Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

112 2.6K 5
Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  TÔ THỊ HƯƠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ BÁN THÂM CANH TẠI XÃ ĐÔNG MINH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ Hà Nội - 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ BÁN THÂM CANH TẠI XÃ ĐÔNG MINH, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Tên sinh viên : TÔ THỊ HƯƠNG Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : K56 - KTB Niên khóa : 2011-2015 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ Hà Nội – 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Để tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”. Tôi đã thu thập tài liệu từ các nguồn sách báo, tạp chí huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đồng thời thu thập số liệu qua các phiếu điều tra. Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu sử dụng trong khóa luận này là trung thực, nghiêm túc. Mọi thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Tô Thị Hương 3 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể. Trước hết, cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô trong khoa KT&PTNT đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Quyền Đình Hà - giảng viên khoa KT&PTNT, người đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn tận tình cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Đông Minh, các tổ chức đoàn thể cùng người dân trong xã đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu với những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, bố mẹ, các anh chị em, những người bạn thân đã luôn ở bên tôi, giúp đỡ động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Tô Thị Hương 4 4 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu vươn ra thế giới và đã tăng trưởng cao qua những năm qua. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân ở Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam trở thành nước đứng đầu về sản lượng cá tra, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm (trong đó năm 2013 đứng đầu thế giới về sản lượng tôm sú), thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Xã Đông Minh là xã phát triển kinh tế ven biển đứng đầu huyện, các mô hình nuôi tôm khá phong phú, diện tích nuôi trồng được mở rộng qua các năm, năng suất và sản lượng tôm đạt con số lớn trong toàn huyện. Sự phát triển này tới mức các yếu tố kỹ thuật, con giống, cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất… chưa đáp ứng kịp thời. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm cho các hộ nông dân. Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh của xã Đông Minh, đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm của các hộ nông dân xã, để đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả nuôi tôm tại xã. Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là hộ nông dân có quy mô nuôi tôm khác nhau thông qua việc phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập và sử dụng các thông tin từ các nguồn sách, báo, internet, các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội của xã. Đồng thời thiết 5 5 lập các chỉ tiêu như nhóm chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về hộ, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất tôm, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ tôm và nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ. Bằng các phương pháp nghiên cứu như trên đề tài đã thu được những két quả như sau: Thứ nhất, tình hình chung về sản xuất tôm sú và tôm thẻ trên địa bàn xã có diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng qua 3 năm 2012 – 2014 và diện tích nuôi trồng tôm sú và tôm thẻ chiếm 80% diện tích NTTS của toàn xã. Và được chia theo 3 quy mô: lớn, trung bình, nhỏ. Thứ hai, các chủ hộ nuôi tôm đều là nam giới, có sức khỏe, có kinh nghiệm trong nuôi tôm. Họ mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tôm. Vốn đầu tư trong nuôi tôm ngoài số vốn tự có thì các hộ đi vay chủ yếu là từ ngân hàng hoặc bạn bè với lãi xuất ưu đãi. Các hộ có quy mô lớn đạt năng suất và sản lượng cao hơn so với các hộ có quy mô trung bình và nhỏ, do các hộ này đầu tư chi phí lớn trong sản xuất. Về tiêu thụ tôm của các hộ thì chủ yếu các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ đa phần bán cho thương lái buôn, phương thức giao dịch trả tiền ngay sau khi mua hàng. Gía cả tôm sú và tôm thẻ biến động nhiều theo quy mô sản xuất của hộ. Thứ ba, qua việc phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy hộ nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hộ nuôi tôm sú. Trong đó, đối với tôm sú và tôm thẻ thì hộ có quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Thứ tư, nghiên cứu cũng cho thấy sản xuất của các hộ nông dân có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như quy mô, con giống, chính sách, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, vốn… Sự ảnh hưởng của các yếu tố này được đưa ra phân tích nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực để phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các hộ nông dân. 6 6 Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất cho các hộ nuôi tôm, chính quyền địa phương và các tổ chưc liên quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân. MỤC LỤC 7 7 DANH MỤC CÁC BẢNG 8 8 DANH MỤC ĐỒ THỊ 9 9 DANH MỤC VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu BQ : Bình quân BVMT : Bảo vệ môi trường CC : Cơ cấu CNBQ : Công nghệ bảo quản CPSX : Chi phí sản xuất CPTG : Chi phí trung gian CPVC : Chi phí vật chất CSHT : Cơ sở hạ tầng ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính GO : Gía trị sản xuất GT : Gía trị GTSX : Gía trị sản xuất HQKT : Hiệu quả kinh tế IC : Chi phí trung gian MI : Thu nhập hỗn hợp NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS : Nuôi trồng thủy sản ÔNMT : Ô nhiễm môi trường QML : Quy mô lớn QMN : Quy mô nhỏ QMTB : Quy mô trung bình SL : Số lượng 10 10 [...]... tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh của các hộ nông dân tại xã Đông Minh,  huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu    Các yếu tố tự nhiên – kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Hai loại tôm chủ... đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh của các hộ nông dân xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm của xã 13 13 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi tôm  sú và tôm thẻ bán thâm canh Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi. .. trạng, xác định kết quả, hiệu quả nghề nuôi tôm tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ cho ngư dân là điều quan trọng Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các... gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau 2.1.2 Lý luận về hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh 2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế có thể là phần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi trừ đi chi phí bỏ ra hay có thể là tỷ lệ giữa kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra và nó bao gồm cả hiệu quả xã hội và hiệu. .. loại tôm chủ yếu đang được nuôi trong xã là tôm sú • và tôm thẻ Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm tại xã 14 14 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Khái niệm và phân loại hiệu quả 2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả là một phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả. .. kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong quá trình nuôi tôm của các hộ nông dân Để đạt được hiệu quả kinh tế thì cần phải tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong nguồn lực có hạn 2.1.3 Khái niệm về bán thâm canh và phương thức nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh  Bán thâm canh: Là hình thức nuôi tôm vừa kết hợp giữa con giống tự nhiên vừa thả thêm con giống nhân tạo Hình thức nuôi. .. 2.1.2.5 Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình khai thác tài nguyên đều có mục đích chủ yếu là kinh tế Tuy nhiên, kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả có liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người Xét trên phạm vi cá biệt, một hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả. .. toàn xã hội thì nó có ảnh hưởng đến lợi ích và hiệu quả chung Chính vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phải phân định và làm rõ mối liên hệ giữa chúng để có nhận xét chính xác Khi xét về hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh là ta đi đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất tôm sú và tôm thẻ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng tức là từ lúc thả tôm giống cho đến khi thu hoạch tôm. .. nói nghề nuôi tôm có vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Việt Nam 12 12 Xã Đông Minh là một xã ven biển của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, nằm ở phía đông huyện lỵ nên xã có một vị trí rất quan trọng cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng, dân cư được phân bố theo chiều dài bờ biển là hơn 9 km Đông Minh là xã có tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm sú và tôm thẻ theo... nay, tôm sú và tôm thẻ là ngành hàng được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực ưa chuộng • Phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm sú, tôm thẻ nói riêng góp phần phát triển kinh tế - xã hội Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ nói riêng tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động, giúp bà con ngư dân xóa đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu cho bản thân và . tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.  Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 1.3. tài: Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình . Tôi đã thu thập tài liệu từ các nguồn sách báo, tạp chí huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. về hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh.  Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh của các hộ nông dân tại

Ngày đăng: 25/06/2015, 05:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • Tôi xin chân thành cảm ơn!

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • Ngành thủy sản Việt Nam là ngành đi đầu vươn ra thế giới và đã tăng trưởng cao qua những năm qua. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản xuất chủ yếu đối với rất nhiều ngư dân ở Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản không những là nhân tố đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn đóng vai trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Việt Nam trở thành nước đứng đầu về sản lượng cá tra, đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm (trong đó năm 2013 đứng đầu thế giới về sản lượng tôm sú), thuộc nhóm 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

  • Xã Đông Minh là xã phát triển kinh tế ven biển đứng đầu huyện, các mô hình nuôi tôm khá phong phú, diện tích nuôi trồng được mở rộng qua các năm, năng suất và sản lượng tôm đạt con số lớn trong toàn huyện. Sự phát triển này tới mức các yếu tố kỹ thuật, con giống, cơ sở hạ tầng, vốn sản xuất… chưa đáp ứng kịp thời. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh tại xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi tôm cho các hộ nông dân.

  • Nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng nuôi tôm sú và tôm thẻ bán thâm canh của xã Đông Minh, đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm của các hộ nông dân xã, để đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để nâng cao hiệu quả nuôi tôm tại xã.

  • Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng là hộ nông dân có quy mô nuôi tôm khác nhau thông qua việc phỏng vấn trực tiếp. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài tiến hành thu thập và sử dụng các thông tin từ các nguồn sách, báo, internet, các báo cáo thống kê kinh tế - xã hội của xã. Đồng thời thiết lập các chỉ tiêu như nhóm chỉ tiêu phản ánh thông tin chung về hộ, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất tôm, nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tiêu thụ tôm và nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ.

  • Bằng các phương pháp nghiên cứu như trên đề tài đã thu được những két quả như sau:

  • Thứ nhất, tình hình chung về sản xuất tôm sú và tôm thẻ trên địa bàn xã có diện tích, năng suất, sản lượng đều tăng qua 3 năm 2012 – 2014 và diện tích nuôi trồng tôm sú và tôm thẻ chiếm 80% diện tích NTTS của toàn xã. Và được chia theo 3 quy mô: lớn, trung bình, nhỏ.

  • Thứ hai, các chủ hộ nuôi tôm đều là nam giới, có sức khỏe, có kinh nghiệm trong nuôi tôm. Họ mạnh dạn đầu tư, mở rộng diện tích và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất tôm. Vốn đầu tư trong nuôi tôm ngoài số vốn tự có thì các hộ đi vay chủ yếu là từ ngân hàng hoặc bạn bè với lãi xuất ưu đãi. Các hộ có quy mô lớn đạt năng suất và sản lượng cao hơn so với các hộ có quy mô trung bình và nhỏ, do các hộ này đầu tư chi phí lớn trong sản xuất. Về tiêu thụ tôm của các hộ thì chủ yếu các hộ nuôi tôm sú và tôm thẻ đa phần bán cho thương lái buôn, phương thức giao dịch trả tiền ngay sau khi mua hàng. Gía cả tôm sú và tôm thẻ biến động nhiều theo quy mô sản xuất của hộ.

  • Thứ ba, qua việc phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy hộ nuôi tôm thẻ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hộ nuôi tôm sú. Trong đó, đối với tôm sú và tôm thẻ thì hộ có quy mô lớn đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

  • Thứ tư, nghiên cứu cũng cho thấy sản xuất của các hộ nông dân có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như quy mô, con giống, chính sách, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng, vốn… Sự ảnh hưởng của các yếu tố này được đưa ra phân tích nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực để phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ cho các hộ nông dân.

  • Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất cho các hộ nuôi tôm, chính quyền địa phương và các tổ chưc liên quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân.

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC ĐỒ THỊ

  • DANH MỤC VIẾT TẮT

  • BĐKH : Biến đổi khí hậu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan