Kế toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT và một số giải pháp khắc phục

67 527 2
Kế toán các khoản dự phòng tại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh BRVT và một số giải pháp khắc phục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP 1. Những vấn đề chung trong trích lập dự phòng: 1.1. Khái niệm về dự phòng và ảnh hưởng của nó tới kết quả kinh doanh trong kỳ 1.1.1. Khái niệm về dự phòng Theo Ủy ban thuật ngữ của Hội đồng quốc gia về kế toán của Pháp, dự phòng được định nghĩa như sau: “Dự phòng là việc xác nhận về phương diện kế toán, sự giảm giá trị của một tài sản hay sự gia tăng công nợ, xác thực về bản chất nhưng mang tính ước tính về mặt giá trị. Việc xác lập dự phòng dựa trên bằng chứng xác thực xảy ra xung quanh thời điểm khóa sổ kế toán”. Như vậy có thể nói, đặc điểm chủ yếu của dự phòng là một ước tính của kế toán, nó vừa mang tính chất dự đoán, vừa mang tính chất tạm thời. Việc lập dự phòng là do nguyên tắc thận trọng trong kế toán, khi có những vấn đề chưa rõ ràng, cần phải xem xét thận trọng để không làm cho tài sản và thu nhập bị thổi phòng, cũng như nợ phải trả và chi phí bị giấu bớt. Trước khi đi sâu vào phân tích các khoản trích lập dự phòng, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi để có một cái nhìn khái quát và nắm bắt rõ ràng các quy định về kế toán trích lập các khoản dự phòng đó. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán. 1 Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ. 1.1.2. Ảnh hưởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: − Nhờ dự phòng giảm giá tài sản mà bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản không quá cao. − Do dự phòng làm giảm lãi của doanh nghiệp, doanh nghiệp tiết kiệm được một số vốn đáng lẽ phải được phân chia để bù đắp các khoản giảm giá tài sản có thể phát sinh ở niên độ sau. Khoản dự phòng thực chất là một nguồn tài chính giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro có thể gặp sau này. − Dự phòng giảm giá được ghi nhận như một khoản chi phí và sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sẽ giảm đi. 1.2. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng: Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt cần phải bảo đảm được ổn định về nhiều mặt như tài sản cố định, công cụ dụng cụ, hàng hóa, nguyên vật liệu, hàng tồn kho, khả năng thanh toán… Nhưng làm thế nào để doanh nghiệp đảm bảo được cho mình những tiềm lực kinh tế trên? Trích lập dự phòng là một trong những công cụ tài chính an toàn có thể giúp cho doanh nghiệp đối phó với những rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, phản ánh các giá trị của tài sản trên các bản báo cáo một cách đáng tin cậy, đồng thời giúp doanh nghiệp vận hành, hoạt động một cách ổn định và có hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Trích lập dự phòng được thực hiện dựa trên nguyên tắc thận trọng của kế toán. Điều đó đã được Bộ Tài chính quy định thực hiện trong chế độ kế toán của Việt Nam. Có nhiều loại trích lập dự phòng nhưng trong phạm vi của bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu xin tập trung vào 3 loại dự phòng là: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi. Tuy vậy, dù là loại trích lập dự phòng nào thì cũng phải tuân theo chuẩn mực cụ thể và nguyên tắc chung của trích lập dự 2 phòng mà Bộ Tài chính đã ban hành theo Thông tư 228/2009/TT-BTC. Thông tư 228 của Bộ Tài chính quy định: − Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam (gọi là doanh nghiệp) phải thực hiện trích lập dự phòng. Riêng một số trường hợp đặc biệt sau: + Đối với các doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở các Hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, nếu Hiệp định có các quy định về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng khác với hướng dẫn tại Thông tư này, thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó. + Việc trích lập dự phòng của các Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các Tổ chức tín dụng. − Các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi) được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính. − Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng (dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi) là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính. − Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ. − Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác 3 định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ. − Bộ Tài chính nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. − Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng. − Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng. 2. Nguyên tắc và phương pháp trích lập dự phòng Dựa trên những chuẩn mực chung, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 228/2009/TT- BTC nhằm hướng dẫn chi tiết giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện trong công tác trích lập dự phòng. Mỗi loại dự phòng đều có một nguyên tắc và phương pháp trích lập riêng cụ thể như sau: 2.1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Đối với các doanh nghiệp, hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng và giá trị lớn do đó cần phải có những quy định để kiểm soát chặt chẽ. Thời gian trôi qua, hàng tồn kho bị giảm giá trị là điều không thể tránh khỏi. Do đó, nhằm giúp doanh nghiệp bù đắp được các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá và phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho khi lập Báo cáo tài chính (BCTC), kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được thực hiện. 2.1.1. Đối tượng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm 4 luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho. - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. 2.1.2. Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp. 5 Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 2.1.3: Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ. Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán Có TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán. Nợ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 Giá vốn hàng bán 2.1.4: Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng: a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau: Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế. 6 Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa). b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật. c) Xử lý hạch toán: Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có đầu kỳ. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ. 2.2: Dự phòng nợ phải thu khó đòi: Một doanh nghiệp sản xuất thì hoạt động chủ yếu là chế biến, tạo ra thành phẩm và bán thành phẩm đó. Và mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào chính sách bán hàng riêng của mình để thu tiền khách hàng một cách phù hợp. Khách hàng có thể trả tiền hàng ngay, có thể trả trước hoặc trả tiền hàng sau… Và một khi đã xảy ra hoạt động thu tiền của khách hàng sau ngày giao hàng thì trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là một công cụ tài 7 chính an toàn giúp đảm bảo cho vòng quay vốn của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và đều đặn, tránh các khoản thất thoát quá lớn cho doanh nghiệp. 2.2.1: Đối tượng trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu khó đòi nhưng cần phải đảm bảo các điều kiện sau: - Khoản nợ phải thu cần phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Các khoản mà doanh nghiệp không có đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định của Thông tư 288 – BTC phải xử lý như một khoản tổn thất. - Doanh nghiệp cần có đủ căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. 2.2.2: Phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi: Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên. 8 - Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. 2.1.3. Xử lý khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi: Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra để trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập. - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch: Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi - Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi: a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau: - Đối với tổ chức kinh tế: + Khách nợ (doanh nghiệp nợ) đã giải thể, phá sản: Phải có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ. Trong trường hợp doanh nghiệp nợ tự giải thể 9 thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức. + Khách nợ (doanh nghiệp nợ) đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Phải có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán. - Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau: + Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ. + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ. + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả. b) Xử lý tài chính: Tổn thất thực tế của từng khoản nợ mà doanh nghiệp không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền doanh nghiệp đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…). Đối với giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp: Nợ TK 139 Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131 Phải thu của khách hàng Có TK 138 Phải thu khác 10 [...]... đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán: Nợ TK 635 Chi phí tài chính Có TK 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần... sổ sách - Phương pháp hạch toán: Hạch toán mức dự phòng và hoàn nhập dự phòng vào giá vốn hàng bán 4.2 Kế toán trích lập dự phòng ở Pháp 3.2.1 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Vào cuối niên độ kế toán nếu thấy hàng tồn kho có khả năng giảm giá thì kế toán tiến hành lập dự phòng: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng- chi phí kinh doanh Có TK 39 C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang Sang năm... 491C: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng − Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 491N: Dự phòng giảm giá các tài khoản khách hàng Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi vào lợi tức kinh doanh 3.2.3 Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán Vào cuối niên độ kế toán, nếu các chứng khoán mà doanh nghiệp. .. được lập dự phòng bị xuất bán thì kế toán hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 781C: Hoàn nhập khấu hao và dự phòng ghi và lợi tức kinh doanh Cuối niên độ kế toán sau, xác định số dự phòng cần lập cho niên độ tới và tiến hành điều chỉnh: − Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới bằng số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì không phải điều chỉnh − Nếu số dự phòng cần... với các khoản phải thu từ 3 năm trở lên + Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 4 Trích lập dự phòng ở một số quốc gia: 4.1: Theo chuẩn mực kế toán quốc tế: 21 Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 37) định nghĩa thì một khoản dự phòng là một khoản nợ phải trả có giá trị và. .. những quy định đã nêu trên Nợ TK 635 Chi phí tài chính Có TK 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch:... giảm giá thì doanh nghiệp phải lập dự phòng Khi lập dự phòng, kế toán ghi: Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí tài chính Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 24 Sang năm sau, khi các chứng khoán đã lập dự phòng được nhượng bán hoặc thu hồi, kế toán hoàn nhập số dự phòng đã lập:... khoản đầu tư tài chính hay các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc khó đòi được thì doanh nghiệp cần phải thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính và dự phòng nợ phải thu khó đòi tùy theo tình của doanh nghiệp Kế toán trích lập dự phòng là một nghiệp vụ kế toán không mới đối với các nước trên thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam thì việc trích lập dự phòng. .. Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 686N: Niên khoản khấu hao và dự phòng – chi phí tài chính Có TK 296C: Dự phòng giảm giá chứng khoán dự phần Có TK 297C: Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính khác Có TK 590C: Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn − Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng. .. niên độ tới lớn hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung số thiếu: Nợ TK 681N: Niên khoản khấu hao và dự phòng - chi phí kinh doanh Có TK 39C: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang − Nếu số dự phòng cần lập cho niên độ tới nhỏ hơn số dự phòng đã lập từ cuối niên độ truớc thì kế toán hoàn nhập số thừa: Nợ TK 39N: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dở dang 23 Có . hạn Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng. Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp. số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập. - Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh. kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ. 1.1.2. Ảnh hưởng của dự phòng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: − Nhờ dự phòng giảm giá tài sản mà bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh

Ngày đăng: 24/06/2015, 00:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG TẠI DOANH NGHIỆP

    • 1.1.1. Khái niệm về dự phòng

    • 3.4: Sự ra đời của Thông tư 13/2006/TT-BTC ban hành ngày 27/02/2006:

      • 4.3. Trong kế toán Mỹ:

      • 2. Đưa ra một số giải pháp thích hợp cho Doanh nghiệp trong việc trích lập dự phòng:

      • Khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới thì hệ thống kế toán Việt Nam cũng như mọi hoạt động khác của doanh nghiệp phải phù hợp với thông lệ chung của quốc tế, điều này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc hợp tác kinh doanh. Mặc dù, các chuẩn mực kế toán Việt Nam nói chung được xây dựng trên nền tảng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy vậy vẫn còn nhiều nội dung chưa phù hợp với thông lệ chung. Kế toán dự phòng dù đã có nhiều thay đổi so với quy định trước đây, nhưng một số nội dung vẫn còn nhiều bất cập cũng như chưa được hướng dẫn chi tiết. Vì vậy, để phù hợp với thông lệ quốc tế, hệ thống kế toán Việt Nam cần có một số sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để hoàn thiện ngoài việc kế thừa hệ thống kế toán quốc tế còn phải học tập kinh nghiệm ở một số quốc gia có trình độ kế toán phát triển trên thế giới. Từ đó, chọn lọc và vận dụng sáng tạo sao cho vừa phù hợp với thông lệ chung của thế giới vừa thích nghi với nền kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta.

        • Hiện nay có rất nhiều công ty thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các hoạt động đầu tư đó có thể là mua trái phiếu, đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào công ty con… Tuy nhiên trong xu thế chung của thế giới là nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, suy thoái (bất động sản mất giá nghiêm trọng, thị trường chứng khoán lao dốc, giá vàng tăng giảm thất thường…), do đó các khoản đầu tư tài chính của các công ty bị giảm giá là điều không thể tránh khỏi. Tuân thủ theo nguyên tắc thận trọng của kế toán thì doanh nghiệp cần phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính cho các khoản đầu tư tài chính bị giảm giá của doanh nghiệp. Nhưng sau quá trình khảo sát, nhóm em nhận thấy rằng các doanh nghiệp rất ít thực hiện việc trích lập này. Và nguyên nhân chính họ đưa ra là khó khăn trong việc xác định giá của các khoản đầu tư tài chính để tiến hành trích lập dự phòng.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan