đồ án hầm lò mạnh hà lầm

143 1.7K 25
đồ án hầm lò mạnh  hà lầm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án thiết kế mỏ than Hà Lầm mức +28 đến 350 để đảm bảo công suất thiết kế 2,2triệu tấnnăm.Nội dung đồ án: Thiết kế phương án mỏ vỉa hợp lý cho mỏ than Hà Lầm. Mở vỉa là công tác vố cùng quan trọng đối với quá trình khai thác than trong mỏ hầm lò. Nó quyết định đến nhiều yếu tố như: Hệ thống khai thác, công nghệ khai thác có thể sử dụng trong mỏ. Đồng thời quyết định đến khả năng mở rộng khu vực khai mthác hay không.Để đảm bảo phương án mở vỉa hợp lý cho khu vực thiết kế, cần đánh giá các yếu tố về kỹ thuật và kinh tế của từng phương án, với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản nhất. Một phương án hợp lý phải đảm bảoyêu cầu về cả mặt kỹ thuật, cũng như kinh tế.

Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 1 MỞ ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ngành than vẫn tiếp tục giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân do đó việc cải tạo và mở rộng là hết sức cần thiết. Cũng như những tài nguyên khoáng sản khác, than là một trong những tài nguyên không thể tái tạo được. Vì vậy cần phải có phương pháp khai thác hợp lý, tận thu triệt để tiết kiệm nguồn tài nguyên của Quốc gia. Song song với nó là việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm và tăng hiệu quả kinh tế. Sau thời gian học tập tại trường Đại học Mỏ Địa chất và thực tập tại Công ty cổ phần than Hà Lầm, được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy trong bộ môn Khai thác hầm lò, các bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt được sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình của TS.Vũ Trung Tiến giúp bản đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành. - Phần chung: "Thiết kế mở vỉa và khai thác mỏ than Hà Lầm từ mức +28 ÷ -350 để đảm bảo sản lượng 2,2 triệu tấn/năm ". - Phần chuyên đề: “Lựa chọn phương án mở vỉa hợp lý cho khu vực thiết kế mỏ than Hà Lầm”. Do thời gian hạn chế nên bản đồ án không thể tránh khỏi những sai sót về mặt nội dung cũng như hình thức. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các giáo viên cùng với những ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để bản đồ án được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo bộ môn Khai thác hầm lò và đặc biệt là TS.Vũ Trung Tiến người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015. Sinh viên thiết kế Lưu Đình Mạnh Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 2 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU MỎ. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KHU MỎ I.1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN. I.1.1. Điều kiện địa lý khu mỏ. Địa hình khu mỏ Hà Lầm được thể hiện trong hình I.1. a, Vị trí địa lý. Mỏ Hà Lầm nằm trong khoáng sàng Hà Tu – Hà Lầm, cách Tp.Hạ Long 5km về phía Đông – Đông bắc. - Phía Đông: Giáp mỏ Hà Tu - Phía Tây: Giáp phường Cao Thắng – Tp. Hạ long. - Phía Nam: Giáp đường 18A. - Phía Bắc: Giáp mỏ Bình Minh. Mỏ được bàn gia cho Công ty than Hà Lầm quản lý và bảo vệ, thăm dò và tổ chức khai thác trong ranh giới tọa độ: X: 18 200 ÷ 21 500 Y: 407 500 ÷ 410 250 b, Địa hình, sông ngòi. Khu mỏ Hà Lầm thuộc vùng đồi núi, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, với độ dốc sườn địa hình từ 15 0 ÷ 45 0 và tồn tại hai dạng địa hình: + Địa hình nguyên thủy: Nằm phía Nam và Tây nam khu mỏ, đôi chỗ bị đào bới vì khai thác phần lộ vỉa. + Địa hình nhân tạo: bao gồm khai trường lộ thiên và bãi thải trung tâm khu mỏ, đang phát triển dần về phía Đông và phía Bắc. Trong khu mỏ có một suối chính là suối Hà Lầm và hệ thống các suối nhỏ đều chảy về suối chính Hà Lầm đổ về phía tây và chảy ra biển. Các con suối này chỉ có nước sau cơn mưa, còn bình thường chúng là suối cạn. Suối Hà Lầm có long tương đối phẳng, rộng từ 2-3m, suối có nước quanh năm. Lưu lượng nước nhỏ nhất là vào mùa khô với Q min =0,1 l/s; và có lưu lượng lớn nhất Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 4 vào mùa mưa với Q max = 114 l/s. Những ngày mưa lớn nước chảy rất mạnh. Nguồn cung cấp nước chính cho suối là nước mưa và nước ngầm dưới lòng đất. c, Giao thông – vận tải. Mỏ Hà Lầm nằm trong địa phận Tp. Hạ Long có hệ thống giao thông hoàn chỉnh cả đường bộ lẫn đường thủy. Tuyến Quốc lộ 18A chạy dọc suốt chiều dài qua Hải Dương đến Hạ Long và lên thẳng Móng Cái. Tuyến Quốc lộ 279 nối Hạ long – Hoành Bồ - Bắc Giang. Tỉnh lộ 329 nối Tp Hạ Long đi các huyện của Quảng ninh. Mỏ than Hà Lầm nằm gần khu vịnh Cửa Lục, vịnh Hạ Long nên rất thuận tiện cho việc chuyên chở hang hóa bằng đường thủy. Ngoài ra còn tuyến đường sắt Hà Nội – Kép – Hạ long, nối từ ga Yên Viên đến tận cảng Cái Lân. I.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị khu vực mỏ. Mỏ Hà Lầm nằm trong khu vực tập trung nhiều mỏ và công trường khai thác đang hoạt động. Hệ thống hạ tầng gồm: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, sửa chữa cơ khí, sàng tuyển than, bến cảng và các dịch vụ phục vụ đời sống khá phát triển là các điều kiện rất thuận lợi cho quá trình xây dựng và khai thác mỏ. Dân cư trong vùng khá đông đúc, chủ yếu là công nhân mỏ và một số làm nghề trồng trọt, dịch vụ nằm sát với thành phố Hạ Long, dân cư chủ yếu là người Kinh và một số dân tộc ít người khác. I.1.3. Điều kiện khi hậu. Khu mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 1. Mùa mưa. Bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 36 o C, thường có gió mùa Đông Nam. Mùa này thường hay có bão và mưa to, có ngày mưa tới 200mm, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1600mm đến 2500mm. Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 74% ÷ 95% lượng mưa rơi trong cả năm. 2. Mùa khô. Bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, mùa này thường khô hanh, lạnh giá. Nhiệt độ trung bình từ 12 0 C đến 25 0 C, đôi khi có những ngày nhiệt độ giảm xuống dưới 10 0 C, mùa này thường có xương mù trên các dãy núi và trên các mỏ, thường có gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa rơi trong mùa khô rất nhỏ, thường là mưa phùn. Lượng mưa rơi trong mùa khô chiếm từ 5% đến 26% lượng mưa trong cả năm. I.1.4. Quá trình thăm dò và khai thác khu mỏ. 1. Công tác nghiên cứu địa chất và thăm dò. Mỏ than Hà Lầm đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò: - Báo cáo địa chất TDTM khu Hà Tu-Hà Lầm năm 1966. - Báo cáo địa chất TDBS đến mức -150 khu Hà Tu-Hà Lầm năm 1982 . Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 5 - Báo cáo địa chất TDBS đến -300 mỏ than Hà Lầm năm 1999. - Báo cáo địa chất TDBS năm 2008. 2. Quá trình thiết kế và khai thác mỏ. Mỏ than Hà Lầm đã được thiết kế và khai thác qua nhiều giai đoạn. Trước năm 1954 người Pháp đã tổ chức khai thác nhưng tài liệu cập nhật để lại rất ít. Từ sau năm 1954 mỏ đã được thiết kế khai thác như sau: Thiết kế khai thác lò bằng +34 khu Hữu Nghị và lò bằng +29 khu Lò Đông do Tổng công ty mỏ lập năm 1960. Thiết kế khai thác hạ tầng -50 khu Lò Đông do công ty than Hòn Gai lập đã được Bộ Điện và Than phê duyệt theo quyết định số: 58-ĐT/KTCB1 ngày 21/06/1975. Thiết kế khai thác phần ngầm +34 ÷ -16 khu Hữu Nghị do Công ty than Hòn Gai lập năm 1975. Thiết kế khai thác lò bằng + 30 vỉa 10 do phân viện thiết kế than Hòn Gai lập đã được công ty than Hòn Gai phê duyệt theo quyết định số: 496/THG -XDCB ngày 24 tháng 02 năm 1979. Luận chứng kinh tế kỹ thuật bổ sung khai thác -50 vỉa 10 do phân viện thiết kế than Hòn Gai lập đã được Bộ Năng lượng phê duyệt theo quyết định số: 246NL- XDCB ngày 25/04/1989. Thiết kế khai thác phần ngầm +60 ÷ +0 vỉa 11(công trường 89) do xí nghiệp thiết kế than Hòn Gai lập đã được Tổng giám đốc Than Việt Nam phê duyệt theo quyết định số:2035QĐ/ĐTXD ngày 09/01/1998. Thiết kế KTTC khai thác lộ thiên khu Tây phay K đến -30 và khu Bắc Hữu Nghi đến -40 do công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập đã được Tổng giám đốc Than Việt Nam phê duyệt theo quyết định số: 1200QĐ-ĐT ngày 19/09/2000. Báo cáo nghiên cứu khả thi duy trì và mở rộng khai thác phần ngầm –50 ÷LV mỏ than Hà Lầm do Công ty Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp lập năm 2002 đã được hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam phê duyệt theo quyết định số:95/QĐ- HĐQT ngày 15/01/2003. I.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT. Khu mỏ Hà Lầm nằm trong khoáng sàng Hà Tu – Hà Lầm. Đây là một khu vực đã được nghiên cứu địa chất trong nhiều năm và đã lập nhiều báo cáo thăm dò cho từng giai đoạn. Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 6 I.2.1. Cấu tạo địa chất vùng mỏ. Địa tầng chứa than của mỏ Hà Lầm nằm trong điệp Hòn Gai (Phụ điệp giữa). Chiều dày trầm tích thay đổi từ 500 ÷ 700m, trung bình 540m. Thành phần chủ yếu gồm: Bột kết, cát kết, sạn kết ít sét kết cuội kết và các vỉa than . Trong địa tầng chứa than tồn tại 9 vỉa than có chiều dày từ mỏng, trung bình đến dày và rất dày. Các vỉa 9(6); 7(4); 6(3); 5(2) là những vỉa không duy trì liên tục trên toàn diện tích thăm dò. Các vỉa 10(7); 11(8); 13(9); 14(10) là các vỉa than duy trì liên tục, có trữ lượng lớn. 1. Nếp uốn. Gồm có 3 nếp uốn lớn: a) Nếp lồi Hà Lầm: Phân bố ở phía Tây khu mỏ, có phương trục kéo dài theo hướng Bắc Nam, phía Bắc bị cắt bởi đứt gãy H – H , làm cho phương trục biến đổi dần theo phương Đông Tây. Mặt trục nghiêng về phía Đông với góc dốc 65 0 ÷ 70 0 , phần phía Nam khu mỏ có hiện tượng thẳng đứng, hơi nghiêng về phía Tây. Hai cánh nếp lồi không đối xứng, cánh Tây dốc từ 50 0 ÷ 60 0 , cánh Đông thoải 20 0 ÷ 30 0 . Trục nếp lồi là ranh giới tính trữ lượng phía Tây khu mỏ. b) Nếp lõm Hà Lầm: Phát triển khá phức tạp, trên các cánh của nếp lõm tồn tại một nếp lồi và một nếp lõm bậc 3 và nhiều nếp lồi, nếp lõm bậc cao hơn. Trục nếp lõm Hà Lầm có phương chạy Bắc – Nam khá duy trì ở phần Bắc và trung tâm khu mỏ, tắt dần ở phần phía Nam, mặt trục hơi nghiêng về Đông, dốc 65 0 ÷ 70 0 . Hai cánh nếp lõm không đối xứng, cánh Tây thoải tồn tại nhiều nếp uốn bậc cao, độ dốc của cánh thay đổi 15 0 ÷ 20 0 , phần gần nhân về cánh Tây và cánh Đông của nếp lõm có độ dốc 50 0 ÷ 60 0 . c) Nếp lồi 158: Nếp lồi có phương trục gần Bắc Nam, gần trùng dọc theo phương của mặt cắt địa chất tuyến XIII. Khu vực tuyến IX đến X A , trục nếp uốn bị gián đoạn do do đứt gãy M cắt qua, 2 cánh có sự dịch chuyển ngang. Mặt trục hơi nghiêng về Đông, dốc Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 7 70 0 ÷ 75 0 . Hai cánh nếp lồi không đối xứng, cánh Tây có độ dốc thay đổi từ 30 0 ÷ 40 0 , cánh Đông phần từ tuyến I đến tuyến V độ dốc thay đổi từ 20 0 ÷ 30 0 , từ tuyến VI trở về phía Nam khu mỏ có độ dốc giảm dần, thay đổi từ 20 0 xuống 10°. 2. Đứt gãy. Đứt gãy phát triển khá phức tạp. Các đứt gãy trong khu mỏ phát triển theo 2 phương chủ yếu: Á kinh tuyến và Á vĩ tuyến a) Đứt gãy theo phương Á kinh tuyến. + Đứt gãy E: Là đứt gãy thuận cắm Tây, thế nằm mặt trượt 250 0 ÷ 290 0 ∠ 60 0 ÷ 70 0 , cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt 50 ÷ 60 mét. + Đứt gãy A: Là đứt gãy thuận, cắm Đông - Đông Bắc, thế nằm mặt trượt 50 0 ÷ 70 0 ∠ 70 0 -75 0 , cự ly dịch chuyển 2 cánh nhỏ, từ 20 ÷ 30 mét. + Đứt gãy B: Là đứt gãy thuận, mặt trượt cắm về Đông Đông Bắc. Thế nằm mặt trượt 45 0 ÷ 65 0 ∠ 60 0 ÷ 75 0 , dốc nhiều về phía Bắc, hơi thoải về phía Nam, cự ly dịch chuyển hai cánh theo mặt trượt thay đổi từ 20 ÷ 50 mét. + Đứt gãy K: Là đứt gãy nghịch, mặt trượt cắm về Đông - Đông Bắc, thế nằm mặt trượt 65 0 ÷ 80 0 ∠ 30 0 ÷ 45 0 . + Đứt gãy Hà Tu: Nằm ở Đông Bắc khu mỏ, là đứt gãy thuận, lớn, mặt trượt cắm về Tây – Tây Nam, thế nằm mặt trượt 240 0 ÷ 250 0 ∠ 45 0 ÷ 60 0 , cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt rất lớn 600 ÷ 700 mét. b) Đứt gãy theo phương Á vĩ tuyến. + Đứt gãy L: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc. Thế nằm của mặt trượt 0 0 ÷ 25 0 ∠ 55 0 ÷ 60 0 , cự ly dịch chuyển theo mặt trượt 400 ÷ 700 mét. + Đứt gãy M: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc, cắt qua các tuyến X, XI. Thế nằm mặt trượt 350 ÷ 10 0 ∠ 55 0 ÷ 65 0 , cự ly dịch chuyển theo mặt trượt 30 ÷ 100 mét. Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 8 + Đứt gãy T: Là đứt gãy thuận, thế nằm mặt trượt: 140 0 ÷ 150 0 ∠ 65 0 ÷ 70 0 , cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt là 10 ÷ 30 mét + Đứt gãy G: Là đứt gãy thuận, cắm Bắc – Tây Bắc, thế nằm mặt trượt từ 320 0 ÷ 340 0 ∠ 60 0 ÷ 75 0 , cự ly dịch chuyển 2 cánh theo mặt trượt từ 10 ÷ 35 mét. I.2.2. Cấu tạo các vỉa than. Mặt cắt địa chất thể hiện cấu tạo các vỉa than thể hiện trong hình I.2 Trên cơ sở tài liệu thăm dò các giai đoạn trước, kết hợp với hiện trạng thăm dò, khai thác lộ thiên và hầm lò đến 31/12/2008 của mỏ than Hà Lầm Trong diện tích khu mỏ than Hà Lầm tồn tại 14 vỉa than, gồm các vỉa: 14B, 14(10), 13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 8(5), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1), 3(1A), 2(B), 1(C). Tên vỉa ở ngoài ngoặc đơn là tên gọi chung còn trong ngoặc là tên gọi của cũ. Trong đó có 9 vỉa có giá trị công nghiệp 14(10), 13(9), 11(8), 10(7), 9(6), 7(4), 6(3), 5(2), 4(1). Các vỉa V.14B, 8(5), 3(1a) ít có giá trị công nghiệp nên không tiến hành tổng hợp mô tả. Đặc điểm các vỉa than của khu mỏ than Hà Lầm theo thứ tự từ dưới lên như sau: + Vỉa V.4(1): Không duy trì trên toàn diện tích khu mỏ. Vỉa V.4(1) lộ ra ở phần phía Nam thuộc phần cánh nâng của đứt gãy L - L. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.46m (LK.1158) ÷ 7.06m(LK.53), trung bình 1.67m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.46m (LK.1158) ÷ 6.48m (LK.53), trung bình 1.59m. Góc dốc vỉa từ 15 0 ÷ 45 0 trung bình 26 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 1 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1058) ÷ 0.93m(TK.40), trung bình 0.08m. Vỉa 4(1) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo đơn giản. Vỉa 4(1) có 18 công trình gặp vỉa. + Vỉa V.5(2): Không duy trì trên toàn diện tích mỏ. Phần phía Tây Bắc và khu trung tâm (nếp lõm Hà Lầm) từ tuyến T.IA đến tuyến T.VIII có diện phân bố tương đối lớn, một số khối nhỏ khác tồn tại phần phía Nam tuyến XI và phần phía Bắc T.IE và T.IA. Khối trung tâm T.IA đến T.VIII, vỉa 5(2) phân bố từ mức cao -250m đến -600m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.17m(LK.B541) ÷ 8.51m(H.977), trung bình 2.51m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.17m (LK.B541) ÷ 8.51m (H.977), trung bình 2.23m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10 0 ÷ 70 0 trung bình 25 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 4 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (TK16) ÷ 1.90m (LK.1755), trung bình 0.28m. Vỉa 5(2) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo tương đối phức tạp. Vỉa 5(2) có 41 công trình gặp vỉa. + Vỉa V.6(3): Lộ ra ở phía Tây Nam và Đông Bắc khu mỏ Hà Lầm. Vỉa 6(3) hình thành hai khối: Khối phía Đông Bắc và khối phía Tây Nam khu mỏ. Chiều dày Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 9 vỉa thay đổi từ 0.20m(LK.1080) ÷ 7.47m(LK.B566), trung bình 3.00m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.20m (LK.1080) ÷ 7.28 (LK.B566), trung bình 2.61m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10 0 ÷ 70 0 trung bình 27 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 4 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1040) ÷ 0.35m (LK.B563), trung bình 0.01m. Vỉa 6(3) thuộc loại vỉa tương đối ổn định, cấu tạo đơn giản.Vỉa 6(3) có 52 công trình gặp vỉa. + Vỉa V.7(4): Lộ ra ở phía Bắc và Đông Bắc khu mỏ. Vỉa 7(4) là vỉa than có chiều dày lớn, phân bố hầu khắp khu mỏ, ổn định về đường phương thế nằm của vỉa. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.26m (LK.1772) ÷ 49.20m (LK.649), trung bình 12.75m. Chiều dày riêng than đổi từ 0.26m (LK.1772) ÷ 45.81m (LK.649), trung bình 11.48m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 10 0 ÷ 60 0 trung bình 25 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 10 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1061) ÷ 7.16m(LK.NBHL-02), trung bình 1.27m. Vỉa 7(4) thuộc loại vỉa tương đối ổn định, cấu tạo phức tạp. Vỉa có xu hướng vát dần về phía Đông Bắc và Tây Bắc dày hơn ở phía Tây Nam. Vỉa 7(4) có 101 công trình gặp vỉa. + Vỉa V.9(6): Lộ ra ở phía Đông Nam và Bắc khu mỏ. Vỉa duy trì không liên tục, có nhiều cửa sổ không than, bị tách thành hai khối chính: Khối Tây Bắc và khối Đông Nam. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.27m (LK.1807) ÷ 14.58m (LK.44), trung bình 2.83m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.27m (LK.1807) ÷ 12.98m (LK.44), trung bình 2.51m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 0 ÷ 75 0 trung bình 27 0 . Vỉa 9(6) có từ 0 ÷ 5 lớp kẹp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m (LK.1040) ÷ 5.56m(LK.B500), trung bình 0.32m. Vỉa 9(6) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo tương đối đơn giản. Vỉa 9(6) có 4 công trình hào khống chế trên mặt và 84 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu. Xen giữa trụ vỉa 9 (6) và vách vỉa 7(4) còn có vỉa 8(5). Trong các báo cáo địa chất từ trước đến nay, vỉa 8(5) được xác định là vỉa không có giá trị công nghiệp do mới chỉ có một lỗ khoan LK.1777 khống chế với chiều dày 1.07m không có đá kẹp. + Vỉa V.10(7): Lộ vỉa 10(7) xuất hiện chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc và một diện nhỏ phía Đông Nam khu mỏ. Diện phân bố của vỉa chủ yếu từ trung tâm khu mỏ lên phía Bắc và một phần phía Đông Nam. Vỉa 10(7) thuộc loại vỉa có chiều dày lớn. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.54m(LK.26SL) ÷ 31.40m (LK.B184B), trung bình 7.81m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.54m (LK.26SL) ÷ 29.29m (LK.B184B), trung bình 5.91m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 0 ÷ 70 0 trung bình 24 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 7 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0m ÷ 9.68m, trung bình 0.91m. Vỉa10(7) thuộc loại vỉa có cấu tạo phức tạp. Vỉa 10(7) có 292 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu. Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 10 + Vỉa V.11-1: Phân bố trên hầu hết diện tích khu mỏ từ đứt gãy F. L về phía Bắc, thuộc loại vỉa có chiều dày lớn nhưng không ổn định. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.38m (LK.B5) ÷ 33.57m (B548), trung bình 5.81m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0.38m ÷ 29.58m, trung bình 5.01m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 0 ÷ 78 0 , trung bình 25 0 . Vỉa11(8) thuộc loại vỉa tương đối phức tạp, ổn định về chiều dày vỉa. Vỉa có từ 0 ÷ 9 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 5.07m, trung bình 0.80m. Vỉa 11-1 có 273 công trình gặp vỉa. + Vỉa V.11-2: Khu vực phía Tây, vỉa tồn tại dưới dạng một khối được bao quanh bởi đường chiều dày 0.8m. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.92m ÷ 15.13m, trung bình 4.69m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0.92m ÷ 10.29m, trung bình 3.98m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 6 0 ÷ 60 0 , trung bình 26 0 . Vỉa11-2 thuộc loại vỉa ổn định về cấu tạo, phức tạp về chiều dày vỉa. Vỉa có từ 0 ÷ 5 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 4.86m, trung bình 0.71m. Vỉa 11-2 có 84 công trình gặp vỉa. + Vỉa 13(9): Vỉa 13(9) lộ ra ở khu vực phía Tây, khu trung tâm và khu vực phía Đông. Chiều dày vỉa thay đổi từ 0.16m (LK.B71) ÷ 8.96m(LK.NBHL-05), trung bình 2.93m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.16m ÷ 7.73m, trung bình 2.54m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 5 0 ÷ 70 0 trung bình 25 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 6 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 4.24m, trung bình 0.39m. Vỉa13(9) thuộc loại vỉa không ổn định, cấu tạo phức tạp, không duy trì về chiều dày có nhiều cửa sổ. Vỉa 13(9) có 184 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu. + Vỉa 14-1: Phân bố phần trung tâm và phía Đông nếp lồi 158. Vỉa 14-1 có chiều dày lớn, chiều dày vỉa thay đổi từ 0.75m ÷ 53.19m, trung bình 8.18m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.75m ÷ 46.76m, trung bình 6.38m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 7 0 ÷ 72 0 trung bình 27 0 . Vỉa14-1 thuộc loại vỉa biến đổi phức tạp về chiều dày vỉa, có từ 0 ÷ 11 lớp kẹp, trung bình 3 lớp. Chiều dày lớp kẹp thay đổi từ 0 ÷ 9.51m, trung bình 1.79m. Vỉa 14-1 có chiều dày lớn, phân bố ở phần nông được khai thác lộ thiên với khối lượng lớn nên lộ vỉa than có nhiều thay đổi so với tài liệu nguyên thủy. Khu vực còn tồn tại lộ vỉa nguyên thủy chủ yếu ở phần phía Tây khu mỏ. Vỉa 14-1 có 141 công trình khoan gặp vỉa dưới sâu. + Vỉa 14-2: Vỉa 14-2 lộ ra ở khu vực trung tâm và khu vực phía Đông. nếp lồi 158. Vỉa có chiều dày lớn, vỉa thay đổi từ 0.33m ÷ 36.83m, trung bình 4.92m. Chiều dày riêng than của vỉa thay đổi từ 0.33m ÷ 27.71m, trung bình 3.92m. Góc dốc vỉa thay đổi từ 6 0 ÷ 50 0 trung bình 25 0 . Vỉa có từ 0 ÷ 11 lớp kẹp, trung bình 1 lớp. Chiều Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 . hình khu mỏ Hà Lầm được thể hiện trong hình I.1. a, Vị trí địa lý. Mỏ Hà Lầm nằm trong khoáng sàng Hà Tu – Hà Lầm, cách Tp.Hạ Long 5km về phía Đông – Đông bắc. - Phía Đông: Giáp mỏ Hà Tu - Phía. trình làm đồ án. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015. Sinh viên thiết kế Lưu Đình Mạnh Sinh viên: Lưu Đình Mạnh Khai thác C – K55 Đồ án tốt nghiệp khai thác hầm lò 2 NHẬN. chất và thăm dò. Mỏ than Hà Lầm đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò: - Báo cáo địa chất TDTM khu Hà Tu -Hà Lầm năm 1966. - Báo cáo địa chất TDBS đến mức -150 khu Hà Tu -Hà Lầm năm 1982 . Sinh viên:

Ngày đăng: 24/06/2015, 18:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015.

  • Sinh viên thiết kế

  • I.1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN.

    • I.1.1. Điều kiện địa lý khu mỏ.

    • I.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế và chính trị khu vực mỏ.

    • I.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT.

      • I.2.1. Cấu tạo địa chất vùng mỏ.

      • I.2.2. Cấu tạo các vỉa than.

        • Mặt cắt địa chất thể hiện cấu tạo các vỉa than thể hiện trong hình I.2

          • Chiều dày đá kẹp

          • (m)

          • I.2.3. Phẩm chất than.

          • I.2.4. Đặc điểm địa chất thuỷ văn.

          • I.2.5. Đặc điểm địa chất công trình.

          • I.2.6. Trữ lượng.

          • I.3. Kết luận.

          • II.1. GIỚI HẠN KHU VỰC THIẾT KẾ.

            • II.1.1. Biên giới khu vực thiết kế.

            • II.1.2. Kích thước khu vực thiết kế.

            • II.2. TÍNH TRỮ LƯỢNG.

              • II.2.1. Trữ lượng trong bảng cân đối.

              • II.2.2: Trữ lượng công nghiệp.

              • II.3. Sản lượng và tuổi mỏ.

                • II.3.1. Sản lượng.

                • II.3.2. Tuổi mỏ.

                • II.4. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MỎ.

                  • II.4.1. Bộ phận lao động trực tiếp.

                    • - Bảng II.2: Sơ đồ đổi ca giữa hai tuần liên tiếp.

                    • - Bảng II.3: Thời gian các ca làm việc.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan