KINH TẾ VĨ MÔ

7 2.1K 46
KINH TẾ VĨ MÔ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gợi ý lời giải bài tập 3

Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2006 KINH TẾ Gợi ý lời giải bài tập 3 Câu 1: Xét phương trình cung tiền: 1 , cr M B cr rr + ⎛⎞ = ⎜⎟ + ⎝⎠ với M là khối tiền, B (hay MB) là cơ sở tiền, tỷ lệ tiền trong lưu thông so tiền gửi cr = C/D, tỷ lệ dự trữ theo yêu cầu bắt buộc rr = R/D. a. Nếu biết cr = 0,35 và rr = 0,10. Giả sử rằng ngân hàng nhà nước muốn tăng 1.000 cung tiền tệ, thông qua một hoạt động thị trường mở. Ngân hàng nhà nước cần phải làm gì? b. Ngoài nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng nhà nước còn cách nào khác để có thể tăng cung tiền tệ hay không? c. Sau khi tiến hành hoạt động thị trường mở như ở phần a ở trên, liệu ngân hàng trung ương có thể chắc chắn cung tiền thật sự sẽ tăng lên một mức bằng 1.000 hay không? Giải thích ngắn gọn lập luận của anh chị. Gợi ý: a. Với cr = 0,35 và rr = 0,10, ta có số nhân là tính được là 3. Nếu ngân hàng nhà nước muốn tăng 1000 cung tiền (∆M) thì cần phải thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua mua trái phiếu từ trong công chúng một lượng ∆B = ∆M/3 = 1000/3. b. Bên cạnh nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương còn 2 công cụ khác có thể sử dụng nhằm thay đổi khối tiền M, đó là: (1) tỷ lệ dự trữ theo yêu cầ u (tỷ lệ tiền dự trữ theo yêu cầu bắt buộc so với tiền gửi); (2) lãi suất chiết khấu (là lãi suất mà các ngân hàng thương mại khi vay phải trả cho ngân hàng trung ương). c. Thực tế ngân hàng trung ương không thể kiểm soát hoàn toàn cung tiền, cụ thể là trong số nhân tiền cr thuộc về quyền quyết định của công chúng. Hơn nữa, tùy vào tình hình kinh tế và hoạt động, các ngân hàng thương mại có thể dự trữ ở mức khác với mức dự trữ bắt buộc. Do vậy, cung tiền trong trường hợp này có thể không tăng lên đúng bằng 1000 như dự kiến. Câu 2: Trong một buổi thảo luận về thị trường tiền tệ, hai sinh viên A và B nêu ý kiến tranh luận như sau: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 2 Sinh viên A: trong hàm cầu tiền cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa cầu tiền và lãi suất. Ta thấy, khi lãi suất tăng thì cầu tiền giảm và khi lãi suất giảm thì cầu tiền tăng. Sinh viên B: Trong một phân tích tại lớp, tôi thấy giảng viên lập luận rằng .cầu tiền tăng kéo theo lãi suất tăng. Như vậy đây đâu phải là mối quan hệ nghịch biến. Bạn phát hiện ra đi ều gì chưa gặp nhau giữa hai phát biểu này? Gợi ý: Sinh viên A đúng, sinh viên B sai. A đúng. Đơn giản là đây là mối quan hệ của hàm cầu tiền có dạng ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ = ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ + YiL P M d , , trong đó rõ ràng khi i tăng thì L giảm và i giảm thì L tăng. B sai do nhầm lẫn giữa phân tích riêng hàm cầu tiền và phân tích mối quan hệ cân bằng trong thị trường tiền tệ, () YiL P M ,= ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ , trong đó khi cầu tiền tăng (có thể do Y tăng), cung tiền không đổi, kết quả làm lãi suất tăng lên nhằm tái lập cân bằng. Câu 3: Đặc quyền thu lợi từ việc phát hành thêm tiền (Seigniorage) là gì? Đặc quyền này có liên quan gì đến hiện tượng “Thuế lạm phát”? Việc phát hành thêm tiền của ngân hàng nhà nước hằng năm có phải là hoạt động bao giờ cũng tạo ra áp lực lạm phát không? Gợi ý: Seigniorage hay đặc quyền thu lợi của mỗi quốc gia từ việc phát hành thêm tiền có thể được xem là lợi nhuận của chính phủ có được từ chênh lệch của chi phí in tiền và giá trị pháp định của giấy bạc phát hành đó. Nếu chính phủ ở các quốc gia lạm dụng đặc quyền này và phát hành quá nhiều tiền sẽ có thể kéo theo lạm phát và tác hại của hành động này như là một loại thuế đánh vào dân chúng, từ chuyên môn gọ i là “inflation tax” hay thuế lạm phát. Có nhiều cách lý giải cho trường hợp này và câu trả lời là không phải bao giờ việc phát hành thêm tiền hằng năm cũng gây áp lực cho lạm phát. Chúng ta hãy căn cứ vào một trong nhưng lập luận bằng cách sử dụng mối quan hệ trong phương trình số lượng: M.V = P.Y %∆M + %∆V = %∆P + %∆Y Khi %∆Y thay đổi sẽ liên quan đến cầu tiền tăng lên và cho phép mỗi nước có thể gia t ăng thêm một lượng cung tiền nhất định mà có thể không gây áp lực thay đổi của mức giá. Câu 4: Một quan chức trong lĩnh vực ngân hàng của một quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đã phát biểu trong một cuộc hội thảo: “Thật là bất công khi mà các nước Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 3 nghèo như chúng ta đang cố gắng sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu đổi lấy đô la, trong khi Hoa Kỳ là nước in ra ngày càng nhiều đô la để đổi lấy hàng hoá và dịch vụ của chúng ta”. Bạn bình luận gì về lời phát biểu này. Gợi ý: Từ khái niệm và ý nghĩa của từ Seigniorage ở câu 4, chúng ta có thể thấy rằng phát biểu trên có lý một phần nhưng không đúng hoàn toàn. Khi người nước ngoài giữ đô la tiền mặt, có nghĩa là họ đang tạo ra đặc quyền thu lợi từ việc phát hành tiền cho chính phủ Hoa Kỳ. Người ta ước tính người nước ngoài giữ khoảng 55 đến 70% tổng đô la tiền mặt trong lưu thông và đã tạo ra đặc quyền thu l ợi lên đến khoảng 15 tỷ đô la từ việc phát hành thêm tiền của Hoa Kỳ hằng năm. Điều không đúng hoàn toàn của phát biểu này xuất phát từ vấn đề thuế lạm phát và mục tiêu ổn định kinh tế của chính Hoa Kỳ và sự ổn định kinh tế toàn cầu. Câu 5: Ở hầu hết các lớp học nhập môn kinh tế mô, học viên thường lẫn lộn giữa “Thuyết số lượng tiền” và “phương trình số lượng”. Là một chuyên gia chính sách và cũng là một nhà lý thuyết, bạn hãy giúp làm rõ hai vấn đề này. Gợi ý: Phương trình số lượng và thuyết số lượng tiền là hai vấn đề khác nhau. Một đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa cung tiền M và vòng quay của tiền V bằng với chi tiêu danh nghĩa hay sản lượng danh nghĩa gọi là phương trình số lượng, M.V = P.Y. Khi triển khai phương trình số lượng gắn với giả định V ổn định, thay đổi số lượng tiền kéo theo thay đổi chi tiêu danh nghĩa sẽ trở thành thuyết số lượng tiền. Trong chương lạm phát (phần học về nền kinh tế trong dài hạn), chúng ta thấy rằng khi giả định vòng quay của tiền không đổi, sản lượng đạt mức sản lượng tiềm năng, ta có %∆M và %∆P theo tỷ lệ 1: 1 (1 phần trăm tăng cung tiền sẽ kéo theo 1 phần trăm tăng lên của giá). Câu 6: Theo hiệu ứng Fisher, lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát (dự kiến). Hai sinh viên A và B tranh luận với nhau: Sinh viên A: Tình hình giá cả biến động theo chiều hướng gia tăng hiện nay có thể dẫn đến tình trạng lạm phát và sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa. Sinh viên B: Tôi đồng ý là lạm phát có thể gia tăng nhưng kết quả rõ ràng sẽ làm giảm lãi suất thực. Bạn hãy bình luận về hai ý kiế n trên. Gợi ý: Hiệu ứng Fisher là tác động theo tỷ lệ 1:1 của lạm phát dự kiến đối với lãi suất danh nghĩa, và được thể hiện qua phương trình: i = r + π e . Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 4 Thực ra cả hai sinh viên A và B đều đúng. Nhưng đúng trong hai bối cảnh khác nhau. Phát biều của A đúng trong bối cảnh của khái niệm dài hạn, lãi suất thực r được giả định không bị ảnh hưởng bởi lạm phát và là yếu tố điều chỉnh giữa tiết kiệm và đầu tư trong dài hạn. Mọi biến động của lạm phát được chuyển hoàn toàn vào lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ 1:1. Trong th ực tế, khi mức giá thay đổi nhưng lãi suất danh nghĩa chưa kịp điều chỉnh đồng bộ thì sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thực. Câu 7: Nếu thu nhập danh nghĩa tăng 8% một năm, cung tiền tăng 12% một năm và giá tăng 6% một năm, hãy tính: (1) tốc độ tăng của thu nhập thực, (2) tốc độ tăng của cung tiền thực và (3) tỷ lệ thay đổi của vòng quay của tiền trong lưu thông. Gợi ý: Ta có: %∆M + %∆V = %∆P + %∆Y %∆P + %∆Y = 8% %∆M = 12% %∆P = 6% Tốc độ tăng của thu nhập thực: %∆Y = 8% - 6% = 2% Tốc độ tăng của cung tiền thực: %∆M - %∆P = 12% - 6% = 6% Tỷ lệ thay đổi của vòng quay của tiền trong lưu thông: %∆V = %∆P + %∆Y - %∆M = 6% + 2% - 12% = - 4% Câu 8: Từ mối quan hệ cân bằng trong thị trường tiền tệ được biểu diễn qua công thức: () YiL P M ,= ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎝ ⎛ với i = r + π e và nền kinh tế cân bằng sản lượng trong dài hạn. a. Tăng cung tiền M tác động đến thay đổi P như thế nào giữa hai trường hợp lạm phát kỳ vọng thay đổi và không thay đổi? b. Dưới cơ chế nào, một sự kỳ vọng về tăng cung tiền M có thể kéo theo P tăng lên ngay cả trong hiện tại? Gợi ý: Nên kinh tế cân bằng sản lượng trong dài hạn nghĩa là Y đạt mức sản lượng tiềm năng. a. Nếu tăng M không ảnh hưởng đến π e (và do vậy không ảnh hưởng đến i) hay Y: vế bên phải của phương trình trên không đổi do vậy vế bên trái phải không đổi => P tăng theo cùng tỷ lệ với tăng M (đúng như thuyết số lượng tiền) Nếu tăng M kéo theo tăng π e : vế bên phải của phương trình trên (cầu tiền) giảm, do vậy vế bên trái phải giảm => P phải tăng với tỷ lệ lớn hơn so M tăng (thuyết số lượng tiền không còn đúng) b. Kỳ vọng về tăng M trong tương lai cũng làm tăng P ngay từ hôm nay thông qua cơ chế sau: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 5 Kỳ vọng về ⇒↓⇒↑↑ e M π cầu tiền; P∴ phải tăng để tái lập cân bằng. Điều này có nghĩa là ngay cả khi cung tiền chưa tăng trong hiện tại, nhưng người ta nghĩ rằng một chính sách tăng cung tiền có khả năng được thực hiện trong tương lai sẽ xuất hiện suy nghĩ logic là lạm phát trong tương lai sẽ tăng nên ngay từ bây giờ mối quan hệ làm cho cầu tiền giảm và giá cả tăng ngay cả trong hiện tại. Câu 9: Trong năm 2002, một báo cáo cho rằng do nhiều bất ổn và các vấn đề khác nhau tại các nước công nghiệp nên “năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn thế giới đã giảm hơn một nửa … và dự kiến sẽ giảm mạnh hơn nữa trong năm nay…” [ Thời báo tài chính , 18/09/2002, trang 6.] Sử dụng kiến thức chương học về nền kinh tế mở trong dài hạn để trả lời các câu hỏi sau đây đối với một nền kinh tế nhỏ và mở cửa: a. Điều gì có thể xảy ra đối với lãi suất thế giới? b. Điều gì xảy ra đối với đầu tư, cán cân thương mại và tỉ giá hối đoái thực trong nền kinh tế nhỏ và mở cửa của chúng ta? Gợi ý: Cách diễn giải hợp lý cho câu hỏi này là chúng ta xem việc bất ổn và các vấn đề xảy ra đối với các nước phát triển như là một cú sốc ngoại sinh làm sụt giảm đầu tư và đường cầu đầu tư dịch chuyển sang trái. Kết quả là lãi suất thế giới r* giảm. chúng ta đang là một nền kinh tế nhỏ mở cửa nên lãi suất thế giới giảm có ảnh hưởng đến lãi suấ t trong nước giảm và đầu tư cao hơn, trong khi tiết kiệm không đổi. Theo phương trình cân bằng S – I(r*) = NX(ε), sẽ kéo theo NX xấu đi, như vậy ε phải tăng. Có nghĩa là hàng hoá của chúng ta đắt hơn và mất thế trạnh tranh so với hàng hoá nước ngoài. Câu 10: Tăng chi tiêu chính phủ G sẽ tạo ra hiện tượng lấn át đối với dầu tư I trong hình kinh tế đóng, nhưng lại tạo ra sự lấn át đối với xuất khẩu ròng NX trong nền kinh tế mở. Nhận định này đúng hay sai? Hãy chứng minh lập luận của bạn. Gợi ý: Đây là một nhận định đúng. Trong nền kinh tế đóng ta có đồng nhất thức thể hiện cân bằng phương trình Y = C( Y - T ) + I(r) + G , với r là biến điều chỉnh nhằm hình thành cân bằng mới. Phương trình cân bằng cho thấy vế bên trái cố định, sự thay đổi (tăng, giảm) của một yếu tố vế phải sẽ yêu cầu một sự thay đổi ngược hướng tương ứng (giảm, tăng) bù trừ để tạo cân bằng. Như vậy, tăng chi tiêu G kéo theo tăng r và giảm đầu tư một lượng tươ ng ứng. Đối với nền kinh tế mở, đồng nhất thức thể hiện cân bằng NX(ε) = (Y – C - G) - I(r * ) = S - I(r * ) , lãi suất r trong nước chịu chi phối và quyết định bởi mức lãi suất thế giới r*, chỉ còn ε là biến số đóng vai trò điều chỉnh cân bằng. NX phụ thuộc ε. Phương trình cân bằng cho thấy vế bên trái cố định, sự thay đổi (tăng, giảm) của một yếu tố vế phải sẽ yêu cầu một sự thay đổi ngược hướng tương ứng (giả m, tăng) bù trừ để tạo cân bằng. Như vậy, tăng chi tiêu G kéo theo tăng ε và giảm NX một lượng Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 6 tương ứng. Ta cũng có thể hiểu cơ chế này theo một lập luận logic bổ sung khác, G tăng kéo theo r thay đổi lệch khỏi r*, dòng vốn di chuyển tạo áp lực lên ε và tiếp theo là NX giảm. Câu 11: Điều gì xảy ra với tỷ giá hối đoái thực ε, và cán cân thương mại nếu chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách tháo bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu khi hội nhập? Gợi ý: Tháo bỏ thuế quan và xoá hạn ngạch nhập khẩu sẽ làm tăng nhập khẩu, do đó NX xấu đi. đường NX dịch sang trái. Kết quả là tỷ giá hối đoái thực ε giảm. Và không có thay đổi trong cán cân thương mại, do nhập khẩu tăng do xoá hạn ngạch và xuất khẩu cải thiện do ε giảm và tăng sức cạnh tranh. Trong dài hạn, những chính sách hạn ngạch và thuế quan không làm tăng thâm hụt thương mạ i do chúng không tác động đến S hay I. Câu 12: Đặt các ký hiệu: e: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ε: Tỷ giá hối đoái thực P*: Mức giá nước ngoài P: Mức giá trong nước Hãy điền vào các ô sau theo yêu cầu của từng câu hỏi trong bảng: Định nghĩa tỷ giá hối đoái danh nghĩa (e) Số đơn vị nội tệ đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ (DC/1FC) Số đơn vị ngoại tệ đổi lấy 1 đơn vị nội tệ (FC/1DC) Công thức tính ε e.P*/P e.P/P* Ý nghĩa kinh tế của ε Giá hàng nước ngoài (qui đổi theo nội tệ) so giá hàng trong nước (theo nội tệ) (thực tế các giá trị này được qui về chỉ số) Giá hàng trong nước (qui đổi theo ngoại tệ) so giá hàng nước ngoài (theo ngoại) (thực tế các giá trị này được qui về chỉ số) S-I NX NX’ S-I, NX ε ε ε’ Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 7 Giả sử NX = NX(ε), dùng dấu +/- thể hiện quan hệ của hàm này + - Một chính sách phá giá sẽ làm cho ε và NX ε tăng và NX cải thiện ε giảm và NX cải thiện Biểu hiện quan hệ giữa ε, e, P* và P dưới dạng % tương đối %∆ε = %∆e + %∆P* - %∆P %∆ε = %∆e + %∆P - %∆P* Nếu quy luật một giá là đúng thì e sẽ được xác định bởi (dựa vào công thức tính ε) e.P*/P = 1 => e = P/P* e.P/P* = 1 => e = P*/P . và mục tiêu ổn định kinh tế của chính Hoa Kỳ và sự ổn định kinh tế toàn cầu. Câu 5: Ở hầu hết các lớp học nhập môn kinh tế vĩ mô, học viên thường. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 2006-07 Kinh tế vĩ mô Gợi ý lời giải bài tập 3 Châu Văn Thành 1 Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học

Ngày đăng: 10/04/2013, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan