giáo trình lập kế hoạch trồng mía nghề trồng mía đường

40 848 10
giáo trình lập kế hoạch trồng mía nghề trồng mía đường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BÔ ̣ NÔNG NGHIÊ ̣ P VA ̀ PHA ́ T TRIÊ ̉ N NÔNG THÔN GIO TRNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG MÍA MÃ SỐ: MĐ 01 NGHÊ ̀ : TRỒNG MÍA ĐƢỜNG Trnh đ: Sơ câ ́ p nghê ̀ 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đã từng bước được phát triển, quy mô dạy nghề được mở rộng, chất lượng dạy nghề được nâng cao và ngày càng đáp ứng được yêu cầu đội ngũ lao động qua đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù chất lượng dạy nghề đã có chuyển biến tích cực, cơ sở, trang thiết bị dạy nghề ngày càng được nâng cao và đã đáp ứng được yêu cầu về đội ngũ lao động có qua đào tạo nghề để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động hội nhập, cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa đáp ứng được nhu cầu lao động qua đào tạo nghề cho từng ngành kinh tế, trong đó có ngành Nông Nghiệp. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã tác động đến nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Nhưng do lao động nông thôn nước ta qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nông dân chưa có đủ kiến thức, cộng với những tác động của cơ chế thị trường, dựa vào quảng cáo, ham rẻ đã lạm dụng hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật làm giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học mà người chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp là nông dân. Để góp phần khắc phục tình trạng nêu trên, chúng tôi tham gia biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề Trồng mía đường trình độ sơ cấp trên cơ sở phân tích nghề và phân tích công việc (theo phương pháp DACUM). Bộ giáo trình này đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phương trong thời gian gần đây. Bộ giáo trình này gồm 5 quyển: Quyển 1. Giáo trình mô đun Lập kế hoạch trồng mía Quyển 2. Giáo trình mô đun Trồng mía Quyển 3. Giáo trình mô đun Chăm sóc mía Quyển 4. Giáo trình mô đun Phòng trừ dich hại cho mía Quyển 5. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ mía đường Giáo trình mô đun Lập kế hoạch trồng mía (quyển 1) là mô đun giới thiệu về cách thức tìm hiểu nhu cầu thị trường, xác định khả năng, điều kiện trồng mía nông hộ và từ đó lập được kế hoạch trồng mía. Mô đun này đào tạo nghề theo hình thức tích hợp cả lý thuyết và thực hành. Nội dung của mô đun được phân bổ giảng dạy trong thời gian 46 giờ gồm 3 bài như sau: 4 Bài 01. Xác định nhu cầu thị trường Bài 02. Xác định khả năng, điều kiện trồng mía của nông hộ Bài 03. Lập kế hoạch trồng mía Để hoàn thiện cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Sự hợp tác giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của công ty mía đường Casuco, các cơ sở và nông dân sản xuất mía giỏi, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng mía đường”. Các thông tin trong giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy mô đun Lập kế hoạch trồng mía một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn giáo trình, dù đã rất cố gắng, song việc biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lỉnh vực trồng mía để có thể bổ sung cho cuốn giáo trình ngày càng hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Ông Lê Thái Dương (Chủ biên) 2. Bà Kiều Thị Ngọc 3. Bà Đoàn Thị Chăm 4. Bà Nguyễn Hồng Thắm 5. Bà Đinh Thị Đào 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 3 Mô đun Lập kế hoạch trồng mía 6 Bài 01. Xác định nhu cầu thị trƣờng 7 A. Nội dung 7 1.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu của thị trường 7 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 7 1.1.2. Đặc điểm của thị trường sản xuất và tiêu thụ mía 12 1.1.3. Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường 14 1.2. Tìm hiểu nhu cầu thị trường 16 1.2.1. Xác định loại thông tin cần thu thập 16 1.2.2. Liệt kê các nội dung cần hỏi về thông tin thị trường 16 1.2.3. Thu thập thông tin thị trường 19 1.2.4. Phân tích thông tin và xác định nhu cầu trồng mía 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 C. Ghi nhớ 25 Bài 02. Xác định khả năng, điều kiện trồng mía của nông h 26 A. Nội dung 26 2.1. Xác định nguồn lực của nông hộ 26 2.1.1. Xác định nguồn lao động 26 2.1.2. Xác định diện tích đất trồng mía 26 2.1.3. Xác định tiền vốn và trang thiết bị phục vụ trồng mía 27 2.2. Quản lý tài chính (tiền vốn) của nông hộ 27 2.2.1. Một số vấn đề liên quan đến tài chính của nông hộ 27 2.2.2. Ước tính tiền vốn của nông hộ để trồng mía 28 2.2.3. Tính hiệu quả của việc trồng mía đường 29 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31 C. Ghi nhớ 31 Bài 03. Lập kế hoạch trồng mía 32 A. Nội dung 32 3.1. Khái niệm về kế hoạch trồng mía 32 3.2. Tại sao phải lập kế hoạch trồng mía 32 3.3. Những căn cứ để lập kế hoạch trồng mía 32 3.4. Nội dung kế hoạch trồng mía 33 3.5. Lập kế hoạch trồng mía 35 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 35 C. Ghi nhớ 35 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 36 Danh sách Ban chủ nhiệm 40 Danh sách Hội đồng nghiệm thu 40 6 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG MÍA Mã mô đun: MĐ 01 Mô đun Lập kế hoạch trồng mía là mô đun cần học đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng mía đường trình độ sơ cấp. Mô đun này đề cập đến vấn đề về xác định nhu cầu thị trường, xác định năng lực của nông hộ và lập kế hoạch trồng mía. Đây là mô đun chuyên môn nghề, thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành lập kế hoạch trồng mía. Sau khi học xong mô đun này, học viên xác định được nhu cầu thị trường, nguồn lực của nông hộ và lập được kế hoạch chi tiết cho một vụ trồng mía. Kết quả học tập được đánh giá thông qua sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 7 Bài 01: XC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƢỜNG Đối với người trồng mía, tăng năng suất, sản lượng và lợi nhuận từ trồng mía là rất quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, nếu hướng trồng mía đến đáp ứng thị trường thì khả năng mang lại lợi ích cho người trồng mía ngày càng tăng lên. Nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành trồng mía sẽ giúp cho nông hộ chủ động trong khâu lập kế hoạch sản xuất, chủ động các yếu tố đầu vào và dể dàng tiêu thụ các sản phẩm do mình làm ra. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Xác định được sự cần thiết phải nghiên cứu thị trường. - Đặt được những câu hỏi cần thiết liên quan đến kế hoạch trồng mía của mình để lập thành một bảng những câu hỏi. - Thu thập được những thông tin cần thiết theo bảng câu hỏi. - Ghi chép và phân tích được thông tin thị trường liên quan đến trồng mía. - Xác định được nhu cầu trồng và tiêu thụ mía của thị trường. A. Ni dung: 1.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu của thị trƣờng 1.1.1. Các khái niệm cơ bản * Khái niệm về thị trường - Thị trường là nơi mà người bán với người mua tiến hành các hoạt động trao đổi hay mua bán hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Thị trường mía đường, thị trường phân bón … Các loại thị trường: Nếu phân loại theo tính chất của thị trường có 3 loại sau: + Thị trường độc quyền: Là thị trường mà trong đó phần lớn các hàng hóa dịch vụ trên thị trường được cung cấp bởi một hoặc 1 ít người bán (thị trường độc quyền bán), một hoặc một ít người mua (thị trường độc quyền mua). Chính vì vậy mà người bán trong thị trường độc quyền bán hoặc người mua trong thị trường độc quyền mua có khả năng điều chỉnh lượng cung trên thị trường để năng giá hoặc lượng cầu để hạ giá. + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: Là thị trường mà trong đó số lượng các sản phẩm trên thị trường không do một công ty nào có khả năng có mức ảnh hưởng lớn hoặc chi phối. Tuy nhiên, một số công ty nào đó liên kết với nhau, vì vậy nó có khả năng điều chỉnh lượng cung hoặc lượng cầu trên thị trường ở một mức độ nào đó. 8 + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà các sản phẩm trên thị trường là tương đối đồng nhất và không một nhà sản xuất nào có mức tác động lớn đến lượng cung hoặc lượng cầu của thị trường. Nếu phân loại thị trường theo quan hệ với quá trình sản xuất thì gồm 2 loại: + Loại thị trường đầu vào: Là loại thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Ví dụ: Thị trường vốn, là nơi người ta hoán đổi một loại hàng hóa đặc biệt, đó là tiền và giá cả là lải suất (hình 1.1). Hình 1.1: Vay vốn tại ngân hàng Thị trường lao động là nơi cung cấp và thuê mướn lao động. Trong trồng mía cần chú ý tính thời vụ của loại thị trường này (hình 1.2). Hình 1.2: Thuê lao động thu hoạch mía Thị trường trang thiết bị là nơi cung cấp các trang thiết bị máy móc cho người sản xuất. 9 Thị trường vật tư là nơi cung cấp các nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu đầu vào cho người sản xuất. Như thị trường phân bón (hình 1.3), thị trường thuốc bảo vệ thực vật, thị trường giống mía… Hình 1.3: Mua phân bón để bón cho mía + Loại thị trường đầu ra: Trong trồng mía thì thị trường đầu ra chính là thị trường tiêu thụ mía. Hình 1.4: Cân mía để bán (tiêu thụ mía) * Giá: Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó. Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó. Giá chủ yếu do cung và cầu quyết định. Giá có thể dao động đáng kể, thậm chí trong một ngày. Nếu có một lượng hàng lớn đột ngột cung ứng cho thị trường (trường hợp điển hình trong vụ thu hoạch), giá sẽ giảm. Khi thiếu cung trên thị trường (như khi mất mùa) giá sẽ tăng. Vào dịp lễ tết, nhu cầu đường tăng khiến giá của mía cũng tăng. Biết diễn biến cung và cầu là rất cần thiết để nắm 10 bắt sự dao động giá ngắn hạn, theo mùa vụ và xu thế giá dài hạn. Hiểu biết về cung và cầu thậm chí còn có thể cho phép nông dân dự đoán sự thay đổi giá trong tương lai. * Cung: Là lượng người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn lòng và có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau. Cung của mặt hàng nông sản có xu hướng dễ thay đổi hơn cầu của sản phẩm đó vì quá trình sản xuất bị các điều kiện tự nhiên chi phối. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng tới nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp: - Thời tiết: Điều kiện thời tiết thuận lợi cho thu hoạch tốt vì vậy ảnh hưởng tích cực đến cung trong khi hạn hán và lũ lụt có hiệu ứng ngược lại. Sâu bệnh cũng có tác động tiêu cực đối với năng suất và nguồn cung. - Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất trồng mía tăng lên nông dân có thể sẽ chuyển sang trồng các loại cây trồng khác có lãi cao hơn. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại. - Giá: Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn cung khi giá hạ. - Hạ tầng vận chuyển: Cải tiến hạ tầng vận chuyển có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực cụ thể và cho phép sản xuất mía với các nhà máy chế biến đường. * Cầu: Là số lượng mía có thể được mua bởi các nhà máy đường ở các mức giá khác nhau. * Marketing trong sản xuất mía: Là tất cả các hoạt động liên quan tới việc đưa cây mía từ nơi sản xuất đến nhà máy đường. Đó là quá trình xác định nhu cầu của các nhà máy đường và thỏa mãn nhu cầu đó để mang lại lợi nhuận. Vì vậy, marketing không phải chỉ là sản xuất ra cây mía rồi cố gắng bán mía cho nhà máy đường. Marketing là sản xuất như thế nào để có thể bán được với giá có lợi. Nói cách khác, nhu cầu của các nhà máy đường sẽ quyết địnhtrồng giống mía nào, trồng như thế nào, bán như thế nào, bán ở đâu và khi nào. Chiến lược marketing (4P): Để có thu nhập cao từ hoạt động trồng mía cơ sở cần phát triển các chiến lược marketing phù hợp. Họ phải chú ý tới bốn khía cạnh có mối quan hệ tuơng hỗ với nhau, đó là: - Sản phẩm: Trồng giống mía gì (hình 1.5)? Cơ sở nên sản xuất những sản phẩm có nhu cầu cao, giá cao và chi phí sản xuất tương đối thấp. Ngoài ra, họ phải đáp ứng yêu cầu của thị trường về giống, màu sắc, dạng lóng, chữ lượng đường, v.v… Người mua thường có những sở thích rõ ràng về sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho người cung cấp đáp ứng các yêu cầu cụ thể của họ. [...]... đun Lập kế hoạch trồng mía là mô đun cần học đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng mía đường trình độ sơ cấp Mô đun này đề cập đến vấn đề về xác định nhu cầu thị trường, xác định điều kiện năng lực trồng mía của nông hộ và lập kế hoạch trồng mía Mô đun này được học trước các mô đun Trồng mía; Chăm sóc mía; Phòng trừ dịch hại cho mía; Thu hoạch và tiêu thụ mía đường - Tính chất: Lập kế hoạch trồng. .. dần với việc lập kế hoạch trồng mía ngay từ đầu vụ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Xác định được nội dung của một bản kế hoạch trồng mía - Lập được bản kế hoạch để trồng mía A Nội dung: 3.1 Khái niệm về kế hoạch trồng mía - Kế hoạch là một lịch trình mà trong đó các công việc được thực hiện theo một trật tự nhất định bởi các đối tượng cụ thể - Lập kế hoạch trồng mía là việc... thức: Xác định được nhu cầu thị trường về trồng và tiêu thụ mía; khả năng, điều kiện trồng mía của nông hộ và lập được kế hoạch trồng mía; - Kỹ năng: Xác định đúng nhu cầu thị trường về trồng- tiêu thụ mía; Khả năng, điều kiện trồng mía của nông hộ; Lập kế hoạch trồng mía đúng mẫu và đúng nội dung của bản kế hoạch - Thái độ: Trung thực, cẩn thận, chịu khó, yêu nghề III Nội dung chính của mô đun: Mã bài... động trồng mía theo một lịch trình nhất định với các đối tượng thực hiện nhất định 3.2 Tại sao phải lập kế hoạch trồng mía - Các nguồn lực để thực hiện các công việc trồng mía luôn khan hiếm và không phải lúc nào cũng có - Trong quá trình trồng mía, hoạt động trồng trọt bị chi phối bởi nhiều yếu tố bên ngoài Vì vậy, lập kế hoạch là nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình. .. dự kiến hoàn thiện các công việc trong bản kế hoạch B Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Cá nhân mỗi học viên liệt kê các công việc phải làm trong một vụ trồng mía? Bài tập 2: Mỗi nhóm học viên lập một bản kế hoạch chi tiết cho một vụ trồng mía C Ghi nhớ: - Những căn cứ xây dựng một bản kế hoạch trồng mía - Nội dung và các bước của một bản kế hoạch trồng mía 36 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I Vị trí,... dụng cụ khác Mục tiêu của các nông hộ là làm sao cho các hoạt động trồng mía được tiến hành, thực hiện có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích nhất cho nông hộ Như vậy, rõ ràng kế hoạch trồng mía là nền tảng để từ đó các hoạt động khác được thiết lập nhằm bổ trợ cho việc thực hiện kế hoạch trồng mía 3.3 Những căn cứ để lập kế hoạch trồng mía - Căn cứ vào các nguồn lực hiện có của nông hộ - Căn cứ vào các... lỗ lãi trước khi trồng mía (Đáp số: 3 lao động, 15 triệu và 1 ha đất) 32 Bài 03: LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG MÍA Lâu nay bà con nông dân có thói quen không xây dựng kế hoạch chi tiết cho vụ trồng mía ra biểu bảng mà chỉ nhẫm tính trong suy nghỉ Với cách làm này khi gặp rủi ro xảy ra bất ngờ, ta không chủ động đối phó kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập Chuyên đề Lập kế hoạch trồng mía sẽ giúp nông... các yếu tố bên ngoài, đảm bảo cho quá trình trồng mía được liên tục và hiệu quả - Kế hoạch trồng mía giúp nông hộ quản lý tốt các hoạt động trồng trọt của mình - Kế hoạch trồng mía là cách thức mà thông qua đó nông hộ nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình Từ đó, có biện pháp khắc phục điểm yếu và phát huy các thế mạnh một cách có hiệu quả Ví dụ: Kế hoạch trồng mía có thể giúp nông hộ nhận ra sự dư thừa... của cây mía - Căn cứ vào lịch thời vụ chung của vùng - Căn cứ vào dự tính, dự báo của các nhà phân tích, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu mía đường và ngay cả bản thân của nông hộ 3.4 Nội dung kế hoạch trồng mía Phải được lên trước khi tiến hành các hoạt động trồng mía Bảng 3.1: Lịch thời vụ (kết hợp kế hoạch trong tháng, trong vụ và trong năm) Tháng Thửa ruộng 1 Cây trồng Thửa ruộng 2 Cây trồng. .. Dấu (-) là tuần trước khi trồng 35 3.5 Lập kế hoạch trồng mía Bước 1: Dự toán kinh phí, vật tư trồng mía Liệt kê tất cả kinh phí, vật tư cho một chu kỳ trồng mía Bước 2: Xác định thời điểm làm đất Thời điểm làm đất thích hợp là làm đất trước khi trồng từ 30 - 45 ngày để có thời gian làm ải đất sẽ tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây mía Bước 3: Xác định thời điểm trồng Căn cứ vào thời vụ của . về kế hoạch trồng mía 32 3.2. Tại sao phải lập kế hoạch trồng mía 32 3.3. Những căn cứ để lập kế hoạch trồng mía 32 3.4. Nội dung kế hoạch trồng mía 33 3.5. Lập kế hoạch trồng mía 35 B. Câu. nghiệm thu 40 6 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH TRỒNG MÍA Mã mô đun: MĐ 01 Mô đun Lập kế hoạch trồng mía là mô đun cần học đầu tiên trong chương trình dạy nghề Trồng mía đường trình độ sơ cấp. Mô đun. trồng mía Quyển 2. Giáo trình mô đun Trồng mía Quyển 3. Giáo trình mô đun Chăm sóc mía Quyển 4. Giáo trình mô đun Phòng trừ dich hại cho mía Quyển 5. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ mía

Ngày đăng: 24/06/2015, 20:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan