giáo trình sử dụng các biện pháp canh tác nghề quản lý dịch hại tổng hợp

58 2.7K 33
giáo trình sử dụng các biện pháp canh tác nghề quản lý dịch hại tổng hợp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC Mã số: MĐ 02 NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trnh đ: Sơ câ ́ p nghê ̀ /dy nghề dƣi 3 thng 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong nhiều năm qua đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong các biện pháp kỹ thuật làm nên thành tựu này, biện pháp canh tác có vai trò rất quan trọng và là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất. Ngoài ra biện pháp này dễ áp dụng trong các điều kiện, hoàn cảnh, mọi trình độ sản xuất. Góp phần làm giảm đáng kễ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ thiên địch góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững và sản xuất nông sản an toàn. Trong mô đun Biện pháp canh tác, chúng tôi sẽ giới thiệu về vai trò và kỹ thuật các biện pháp canh tác (bố trí thời vụ, luân canh, xen canh, làm đất, mật độ khoảng cách gieo trồng, bón phân, tưới nước) một cách cơ bản và hợp lý. Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo và do những hạn chế về phương pháp biên soạn nên giáo trình mô đun: Biện pháp canh tác chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi chân thành mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nghề hiện nay. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, Ban giám hiệu, tập thể giảng viên khoa Trồng trọt-Bảo vệ thực vật, trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành bộ giáo trình này. Các tác giả Thành phần biên soạn: Th.S Đinh Viết Tú chủ biên Th.S Ngô Hoàng Duyệt hiệu chỉnh 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MÔ ĐUN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC 5 BÀI 1: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG 7 1- VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CÔNG TÁC IPM 7 2- SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH 13 3- MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG TÍNH CHỐNG CHỊU 14 DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI 19 BÀI 2: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG 22 1. Khái niệm và vai trò của vệ sinh đồng ruộng 22 2. Một số biện pháp vệ sinh đồng ruộng 22 3. Thực hành 24 BÀI 3: LÀM ĐẤT 25 1. Khái niệm và vai trò của việc làm đất đối với sản xuất nông nghiệp 25 2. Một số biện pháp làm đất hợp lý 26 3. Thực hành 28 BÀI 4: LUÂN CANH VÀ XEN CANH 30 1. Khái niệm và vai trò của luân canh và xen canh 30 2. Kỹ thuật luân canh và xen canh 30 3. Thực hành 32 BÀI 5: THỜI VỤ VÀ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP 34 1. Khái niệm và nguyên tắc bố trí thời vụ gieo trồng 34 2. Bố trí thời vụ gieo trồng 34 3. Bố trí mật độ khoảng cách gieo trồng 35 BÀI 6: TƯỚI TIÊU HỢP LÝ 39 1. Khái niệm và vai trò của biện pháp tưới tiêu 39 3. Thực hành 44 BÀI 7: BÓN PHÂN HỢP LÝ 46 1. Khái niệm và vai trò của phân bón trong công tác bảo vệ thực vật 46 2. Biện pháp bón phân hợp lý 47 3. Thực hành 50 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 52 5 1- Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun: 52 2- Mục tiêu mô đun 52 3. Nội dung chính của mô đun 53 4. Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 55 5- Tài liệu tham khảo 56 6 MÔ ĐUN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC Mã mô đun: MĐ2 Gii thiệu: Một trong những nhiệm vụ của công tác giống là không ngừng giữ gìn, bồi dưỡng và nâng cao đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây. Nâng cao đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây, không những trực tiếp hạn chế tác hại của sâu bệnh, mà còn tăng hiệu quả của các biện pháp bảo vệ thực vật khác, cũng như các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây trồng. Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, một dạng chủ yếu của phòng trừ sinh học, là một bộ phận không thể tách rời của bất kì một hệ thống phòng trừ sâu bệnh nào. Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh là một giải pháp ít tốn kém nhất, hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh nếu muốn duy trì năng suất và các đặc tính mong muốn khác. Vệ sinh đồng ruộng thực sự là một biện pháp canh tác rất hiệu quả trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Làm tốt biện pháp này là góp phần ngắt quãng vòng chu chuyển của sâu bệnh của vụ này sang vụ khác, hạn chế nguồn bệnh tích lũy trên đồng ruộng. Đất là môi trường sống và tồn tại của nhiều loài dịch hại. Nhiều loài dịch hại trong đời sống của mình có liên quan chặt chẽ với đất. Việc làm đất tốt không những cải tạo đất mà còn tiêu diệt nhiều loài dịch hại sống và tồn tại trong đất. Làm đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăn khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Kỹ thuật làm đất ít nhiều đều có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt dịch hại hoặc hạn chế dịch hại sống và tồn tại trong đất Lựa chọn, sắp xếp thời vụ gieo trồng thích hợp là một biện pháp phòng trừ dịch hại có hiệu quả. Để xác định được thời vụ thích hợp cho từng loại cây trồng ở mỗi địa phương cần phải dựa vào các điều kiện thời tiết khí hậu, đặc điểm phát sinh và gây hại của các loài dịch hại chính trên từng cây trồng ở địa 7 phương, cũng như kinh nghiệm và tập quán trồng trọt lâu đời của nông dân. Việc bố thí thời vụ thích hợp chỉ có hiệu quả cao khi áp dụng đồng loạt trên quy mô rộng. Nước là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng và có ảnh hưởng nhiều đến sự phát sinh gây hại của dịch hại. Chế độ nước hợp lý là sự thay đổi lượng nước thích hợp với từng giai đoạn trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Tưới nước hợp lý tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến dịch hại trên cây trồng. Phân bón ảnh hưởng trực tiếp rất rõ rệt đến sinh trưởng của cây trồng, qua đó ảnh hưởng tới dịch hại, tới năng suất và phẩm chất cây trồng. Để góp phần hạn chế dịch hại, tăng năng suất và phẩm chất cần áp dụng kỹ thuật bón phần cân đối hợp lý. 8 BÀI 1: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG Mã bài: MĐ02-01 Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày ý nghĩa của việc xử lý giống. - Thực hiện được một số biện pháp xử lý giống cơ bản - Vận dụng được vào điều kiện thực tế nhằm lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp đối với các đối tượng trên giống - Hiểu được nguyên lý của giống tốt trong công tác IPM - Ứng dụng được các giống chống chịu sâu bệnh trong sản xuất - Giải thích được giống chống chịu sâu bệnh và kỹ thuật chọn tạo giống chống chịu - Mô tả được đặc tính kháng và nguyên nhân làm giảm tính chống chịu sâu bệnh của giống Ni dung chính: 1- VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CÔNG TÁC IPM 1.1 Khái niệm a. Khái niệm chung: Là biện pháp sử dụng những giống cây trồng mang gen chống dịch hại hoặc chịu đựng dịch hại nhiều hạn chế hoặc ngăn ngừa sự phát triển của dịch hại. Giống chống chịu như là một thành phần của mỗi chương trình IPM, có thể là một biện pháp phòng trừ dịch hại chính hoặc hỗ trợ thêm cho các biện pháp khác. Tuy nhiên không phải cây trồng nào cũng có giống kháng sâu bệnh. Giống kháng với sâu bệnh này nhưng không kháng sâu bệnh khác. Chưa có giống cây trồng nào cùng kháng nhiều loại sâu bệnh. 9 Hình 1.1.1: Giống lúa CR203 chống rầy nâu (1988) Giống lúa CR203 kháng rầy nâu nhưng lại nhiễm bệnh khô vằn, rầy lưng trắng. Giống bông lá nhẵn kháng sâu xanh nhưng lại nhiễm nhện đỏ, rệp muỗi, rầy xanh 2 chấm. Trong thực tế lai tạo giống khó có thể kết hợp đặc tính kháng sâu bệnh với đặc tính nông học tốt. Các giống kháng sâu bệnh thường có năng suất ở mức khá. Việc dùng giống kháng sâu bệnh thì dễ, nhưng tạo ra giống kháng sâu bệnh thì rất khó, mất thời gian dài. Ví dụ trước đây tạo ra giống lúa mì kháng sâu bệnh phải mất 15-20 năm. Sử dụng giống kháng sâu bệnh trong thời gian dài, rộng rãi làm xuất hiện nhiều nòi mới của dịch hại, dẫn đến giống cây trồng bị mất tính kháng. Đây là hạn chế lớn nhất đối với biện pháp sử dụng giống kháng sâu bệnh. Giống chống chịu dịch hại (sâu bệnh) cây trồng là kết quả của chất lượng cây trồng quyết định chiều hướng gây hại của sâu bệnh. Đây là một biện pháp quan trọng của IPM. b. Ưu, nhược điểm của biện pháp giống chống chịu dịch hại - Ưu điểm: + Gắn liền với công việc sản xuất nông nghiệp + Giảm chi phí cho người nông dân + Không gây nhiễm bẩn môi trường sống + Thích hợp với các biện pháp khác trong bảo vệ thực vật + Ích lợi với những giống cây trồng giá trị thấp + Có tác dụng bất chấp mật độ dịch hại + Không bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết + Yêu cầu kiến thức không cao của người nông dân 10 Hình 1.1.2: Giông lúa MTL 547 kháng bệnh đạo ôn + Hiệu quả mang tính tích lũy - Nhược điểm + Thời gian nghiên cứu, tạo giống chống dịch hại lâu + Phát triển những loài dịch hại mới 1.2. Mt số kết quả về chọn giống chống chịu sâu bệnh Từ 1986 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo và tuyển chọn được nhiều giống cây trồng nông nghiệp mới, trong đó có nhiều giống có khả năng chống chịu sâu bệnh: Các giống cây trồng chống chịu sâu bệnh nổi bật là: - Giống lúa nếp DT-22 có khả năng chống chịu sâu bệnh cho năng suất chất lượng tốt. - Việt lai 24, Việt lai 27 kháng bệnh bạc lá, thời gian sinh trưởng 108-110 ngày, năng suất 7,2-7,6 tấn/ha. - Giống lúa ĐB6, cứng cây chống đổ, chịu rét, kháng sâu bệnh - Giống lúa BT của Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long có tính kháng sâu đục thân sọc nâu - Giống lúa MTL547 có tính chống chịu bệnh đạo ôn rất ổn định - Giống lúa thuần TL6, lá gọn, thân lá cứng, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. - Hai giống lúa SH4 và LT25 có tính chống chịu sâu bệnh tốt, ít nhiễm bạc lá, đạo ôn, khô vằn, bông to, cứng cây, chống đổ tốt [...]... phải được làm sạch sâu bệnh từ quá trình sản xuất, chế biến và xử lý hạt giống trước khi gieo trồng 2.2 Sử dụng giống chống chịu sâu bệnh Nhằm khắc phục tình trạng làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh của giống cây trồng cần có biện pháp sử dụng giống kháng cho từng vùng và cần có biện pháp sử dụng thích hợp nhất Các biện pháp sử dụng như sau: - Sử dụng luân phiên các giống chống chịu Không gieo trồng... bệnh khô vằn hại lúa Ngâm củ khoai tây vào trong nước lọc môi trường cấy vi khuẩn Bacillus mesentericus, làm tăng tính chống bệnh thối củ do vi khuẩn gây ra 3.2.6 Các biện pháp canh tác 17 Tác động các biện pháp canh tác thích hợp như: bố trí thời vụ, làm đất, mật độ khoảng cách, bón phân, tưới nước hợp lý 3.3 Thực hành - Địa điểm: ngoài đồng ruộng - Nội dung: tham quan một số mô hình canh tác giống chống... canh tác luân canh và xen canh Luân canh và xen canh hợp lý sẽ làm giảm được tỷ lệ sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa được các chất dinh dưỡng, cải tạo và nâng cao được độ phì của đất đai Luân canh và xen canh hợp lý là biện pháp dễ làm, rẻ tiền và có hiệu quả kinh tế cao 2 Kỹ thuật luân canh và xen canh 2.1 Luân canh Luân canh là một hệ thống canh tác trồng luân phiên các loài cây trồng khác nhau theo thứ... (độc canh) thường dẫn tới sự suy thoái độ phi nhiêu của đất, thiếu dinh dưỡng vi lượng Canh tác theo kiểu độc canh cò có thể gây nên sự tích tụ các chất có hại cho cây trồng Độc canh còn tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại tồn tại, tích lũy và phát triển Đặc biệt, những loài dịch hại có tính chuyên hóa cao Để khắc phục những hậu quả của độc canh, cần áp dụng hệ thống canh tác luân canh và xen canh. .. Quan sát, thứ tự các bước, cách pha nước và khi cho giống vào và tiếp theo Xử lý giống bằng thuốc hóa học Quan sát, thứ tự các bước, cách cân đong, đo đếm, pha trộn thuốc và xử lý thuốc Ghi nhớ - Các loại tính kháng của giống - Nguyên nhân làm giảm tính kháng sâu bệnh của giống - Thế nào là một giống tốt - Cách sử dụng giống chống chịu dịch hại - Các biện pháp xử lý giống - Nhiệt độ và các loại thuốc,... cảnh thay đổi - Do tác động của các biện pháp canh tác của con người 13 Trong quá trình canh tác, con người đã tác động vào quá trình sinh trưởng của cây, những tác động có thể làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hoặc ngược lại có những tác động làm giảm khả năng chống chịu sâu bệnh Đặc biệt là chế độ bón phân và chế độ tưới nước 2- SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH 2.1 Cơ sở lý luận Một cây trồng... nhằm sử 31 dụng hợp lý nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất để tạo ra năng suất cây trồng cao nhất Luân canh cây trồng phải tạo được những điều kiện sinh thái bất lợi cho dịch hại, đặc biệt phải tạo được sự gián đoạn về nguồn thức ăn thích hợp đối với dịch hại ở các vụ (hoặc năm) tiếp theo trong vòng luân canh Ví dụ các loài sâu bệnh chính hại lúa không gây được các. .. canh, xen canh Nội dung, các bước và thao tác thực hiện Ghi nhớ - Biện pháp luân canh - Biện pháp xen canh CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN Điều kiện sinh thái bất lợi cho dịch hại: là các yếu tố về ẩm độ, nhiệt độ, đất đai không thích hợp cho dịch hại 34 BÀI 5: THỜI VỤ VÀ GIEO TRỒNG THÍCH HỢP Mã bài: MĐ02-5 Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được nguyên tắc, vai trò của... LUÂN CANH VÀ XEN CANH Mã bài: MĐ02-4 Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm và vai trò của kỹ thuật luân canh và xen canh trong công tác bảo vệ thực vật - Mô tả được kỹ thuật luân canh và xen canh - Vận dụng được vào điều kiện cụ thể nhằm lựa chọn được kỹ thuật luân canh và xen canh phù hợp Nội dung chính: 1 Khái niệm và vai trò của luân canh và xen canh. .. tiếp tiêu diệt những dịch hại sống và tồn tại trong đất 2 Một số biện pháp làm đất hợp lý 2.1 Cày đất Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống lớp đất dưới nhiều sâu non, nhộng của sâu hại, hạt cỏ dại, tàn dư cây trồng có chứa nguồn bệnh Đồng thời cày lật đất cũng đưa dịch hại phía dưới lên phía trên mặt đất Trong điều kiện như vậy các dịch hại vật hại này hoặc bị chết khô do nắng hoặc là bị các loài thiên địch . PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC Mã số: MĐ 02 NGHỀ QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Trnh đ: Sơ câ ́ p nghê ̀ /dy nghề dƣi 3 thng 2. biện pháp sử dụng giống kháng cho từng vùng và cần có biện pháp sử dụng thích hợp nhất. Các biện pháp sử dụng như sau: - Sử dụng luân phiên các giống chống chịu. Không gieo trồng liên tục trên. - Trình bày ý nghĩa của việc xử lý giống. - Thực hiện được một số biện pháp xử lý giống cơ bản - Vận dụng được vào điều kiện thực tế nhằm lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp đối với các

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔ ĐUN SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CANH TÁC

    • BÀI 1: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG GIỐNG

      • VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG CÔNG TÁC IPM

      • SỬ DỤNG GIỐNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH

      • MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG TÍNH CHỐNG CHỊU

      • DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI

      • BÀI 2: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG

        • 1. Khái niệm và vai trò của vệ sinh đồng ruộng

        • 2. Một số biện pháp vệ sinh đồng ruộng

        • 3. Thực hành

        • BÀI 3: LÀM ĐẤT

          • 1. Khái niệm và vai trò của việc làm đất đối với sản xuất nông nghiệp

          • 2. Một số biện pháp làm đất hợp lý

          • 3. Thực hành

          • BÀI 4: LUÂN CANH VÀ XEN CANH

            • 1. Khái niệm và vai trò của luân canh và xen canh

            • 2. Kỹ thuật luân canh và xen canh

            • 3. Thực hành

            • 1. Khái niệm và nguyên tắc bố trí thời vụ gieo trồng

            • 2. Bố trí thời vụ gieo trồng

            • 3. Bố trí mật độ khoảng cách gieo trồng

            • BÀI 6: TƯỚI TIÊU HỢP LÝ

              • 1. Khái niệm và vai trò của biện pháp tưới tiêu

              • 3. Thực hành

              • BÀI 7: BÓN PHÂN HỢP LÝ

                • 1. Khái niệm và vai trò của phân bón trong công tác bảo vệ thực vật

                • 2. Biện pháp bón phân hợp lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan