Kiem tra Lich su 9 HK2 co ma tran chuan KTNN

4 266 0
Kiem tra Lich su 9 HK2 co ma tran chuan KTNN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 9 TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN I- MỤC TIÊU 1- Kiến thức: Giúp HS Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II - Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945. - Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954). - Hoàn cảnh diễn biến của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) , Giải thích được vì sao phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng Miền Nam. 2- Tư tưởng. - Kiểm tra đánh giá lại tình cảm ,lòng yêu quê hương đất nước , lòng tụ hào dân tộc của học sinh, thái độ của học sinh đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử… 3- Kĩ năng : - Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng ghi nhớ sự kiện, trìng bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích các sự kiện lịch sử. II- Hình thức : Tự luận III- Thiết lập ma trận: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1- Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945 Nguyên nhân cách mạng tháng Tám thành công Số câu Số điểm Tỉ lệ% Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% 2- Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954 - Diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ - Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Số câu Số điểm Tỉ lệ% Số câu: 1 Số điểm: 1 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% 3- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam - Hoàn cảnh, diễn biến của phong trào “ Đồng khởi” ( 1959- 1960) - Phong trào “ Đồng khởi” đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng miền Nam. - Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965 ) Số câu Số điểm Tỉ lệ% Số câu: 1/2 Số điểm: 2 Số câu: 1/2 +1 Số điểm: 3 Số câu: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ 50% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1+ 1/2 Số điểm: 3 Tỉ lệ 30% Số câu:1/2 +2 Số điểm: 5 Tỉ lệ 50% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ100% IV- Biên soạn đề kiểm tra Đề kiểm tra học kì II Lớp 9 Môn : Lịch sử Thời gian : 45 phút Câu 1: (2 điểm) Vì sao cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công nhanh chóng và ít đổ máu? Câu 2: ( 1điểm) Trình bày diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ? Câu 3: (2 điểm) Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945- 1954) Câu 4: (4 điểm) Trình bày hoàn cảnh và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)? Giải thích vì sao phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) đánh dấu bước ngoặt phát triển của cách mạng miền Nam? Câu 5: ( 1 điểm) Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961- 1965) Như thế nào? V- Đáp án và biểu chấm Câu 1: ( 2.0 điểm) Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng, ít đổ máu là do những nguyên nhân sau: ( Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm) - Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, đấu tranh kiên cường, bất khuất. Vì vậy khi Đảng và mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì mọi người đều hăng hái hưởng ứng. - Ta có Đảng lãnh đạo với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, kịp thời và sáng tạo. - Đảng ta đứng đầu là Hồ Chí Minh đã xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp rộng rãi lực lượng quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất, lại biết kết hợp tài tình giữa đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích và khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa…. - Một phần nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi: Liên Xô và đồng minh đánh bại chủ nghĩa phát xít, mà trự tiếp là phát xít Nhật. Câu 2: ( 1 điểm) - Diễn biến chính: + 12 – 1953: Bộ chính trị trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên phủ, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, với phương châm “ đánh chắc, tiến chắc” và khẩu hiệu: “ Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. ( + Chiến dịch chia thành 3 đợt: * Đợt 1: 13  17 – 3 – 1954: tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, tiêu diệt được 2000 tên địch và bắn rơi 26 máy bay. * Đợt 2: 30 – 3  26 – 4 – 1954: đồng loạt tấn công phía Đông phân khu trung tâm… * Đợt 3: 1 – 5  7 – 5 – 1954: đánh các cao điểm còn lại ở phía Đông phân khu trung tâm và phân khu Nam. Chiều 7 – 5 ta đánh vào sở chỉ huy địch, Đờ Cát - xtơ - ri và toàn bộ Ban tham mưu địch ra đầu hàng. Câu 3: ( 2.0 điểm): Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm - Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỉ. - Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. - Thắng lợi của cuộc kháng chiến giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. - Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Câu 4: ( 4điểm) - Hoàn cảnh của phong trào “Đồng khởi” ( 1959-1960) Trong những năm 1957-1959, Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh “ Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “ Đạo luật 10-59” công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam… Hội nghị trung ương lần thứ 15 của Đảng ( đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. - Diễn biến Dưới ánh sáng của nghị quyết của Đảng , phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu lẽ tẻ ở Vĩnh Thạnh- Bình Định, Trà Bồng-Quảng Ngãi…sau đó lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre. Ngày 17-1- 1960, “Đồng khởi”nổ ra ở huyện Mỏ Cày ( Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vở từng mảng lớn của chính quyền của địch ở thôn, xã. “Đồng khởi như nước vở bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ - Vì sao nói phong trào “Đồng khởi” ……. Phong trào đã giáng một đòn năẹng nề vào chính sách thực dân mới , làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam (20-12-1970) Câu 5: (1 điểm) Mĩ tiến hành “chiến tranh chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào Chiến lươc “chiến tranh chiến tranh đặc biệt” là chiến lược chiến tranh xâm lươch thực dân mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội, tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy cùng với vũ khí , trang bị kĩ thuật ,phương tiện chiến tranh của Mĩ Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mỡ các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam. Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc , phong toả biên giới nhằm ngăn chặn mọi sự chi viện cho miền Nam. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… . Nam (20-12- 197 0) Câu 5: (1 điểm) Mĩ tiến hành “chiến tranh chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam như thế nào Chiến lươc “chiến tranh chiến tranh đặc biệt” là chiến lược chiến tranh xâm lươch. dân Pháp xâm lược ( 194 5- 195 4) Câu 4: (4 điểm) Trình bày hoàn cảnh và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” ( 195 9- 196 0)? Giải thích vì sao phong trào “Đồng khởi” ( 195 9- 196 0) đánh dấu bước ngoặt. “Đồng khởi” ( 195 9- 196 0) Trong những năm 195 7- 195 9, Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh “ Đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “ Đạo luật 10- 59 công khai

Ngày đăng: 25/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan