Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ việt nam

27 1.3K 5
Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 2 Phần 2. NỘI DUNG CHÍNH 2 2.1 Các khái niệm cơ bản 3 2.1.1 Trẻ em 3 2.1.2 Trẻ bị xâm hại 3 2.2 Thực trạng 4 2.3 Những hậu quả nặng nề 7 2.3.1 Về sinh lý 7 2.3.2 Về tâm lý 8 2.4 Nguyên nhân 10 2.5 Giải pháp 12 2.5.1 Giải pháp chung 12 2.5.2 Giải pháp của công tác xã hội 14 2.6 Ứng dụng can thiệp một ca cụ thể 17 2.6.1 Tình huống 17 2.6.2 Giải quyết tình huống 18 Phần 3. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 Phần 4. KẾT LUẬN 25 Phần 5. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27 Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 1 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần 1 MỞ ĐẦU Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt lao động sớm theo các quy định luật pháp của VN đều bị cấm và có hình thức xử phạt rất nghiêm. Nhưng trên thực tế việc thực hiện lại rất nửa vời. Một ông bố xâm hại tình dục con gái mình đôi khi lại là chuyện "đóng cửa bảo nhau". Một người mẹ đánh con như cơm bữa cũng là chuyện nhỏ. Một người thầy tát học sinh cũng chỉ bị khiển trách Những hành vi bạo lực đó đã và đang thản nhiên diễn ra hàng ngày. Đây là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, đã đến lúc cần có một giải pháp cụ thể và cứng rắn hơn nữa để bảo vệ cho “những thế hệ tương lai”. Bài viết dưới đây xin đề cập tới thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của thực trạng này, đồng thời nêu ra một số giải pháp cho vấn đề nêu trên. Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 2 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần 2 NỘI DUNG CHÍNH 2.1 Các khái niệm cơ bản: 2.1.1 Trẻ em: Có nhiều khái niệm về trẻ em: Theo công ước quốc tế: ''Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn''. Theo luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em 1991: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo định nghĩa sinh học: “Trẻ em là con người ở giai đoạn phát triển, từ khi còn trong trứng nước tới tuổi trưởng thành”. Tâm lý học cho rằng: “Trẻ em là giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý – nghiên cứu con người”. Nhìn dưới góc độ xã hội học: “Trẻ em giai đoạn xã hội hoá mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người”. 2.1.2 Trẻ bị xâm hại: “Xâm hại là tất cả thái độ, hành vi tổn thương đến sự tự trọng của trẻ, làm hại đến thân thể, sức khỏe và tâm lý của trẻ qua hành động mắng chửi, xỉ nhục, thậm chí dùng vũ lực(đánh đập) để trừng phạt, răn đe,dạy dỗ con trẻ…Sự xâm hại đó không chỉ diễn ra trong gia đình, mà còn diễn ra trong trường học, thậm chí ngay trên đường phố”. Khái niệm xâm hại trẻ em không chỉ là xâm hại thân thể mà còn xâm hại tới cảm xúc, tinh thần của trẻ. Xâm hại thân thể bao gồm mọi hình thức gây đau đớn về thể chất cho các em kể từ bấu véo cho đến rung lắc, bợp tai, tát, đánh đập Trẻ có thể bị tổn thương rất đa dạng, từ tổn thương phần mềm (vết rách, bầm tím, vết bỏng) cho đến gẫy răng, Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 3 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam gẫy xương, vỡ nội tạng, thương tích hệ thần kinh trung ương. Bị xúc phạm thân thể từ nhỏ, các em lại dễ phát triển hành vi bạo lực hoặc phạm tội sau này. Xâm hại về tinh thần có thể bao gồm những hành vi mắng chửi, lăng nhục trẻ… Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức và tâm trí trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình, không cởi mở, có biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữ phát triển chậm, gương mặt vô cảm. 2.2 Thực trạng: Theo thống kê của Cục CSĐT tội phạm về TTXH - Bộ Công an, từ năm 2002 đến nay, số vụ XHTDTE có chiều hướng gia tăng. Từ năm 2005 -2007, đã xảy ra 5.070 vụ xâm hại trẻ em trong đó án XHTDTE chiếm 56,3%. Số vụ hiếp dâm trẻ em chiếm 65,5% số vụ XHTDTE. Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Duy Ánh, Phó giám đốc bệnh viện cho biết: "Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có 30 - 40 vụ cưỡng bức trẻ em được đưa tới xét nghiệm, khám tại bệnh viện chúng tôi. Các tháng 11 và 12/2003 và tháng 1/2004, tháng nào cũng có tới 3-4 vụ". Ông nhận định: "Tình trạng xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE) hiện nay là rất nghiêm trọng". Một đợt kiểm tra của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em phối hợp với Bộ Công an gần đây nhất tại 6 tỉnh cũng cho thấy có tới 472 vụ hiếp dâm trẻ em; 70 vụ giao cấu với trẻ vị thành niên, 4 vụ chứa gái mại dâm trẻ em, 44 vụ dâm ô với trẻ em; trong đó có 84,4% số vụ được khởi tố. Năm 2007, Tổ chức Plan tại Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thanh tra thuộc Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em (DS-GD-TE) tiến hành nghiên cứu ở 10 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Qua nghiên cứu cho thấy, lứa tuổi bị XHTD nhiều nhất là từ 11 đến 16 tuổi. Tình trạng trẻ dưới 6 tuổi bị xâm hại cũng chiếm tỉ lệ đáng báo động, như ở Hà Tĩnh, tỉ lệ này chiếm tới 33%. Thống kê các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với TE thống kê từ Đường dây tư vấn và hỗ trợ TE của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 4 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam thấy sự xâm hại và bạo lực đối với TE trong gia đình tăng gấp 3 lần; tại cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng 13 lần. Những địa phương xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em nhiều nhất có Hà Nội, Đồng Nai, Đắc Lắc, TP.HCM, Tây Ninh, Kiên Giang, Bắc Giang Ông Đặng Hoa Nam, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc TE cho rằng, trên thực tế số vụ việc xâm hại, bạo lực, ngược đãi TE còn cao hơn song nhiều vụ không được gia đình nạn nhân khai báo, tố cáo đối tượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Những vụ xâm hại trẻ em mà ngành công an tổng hợp, thống kê theo hệ thống ngành là những vụ bị tố cáo, điều tra và xử lý. Điển hình cho những vụ xâm hại trẻ em bị phát hiện: Em Nguyễn Thị Bình trong nhiều năm bị chủ quán phở đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) bóc lột sức lao động, đánh đập dã man; Bé Bông ở Tp. HCM bị mẹ nuôi đổ nước sôi vào người nếu không nộp đủ số tiền 200.000đ/ngày. Nghiêm trọng hơn, tại trường học, hiện tượng xâm hại trẻ em diễn ra ngày càng phổ biến. Bé Đỗ Ngọc Bảo Trâm (18 tháng tuổi) bị cô giáo dùng băng keo dính chặt miệng gây ngạt thở dẫn đến tử vong. Cháu Huỳnh Ngọc Trâm, 10 tuổi, học lớp 5 trường Tiểu học An Hiệp 2 (Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) bị thầy hiệu trưởng, công an xã doạ nạt, ép cung dẫn đến hoảng loạn, mất khả năng nói trong thời gian dài. Hay vụ việc của cháu Huỳnh Thị Bé Tý, 13 tuổi, học lớp 7 trường Trung học cơ sở Hoà Bình (tỉnh Đồng Tháp) bị cô giáo chủ nhiệm nghi ngờ lấy cắp 100.000 đồng, bị sỉ nhục, khám xét trước cả lớp Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Tại TP HCM, 3 năm qua đã có hơn 200 vụ trẻ bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục là 78. Nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận, như trường hợp Hồ Thi Ba ở phường 2, quận 10, đã ném ấm nước đun sôi vào cháu Hồ Thị Bông vì xin được ít Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 5 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam tiền, vụ Nguyễn Thị Ngọc thường trú tại phường 5, quận 8, đã thuê 3 em đi ăn xin. Khi không xin đủ số tiền quy định, các em bị Ngọc dùng roi sắt hành hạ. Bên cạnh đó, còn có trường hợp bố mẹ đã nhận tiền và đồng ý giao con (từ 6 đến 8 tuổi) cho Chương Văn Hùng để đi bán hàng đêm. Chương đã bắt các em đi bán hàng đến tận 2-3h sáng. Nếu không bán được 100.000 đồng một ngày, các em bị đánh đập, không được ăn và phải ngủ ở vỉa hè. Trên đây là những vụ xâm hại trẻ em điển hình bị phát hiện và xử lý còn trong thực tế, chắc chắn rất nhiều vụ xâm hại trẻ em xảy ra người lớn đều không biết đó là hành vi xâm hại. Bằng chứng là qua khảo sát tại 5 tỉnh, thành phố cho thấy, 58,3% trẻ được phỏng vấn trả lời đã bị người lớn dùng các biện pháp quát mắng, chửi, sỉ nhục, tát, phát vào mông, phạt úp mặt vào tường khi các em mắc lỗi. Việc sử dụng các hình phạt, biện pháp giáo dục nghiêm khắc mang tính bạo lực, đặc biệt bạo lực về tinh thần trong xã hội, gia đình, trường học còn khá phổ biển. Rất nhiều người lớn chưa ý thức được những hành vi này là vi phạm quyền trẻ em và sẽ có ảnh hưởng rất nguy hại đến tinh thần của TE trước mắt và lâu dài, ông Nam khẳng định. Số trẻ em bị xâm hại tại Hà Nội và TP HCM có chiều hướng giảm, nhưng mức độ các vụ việc thì ngày càng nguy hiểm và phức tạp. Nhiều em đã phải mang thương tật suốt đời. Đó là đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành được thực hiện vào đầu tháng 1 tại Hà Nội và TP HCM, do Phó chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ninh Thị Hồng dẫn đầu. Theo kết quả thanh tra, tại Hà Nội, 3 năm qua đã có 450 vụ xâm hại trẻ em bị khởi tố hình sự. Trong đó, số vụ bị xâm hại tình dục là 66, số vụ gây thương tích cho trẻ là 40. Điển hình nhất là vụ ngược đãi em Nguyễn Thị Bình, giúp việc cho gia đình Chu Văn Đức và Trịnh Thị Hạnh Phương, cư trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 6 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Bà Ninh Thị Hồng, Phó chánh thanh tra Bộ, cho rằng số vụ trẻ bị xâm hại tình dục có thể còn nhiều hơn, nhưng do e ngại, né tránh nên nạn nhân đã không khai báo. "Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chậm, không xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan nên việc xử lý, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và nhân chứng không kịp thời, kém hiệu quả", bà Hồng đánh giá. Đoàn thanh tra đã kiến nghị Bộ Lao động phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ cho phép mỗi xã, phường được sử dụng một biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác lao động, xã hội. Đặc biệt, cần có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với cha mẹ cố tình bắt con cái phải đi lang thang kiếm sống cũng như các trường hợp bảo kê, chăn dắt nhóm trẻ em lang thang. Một nhận định chung ở nước ta có hơn 1200 trẻ bị bắt buộc lao động sớm: Cụ thể tại Hà Nội tổng số trẻ em phải lao động sớm từ 6 đến 16 tuổi là 352, nữ chiếm 74%. Trong đó có 167 em làm giúp việc trong các gia đình ,116 em làm việc trong các nhà hàng , các cơ sở dịch vụ, 15 em trong các cơ sở sản xuất, 44 em làm các công việc khác… Các em có thu nhập bình quân từ 500 000 đến 700 000 đồng/ tháng. Tại thành phố Hồ Chí Minh có 750 lao động trẻ em, chuyên đi bán vé số, bán báo , phụ hồ… Mức thu nhập của các em từ 300 000 đến 700 000 đồng/ tháng. 2.3 Những hậu quả nặng nề: Mọi xâm hại đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ và tinh thần của trẻ ( đặc biệt là về mặt tinh thần) nhưng sự xâm hại gây ảnh hưởng nặng nề nhất đối với trẻ là sự xâm hại về tình dục. Theo chuyên gia tâm lý Lan Hương, tổng đài 108, không chỉ mang vết sẹo về mặt thể chất, trẻ còn phải chịu những vết thương lớn về mặt tinh thần. Xâm hại tình dục trẻ em gây ra hậu quả khác nhau đối với từng đứa trẻ. Tuy nhiên, hành vi của kẻ cưỡng bức có thể ảnh hưởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ, thậm chí làm các em bị rối loạn tâm thần. Sự tổn thương quá lớn về tinh thần và thể chất ấy rất khó có thể bù đắp nổi. Về mặt sinh lý và tâm lý sự tổn thương ấy là: Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 7 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam 2.3.1 Về sinh lý : + Tổn thương, sưng tấy ở bộ phận sinh dục hay hậu môn + Mang thai (đối với em gái) + Mắc các bệnh lây qua đường tình dục + Nhiễm trùng tiết niệu + Đi lại hoặc ngồi khó khăn + Ngòai ra có thể bị đau bụng, đau đầu, mất ngủ, thay đổi khẩu vị,… 2.3.2 Về tâm lý : có thể có một hoặc nhiều trạng thái sau : + Cảm giác tội lỗi : thường tự đổ lỗi cho bản thân + Cảm giác lo lắng, sợ hãi + Cảm giác tuyệt vọng + Có ý định tự tử + Tự làm thương tổn mình + Cảm giác tức giận + Quan hệ bừa bãi với nhiều người hoặc xâm hại tình dục người khác. Nghiên cứu cho thấy một trong những biểu hiện lớn nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ bị xâm hại tình dục là khó khăn của trẻ trong việc quan hệ với mọi người xung quanh, người lớn hay bạn cùng trang lứa. Khủng hoảng tâm lý này có thể gây ra những vấn đề rối loạn sinh lý sau này. Ở tuổi vị thành niên, các cô bé đã trở thành những người đàn bà mang cái nhìn cảnh giác với con người, không còn biết tin yêu vào cuộc sống. Không ít trẻ sau khi bị xâm hại tình dục đã tìm giải pháp kết thúc cuộc đời bằng cách tự vẫn. Mặc cảm tội lỗi có thể là một ảnh hưởng tâm lý đối với hôn nhân lúc trưởng thành. Rối loạn hành vi: bao gồm sống thu mình hay gây gổ quá mức, ăn uống không điều độ, gặp khó khăn trong học tập. Trẻ có phản ứng bốc đồng, hiếu chiến do bắt chước hành vi của trẻ xâm hại. Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 8 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Bên cạnh đó, do tình dục không an toàn, hậu quả có thể còn để lại việc mang thai, rối loạn về tình dục, và các bệnh lây nhiễm về đường tình dục. Khi trẻ trưởng thành thường mất khoái cảm, không có ham muốn tình dục. Tỉ lệ người xâm hại tình dục thời thơ ấu gặp các trục trặc về tình dục cao hơn nhóm khác 90% biểu hiện ở sự suy giảm chức năng tình dục, có xu hướng tình dục đồng giới, và có trường hợp trở thành người hành nghề mại dâm chuyên nghiệp hay quan hệ tình dục bừa bãi. Ví dụ điển hình: Vụ tên Nguyễn Duy Phong, 21 tuổi, tại tỉnh Ninh Bình có hành vi đồi bại với cháu Ngọc H., lúc đó mới 3 tuổi đã trôi qua cách đây khá lâu nhưng dư luận vẫn hết sức phẫn nộ bởi tên Phong vốn là hàng xóm với nhà cháu H. Tuổi mới lớn, tò mò về giới tính, lại không được người lớn chỉ bảo khiến tên Phong thường xuyên lén lút xem phim sex. Trong một lần uống rượu say, lại vừa xem phim sex xong, lợi dụng lúc bố mẹ cháu H. vắng nhà, tên Phong đã giở trò với cháu H. Sau khi sự việc xảy ra, cháu H. đã phải sống trong tâm trạng hoảng loạn, sốt cao, mê sảng, bị sang chấn tâm lý cùng những vết đau đớn về thể xác. Tên "yêu râu xanh" đã bị pháp luật trừng trị thích đáng. Nhưng nỗi đau của cháu H. đã trở thành một vết sẹo trong tâm hồn trong sáng. Đáng lẽ, ở lứa tuổi của mình, cháu H. có thể hồn nhiên, vô tư vui chơi, học tập cùng các bạn thì nay Một trường hợp khác là bé H.M, mới 8 tuổi, ngụ ở quận 5 - TP.HCM, bị bố dượng và em trai của bố dượng cưỡng hiếp trong suốt gần một năm. Điều đau lòng là cả mẹ của em cũng biết chuyện này nhưng lại làm ngơ. Mỗi ngày bé H.M đi học đều được bố dượng đưa đón, ai nhìn vào cũng tưởng em được bố dượng thương yêu. Mỗi lần bé khóc vì bị cưỡng hiếp thì được bà nội (mẹ của bố dượng) cho tiền, dỗ dành rồi lại khuyên bé nên ngoan ngoãn và im lặng. Đáng lên án hơn là ngay cả người mẹ của bé cũng tiếp tay cho bố dượng thực hiện hành vi đồi bại với con gái mình. Khi bị cưỡng hiếp đau quá, bé H.M kể cho mẹ nghe nhưng người mẹ vô trách nhiệm này lại đánh và cấm bé nói cho người khác biết. Bé H.M ngày càng Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 9 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam tiều tụy, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý nặng nề kèm theo đó là bộ phận sinh dục bị viêm nhiễm lan rộng, kéo dài. Đến khi Hội Phụ nữ phường biết chuyện, đưa H.M đi giám định thì chuyện xảy ra đã lâu. Tại BV Từ Dũ, các bác sĩ giám định cho biết bé bị suy nhược tinh thần lẫn thể xác, bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến vùng đại tràng do bé quá nhỏ nên bộ phận tiêu hóa và bộ phận sinh dục gần kề nhau. Theo bác sĩ Dương Phương Mai, có thể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục khi bé còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này. Và những vụ xâm hại thể xác như việc cháu Bông, em Bình (đã nói ở trên) không chỉ để lại những vết sẹo trên lớp da thịt mà những vết sẹo tinh thần cũng không thôi ám ảnh các em, xã hội rất cần những tấm lòng hảo tâm để xoa dịu những vết thương trong lòng các em …. 2.4 Nguyên nhân: • Một trong những nguyên nhân khiến tình trạng xâm hại trẻ em ngày càng diễn ra phổ biến với nhiều hình thức khác nhau do kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ tạo ra sự phân cấp giàu nghèo làm gia tăng đối tượng trẻ lang thang. Đây chính là những đối tượng dễ bị lạm dụng, bóc lột vì các mục đích thương mại khác (mại dâm, khiêu dâm, bán người ). • Nguyên nhân thứ hai là do mặt trái cơ chế thị trường làm cho một bộ phận người lớn xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Tiêu cực ngoài xã hội đã tác động mạnh mẽ vào môi trường học đường. Trong giáo dục cũng có một bộ phận người lớn, những cô bảo mẫu, cô nuôi dạy trẻ, nhà giáo sa sút đạo đức. • Ngoài ra, trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức nuôi dạy con cái, chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã hội còn yếu cũng là vấn đề rất nhức nhối. Nhiều người mở lớp trông trẻ mà không biết trách nhiệm của mình như thế nào, các điều kiện mở trường mở lớp ra sao, thiếu kiến thức Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 10 [...]... Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 11 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam coi trọng của người lớn đến trẻ chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất để tình trạng xâm hại trẻ em diễn ra 2.5 Giải pháp: 2.5.1 Giải pháp chung: Hiện nay pháp luật của nước ta xử phạt về hành vi xâm hại tình dục trẻ em tương đối nặng so với các nước vì đây là nhóm tội nghiêm trọng... của mình khi em Lan phục hồi trở lại cả về mặt tâm lý cũng như thể chất, hoà nhập trở lại với cuộc sống bình thường, không còn bị ám ảnh về những chuyện đã xảy ra Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 20 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần 3 PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu đến các trẻ em trên lãnh thổ Việt Nam có các... tàn Nếu hôm nay trẻ bị chế nhạo, chọc ghẹo, chê cười và khinh bỉ… mai này khi lớn lên, các em sẽ mang trên mình nhiều tâm tình lo sợ và mặc cảm tự ti Nếu hôm nay trẻ em phải sống trong tủi nhục và hổ thẹn… mai này, khi lớn lên, Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 25 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam các em sẽ cảm thấy mình là người vô giá trị Trẻ em là mầm non tương... và bảo vệ trẻ Những hình ảnh này không khỏi khiến người ta cảm thấy đau lòng, đã đến lúc mỗi người trong chúng ta cần có hành động cụ thể để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 26 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần V TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Công tác xã hội cá nhân ( Ths Bùi Đình Tuân, 2014 ) 2 Nhập môn công tác xã hội (Ths Bùi... CTXH Page 24 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần 4 Kết luận Nhà thơ Dorothy Law Nolte đã từng viết như thế này: Nếu hôm nay trẻ em bị la mắng, chửi bới, trừng phạt và roi đòn… mai này, khi lớn lên, các em chỉ biết tố cáo, kết tội và tấn công người khác Nếu hôm nay trẻ được giáo dục trong bầu khí hận thù, chia rẽ và bạo động… mai này, khi lớn lên, các em chỉ biết... – TCN CTXH Page 16 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam nạn nhân, giúp trẻ đừng đổ lỗi cho bản thân mình, giúp trẻ nhận được, ý thức được hay bộc lộ cảm xúc mà trẻ che dấu từ lâu Có thể sự việc xảy ra đó là cách của nó tìm ra sự thương yêu, ta có thể giúp nó thoả mãn nhu cầu của nó bằng nhiều cách khác Tạo nên sự tin tưởng đối với đứa trẻ bị xâm hại, đây là việc làm... CTXH Page 13 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Nhưng khi các em bị lấy đi sức khoẻ cơ thể, sức khoẻ tinh thần, sự ngây thơ, lòng tin cậy, niềm hy vọng, tình yêu và hạnh phúc do bị lạm dụng, điều đó là không thể biện minh Hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều quy định cụ thể và chi tiết các biện pháp trừng phạt nghiêm minh mọi hình thức lạm dụng đối với trẻ em: Luật bảo... làm rõ được mức độ nghiêm trọng của các vụ bạo hành trẻ em 3.2Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập - Phương pháp phân tích Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 21 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam PHIẾU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THÂN CHỦ Tên của thân chủ: Cơ sở xã hội: Ngày đánh giá: 1 Vấn đề được đưa ra (chức năng bị suy giảm, dấu hiệu, hoàn cảnh, ) 2 Cơ quan/... chuyện với bố mẹ em Sau đó Lan kể rằng em rất đau khổ khi ở nhà Bố dượng đã chộp lấy và sờ vào người em khi mẹ em đi chợ Bố dượng thường xuyên đánh, đá em ngay cả khi người mẹ ở nhà Lan phải làm tất cả việc nhà, nấu ăn và chăm sóc đứa em gái Em nói mẹ em uống rất nhiều rượu, còn bố dượng thì nghiện ma túy và Nguyễn Thị Thục Đoan – TCN CTXH Page 17 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh. .. hành vi xâm hại đối với trẻ em và những liên quan đến gia đình của trẻ hiện tại và sau này Trước tiên người nhân viên phải giúp trẻ đối diện với vấn đề bị xâm hại Thông thường sau khi bị xâm hại trẻ thường có những dấu hiệu của những thương tổn về mặt tâm lý, do vậy nhân viên công tác xã hội cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường ngày Có rất nhiều cách trị liệu tuy vậy trị liệu cho trẻ em thì . Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 2 Phần 2. NỘI DUNG CHÍNH 2 2.1 Các khái niệm cơ bản 3 2.1.1 Trẻ em 3 2.1.2 Trẻ bị xâm hại 3 2.2. Thục Đoan – TCN CTXH Page 1 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam Phần 1 MỞ ĐẦU Xâm hại trẻ em ở nhiều góc độ như đánh đập, xâm hại tình dục, bắt lao động sớm. Page 11 Công tác xã hội với trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên lãnh thổ Việt Nam coi trọng của người lớn đến trẻ chính là nguyên nhân trực tiếp và quan trọng nhất để tình trạng xâm hại trẻ em diễn

Ngày đăng: 24/06/2015, 02:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan