giáo trình mô đun làm mạ và gieo cấy nghề nhân giống lúa

72 425 1
giáo trình mô đun làm mạ và gieo cấy nghề nhân giống lúa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ 02 2 LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo nghề cho lao động nông thôn có trình độ sơ cấp đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Xuất phát từ yêu cầu trên Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa giao nhiệm vụ xây dùng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Làm mạ và gieo cấy là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khóa học. Quán triệt triết lý DACUM và quan điểm đào tạo năng lực thực hiện, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về làm mạ và gieo cấy lúa, chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ nhất định do vậy người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật. Mô đun làm mạ và gieo cấy được bố cục gồm 6 bài trong mỗi bài lại được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: xử lý, ngâm ủ hạt giống, gieo mạ, chăm sọc mạ sau gieo, kỹ thuật cấy lúa và gieo thẳng. Với mong muốn thông qua giáo trình của chúng tôi sẽ mang đến cho người học những kiến thức hết sức cô đọng, dễ hiểu và dễ tiếp thu. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót do thời gian có hạn khi chúng tôi biên soạn giáo trình này. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp những ý kiến quí bấu của độc giả, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ các độc giả để tiếp thu và kịp thời sửa chữa cho giáo trình ngày càng hoàn thiện. Chủ biên: Ths. Nguyễn Thị Mỹ Yến TS. Nguyễn Bình Nhự 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY 8 Giới thiệu về mô đun 8 BÀI 1: XỬ LÝ VÀ NGÂM Ủ HẠT GIỐNG 9 Mục tiêu 9 A. Nội dung 9 1. Tìm hiểu về nơi tồn tại của nguồn bệnh 9 1.1. Nguồn bệnh trong đất trồng 9 1.2. Nguồn bệnh trong hạt giống 10 1.3. Nguồn bệnh trong không khí 10 1.4. Nguồn bệnh trong môi trường bảo quản 10 2. Tìm hiểu về những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm 10 2.1. Nhiệt độ 10 2.2. Ẩm độ 11 2.3. Oxy 11 3. Mục đích của việc xử lý và ngâm ủ hạt giông 11 3.1. Xử lý hạt giống 11 3.2. Ngâm ủ hạt giống 12 4. Xử lý hạt giống 12 4.1. Xử lý loại bỏ lép lửng 12 4.2. Xử lý tiêu độc 12 4.2.1. Xử lý bằng nước nóng 13 4.2.2. Xử lý bằng nước vôi 13 4.2.3. Xử lý bằng thuốc trừ nấm 14 4.3. Xử lý phá ngủ nghỉ hạt giống 14 5. Ngâm ủ hạt giống 15 5.1. Ngâm ủ hạt giống làm mạ dược 15 5.2. Ngâm ủ hạt giống làm mạ khay 16 5.3. Ngâm ủ hạt giống gieo thẳng 16 BÀI 2: XỬ LÝ THUỐC TRỪ CỎ 18 Mục tiêu 18 A. Nội dung 18 1. Tìm hiểu về tác hại của cỏ dại 18 4 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ cỏ tới môi trường và sinh vật 19 2.1. Ảnh hưởng tới môi trường 19 2.2. Ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây lúa 19 2.3. Ảnh hưởng tới con người và gia súc 20 3. Phân loại thuốc trừ cỏ 21 3.1. Phân loại theo con đường xâm nhập 21 3.1.1. Thuốc trừ cỏ nội hấp 21 3.1.2. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc 22 3.2. Phân loại theo thời điểm sử dụng thuốc 22 3.2.1. Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm 22 3.2.2. Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm 22 4. Tìm hiểu đặc điểm, tính chất và phương pháp sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ 23 5. Tìm hiểu về các phương pháp xử lý thuốc trừ cỏ 26 5.1. Phương pháp phun 26 5.2. Phương pháp rắc 27 6. Xử lý thuốc trừ cho ruộng lúa nhân giống 27 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 C. Ghi nhớ 30 BÀI 3: GIEO MẠ 31 Mục tiêu 31 A. Nội dung 31 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm 31 2. Tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của cây mạ 32 2.1. Yêu cầu về nhiệt độ 32 2.2. Yêu cầu về ánh sáng 32 2.3. Yêu cầu về nước 33 2.4. Yêu cầu về dinh dưỡng 33 3. Làm mạ 33 3.1. Làm mạ dược 33 3.2. Làm mạ khay 34 3.3. Làm mạ trên nền đất cứng 38 3.4. Làm mạ cấy máy 39 BÀI 4: CHĂM SÓC MẠ SAU GIEO 41 Mục tiêu 41 A. Nội dung 41 5 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở giai đoạn mạ 41 2. Tìm hiểu về điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triên của cây lúa ở giai đoạn mạ 41 2.1. Nhiệt độ 42 2.2. Nước 42 2.3. Ánh sáng 42 3. Tìm hiểu về nhu cầu của dinh dưỡng đối với cây mạ 42 4. Bón phân cho mạ 43 5. Điều tiết nước cho mạ 43 6. Chống rét cho mạ 44 7. Chống nóng 45 BÀI 5: CẤY LÚA 46 Mục tiêu 46 A. Nội dung 46 1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy 46 1.1. Các yếu tố ngoại cảnh 46 1.1.1. Nhiệt độ 46 1.1.2. Ánh sáng 47 1.1.3. Nước 47 1.2. Các yếu tố kỹ thuật 48 1.2.1. Mật độ, khoảng cách cấy 48 1.2.2. Kỹ thuật cấy 49 2. Các phương pháp và kỹ thuật cấy 49 2.1. Cấy bằng tay và quy trình kỹ thuật cấy bằng tay 49 2.3. Mạ khay và quy trình kỹ thuật làm mạ khay 52 BÀI 6: GIEO THẲNG 55 Mục tiêu 55 A. Nội dung 55 1. Khái niệm về gieo thẳng 55 2. Tìm hiểu về các yếu tố chi phối đến sinh trưởng của lúa gieo thẳng 55 2.1. Nhiệt độ 55 2.2. Nước 56 2.3. Ánh sáng 56 2.4. Chất dinh dưỡng 57 2.4.1. Đạm 57 2.4.2. Lân 58 6 2.4.3. Kali 58 3. Yêu cầu về đất và kỹ thuật làm đất 59 3.1. Chọn đất 59 3.2. Kỹ thuật làm đất 59 4. Kỹ thuật gieo 59 4.1. Tiêu chuẩn mộng mạ gieo thẳng 60 4.2. Lựa chọn công cụ gieo 60 4.3. Quy trình thực hiện 60 5. Chăm sóc sau gieo 61 5.1. Điều chỉnh mực nước 61 5.2. Trừ cỏ dại 62 5.3. Bón phân 62 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 64 I. Vị trí, tính chất của mô đun 64 II. Mục tiêu 64 III. Nội dung chính của mô đun 65 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 65 4.1. Nguồn lực cần thiết 65 4.2. Cách thức thực hiện 66 4.3. Thời gian thực hiện 66 4.4. Tiêu chuẩn sản phẩm 66 V. Yêu cầu đánh giá về kết quả học tập 66 VI. Tài liệu cần tham khảo 70 7 MÔ ĐUN: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu về mô đun Mô đun làm mạ và gieo cấy là mô đun bắt buộc thuộc chuyên ngành nhân giống lúa thông qua mô đun này giúp cho người học nắm được quy trình kỹ thuât trọn vẹn từ khâu xử lý ngâm ủ hạt giống đến khâu cấy lúa theo tiêu chuẩn Viet GAP. 8 BÀI 1: XỬ LÝ VÀ NGÂM Ủ HẠT GIỐNG Mã bài: MĐ02.1 Xử lý hạt giống là khâu đẩu tiên trong kỹ thuật gieo mạ nhằm loại bỏ các hạt lép lửng, diệt một số nấm bệnh ký sinh trên vỏ hạt. Ngâm ủ là khâu kỹ thuật tiếp theo giúp cho hạt giống nảy mầm tốt, chất lượng mạ đạt tiêu chuẩn. Mục tiêu Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình xử lý và ngâm ủ hạt giống lúa - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản của quy trình kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống theo hướng an toàn, vệ sinh và tiết kiệm. A. Nội dung 1. Tìm hiểu về nơi tồn tại của nguồn bệnh  Nguồn bệnh lưu giữ lại sau thu hoạch, qua các mùa vụ thường là các nguồn bệnh ở trạng thái tĩnh ngừng hoạt động dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản. Hiện tượng này liên quan đến điều kiện môi trường đặc biệt là đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ trồng trọt và đặc điểm riêng biệt của từng loài, chủng vi sinh vật gây bệnh. Trong thực tế, trên đồng ruộng các dạng được coi là dạng tồn tại đã trải qua một thời gian dài thử thách trong môi trường để sống sót và trở thành dạng tồn tại. Tuy có một số ít trường hợp dạng tồn tại có thể độc lập sống trong môi trường, còn đa số trường hợp các dạng này đều phải được che chở bởi một mô thực vật sống hay đã chết để chờ thời cơ lây bệnh trở lại vào cây. Một số nhóm vi sinh vật gây bệnh khác có khả năng rơi thẳng vào đất như các loại nấm hoại sinh và bán hoại sinh và sống khá lâu dài ở đất và có thể gây bệnh cho cây khi có điều kiện độ ẩm và nhiệt độ thích hợp. Sản xuất nông nghiệp độc canh sẽ tạo điều kiện tích luỹ nguồn bệnh ngày càng nhiều, trái lại luân canh sẽ có tác dụng làm giảm nguồn bệnh rất lớn nhất là với các vi khuẩn và nấm, tuyến trùng có phạm vi kí chủ hẹp sẽ dễ dàng bị tiệu diệt và vi sinh vật đối kháng trong đất có thể phát triển thuận lợi tiêu diệt vi khuẩn bệnh cây trường hợp này người ta gọi là đất có hiện tượng “tự khử trùng”. Cây ký chủ và cây dại (thường là các cây và cỏ dại cùng họ) thường mang theo nguồn bệnh rất lớn của vi sinh vật gây bệnh và tuyến trùng Sau đó, nguồn bệnh được giữ lại khi các tàn dư còn sót lại sau vụ trồng trọt như thân cành, rễ, quả, hạt, củ của những cây bệnh rơi xuống đất. Tới khi các tàn dư bị 9 thối mục, thường phần lớn vi sinh vật bị chết theo, một số nhóm vi sinh vật có khả năng rơi vào đất có thể sống nhờ một thời gian ở đất  Nấm là nhóm vi sinh vật gây bệnh có nhiều dạng tồn tại vào loại phong phú nhất trong các nguyên nhân gây bệnh cây. Dạng phổ biến của nấm là dạng sợi nấm tồn tại trong mô cây, cành, lá, quả, hạt Các dạng biến thái của sợi như hạch nấm có sức chống chịu cao trong các môi trường là nguồn bệnh rất quan trọng để duy trì nòi giống, nên khá nhiều trường hợp hạch là giai đoạn bắt buộc trong chu kỳ sống của một loài nấm như một số nấm hạch có thể tồn tại tới vài năm. Ví dụ: naams gaay bệnh khô vằn Một số bệnh chỉ tồn tại nguồn bệnh ngoài vỏ hạt như nấm gây bệnh đạo ôn vv… trong trường hợp này nếu hạt bị bệnh được xử lý bên ngoài nguồn bệnh có thể không còn. Riêng bệnh do virus, phytoplasma gây ra rất ít truyền qua hạt giống bởi vì khi hạt giống bắt đầu già hoá thì môi trường không thuận lợi cho các vi sinh vật này phát triển. Hàm lượng chất gây độc cho kí sinh hay ức chế ký sinh tăng cao khiến cho hạt trở nan ít bị bệnh.  Về số lượng các vi sinh vật gây bệnh là vô cùng phong phú và đa dạng. Nguồn bệnh trong tự nhiên tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau tuỳ theo đặc điểm của các nhóm ký sinh. Trong không khí thường tồn tại chủ yếu là vi khuẩn, bào tử nấm mốc và các một số các nhóm khác. Chúng tồn tại dưới dạng các tế bào khô, nha bào tự do hoặc dính vào cát bụi và chúng được di chuyển trong không khí nhờ gió. Tuy nhiên sự nhiễm các vi sinh vật chủ yếu là từ đất, gió thổi bụi bẩn trong đất có mang theo các loại vi khuẩn, nấm mốc…. Tung vào không khí, ngoài ra còn từ nước do bốc hơi nước hay hơi thở của con người và súc vật mang nguồn vi sinh vật gây bệnh vào không khí. Việc làm sạch không tránh ô nhiễm vi khuẩn gây bệnh phụ thuộc rất nhiều vào con người  Vi sinh vật (kể cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật gây bênh) không ngừng tích tụ vào nông sản phẩm khi thu hoạch mà ngay cả trong quá trình bảo quản nếu môi trường bảo quản không sạch sẽ, chế độ thanh trùng không đảm bảo sẽ làm cho vi sinh vật xâm nhập vào sản phẩm. Có những môi trường làm cho vi sinh vật phát triển nhanh, nhưng cũng có môi trường hạn chế sự phát triển của chúng, cho nên vi sinh vật phát triển mạnh hay bị tiêu diệt là do nhiều yếu tố trong quá trình bảo quản. 2. Tìm hiểu về những điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm  10 [...]... Làm mạ khay thường rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 7 -10 ngày do cây lúa khi ném ra ruộng bén rễ hồi xanh ngay Vì vậy đối với vụ chiêm khi gieo mạ cấy gặp nhiệt độ thấp làm cho cây mạ hoặc khi đem cấy ra ruộng bị chết Nên dùng khay để gieo mạ bổ sung và chủ động trên trà xuân muộn sẽ không ảnh hưởng gì đến thời vụ mà vẫn cho năng suất Với phương pháp làm mạ khay có thể chủ động gieo cấy. .. ruộng lúa Phun được 1-2 ngày thì cho nước vào ruộng lúa và giữ lại Trong vòng 24 giờ sau phun không được để người, gia súc, gia cầm vào ruộng lúa làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc Nếu sử dụng cho lúa cấy bằng mạ khay, mạ chỉ có 2,5 đến 3 lá (10 ngày) là đem cấy Khi xử lý thực hiện theo các bước: • Bước 1: làm đất nhuyễn, bằng phẳng, cho nước vào ruộng với mực nước khi cấy 2-5 cm 24 • Bước 2: ném mạ. .. trừ cỏ trong Mô un làm mạ và gieo cấy đề cập tác hại của cỏ dại, đặc điểm tính chất và cách sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ và phương pháp sử dụng chúng nhằm giúp cho người học thực hiện được khâu công việc này trong quá trình nhân giống lúa Mục tiêu Sau khi học xong bài học học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình xử lý thuốc trừ cỏ - Lựa chọn phương pháp xử lý không gây ô nhiễm môi trường,... gạo), cỏ chát, cỏ lác, lúa cỏ cho lúa gieo thẳng (sạ) và lúa cấy - Hướng dẫn sử dụng: Liều lượng dùng theo bảng dưới đây Loại lúa Loại cỏ hại Liều lượng Lúa gieo Các loại cỏ hại 1 lit/ha thẳng (sạ) lúa Lúa cấy Cách dùng Pha với 300 - 400 lit nước/ha Thời gian phun 0 - 4 ngày sau gieo (sạ) Các loại cỏ hại 1,4 lit/ha Pha với 300 - 400 lit nước/ha lúa Thời điểm phun 0 - 5 ngày sau cấy 25 Lượng nước thuốc... Yêu cầu về ánh sáng Cây mạ cần ánh sáng mạnh Trời nhiều mây, âm u, ánh sáng kém không đủ điều kiện cho cây mạ quang hợp và cây mạ yếu vì không thể tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây Ánh sáng yếu còn có thể làm cho bẹ lá và bản lá của cây mạ dài ra, cây mạ gầy hơn và yếu hơn Vì vậy dược mạ cần tránh xa bóng cây lớn và nhà cao tầng, đồng thời cũng không nên gieo mạ quá dầy, cây mạ cũng không có đủ ánh sáng... ném Hiện nay phương pháp gieo mạ này đã và đang phát triển rất rộng khắp ở các tỉnh Miền Bắc và đang được xâm nhập vào các tỉnh vùng sâu, vùng xa Làm mạ khay có những ưu điểm sau: - Tiết kiệm giống và công lao động - Lúa đẻ nhánh sớm và tập trung, lúa chín sớm và đều 35 - Năng suất tăng từ 12 -15% so với phương pháp cấy truyền thống Với chi phí ban đầu mua khay để gieo mạ không cao chỉ khoảng 1.500... khay Kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống (tham khảo phần 5.1 bài 1) Nhưng đối với mạ khay khi ngâm ủ cần chú ý: - Mộng mạ để gieo mạ khay không để dài như mạ dược mà chỉ cần mới nhú (nứt nanh) Nếu để mộng dài khi gieo mộng mạ sẽ không lọt xuống lỗ khay Đối với kỹ thuật làm mạ khay yêu cầu tiêu chuẩn mộng mạ phải ngắn 5.3 Ngâm ủ hạt giống gieo thẳng Kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống (tham khảo phần... cáp khi đem cấy không bị chột Trong trường hợp nhiều phân bón nhất là đạm thì cây mạ cao, vống và yếu, dễ nhiễm bệnh 3 Làm mạ 3.1 Làm mạ dược 34 Bươ c 1 Nội dung thực hiện Cách tiến hành Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Dựa vào diện tích gieo mạ, lượng giống - Xô, chậu, thúng đựng thóc cần gieo để chuẩn bị dụng cụ, vật tư cho đầy đủ, phù hợp giống, cào, trang, cuốc… - Thóc giống, đất gieo mạ, phân bón…... đảm bảo mật độ 17 B Câu hỏi và bài tập thực hành: 1 Câu hỏi Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa ở thời kỳ nảy mầm? Câu 2: Các yếu tố; nhiệt độ, ánh sáng, nước ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cây lúa ở giai đoạn mạ? 2 Bài tập thực hành • Kỹ thuật làm mạ dược • Kỹ thuật làm mạ khay • Kỹ thuật làm mạ trên nền đất cứng • Kỹ thuật làm mạ cấy máy C Ghi nhớ - Cần hiểu rõ... gian ruộng lúa Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng Thời kỳ nảy mầm hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì các men có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm đạt 25 - 28% Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi . tham khảo 70 7 MÔ ĐUN: LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu về mô đun Mô đun làm mạ và gieo cấy là mô đun bắt buộc thuộc chuyên ngành nhân giống lúa thông qua mô đun này giúp cho người. NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên. nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa giao nhiệm vụ xây dùng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Làm mạ và gieo cấy là một trong 6 giáo trình được biên

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan