TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG

31 2.4K 13
TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học ở Phổ thông TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Mã số: 60 14 01 11 Giảng viên hướng dẫn: Học viên thực hiện: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Trương Đình Dũng Phạm Thị Hồng Hạnh Nguyễn Thị Kim Nữ Huế, 11/2014 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm tích hợp Tích hợp trong phạm vi giáo dục bảo vệ môi trường là một khái niệm chung, nói về một phương thức, một cách tiến hành giảng dạy về môi trường cho học sinh. Cách này không đòi hỏi phải có một môn học riêng, bởi vì các kiến thức giáo dục môi trường được đưa xen vào nội dung các môn học đã có ở trường THPT. Tích hợp là một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Ví dụ: Khi nội dung bài học nói về quá trình quang hợp thì giáo viên có thể nhấn mạnh quang hợp của cây xanh đã góp phần giữ cân bằng hàm lượng khí ôxi và cacbonic trong không khí, qua đó giáo dục học sinh ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng,… Phần kiến thức giáo viên bổ sung sau chính là một dạng tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học. 2. Phân loại tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học Sự tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đối với môn Sinh học có thể chia thành 2 dạng khác nhau: 2.1. Dạng lồng ghép Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK trở thành một bộ phận kiến thức môn học. Trong SGK THPT, kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường được lồng ghép có thể: - Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong Sinh học 12 có các phần nói về các kiến thức có thể lồng ghép bảo vệ môi trường: Chương I phần Di truyền học: Cơ chế di truyền và biến dị; Chương I phần Sinh thái học: Cơ thể và môi trường. - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần). 2.2. Dạng liên hệ Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 2 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp. Trong SGK Sinh học THPT có hàng loạt các bài học có khả năng liên hệ kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường . Tuy nhiên, giáo viên cần xác định các bào học có khả năng lồng ghép và lựa chọn các kiến thức và vị trí hay nơi có thể đưa kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường vào bài học một cách hợp lí. Muốn làm được điều này có hiệu quả cao thì người giáo viên sinh học THPT luôn phải cập nhật các kiến thức về môi trường. 3. Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không là quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học. 4. Phương thức giáo dục bảo vệ môi trường Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 3 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các môn học thông qua các chương, bài cụ thể. Mục đích tích hợp: Không làm quá tải chương trình SGK.Khai thác các kiến thức sẵn có trong SGK để làm rõ hơn kiến thức về BVMT, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh về BVMT. Việc tính hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần; Mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. 4.1. Tích hợp ở mức độ toàn phần (lồng ghép toàn phần ) Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này, giáo viên giúp học sinh hiểu cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học chính là góp phần giáo dục học sinh một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường. Các bài học này là điều kiện tốt nhất để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phát huy tác dụng của học sinh thông qua môn học Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK trở thành một bộ phận kiến thức môn học. 4.2. Tích hợp ở mức độ bộ phận (lồng ghép một phần) Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK và trở thành một bộ phận kiến thức môn học và chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần). * Giáo viên lưu ý : - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học - Xác định nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào bài học là gì ? - Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp vào nội dung nào, hoạt động dạy học nào, hoạt động dạy học nào trong quá trình tổ chức dạy học ? - Cần chuẩn bị thêm đồ dùng dạy học gì ? - Tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức tổ chức và phương pháp dạy học của bộ môn. Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, giáo Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 4 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ phận kiến thức, kĩ năng giáo dục bảo vệ môi trường nhẹ nhàng, không gò bó, áp đặt. 4.3. Tích hợp ở mức độ liên hệ Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không được đưa vào chương trình và SGK, nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường có liên quan với bài học qua giờ giảng lên lớp. * Giáo viên lưu ý : - Giáo viên cần xác định nội dung, mục tiêu nào trong bài có thể liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường - Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp và chuẩn bị những vấn đề cần hướng dẫn học sinh liên hệ về bảo vệ môi trường - Khi tổ chức dạy học, giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học bình thường, phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học của bộ môn. Đồng thời lưu ý liên hệ, mở rộng giáo dục môi trường thật tự nhiên, hài hòa, tránh lan man, sa đà, gượng ép 5. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường là không chỉ giúp cho người học có kiến thức mà phải hình thành cho họ sự quan tâm, hành vi đối với môi trường thì không chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống mà nên kết hợp với việc sử dụng các phương pháp tích cực, việc sử dụng phương pháp này sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người hoc. 5.1. Phương pháp trần thuật Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện tượng của môi trường. Ví dụ: Có thể mô tả, kể chuyện cho học sinh về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường 5.2. Phương pháp giảng giải Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 5 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Đây là phương pháp thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. Giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ những kiến thức mới và khó về môi trường. Ví dụ: giảng giải về hiệu ứng nhà kính , thủng tầng ozon , biến đổi khí hậu, mưa axit… 5.3. Phương pháp vấn đáp Trong phương pháp này, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và học sinh… Ví dụ: “Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao?” “Sẽ ra sao nếu khí hậu của Trái Đất sẽ trở lên nóng hơn?” Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề môi trường và dự đoán các vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai. 5.4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan Các phương tiện trực quan như: TranhHYPERLINK "hinh%20anh%20BVMT.pptx" HYPERLINK "hinh%20anh%20BVMT.pptx"ảnh, băng hình video, phim ảnh… Đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường . Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượng sâu sắc cho học sinh. *Khi lựa chọn và sử dụng băng hình, giáo viên nên chú ý: - Nội dung (phim, băng hình phải phù hợp với nội dung bài học và có ý nghĩa trong việc giáo dục bảo vệ môi trường . - Thời gian sử dụng - Hệ thống các câu hỏi (để học sinh trả lời sau khi xem) - Tổng kết (nêu lên những ý chính của bài theo mục đích). Bước 1: Làm việc chung cả lớp. Bước 2: Làm việc theo nhóm: Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 6 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Ví dụ: Chủ đề ô nhiễm môi trường (SH 9) * Bước 1: Giáo viên làm việc chung: Đưa ra ba câu hỏi sau: - Ô nhiễm môi trường là gì? Các tác nhân chủ yếu nào gây ô nhiễm môi trường? - Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường là gì? - Địa phương em có những tác nhân nào gây gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại….? * Bước 2: Chia nhóm: Mỗi nhóm 2 bàn liền kề - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả lên bảng hoặc giấy khổ lớn - Cử đại diện trình bày * Bước 3: Tổng kết: Giáo viên tổng kết 3 vấn đề nêu ra cơ sở kết quả thảo luận của các nhóm. 5.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm nhỏ Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người) được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau. *Bước 1: Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm, cung cấp nguồn tài liêu tham khảo. *Bước 2: Làm việc theo nhóm: - Từng cá nhân làm việc độc lập - Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và thư ký ghi chép các ý kiến thảo luận). - Các nhóm báo cáo thảo luận, dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp với hình ảnh. - Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không tham gia thảo luận. *Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 7 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung. - Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm. 5.6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề * Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức - Tạo tình huống có vấn đề. - Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh. - Phát biểu vấn đề cần giải quyết. * Giải quyết vấn đề. - Đề xuất các giả thuyết. - Lập kế hoạch giải. - Thực hiện kế hoạch giải. * Kết luận - Thảo luận kết quả và đánh giá. - Phát biểu kết luận - Đề xuất vấn đề mới 5.7. Phương pháp động não * Khái niệm: Động não là một kỹ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn này sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. * Cách sử dụng: -Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trước lớp hoặc nhóm. + Khích lệ: mọi người phát biểu và đóng góp ý kiền càng nhiều càng tốt. Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 8 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông + Liệt kê các ý kiến của mọi người và ghi lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào. + Phân loại ý kiến. + Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận các ý kiến vừa nêu ra. + Tổng hợp ý kiến của học sinh xem có thắc mắc hay thay đổi gì không? 5.8. Phương pháp giáo dục cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kỹ năng sống, học tập bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. - Các khu vực bị ô nhiễm ở địa phương - Các tác nhân gây ô nhiễm - Mức độ ô nhiễm - Hậu quả do ô nhiễm gây ra. - Đề xuất biện pháp khắc phục. 5.9. Phương pháp thí nghiệm Phương pháp này sử dụng trong giáo dục bảo vệ môi trường nhằm minh họa cho những kiến thức đã học. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ở nhà, sau đó trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận trên lớp. 5.10. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ Làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em quan sát được. Việc “diễn” không Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 9 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng nhất là sự thảo luận sau phần diễn ấy. * Cách tiến hành Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: - GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống và yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về cách ứng xử của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng phạm vi xem thảo luận những vấn đề khái quát hơn hay những vấn đề và vở diễn chứng minh. - GV kết luận * Giáo viên cần lưu ý : - Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề giáo dục học để cùng chung sống, phù hợp với lứa tuổi, trình độ học sinh và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. - Tình huống nên để mở, không cho trước “ Kịch bản” , lời thoại. - Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai. - Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề. - Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát cùng tham gia. - Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 10 [...]... Trung học phổ thông a, Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý b, Nước thải sinh hoạt đã lọc trong bình lọc sinh học 10 ngày Hình 6: Bình lọc sinh học Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 25 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Hình 8: Bình lọc vật lý Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 26 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông. .. biệt là tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học ở trường Trung học phổ thông nói riêng Bởi đây là lớp kế cận của tương lai đất nước, có giáo dục tốt về bảo vệ môi trường mới giúp các em có nhận thức, có cái nhìn đúng đắn nhất về môi trường và bảo vệ môi trường nơi mình đang sống Không chỉ vậy, việc tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học còn... nước sạch hơn, cá sống trong và thảo môi trường nước sạch  còn sống luận Kết luận Cỏ Vetiver “ cây cỏ kỳ diệu” làm sạch nước Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 12 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông II – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ví dụ 1: Dạy bài 40: ảnh hưởng của các yếu tố hóa học đến sinh trưởng của vi sinh vật (sinh học 10) a) Tạo tình huống... mang tính khái quát cao giúp học sinh dạn lọc các giá trị có trong nội dung học Dưới đây là một số ví dụ Ví dụ 1: Khi dạy bài 54: Ô nhiễm môi trường (Sinh học 9) Mục II.1 “ Đi một ngày đàng – Hít một tràng khói” “ Ô nhiễm không khí - Luôn bên bạn, dù bạn ở nơi đâu” Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 29 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông “Tương lai của chúng... bạn, dù bạn ở nơi đâu” Ví dụ 2: Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ( Sinh học 9) Mục II Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 30 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông “ Đời cha ăn mạnh – Đời con chết đói” PHẦN C: KẾT LUẬN Vấn đề môi trường đang là vấn đề quan tâm của toàn thể xã hội Giáo dục môi trường phải được tiến hành sâu rộng trong nhà trường, gia... đề tài Đề tài nghiên cứu khoa học “ Tái sử dụng nguồn nước sinh hoạt bằng hệ thống lọc kết hợp giữa sinh học và vật lý” đã được tiến hành và đăng ký dự thi “CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT CẤP HUYỆN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC NĂM HỌC 2014 – 2015” (Có file đính kèm) Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 28 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông V – PHƯƠNG PHÁP GẠN LỌC... dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông PHẦN B: NỘI DUNG I – PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 1 Thí nghiệm về tác hại của ô nhiễm không khí đối với đời sống sinh vật Mục tiêu Chứng minh rằng cây sinh trưởng tốt trong môi trường không bị ô nhiễm Phương pháp Trồng hai cây trong hai chậu, cho sinh trưởng phát triển bình thường trong môi trường tự nhiên Chậu thứ nhất đem đặt trong môi trường. .. học Sinh học còn rèn luyện cho các em kỹ năng, kỹ xão cơ bản để bảo vệ môi trường, đồng thời mỗi học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực trong bảo vệ môi trường Thông qua các phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên là những người chủ động trong việc hướng các em vào những bài học có liên quan đến bảo vệ môi trường, cũng như có thể là chủ thời gian để đưa ra các tình huống,... thực vật (Sinh học 11) Mục I Khái niệm * Chủ đề lựa chọn Sử dụng hay không sử dụng chất kích thích sinh trưởng ở thực vật Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 16 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thường đưa tin về các loại nông sản cho năng suất cao gấp nhiều lần hay có khả năng trưởng sinh trưởng nhanh chóng... năng suất cao, đồng thời không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng nên có lợi cho việc phát triển sản xuất về sau - Cán bộ bảo vệ thực vật Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 15 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông Không nên bón quá nhiều phân hóa học Liều lượng và cách sử dụng phân hóa học cho các loại cây trồng sao cho hợp lý đã được in trên bao bì sản phẩm . ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học ở Phổ thông TÍCH HỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC Ở PHỔ THÔNG Chuyên. đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông PHẦN A: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1. Khái niệm tích hợp Tích hợp trong phạm vi giáo dục bảo vệ môi trường là một. động dạy học, giáo Lớp LL&PP DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC 4 Chuyên đề: Giáo dục bảo vệ môi trường trong bộ môn Sinh học Trung học phổ thông viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc bộ

Ngày đăng: 24/06/2015, 01:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan