Tiểu luận Bình luận và phân tích các điều kiện hành nghề luật sư theo qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001

15 746 0
Tiểu luận Bình luận và phân tích các điều kiện hành nghề luật sư theo qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời Mở Đầu Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, luật sư là một trong những chế định pháp lý quan trọng cần phải được hoàn thiện. Nâng cao dân chủ, mở rộng nhân quyền luôn đòi hỏi vai trò của luật sư phải được đánh giá đúng mức, đối trọng nhưng không đối lập với các cơ quan tư pháp khác (đặc biệt là Viện Kiểm Sát Nhân Dân), cùng hướng đến mục tiêu chung là công lý và công bằng xã hội. Nhận thức chung của xã hội cũng như của chính bản thân những người làm công tác pháp luật về vai trò, tính chất của nghề luật sư hiện nay phần nào vẫn chưa được thoả đáng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này la, một bộ phận luật sư chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu cả về mặt chuyên môn lẫn tư cách đạo đức - vốn là những điều kiện cần thiết và bắt buộc của nghề luật sư. Pháp lệnh luật sư năm 2001 là một bước tiến dài trên con đường thực hiện pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng và số lượng cũng như nâng đội ngũ luật sư Việt Nam lên ngang tầm với luật sư các nước trong khu vực và trên thế giới. Những qui định về điều kiện hành nghề luật sư trong Pháp lệnh luật sư năm 2001 mang tính chất chuyên nghiệp hơn, và phù hợp với những yêu cầu do tình hình phát triển kinh tế xã hội đất nước đặt ra. Với mong muốn được góp một phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, tác giả chọn đề tài “Bình luận và phân tích các điều kiện hành nghề luật sư theo qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001” làm đề tài tiểu luận của mình. Trang 1 I. KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ Là một nghề xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử với ý nghĩa cao quí như là một hiệp sĩ bảo vệc công lí, nghề luật sư phát triển qua các giai đoạn, từ thời kì phong kiến cho đến nay, và vai trò của luật sư trong xã hội ngày nay là không thể thiếu được. Dù dưới hình thức nào, luật sư tư vấn hay luật sư tranh tụng, dù ở nước nào, nghề luật sư vẫn là một nghề luật mà trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình độc lập thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân và các tổ chức theo qui định pháp luật cũng như góp phần bảo vệ công lí, công bằng xã hội và pháp chế. Còn theo qui định tại Điều 1 của Pháp lệnh luật sư năm 2001 thì “Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật”. Nghề luật sư là một nghề nghiệp luật mang những đặc điểm riêng biệt so với những ngành nghề khác như: - Chỉ những người là luật sư mới được phép hành nghề luật sư theo nguyên tắc bất khả kiêm nhiệm. Để được hành nghề luật sư, một người phải đáp ứng được những điều kiện nhất định, về chuyên môn và về đạo đức, như tốt nghiệp đại học luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư do cơ quan có thẩm quyền cấp và không được là cán bộ công chức. Trang 2 - Nghề luật sư mang tính chất dịch vụ pháp lí được nhận thù lao từ khách hàng. Cũng như bất cứ nghề dịch vụ nào khác, luật sư sẽ cung cấp dịch vụ cho khách hàng để được nhận thù lao, tuy nhiên dịch vụ mà họ cung cấp là một dịch vụ đặc biệt: dịch vụ pháp lí. Người luật sư không chỉ phải vì lợi ích cao nhất của khách hàng của mình mà còn phải góp phần vào việc đảm bảo pháp chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật. - Nghề luật sư là nghề gắn liền với số phận pháp lí của con người. Khi khách hàng nhờ đến luật sư cũng đồng nghĩa với việc họ đã, đang hoặc sẽ tham gia vào những quan hệ pháp luật nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro gắn liền với tài sản, sự tự do và cả tính mạng của một người. Chính vì vậy, nghề luật sư bị ràng buộc bởi những qui định chặt chẽ của pháp luật nhằm bảo vệ khách hàng cũng như bảo vệ chính lợi ích của bản thân người luật sư. Một trong số những ràng buộc đó là qui định về trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư và qui định về điều kiện hành nghề luật sư nhằm đảm bảo những luật sư đang hành nghề phải là những người có khả năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. - Nghề luật sư đòi hỏi phải có kiến thức sâu sắc, đó không chỉ là kiến thức về mặt pháp luật (điều kiện đương nhiên) mà kể cả những kiến thức trong các lĩnh vực xã hội khác, về kỹ năng và thái độ khi hành nghề luật sư. II. CÁC ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ THEO PHÁP LỆNH LUẬT SƯ NĂM 2001 Luật sư là một nghề nghiệp cao quí và luôn gắn liền với số phận pháp lí của con người. Do vậy, năng lực chuyên môn và đạo đức của một người luật sư không chỉ đơn giản là để đảm bảo điều kiện hành nghề cho chính Trang 3 bản thân người luật sư đó mà còn đảm bảo cho lợi ích hợp pháp những người được luật sư cung cấp dịch vụ pháp lí. Vì vậy, điều kiện hành nghề luật sư luôn là một trong những chế định quan trọng nhất trong các văn bản pháp luật qui định về luật sư, đặc biệt là Pháp lệnh luật sư. Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã thay đổi những nhận thức về tính chất nghề nghiệp của nghề luật sư và do đó cũng đặt ra những qui định về điều kiện hành nghề luật sư mang tính chuyên môn và thể hiện được tính chất của một nghề cung cấp dịch vụ pháp lí. Ngay tại Điều 7 của Pháp lệnh luật sư qui định về điều kiện hành nghề luật sư đã khẳng định: “Người muốn được hành nghề luật sư phải gia nhập một Đoàn luật sư và có chứng chỉ hành nghề luật sư.” Điều này có nghĩa là, một người muốn trở thành luật sư trước hết cần đáp ứng đủ hai điều kiện: gia nhập Đoàn luật sư địa phương nơi mình cư trú và phải có được Chứng chỉ hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp cấp. Cụ thể hơn, tại Điều 8 khoản 1 của Pháp lệnh luật sư qui định rõ về điều kiện gia nhập Đoàn luật sư như sau: “1. Người có đủ điều kiện sau đây thì được gia nhập Đoàn luật sư: a) Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; b) Có trình độ đại học luật; c) Tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo qui định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; d) Có phẩm chất đạo đức tốt; Trang 4 e) Không phải là cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật về cán bộ, công chức.”  Về điều kiện phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam: Trước hết, người muốn trở thành luật sư phải là công dân Việt Nam, nghĩa là phải mang quốc tịch Việt Nam, và thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là người không mang quốc tịch Việt Nam hoặc có quốc tịch Việt Nam nhưng thường trú tại nước ngoài không thể gia nhập Đoàn luật sư tại Việt Nam. Đây là một qui định cần thiết và phù hợp, xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Đoàn luật sư là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, nơi thực hiện chức năng quản lý, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các luật sư, và để thực hiện tốt những chức năng này đòi hỏi mỗi luật sư trước hết phải mang quốc tịch Việt Nam và thường trú trên lãnh thổ Việt Nam. Qui định này cũng tương đồng với qui định về điều kiện hành nghề luật sư của một số nước khác và thông lệ quốc tế.  Về điều kiện phải là người có trình độ đại học luật: Người có trình độ đại học luật là người có bằng cử nhân luật hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam cấp (không phân biệt bằng chính qui hay không chính qui) hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật do cơ sở giáo dục đại học của nước ngoài cấp và được công nhận là tương đương với văn bằng của Việt Nam theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Pháp Trang 5 lệnh luật sư năm 2001 đã thống nhất qui định điều kiện cơ bản về mặt chuyên môn là phải có trình độ đại học luật. Đây là một qui định có tính chất bước ngoặc trong việc chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư so với trước đây. Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 còn cho phép nhũng người không tốt nghiệp đại học luật nhưng có trình độ pháp lí tương đương, tức là có thời gian công tác pháp luật phù hợp, cũng được gia nhập vào Đoàn luật sư và được hành nghề luật sư. Sự khác biệt và thay đổi trong qui định về điều kiện này trong hai Pháp lệnh năm 1987 và Pháp lệnh năm 2001 là xuất phát từ đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội ở mỗi giai đoạn là rất khác nhau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang có những thành tựu đáng kể cũng như đang trên đà phát triển vượt bậc, những yêu cầu của tình hình mới đặt ra đối với đội ngũ thực thi và bảo vệ pháp luật nói chung và nghề luật sư nói riêng cũng ngày một cao hơn. Hơn nữa, chính tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội cũng đòi hỏi luật sư phải ngày một chuyên nghiệp, trước hết là ở trình độ chuyên môn. Vì vậy mà trong suốt quá trình lập dự thảo, soạn thảo cũng như thông qua Pháp lệnh luật sư năm 2001, đa số các ý kiến đều đồng ý với việc qui định luật sư trước hết phải là người tốt nghiệp đại học luật. Ngoài ra, phù hợp với nhu cầu thực thực tế cũng như để khuyến khích những người có điều kiện đi học chuyên ngành luật ở cấp bậc đại học và sau đại học tại những nước có nền giáo dục đại học phát triển (đặc biệt là chuyên ngành luật), pháp luật Việt Nam cũng công nhận cả những người đã được đào tạo đại học luật ở nước ngoài. Đây là một sự phát triển đáng kể cũng như tạo ra sự đồng bộ với những qui định khác trong hệ thống pháp Trang 6 luật về việc công nhận những văn bằng của nước ngoài và quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. Riêng về vấn đề những loại văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài nào được công nhận và thủ tục công nhận như thế nào sẽ được qui định cụ thể trong một văn bản pháp luật khác mà không đưa vào cả trong Pháp lệnh luật sư năm 2001.  Về điều kiện phải là người t ốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài được Việt Nam công nhận, trừ trường hợp được miễn theo qui định tại Điều 9 của Pháp lệnh này: Qui định về việc phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở việc hoặc nước ngoài là một qui định mới và lần đầu tiên được qui định trong pháp luật về luật sư và nghề luật sư ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những điều kiện để đảm bảo cho việc chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, một người sau khi tốt nghiệp đại học luật, sau khi được cung cấp một nền tảng kiến thức pháp luật toàn diện nhưng lại tính khái quát vẫn chưa thể trở thành một luật sư nếu chưa trải qua giai đoạn đào tạo nghề nghiệp. Trong quá trình “học nghề” này, học viên được đào tạo những kỹ năng cụ thể khi hành nghề cũng như được truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong quá trình tác nghiệp. Sau khi trải qua thời gian được đào tạo những kỹ năng hành nghề, người muốn hành nghề luật sư sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo luật sư do cơ sở đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam cấp. Việc đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo hình thức đào tạo tập trung trong thời gian 6 tháng. Cơ sở đào tạo nghề luật sư sẽ do Bộ Tư pháp quyết định trên cơ sở qui định về nội dung chương trình Trang 7 và hình thức đào tạo, qui hoạch đào tạo nghề luật sư. Hiện nay, Học viện Tư pháp là cơ sở được cho phép thực hiện chức năng đào tạo nghề luật sư trên cả nước. Vấn đề miễn giảm thời hạn đào tạo cũng như thời hạn tập sự cũng được đặt ra trong Pháp lệnh luật sư năm 2001. Đối với một số người có thâm niên công tác trong lĩnh vực pháp luật thì họ cũng đã tích luỹ được những kỹ năng hành nghề luật sư nhất định có thể. Vì vậy, qui định miễn đào tạo nghề luật sư cho những người được công nhận là Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật, Tiến sĩ luật, người đã làm Thẩm phán, Kiểm sát viên từ 5 năm trở lên, người đã làm Điều tra viên cao cấp, chuyên viên pháp lí cao cấp, nghiên cứu viên pháp lí cao cấp được miễn đào tạo nghề luật sư là qui định rất phù hợp và cần thiết, đối với điều kiện thực tiễn Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế. Riêng những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư do cơ sở đào tạo luật nước ngoài cấp sẽ được Bộ Tư pháp xem xét công nhận nếu thời gian đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài ít nhất là 6 tháng và phải có nội dung chương trình đào tạo cơ bản phù hợp với chương trình đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam về một số môn học, tiết học v.v… Việc công nhận chương trình đào tạo của nghề luật sư của những cơ sở đào tạo nước ngoài cũng là một trong những bước của quá trình hội nhập quốc tế, tuy nhiên, việc công nhận này cũng phải trên cơ sở có sự tương đồng nhất định với việc đào tạo tại Việt Nam. Đây cũng là một bước tiến quan trọng để trong thời gian sớm nhất có thể, luật sư Việt Nam cũng được công nhận và được phép hành nghề ở nước ngoài. Trang 8  Về điều kiện phải c ó phẩm chất đạo đức tốt: Do tính chất đặc biệt của nghề luật sư là gắn liền với với số phận pháp lí của con người nên đòi hỏi luật sư cũng phải là người có phẩm chất đạo đức tốt. Phẩm chất đạo đức ở đây không chỉ là những điều kiện chung chung và mơ hồ mà được cụ thể hoá qua những qui định về trách nhiệm nghề nghiệp luật sư cũng như qui tắc đạo đức nghề luật sư. Tuy là một nghề dịch vụ và được nhận thù lao từ khách hàng nhưng nghề luật sư không thuần tuý mang tính chất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, đó là một nghề cao quí, vì công lí và công bằng xã hội. Điều này đòi hỏi luật sư trước hết phải tuân thủ pháp luật, có lối sống lành mạnh, có lòng say mê nghề nghiệp, đặc biệt là luôn giữ danh dự, uy tín nghề nhiệp – vốn là yếu tố “sống còn” trong nghề nghiệp của mình. Luật sư luôn phải giữ đạo đức và thái độ lịch sự, không chỉ trong mối quan hệ với khách hàng, với đồng nghiệp, mà cả trong những mối quan hệ xã hội khác.  Về điều kiện không phải là cán bộ, công chức: Những người đang là cán bộ, công chức theo qui định pháp luật về cán bộ công chức cũng không được hành nghề luật sư theo qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001. Do điều kiện lịch sử trước đây, có khá nhiều cán bộ, công chức (chủ yếu là những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành luật) vẫn hành nghề luật sư, nghĩa là họ vừa thực hiện những công việc của một luật sư và vẫn có những quyền, nghĩa vụ của một người cán bộ, công chức. Việc những cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu pháp luật tham gia hành nghề luật sư cũng có những mặt tích cực nhất định, đặc biệt là về kinh nghiệm thực tế Trang 9 phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu. Và cũng theo số liệu thống kê thì “gần 40% trong tổng số 1747 luật sư trong cả nước là cán bộ, công chức và nhiều Đoàn luật sư có đến 90% số luật sư là cán bộ, công chức.” Nhưng với những qui định mới của Pháp lệnh luật sư năm 2001, những người nói trên sẽ không được tiếp tục hành nghề luật sư sau ngày 1/10/2004. Điều này cũng xuất phát từ những yêu cầu chuyên nghiệp hoá đội ngũ luật sư, yêu cầu mỗi người luật sư cần phải dành thời gian và tâm trí cho hoạt động nghề nghiệp mà không thể kiêm nhiệm, đặc biệt là kiêm nhiệm làm cán bộ, công chức. Hơn nữa, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, phạm vi hoạt động của luật sư sẽ không còn chỉ giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra các nước khác. Điều này đòi hỏi luật sư không chỉ là một người giỏi chuyên môn mà còn phải thực sự là một người làm việc có tính chuyên nghiệp cao mà nếu là một cán bộ, công chức khó đáp ứng được. Hơn nữa, cán bộ, công chức cần dành nhiều thời gian và tâm trí cho việc học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu Nhà nước đặt ra đối với một người cán bộ, công chức mà đôi khi việc kiêm nhiệm hành nghề luật sư sẽ gây trở ngại cho chính những yêu cầu đó. Do vậy, dù còn có nhiều ý kiến khác nhau, dù sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt luật sư trong giai đoạn trước mắt và dẫn đến những khó khăn nhất thời cho những người phải đứng trước sự lựa chọn giữa nghề luật sư và công việc của một cán bộ, công chức nhưng việc Pháp lệnh luật sư năm 2001 đặt ra qui định này là rất cần thiết và tất yếu. Trước mắt, cần tăng cường đào tạo, nâng cao cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ luật sư để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì mới. Những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp Trang 10 [...]... trưởng Bộ Tư pháp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo qui định pháp luật Người được gia nhập Đoàn luật sư, để trở thành luật sư phải trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư là 24 tháng, trừ những trường hợp được miễn hoặc giảm thời gian tập sự Luật sư tập sự không phải là thành viên Đoàn luật sư và chỉ được thực hiện các hoạt động nghề nghiệp theo sự phân Trang 12 công của luật sư hướng... nhiệm Đoàn luật sư sẽ giới thiệu luật sư tập sự với một văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh để tổ chức đó cử luật sư hướng dẫn và có trách nhiệm tạo điều kiện cho luật sư tập sự thực hành các kỹ năng hành nghề luật sư cũng như giám sát, đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự đó Hết thời hạn tập sự, luật sư tập sự phải trải qua một kì kiểm tra để đánh giá khả năng hành nghề luật sư và chỉ những... xoá tên khỏi danh sách luật sư tập sự của Đoàn luật sư, người bị xoá tên khỏi Đoàn luật sư có thể xin gia nhập lại Đoàn luật sư để tập sự hành nghề luật sư Người đạt yêu cầu kì kiểm tra hết tập sự và người được miễn thời gian tập sự hành nghề luật sư thì được Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư Bộ tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư trong thời hạn 30 ngày... của một luật sư KẾT LUẬN Những điều kiện hành nghề luật sư theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những cơ sở nền tảng cho sự ra đời và hoàn thiện của một đội ngũ những luật sư có kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và mang tính chuyên nghiệp cao, có thể đáp ứng được những yêu cầu xã hội đặt ra đối với nghề luật sư Nghề luật sư vẫn luôn là một trong những nghề cao quí... hạn và chỉ bị thu hồi trong một số trường hợp, cụ thể là: người bị xử lí vi phạm hành chính bằng hình thức thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, người bị kết án tù hoặc bị Toà án cấm hành nghề luật sư, người bị Đoàn luật sư xử lí kỉ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì luật sư được hành nghề với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một luật. . .luật không còn được sử dụng việc hành nghề luật sư để tích luỹ kinh nghiệm thực tế mà cần tìm một cách thức khác phù hợp hơn Những trường hợp không được hành nghề luật sư: Ngoài ra, trong Pháp lệnh luật sư năm 2001 cũng qui định cả những trường hợp không được hành nghề luật sư theo khoản 2 Điều 8 như sau: “2 Những người sau đây không được gia nhập Đoàn luật sư: a) Đang bị truy cứu... trú Trang 11 (theo Điều 10 Pháp lệnh luật sư năm 2001) Nơi cư trú của một người được xác định theo qui định của Điều 48 Bộ luật dân sự Sau khi nộp các loại giấy tờ trên, Ban chủ nhiệm sẽ xem xét, quyết định chấp nhận việc xin gia nhập Đoàn luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản lý do từ chối Đối với người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài,... luôn là một trong những nghề cao quí trong xã hội, và người luật sư luôn phải học tập, rèn luyện “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng được nhu cầu của xã hội Muốn như thế, về mặt lập pháp, những qui định về luật sư và nghề luật sư, trong đó chế định về điều kiện hành nghề luật sư phải luôn được quan tâm nghiên cứu và áp dụng để kịp thời thay đổi nếu những điều kiện này không còn phù hợp với tình hình thực tế... Chứng chỉ hành nghề luật sư Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lí do bằng văn bản đến người làm đơn và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư Người bị từ chối có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Trang 13 người đó có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo qui định pháp luật Chứng chỉ hành nghề luật sư được... chưa được xoá án tích; b) Đang bị quản chế hành chính; c) Bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; d) Là cán bộ, công chức bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết định thôi việc có hiệu lực.” Điều này cũng một lần nữa khẳng định rằng những điều kiện hành nghề luật sư là tương đối nghiêm ngặt và đặt ra những khuôn phép nhất định về mặt đạo đức nghề nghiệp và cả đạo đức xã . phần vào việc tìm hiểu và làm sáng tỏ những qui định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, tác giả chọn đề tài Bình luận và phân tích các điều kiện hành nghề luật sư theo qui định của Pháp lệnh luật sư. Chứng chỉ hành nghề luật sư thì luật sư được hành nghề với đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một luật sư. KẾT LUẬN Những điều kiện hành nghề luật sư theo Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã, đang và sẽ tiếp. định quan trọng nhất trong các văn bản pháp luật qui định về luật sư, đặc biệt là Pháp lệnh luật sư. Pháp lệnh luật sư năm 2001 đã thay đổi những nhận thức về tính chất nghề nghiệp của nghề luật

Ngày đăng: 25/06/2015, 08:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan