Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

117 953 2
Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KINH TẾ & PTNT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƯỚC MẮM CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BA LÀNG, XÃ HẢI THANH, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA” Tên sinh viên: Lê Thị Hiền Chuyên ngành đào tạo: Quản lý kinh tế Lớp: K56 QLKT Niên khóa: 2011 - 2015 Giảng viên hướng dẫn: Ths: Giang Hương Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong Khóa luận có sử dụng các thông tin, số liệu, các bản báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân xã Hải Thanh và các thông tin thu thập, điều tra các đối tượng trên địa bàn nghiên cứu. Tôi xin cam đoan tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài Khóa luận này là trung thực và hoàn toàn chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào. Tôi cam đoan mọi sự giúp đỡ để thực hiện bài Khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong bài Khóa luận đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày …. tháng … năm … Sinh viên Lê Thị Hiền i LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo hướng dẫn: Ths.Giang Hương giảng viên bộ môn Phân tích định lượng – Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã hướng dẫn chỉ bảo tôi rất tận tình trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Hải Thanh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như nghiên cứu đề tài tốt nghiệp. Do điều kiện về thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các độc giả để đề tài của tôi được hoàn thiện, có ý nghĩa thực tiễn hơn. Hà Nội, ngày… tháng … năm … Sinh viên Lê Thị Hiền ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một đất nước có rất nhiều nét văn hóa truyền thống nổi tiếng được bạn bè gần xa trên thế giới biết đến và ca ngợi. Bên cạnh những nét văn hóa trong giao tiếp ứng xử thì nét văn hóa ẩm thực cũng là một phần bản sắc riêng đóng góp vào sự thành công của nét đẹp truyền thống. Xuất phát là một nước nông nghiệp, với người dân Việt trong mỗi bữa ăn hàng ngày không thể thiếu bát nước mắm mang hương vị đậm đà của biển để làm tăng thêm hương vị cho mỗi món ăn. Xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa không chỉ là địa phương có nghề khai thác biển phát triển, mà còn được biết đến với nghề chế biến mắm và làm nước mắm nổi tiếng. Từ chỗ phát triển nhỏ lẻ, tự phát, những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường tăng cao nên nghề làm nước mắm ở Ba Làng phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ gia đình đã phát triển từ tổ hợp sản xuất lên thành công ty. Sản phẩm nước mắm Ba Làng trở nên nổi tiếng trên toàn quốc. Vùng Ba Làng có gần 100 hộ chuyên sản xuất nước mắm với sản lượng trên dưới 10 triệu lít nước mắm/năm (Nguyễn Viết Xuân, 2012). Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, phát triển sản xuất nước mắm tại làng nghề truyền thống Ba Làng đã có những đóng góp quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng tiến bộ, tạo ra sự ổn định kinh tế cho các hộ trong xã. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh của nước mắm Ba Làng ngày càng nhiều, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đang là những thách thức to lớn cho sản phẩm này. Bên cạnh đó, việc sản xuất nước mắm Ba Làng cũng đang bộc lộ nhiều bất cập:quy trình sản xuất còn thô sơ, thiết bị sản xuất còn thiếu và lạc hậu, nguồn vốn đầu tư còn ít, thiếu kinh nghiệm tổ chức sản xuất, đội ngũ lành nghề còn ít nên việc sản xuất nước mắm chưa cao, rất hạn chế sức cạnh tranh. iii Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa”, nhằm tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất vàđịnh hướng các giải pháp phát triển sản xuất nước mắm Ba Làng để ngày càng ổn định và bền vững hơn trong tương lai. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chọn điểm nghiên cứu * Chọn địa bàn nghiên cứu Chúng tôi chọn địa bàn xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa. * Chọn các hộ sản xuất Chọn điều tra phải mang tính đại diện cao cho tính tổng thể. Ở đây chúng tôi chọn hộ sản xuất theo tiêu chí quy mô sản xuất của hộ gia đình.(dựa vào tổng số lít gia đình sản xuất ra/năm). Tiến hành chọn 60 hộ, chúng tôi chọn điển hình theo quy mô số lượng lít sản xuất trong một quy trình sản xuất (1 năm): 4 hộ sản xuất lớn, 17 hộ sản xuất trung bình, 39 hộ sản xuất nhỏ. Phương pháp thu thập số liệu Bao gồm các số liệu: được công bố về tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã, các số liệu mới : Nghiên cứu được tiến hành với 60 hộ dân. Số liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng hỏi, khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân. III, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tình hình phát triển sản xuất nước mắm của làng nghề truyền thống Ba Làng Nghề chế biến nước mắm ở Ba Làng phát triển khá nhanh từ năm 2012 đến nay. Số hộ tăng lên 28 hộ từ năm 2012- 2014, trong 3 năm 2012-2014 số lao động của hộ phục vụ ngành chế biến nước mắm tăng bình quân là 12,42%, iv do đó đã tạo được công ăn việc làm cho lao động trong toàn làng và lao động nơi khác đến làm thuê. Quy mô sản xuất của nước mắm Ba Làng ngày một tăng lên theo số lượng và chất lượng thể hiện tổng sản lượng tăng dần qua các năm, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm 34,35%, tổng giá trị sản lượng tăng từ 3 tỷ 472 triệu đồng năm 2012 lên 6 tỷ 690 triệu đồng năm 2014 Sản phẩm chính của các hộ chế biến ở làng nghề Ba Làng là nước mắm loại 1 và loại 2 và được tiêu dùng chủ yếu ở thị trường trong tỉnh Thanh Hóa và một số tỉnh lân cận. 3.2 Tình hình sản xuất nước mắm của hộ gia đình Nguồn nguyên vật liệu: Những năm gần đây, nhu cầu về nguồn nguyên liệu cho sản xuất ngày càng tăng, lượng cá khai thác của địa phương không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất của các hộ chế biến trong làng nghề nên nguyên liệu được mua ở các địa phương khác như: Hải Hòa, Ninh Hải, Hải Bình… Sản lượng và chủng loại: Năm 2014 sản lượng nước mắm loại 1 và loại 2 sản xuất ra của nhóm hộ sản xuất quy mô lớn khoảng 22369,25lit và 15824,50, của nhóm hộ sản xuất quy mô trung bình là 7458,35 lít, 4906,82 lít, của nhóm hộ sản xuất quy mô nhỏ là 1885,97 lít và 1376,06 lít Chi phí của các hộ: Về chi phí sản xuất tình bình quân cho 120 lít nước mắm loại 1 và 120 lít nươc mắm loại 2 thì hầu như các hộ đều có chung một lượng chi phí như nhau hoặc kém không đáng kể. Kết quả và hiệu quả sản xuất: Tóm lại, để chế biến 120 lít nước mắm loại 1 và 120 lít nước mắm loại 2, trong ba nhóm quy mô sản xuất của các hộ chế biến nước mắm thì nhóm quy mô nhỏ đạt hiệu quả sản xuất cao hơn do chi phí thuê lao động ít nhất. Kênh tiêu thụ sản phẩm và giá bán: thứ nhất là bán cho các đại lý, cửa hàng, thứ hai, bán cho thu gom, và thứ ba là bán trức tiếp ra chợ. Giá bán giữa các hộ có sự chênh lệch nhưng chênh lệch không đáng kể từ 10- 20 nghìn/1 lít do có sự cạnh tranh về giá cả. v 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất nước mắm tại làng nghề truyền thống Ba Làng. Thứ nhất: Thiếu vốn, Thứ hai: thiếu đất sản xuất, Thứ ba :nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hộ sản xuất, thứ tư: Thị trường tiêu thụ đầu ra cho các hộ gia đình, Thứ năm, trình độ lao động. 3.4 Giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất - Giải pháp về vốn - Giải pháp về đất đai - Giải pháp về lao động - Nghiên cứu thị trường IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Nhìn chung phát triển nghề chế biến nước mắm tuyền thống ở Ba Làng đã góp phần cải thiện đời sống nhân dân trong làng nghề cũng như trong xã và một số tỉnh lân cận. Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ. Tình trạng tệ nạn xã hội cũng được đẩy lùi điều đó chứng tỏ đường lối phát triển làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển kinh tế, CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn. 4.2 Kiến nghị Đối với hộ sản xuất: Một là, hộ sản xuất phải biết giữ gìn tính truyền thông trong kỹ thuật, cả trong quá trình sản xuất, Hai là hộ sản xuất cần đảm bảo được ba mục tiêu: Tăng sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đảm bả chất lượng. Đối với chính quyền: Coi trọng nghề chế biến nước mắm là mọt trong nững ngành nghè chính trong xã. Đối với Nhà nước và các cơ quan: Cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi. vi MỤC LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hải Thanh qua 3 năm Error: Reference source not found Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Hải Thanh qua 3 năm Error: Reference source not found Bảng 3.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Hải Thanh Error: Reference source not found Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Hải Thanh qua 3 năm 2012- 2014 Error: Reference source not found Bảng 3.5 Số lượng hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 3.6 Ma trận SWOT Error: Reference source not found Bảng 4.1 Tình hình phát triển sản xuất nước mắm tại làng nghề truyền thống Ba Làng qua 3 năm (2012- 2014) Error: Reference source not found Bảng 4.2 Số hộ tham gia tập huấn sản xuất nước mắm ở làng nghề qua các năm 2012- 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.3 Kết quả sản xuất nghề chế biến nước mắm của làng nghề Ba Làng qua 3 năm (2012-2014) Error: Reference source not found Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của chủ hộ chế biến nước mắm.Error: Reference source not found Bảng 4.5 Tình hình về nhân khẩu và lao động của hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.6 Diện tích đất của các hộ điều tra Error: Reference source not found Bảng 4.7 Vốn trong sản xuất nước mắm. .Error: Reference source not found Bảng 4.8 Nguồn nguyên liệu của các hộ điều tra 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.9 Sản lượng và chủng loại sản phẩm của các hộ điều tra năm 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.10 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất 120 lít nước mắm loại 1 Error: Reference source not found viii Bảng 4.11 Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất 120 lít nước mắm loại 2 Error: Reference source not found Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả sản xuất nước mắm năm 2014 tính bình quân cho 120 lít nước mắm loại 1 Error: Reference source not found Bảng 4.13 Kết quả và hiệu quả sản xuất nước mắm năm 2014 tính bình quân cho 120 lít nước mắm loại 2 Error: Reference source not found Bảng 4.14 Sản lượng nước mắm bán cho các tác nhân Error: Reference source not found Bảng 4.15 Các giá bán nước mắm Ba Làng năm 2014 Error: Reference source not found Bảng 4.16 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất nước mắm của hộ gia đình Error: Reference source not found Bảng 4.17 Đánh giá của hộ gia đình về thuận lợi và khó tới phát triển sản xuất nước mắm Error: Reference source not found ix [...]... tổ chức sản xuất, đội ngũ lành nghề còn ít nên việc sản xuất nước mắm chưa cao, rất hạn chế sức cạnh tranh Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: Phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa , nhằm tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng sản xuất vàđịnh hướng các giải pháp phát triển sản xuất nước mắm Ba Làng để... - Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nước mắm và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng xã Hải Thanh trong thời gian qua; - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống ở xã Hải Thanh trong thời gian tới, nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 1.3 Câu hỏi... trạng phát triển sản xuất nước mắm Ba Làng của xã Hải Thanh đang như thế nào? - Những lợi ích đạt được từ việc sản xuất nước mắm ? - Có những tác nhân nào đang tham gia vào các hoạt động sản xuất nước mắm của xã Hải Thanh ? - Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng của xã Hải Thanh? - Cần có những giải pháp tác động nào để phát triển. .. tích sản xuất trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ gia đình sản xuất nước mắm hoặc tăng quy mô sản xuất của mỗi hộ gia đình hoặc cả hai => Tăng quy mô sản xuất: Tăng về sản lượng nước mắm sản xuất trong các hộ gia đình theo không gian và thời gian => Tăng số hộ: muốn gia tăng về số hộ tham gia vào sản xuất đòi hỏi Nhà nước có các chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất và sản xuất nước mắm phải... Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nước mắm trên địa bàn trong thời gian tới, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nước mắm nói riêng; 2... nước mắm ở Ba Làng phát triển mạnh mẽ Nhiều hộ gia đình đã phát triển từ tổ hợp sản xuất lên thành công ty Sản phẩm nước mắm Ba Làng trở nên nổi tiếng trên toàn quốc Vùng Ba Làng có 1 gần 100 hộ chuyên sản xuất nước mắm với sản lượng trên dưới 10 triệu lít nước mắm/ năm (Nguyễn Viết Xuân, 2012) Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, phát triển sản xuất nước mắm tại làng nghề truyền thống Ba Làng đã có... triển sản xuất nước mắm tại xã Hải Thanh? 1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ sản xuất nước mắm tại làng nghề truyền thống Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung:Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nước mắm như: hoạt động sản xuất, ... các làng nghề này phát triển rất nhanh nhưng thiếu tính bền vững Tác động của làng nghề mới với làng nghề truyền thống không có ý nghĩa thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống Vì vậy, cần không để cho làng nghề mới phát triển tự phát * Theo chủng loại sản phẩm Làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề gỗ Đồng Kỵ, lụa Hà Đông, Làng nghề sản xuất ra công cụ sản xuất thủ... thuyền, hải sản đánh bắt được chuyển ngay về bến cá, phân loại và chế biến Chính điều này tạo ra chất lượng nước mắm Ba Làng Đặt chân đến vùng đất Ba Làng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia bạn sẽ cảm nhận được mùi mằn mặn, thơm thơm đặc trưng của vùng Ba Làng, đó chính là mùi nước mắm từ các cơ sở sản xuất lan tỏa khắp vùng Nghề làm nước mắm ở Ba Làng có cách đây hàng thế kỷ Nước mắm Ba Làng được sản xuất. .. phát triển sản xuất phải đảm bảo tính bền vững, tức là sản xuất tìm nguồn đầu vào, đầu ra sao cho bền vững nhất và không làm ảnh hưởng tới mọi tài nguyên b Phát triển sản xuất nước mắm Trong phát triển sản xuất nước mắm cũng như phát triển sản xuất khác có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu Phát triển sản xuất nước mắm theo chiều . triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng xã Hải Thanh trong thời gian qua; - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại. trong phát triển sản xuất nước mắm của hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Ba Làng của xã Hải Thanh? - Cần có những giải pháp tác động nào để phát triển sản xuất nước mắm tại xã Hải Thanh? 1.4. NAM KINH TẾ & PTNT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI:“PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NƯỚC MẮM CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG BA LÀNG, XÃ HẢI THANH, HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA” Tên sinh viên: Lê

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Quy hoạch sản xuất sản phẩm theo hướng theo hướng hàng hóa mà vẫn giữ được giá trị văn hóa trong sản phẩm. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì dẫu là sản phẩm đặc sản truyền thống có giá trị cao, được nhiều người ưa chuộng đi chăng nữa cũng không thể nào có chỗ đứng trên thị trường nếu không có “thương hiệu”.

  • + Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hộ gia đình, đây là việc làm hàng đầu để có thể giữ gìn và phát triển tốt việc sản xuất sản phẩm nước mắm truyền thống. Qua tìm hiểu cho thấy đây là một trong những khó khăn lớn ảnh hưởng sự phát triển sản xuất quy mô của các hộ trên địa bàn là nguyên nhân gây nên tình trạng mai một dần của sản phẩm. Nếu không có thị trường tiêu thụ thì việc phát triển sản xuất sẽ khó được thực hiện

  • + Nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các thương hiệu trên thị trường

  • + Cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết trong việc sản xuất và tiêu thụ nước mắm của Nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương.

  • + Mở thêm lớp tập huấn kỹ thuật cho các hộ gia đình, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đinh sản xuất nước mắm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan