ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

6 543 2
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG  NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, bởi nhân lực chính là nguồn lực chủ đạo của xã hội. Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Nhân lực là sức người dùng trong sản xuất”. Nhân lực là nguồn lực lao động hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của đời sống xã hội trên một địa bàn nhất định, trong những khoảng thời gian nhất định. Do có vai trò, vị trí quan trọng như vậy nên nhân lực luôn là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong đó có các doanh nghiệp du lịch. Là một ngành kinh tế tổng hợp, đối tượng chính của du lịch chính là khách du lịch, khách du lịch tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch, các sản phẩm dịch vụ này được tạo ra từ lao động của con người kể cả lao động trực tiếp hay gián tiếp. Xét trên góc độ phạm vi tỉnh Phú Thọ, Đại hội Đảng bộ tỉnh phú thọ lần thứ XVI, XVII đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội. Trong những năm qua, nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ, du lịch Phú Thọ đã được quan tâm, đầu tư cả về cơ chế chính sách và nguồn lực cho phát triển du lịch. Thông qua các chương trình, sự kiện lớn: chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng, hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận “Hát xoan Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, “Tín ngưỡng thờ, cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam, chương trình Du lịch về cội nguồn, tổ chức thành công SEAGAME 22, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII tại Phú Thọ và các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch khác … là những nhân tố “cầu” quan trọng để ngành du lịch phải vận động, cải tiến, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ khách mà yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự hài lòng của du khách chính là đội ngũ nhân viên làm việc trong các đơn vị kinh doanh du lịch - những người tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, những người đảm bảo sự thành công của bất kỳ một, chiến lược, phương án kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Phú Thọ có nhiều bước phát triển. Năm 2006, toàn tỉnh có 75 cơ sở lưu trú du lịch thì đến 2012 là 202 cơ sở (tăng trưởng bình quân đạt 17,95%), đã có các khách sạn được xây dựng với quy mô 3 sao, 4 sao, lượng khách du lịch đến Phú Thọ năm 2006 đạt 3 triệu lượt khách thì đến năm 2012 đạt 6,1 triệu lượt (tăng trưởng bình quân đạt 12,56%); doanh thu du lịch năm 2006 đạt 403,8 tỷ đồng thì đến năm 2012 đạt 1.100 tỷ đồng (tăng trưởng bình quân đạt 18,18%), tổng số lao động trong ngành du lịch năm 2006 là 6.700 người, đến năm 2012 là 13.700 người (tăng trưởng bình quân đạt 12,66%). Các khu, điểm du lịch được quy hoạch trở thành các điểm đến có sức hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc thù như: du lịch văn hóa, tâm linh (Khu di tích lịch sử Đền Hùng với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, cụm di tích đình, đền, chùa gắn với di sản văn hóa hát Xoan), du lịch sinh thái (Vườn quốc gia Xuân Sơn), du lịch nghỉ dưỡng (Khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy) trở thành những điểm nhấn quan trọng để hấp dẫn khách du lịch thập phương hướng về với Đất Tổ cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên, nhìn vào đội ngũ lao động đang phục vụ và làm việc trong ngành du lịch của chúng ta thì còn nhiều điều cần phải làm để có được nguồn nhân lực du lịch đáp ứng được với yêu cầu chung của ngành du lịch cũng như tạo sự hài lòng của khách thập phương, đặc biệt là khách quốc tế khi đến với Phú Thọ. Trước hết đánh giá thực trạng của nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trung du miền núi phía bắc như sau: Bảng 1: Dự báo nhu cầu lao động du lịch vùng TDMNBB giai đoạn 2005 -2010 và định hướng đến năm 2020 (Đơn vị: Người) Số TT Tỉnh, T.phố Loại lao động 2005 2010 2015 2020 1 Phú Thọ Lao động trực tiếp trong du lịch 860 1.700 3.300 4.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 1.720 3.400 6.600 9.800 Tổng cộng 2.580 5.100 9.900 14.700 2 Hòa Bình Lao động trực tiếp trong du lịch 1.000 1.500 2.800 4.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.000 3.000 5.600 9.800 Tổng cộng 3.000 4.500 8.400 14.700 3 Sơn La Lao động trực tiếp trong du lịch 1.200 1.900 3.300 5.100 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.400 3.800 6.600 10.200 Tổng cộng 3.600 5.700 9.900 15.300 4 Lai Châu Lao động trực tiếp trong du lịch 160 430 1.100 2.500 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 320 860 2.200 5.000 Tổng cộng 480 1.290 3.300 7.500 5 Điện Biên Lao động trực tiếp trong du lịch 740 1.300 2.400 5.600 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 1.480 2.600 4.800 11.200 Tổng cộng 2.220 3.900 7.200 16.800 6 Lào Cai Lao động trực tiếp trong du lịch 3.000 4.100 7.600 12.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 6.000 8.200 15.200 25.800 Tổng cộng 9.000 12.300 22.800 38.700 8 Yên Bái Lao động trực tiếp trong du lịch 430 1.200 3.000 5.100 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 860 2.400 6.000 10.200 Tổng cộng 1.290 3.600 9.000 15.300 9 Tuyên Quang Lao động trực tiếp trong du lịch 310 870 2.200 3.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 620 1.740 4.400 7.800 Tổng cộng 930 2.610 6.600 11.700 10 Hà Giang Lao động trực tiếp trong du lịch 210 530 1.300 2.900 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 420 1.060 2.600 5.800 Tổng cộng 630 1.590 3.900 8.700 11 Cao Bằng Lao động trực tiếp trong du lịch 190 610 2.000 3.400 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 380 1.220 4.000 6.800 Tổng cộng 570 1.830 6.000 10.200 12 Bắc Kạn Lao động trực tiếp trong du lịch 190 450 1.000 2.200 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 380 900 2.000 4.400 Tổng cộng 570 1.350 3.000 6.600 13 Thái Nguyên Lao động trực tiếp trong du lịch 1.300 2.000 3.900 6.600 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2.600 4.000 7.800 13.200 Tổng cộng 3.900 6.000 11.700 19.800 14 Bắc Giang Lao động trực tiếp trong du lịch 160 470 1.300 3.200 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 320 940 2.600 6.400 Tổng cộng 480 1.410 3.900 9.600 15 Lạng Lao động trực tiếp trong du lịch 2.600 5.000 9.900 17.700 Sơn Lao động gián tiếp ngoài xã hội 5.200 10.000 19.800 35.400 Tổng cộng 7.800 15.000 29.700 53.100 16 Nghệ An Lao động trực tiếp trong du lịch 5.800 9.300 16.200 28.000 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 11.600 18.600 32.400 56.000 Tổng cộng 17.400 27.900 48.600 84.000 17 Thanh Hóa Lao động trực tiếp trong du lịch 4.500 7.800 11.100 17.500 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 9.000 15.600 22.200 35.000 Tổng cộng 13.500 23.400 33.300 52.500 Lao động trực tiếp trong du lịch 22.460 39.160 72.400 126.400 Lao động gián tiếp ngoài xã hội 44.920 78.320 144.800 252.800 Tổng cộng 67.380 117.480 217.200 379.200 Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch-Quy hoạch TTPT du lịch vùng TDMN Bắc Bộ Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu du lịch tỉnh Phú Thọ từ 2006- 2012 TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2010 2012 Tốc độ tăng trưởng bình quân (%) 1 Khách tham quan Ngàn lượt 3.000 5.890 6.100 12,56 2 Khách lưu trú Lượt khách 262.023 395.022 505.000 11,56 Tr.đó: - Khách quốc tế Lượt khách 2.311 3.524 4.100 - Khách nội địa Lượt khách 259.712 391.498 496.090 3 Ngày khách lưu trú Ngày khách 194.900 455.726 635.000 21,76% Tr.đó: - Khách quốc tế Ngày khách 3.531 4.504 4.900 - Khách nội địa Ngày khách 191.369 451.222 630.100 4 Thời gian lưu trú Ngày 0,75 1,15 1,01 5 Doanh thu du lịch, dịch vụ (khách sạn, nhà hàng) Tỷ đồng 403,80 652,00 1.100 18,17 Tr.đó: Doanh thu du lịch Tỷ đồng 37 60,10 110 19,9 6 Tổng số cơ sở lưu trú cơ sở 75 158 202 17,95 - Khách sạn cơ sở 23 26 29 - Nhà nghỉ cơ sở 52 132 173 7 Tổng số buồng Buồng 1.292 2.266 2.754 13,44 8 Công suất sử dụng buồng % 41,3 55,1 2754 - 9 Tổng số lao động ngành DL Người 6.700 12.700 13.700 12,66 - Lao động tại các CSLT Người 756 1.152 1.244 - Lao động tại Nhà hàng Người 455 1.012 1.100 - Lao động DV khác Người 5.489 10.536 11.356 (Nguồn Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ) So với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, năm 2010 lao động ngành du lịch Phú Thọ (1.700 lao động trực tiếp, 3.400 lao động gián tiếp) nằm trong top dưới mức trung bình (2.303 lao động trực tiếp, 4.607 lao động gián tiếp), cho thấy du lịch chưa có sức hấp dẫn nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, cũng như sức hút của du lịch Phú Thọ so với các tỉnh khác là chưa thực sự ưu thế. Lao động trong ngành du lịch là 12.700 người, trong đó lao động trực tiếp là 1.700 lao động (chiếm 13,4% cơ cấu lao động ngành, 0,2% trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và 0,36% trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch của cả nước). Trong đó lao động tốt nghiệp trên đại học là 0,2%, tốt nghiệp đại học - cao đẳng chiếm 12,51%, 17,35% tốt nghiệp về trung cấp và sơ cấp nghề, số còn lại là qua đào tạo tại chỗ hoặc huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn chiếm 69,94%. Trong đó qua đào tạo về du lịch là 58%. Rõ ràng đây là một con số rất khiêm tốn trong cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh cũng như khẳng định nguồn lực cung ứng cho ngành du lịch còn thiếu về số lượng lao động có chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ lao động có chuyên môn nhưng còn ở mức qua đào tạo ngắn hạn, hoặc chỉ đáp ứng được nhu cầu đào tạo tại chỗ. Về thực trạng lao động trong các cơ quan quản lý Nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức đang làm việc trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh chiếm 3,7% trong tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch tỉnh trong số đó, 15% có bằng trên đại học, 85% tốt nghiệp đại học- cao đẳng. Tuy nhiên được đào tạo trong lĩnh vực du lịch chỉ đạt mức 55% trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch. Như vậy, cho thấy đội ngũ này vẫn cần phải được đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ du lịch mới có thể đáp ứng được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh du lịch ở cơ sở. Về thực trạng nguồn lao động đang làm việc trong các cơ sở kinh doanh du lịch Nhu cầu việc làm tại các cơ sở kinh doanh du lịch ở Phú Thọ là không lớn, có ảnh hưởng bởi tâm lý mùa vụ, tập trung nhiều vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng trong thời gian ngắn từ 10 đến 20 ngày và những sự kiện đột xuất khác. Nên hầu hết, các cơ sở kinh doanh du lịch chỉ có nhu cầu sử dụng lao động ở mức tối thiểu. Cùng với thói quen sử dụng người thân, quen đã trở thành thông lệ trong kinh doanh cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng lao động ở các cơ sở lưu trú. Các đơn vị kinh doanh lữ hành hầu hết là văn phòng đại diện, hoặc chi nhánh đóng tại Phú Thọ, hầu như chỉ có vai trò làm cầu nối trung gian để hướng dẫn, giới thiệu khách về Trụ sở chính tổ chức, chào bán tour, do vậy hiệu quả kinh doanh thấp, nhu cầu tuyển dụng lao động chuyên môn, nghiệp vụ không nhiều. Ngoài Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các khu điểm du lịch ở Phú Thọ đều ở trạng thái đang lập quy hoạch đầu tư xây dựng và khai thác ở mức nhỏ lẻ như: Vườn quốc gia Xuân Sơn, khu du lịch nước khoáng nóng Thanh Thủy, nên nguồn lao động còn thiếu và chưa thật sự dồi dào. Về thực trạng nguồn lao động đào tạo Về nguồn nhân lực giảng dạy: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có một số trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp thành lập các chuyên ngành về văn hóa du lịch, hướng dẫn viên, thực phẩm và khách sạn đã thu hút được khá đông sinh viên theo học, là nguồn đào tạo nhân lực du lịch chủ yếu cung cấp cho ngành du lịch. Với gần 30 giáo viên chuyên ngành về Du lịch, tuy đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy cho các thế hệ học sinh, sinh viên đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng đào tạo, nhưng còn thiếu những đội ngũ giáo viên, trợ giảng, cán bộ thực hành có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như thực tiễn nghiệp vụ. Về nguồn nhân lực đang được đào tạo: Một vài năm trở lại đây, với gần 200 học sinh, sinh viên tốt nghiệp hàng năm, là một nguồn lực khá dồi dào cho các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh, sẽ là không khó để ngành du lịch có thể đảm bảo được sử dụng nguồn lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, rất cần cả nguồn lao động dồi dào được đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng Du lịch chuyên nghiệp trong cả nước. Đây sẽ là nguồn nhân lực cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi, khuyến khích về làm việc tại Phú Thọ. 2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ Trên quan điểm phát triển du lịch với tốc độ nhanh, hiệu quả nhưng phải bền vững để từng bước trở thành trọng điểm du lịch và đầu tư của vùng và cả nước, cửa ngõ du lịch của thủ đô. Đưa du lịch trở thành một trong ba khâu đột phá để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ thì yếu tố nguồn nhân lực được xác định như là nhân tố xương sống để thực hiện nhiệm vụ này với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu cụ thể như sau: Phấn đấu: năm 2015 tạo việc làm cho khoảng 20,6 ngàn lao động (trong đó 5,15 ngàn lao động trực tiếp), năm 2020 là 30,4 ngàn lao động trong đó 7,6 ngàn lao động trực tiếp), đến năm 2030 tạo việc làm cho 82 ngàn lao động (trong đó 20,5 ngàn lao động trực tiếp) 3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ - Giải pháp về cơ chế chính sách Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh: “đối mới toàn diện hệ thống giao dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, chất lượng cao bên cạnh du lịch cộng đồng như: Chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao về công tác tại khu du lịch ở địa phương; Khuyến khích các tổ chức kinh tế- xã hội, doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động; Đối với du lịch mang tính cộng đồng, cần khuyến khích phát triển nguồn lực tại chỗ, ưu tiên phát triển lao động đồng bào các dân tộc với những lao động giản đơn để dần dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu du lịch. - Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; trong đó, hình thành các khoa, ngành về du lịch trong các trường Đại học, Cao đẳng, trường Nghề của tỉnh. Khuyến khích lao động có chất lượng về làm việc tại địa phương. Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đấp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý nhà nước về Du lịch, có chính sách cử cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ giỏi đang công tác ở các nơi, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của các trường Đại hoc về công tác tại tỉnh. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, giảng dạy và kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương xứng; Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi tuyển dụng, sử dụng những người có năng lực trình độ chuyên môn giỏi; Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh: từng bước chuyên môn hóa chuyên ngành, chuẩn hóa chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch (Trường đại học Hùng Vương, Cao đẳng Nghề Phú Thọ) nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Thúc đẩy liên kết với các Viện Nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung cấp; Giải pháp về việc nâng cao chất lượng lao động đang làm việc trong ngành du lịch: Trước hết, tuyên truyền tính cấp bách của việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ lao động đang làm việc trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu về chuẩn hóa nguồn lao động du lịch theo tiêu chuẩn nghề du lịch; Thứ hai, tiến hành rà soát lại lực lượng lao động theo các loại hình kinh doanh của các đơn vị: khách sạn- nhà hàng- lữ hành- khu, điểm du lịch… để có căn cứ lập Kế hoạch đào tạo, huấn luyện: đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn; Thứ ba, xây dựng Kế hoạch đào tạo, tập huấn cho từng giai đoạn: Kế hoạch tổ chức lớp Bồi dưỡng thuyết minh viên tại các điểm du lịch, Tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, Bồi dưỡng nâng cao kiến thức du lịch cộng đồng, đào tạo nghiệp vụ du lịch co cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch: bếp, lễ tân, hướng dẫn viên … Trên đây là một số đánh giá khát quát về thực trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Phú Thọ những năm gần đây. Các nhân tố khả quan cũng đã đạt được nhưng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại, yếu kém mà chúng ta cần phải thẳng thắn nhìn nhận khách quan để qua đó, đưa ra được các định hướng, giải pháp thật cụ thể, linh hoạt và có chiều sâu phát triển nguồn nhân lực du lịch có sức cạnh tranh cao trong ngành cũng như so với các địa phương khác./. . ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ Nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, bởi. thế. Lao động trong ngành du lịch là 12.700 người, trong đó lao động trực tiếp là 1.700 lao động (chiếm 13,4% cơ cấu lao động ngành, 0,2% trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và 0,36%. bình (2.303 lao động trực tiếp, 4.607 lao động gián tiếp), cho thấy du lịch chưa có sức hấp dẫn nguồn lao động trên địa bàn tỉnh, cũng như sức hút của du lịch Phú Thọ so với các tỉnh khác là

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 1: Dự báo nhu cầu lao động du lịch vùng TDMNBB giai đoạn 2005 -2010 và định hướng đến năm 2020

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan