất nước Liên Xô và trên thế giới – những nơi anh từng đến, anh luôn tiếp xúc với mọi người bằng thái độ thân thiện và nụ cười tươi tắn trên môi. Ngày 27/3/1968, trong một chuyến bay tập, I.Ga-ga-rin đã hi sinh vì tai nạn máy bay. Năm tháng đã trôi qua và dù thời thế đã đổi thay, song nhân loại vẫn nhớ về anh, nhớ nụ cười rất con người và câu nói của anh: “trời, trái đất mới xanh làm sao!” đã đi vào lịch sử. Từ năm 1973, cứ vào tháng 3 hàng năm, người ta lại tổ chức những cuộc hội thảo, những buổi liên hoan văn nghệ, thi đấu thể thao để kỷ niệm ngày sinh của Ga-ga-rin. Còn ngay tại ngôi làng anh đã sinh ra, người ta tiến hành nghi lễ uống nước từ chính cái giếng trong vườn nhà Ga-ga-rin thủa xưa. (Theo: Truyền hình Việt Nam, số 36+37 năm 2004) Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm . SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA- LỊCH SỬ lớp 9 - Bài 1 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ lớp 9 BÀI 1 : LIÊN XÔ VÀ CÁC. hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập ở Mát-xcơ-va (tháng 1 năm 19 4 9). (Theo: Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư. Lược sử Liên Bang Nga 19 1 7- 19 9 1 NXB Giáo dục H.2002) 4. Sự phát triển khoa. cho người dân… Phương pháp sử dụng Đây là lược đồ thể hiện vị trí địa lí và tình hình của tám nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 19 3 9- 19 4 5). GV sử dụng kênh hình

Ngày đăng: 26/06/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA-LỊCH SỬ lớp 9 - Bài 1

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan