SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

24 672 3
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ HẢI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: LL & PPDH BM Sinh học TIỂU LUẬN GV hướng dẫn TS. TRỊNH ĐÔNG THƯ Huế, 2014 PHẦN 1. MỞ ĐẦU Ngày nay, trước thực tiễn phát triển rất nhanh chóng và đa dạng của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin và truyền thông, HS thường xuyên được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin tri thức phong phú và hiện đại. Do đó, đòi hỏi dạy học phải quan tâm trang bị kiến thức rất cơ bản, đồng thời rèn luyện phương pháp tự học làm cơ sở cho sự nhận thức liên tục, học tập suốt đời của người học. Việc đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập đã được các giáo viên chú ý nhằm đáp ứng sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, đa số HS Việt Nam học lý thuyết rất giỏi nhưng khi ra trường không phải ai cũng làm việc tốt và xuất sắc. Nguyên nhân là do HS ít được thực hành. Những năm gần đây một trong những mục tiêu của dạy học sinh học ở nhà trường là ngoài việc cung cấp kiến thức lí thuyết bộ môn còn phải tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy và kĩ năng thực hành, để từ đó có khả năng vận dụng những kiến thức khoa học vào trong cuộc sống sản xuất, đáp ứng yêu cầu giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của HS, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, thí nghiệm là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS. Nhờ thí nghiệm HS có thể hiểu sâu hơn bản chất của các hiện tượng, định luật, quá trình được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn. Đặc biệt thông qua thực hành thí nghiệm mang lại cho HS niềm tin vào khoa học. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học sinh học ở trường trung học cơ sở nên tôi đã chon đế tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở bậc THCS ” PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 1.1. Thí nghiệm là gì? 1.1.1. Định nghĩa: - Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu để kiểm tra những giả thuyết khác nhau bằng những thử nghiệm và tiến hành dưới những điều kiện được tạo ra và kiểm soát bởi các nhà nghiên cứu. Trong suốt quá trình thí nghiệm, một hoặc một số điều kiện được thay đổi (điều kiện không phụ thuộc) so với trật tự sắp xếp thì dẫn đến kết quả là điều kiện liên quan (điều kiện phụ thuộc) cũng thay đổi được đo lại, ghi lại theo logic hợp lý và phân tích kết quả để kết luận vấn đề. - Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thông tin. Nó bao gồm một thiết bị thí nghiệm tác động qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai của hệ là hiện thực khách quan, tức đối tượng của thí nghiệm (chẳng hạn một quá trình sinh học). - Thí nghiệm là một thử nghiệm hay quan sát đặc biệt, nó xác nhận hay bác bỏ những vấn đề còn nghi ngờ được các nhà nghiên cứu tiến hành trong những điều kiện nhất định, là một hoạt động hoặc một quá trình hoạt động để khám phá ra những nguyên lý, hiệu ứng, kiểm tra, chứng minh, minh họa cho một vài ý kiến hoặc sự thật chưa được biết đến hay thực hành sau bài học. 1.1.2. Các dạng thí nghiêm 1.1.2.1. Thí nghiệm sinh học Thí nghiệm sinh học là mô hình nhân tạo, mô phỏng quá trình cơ chế sinh học để qua đó con người hiểu biết bản chất của các hiện tượng, đối tượng sống. 1.1.2.2. Thí nghiệm đơn giản Thí nghiệm đơn giản là thí nghiệm được sử dụng để thiết lập nên các mối quan hệ có tính nhân quả, thông qua thí nghiệm người ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của phương pháp tác động. Trong thí nghiệm đơn giản các thành phần tham gia nghiên cứu được bố trí ngẫu nhiên về một trong hai nhóm, một nhóm là đối chứng không nhận được các tác động của thí nghiệm và nhóm thực nghiệm chịu sự tác động của các điều kiện thí nghiệm. Như vậy tổ chức dạy học thông qua thí nghiệm sẽ đem lại một số thuận lợi sau: - Có thể tác động vào đối tượng nghiên cứu các điều kiện khác nhau hay tạo ra một số hiện tượng nhằm đi sâu tìm hiểu bản chất của vấn đề cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng và quá trình sinh học. - Theo I. P. Paplôp: “Nếu quan sát chỉ thâu lượm những gì mà tự nhiên trao cho, thì thí nghiệm cho phép giành lấy ở tự nhiên những gì mà con người cần…”. - Thí nghiệm có thể sử dụng để tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh với các mức độ khác nhau với vai trò thông báo hay tái hiện; tìm tòi hoặc nghiên cứu. - Thí nghiệm có thể tiến hành một cách linh hoạt với những thí nghiệm đơn giản ngay trên lớp học hoặc các thí nghiệm phức tạp hơn được tiến hành trong phòng thí nghiệm hay trong vườn trường hoặc có thể ngoài thiên nhiên. 1.2. Phân loại thí nghiệm Tùy thuộc vào mục đich sử dụng của thí nghiệm mà có nhiều quan điểm phân loại khác nhau. Sau đây là một số quan điểm phân loại của một vài lĩnh vực khoa học: 1.2.1. Trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng cách tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hơn hay cũng có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thí nghiệm có thể chia làm các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm như trên trong những điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thuyết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay suy luận thực nghiệm. Thí nghiệm có thể là sự khảo sát một sự kiện trong những điều kiện do nhà khoa học đặt ra, nhằm mục đích hoặc tìm hiểu sự kiện một cách chính xác hơn, hoặc kiểm chứng một giả thuyết có liên quan với sự kiện. Vì vậy cần phân biệt hai loại thí nghiệm sau: - Thí nghiệm để xem: là loại thí nghiệm được thực hiện khi chưa có giả thuyết, nhằm đạt được những sự kiện mới mẻ. - Thí nghiệm để kiểm chứng: là loại thí nghiệm được thực hiện sau khi có giả thuyết nhằm khám phá giả thuyết là đúng hay sai. - Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và định lượng làm sáng tỏ giả thuyết đề ra. - Thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác một hợp phần tham gia thí nghiệm hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để có được kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng chỉ tiêu cần so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chung lại để xác minh giả thuyết. - Thí nghiệm lặp lại: mối thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để có độ tin cậy cao theo xác suất thống kê. Kết quả của 10 hay 20 thí nghiệm cùng một kết quả ắt sẽ thuyết phục hơn là kết quả của 1 hay 2 thí nghiệm. Ngoài ra các nhà sinh học còn có một số cách thí nghiệm riêng như sau: - Cắt bỏ một bộ phận để xác định chức năng của bộ phận đó. - Biến đổi môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, áp suất không khí để xem xét những biến thái ở sinh vật. - Thay đổi cách dinh dưỡng để ghi nhận những thay đổi ở sinh vật. - Chích một thứ thuốc hoặc một chất nào đó vào sinh vật để xem phản ứng của sinh vật. 1.2.2. Đối với quá trình dạy học Trong nhà trường phổ thông, thí nghiệm thường được sử dụng dưới những dạng chính sau đây: 1. Thí nghiệm biểu diễn bởi giáo viên. 2. Thí nghiệm do học sinh tiến hành với những biến dạng sau đây: a. Thí nghiệm biểu diễn khi học bài mới. b. Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội. c. Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp. d. Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà riêng. - Thí nghiệm chứng minh: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò minh họa cho lời giảng của giáo viên. - Thí nghiệm nghiên cứu: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm trực quan với vai trò là nguồn dẫn đến tri thức mới cho người học. - Thí nghiệm thực hành: Thí nghiệm được sử dụng trong nhóm phương pháp thực hành với vai trò củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học. Một số thí nghiệm có thể sử dụng trong dạy học: trong thực tế không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên các mẫu vật thật để học sinh có thể quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện trên các đối tượng sống (do hạn chế về thời gian, phương tiện ). Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để cho học sinh có thể hiểu sâu hơn về các hiện tượng hay quá trình sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng thêm các dạng thí nghiệm sau: * Thí nghiệm ảo: Đối với một số quá trình sinh học, khi không thể minh họa bằng thí nghiệm thật (vì một số lý do như: hạn chế về mặt thời gian, nguyên vật liệu khó tìm kiếm ), giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm ảo nhằm minh họa và củng cố cho bài học. Thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại. Thí nghiệm ảo là thí nghiệm trên môi trường ảo (môi trường số hóa) gồm mô hình ảo, phân tích băng hình, mô phỏng nó có vai trò là phương tiện dạy học trong quá trình dạy học, đáp ứng được đầy đủ các bước, các quá trình của bài giảng. Vì vậy khi soạn giáo án điện tử có thể kết hợp cả thí nghiệm thật và thí nghiệm ảo sao cho phù hợp logic của bài học cũng như quá trình nhận thức của học sinh. Ưu điểm: Trước hết cần khẳng định rằng thí nghiệm ảo và bài giảng điện tử có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy thí nghiệm ảo có các ưu điểm giống với bài giảng điện tử. Ngoài ra thí nghiệm ảo cỏ thể tiết lập nên các tình huống, các điều kiện tới hạn khó xảy ra trong thực tế giúp người học nắm được bản chất của vấn đề. Thí nghiệm ảo cùng với bài giảng điện tử giúp áp dụng được cả 3 yếu tố giáo dục hiện đại trong phần mềm dạy học là “học + thực hành + kiểm tra đánh giá”. Hạn chế: Thí nghiệm ảo không thay thế được kinh nghiệm thực tiễn. * Thí nghiệm mô phỏng: Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề khoa học (cơ chế, quá trình) mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Thí nghiệm mô phỏng có thể sử dụng trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học. Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng để bắt chước theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thực hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẩu, trong đó người điều khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối với thí nghiệm mô phỏng, các mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát triển thành các phương trình và thuật toán để mô phỏng theo hệ thống. Các phương trình và thuật toán sau đó lại được chuyển đổi thành mô hình tính toán và được thực hiện trên máy tính kỹ thuật số để phân tích. Theo định nghĩa này thì bản chất của mô phỏng không phải là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi một hệ thống thực. Thay vào đó là làm việc với một mô hình toán học của hệ thống thực tế. Ví dụ: khi dạy hiện tượng rỉ nhựa và ứ giọt, học sinh có thể quan sát thấy trong thực tế hoặc giáo viên minh họa bằng cách thực hiện trực tiếp ngay trên lớp học. Hai hiện tượng trên là kết quả của quá trình vận chuyển của nước từ dung dịch đất vào lông hút vận chuyển đến mạch gỗ của rễ, nhưng quá trình này học sinh không thể quan sát được. Cho nên để giúp cho học sinh thấy được sự liên tục của các quá trình trên, giáo viên có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng để mô tả lại con đường đi của nước. 1.2.3. Yêu cầu của thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh. - Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: có sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thích được diễn biến và kết quả của thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát. Đặc biệt là kết quả của thí nghiệm. - Thí nghiệm đơn giản, vừa sức với học sinh. - Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và không kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học. - Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học. 1.3. Vai trò của thí nghiệm - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, nó là cơ sở, điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và sự tiến lên từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước để rồi, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm (kỹ năng, kỹ xảo thực hành). - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn để đánh giá chân thực của kiến thức, hổ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo và nó là phương tiện duy nhất hình thành ở học sinh kỹ năng kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Vì thông qua thí nghiệm sẽ hình thành kiến thức bộ môn (kỹ năng sử dụng kính hiển vi, kỹ năng làm thí nghiệm ), rèn luyện một số kỹ năng vận dụng vào thực tiễn và kỹ năng tư duy (phân tích điều kiện thí nghiệm, nguyên nhân và kết quả đạt được của thí nghiệm). - Thí nghiệm giúp nghiên cứu sâu sắc bản chất, cơ chế các hiện tượng sinh học. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu tính quy luật của hiện tượng người ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất giả thuyết và trên cơ sở đó tách ra từng hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng có nhận thức đầy đủ. - Thí nghiệm có thể sử dụng trong cả 5 tập hợp phương pháp dạy học (dựa vào mục đích lý luận dạy học làm tiêu chuẩn phân loại): các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố kiến thức, các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng khi khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng khi kiểm tra - đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học: + Trong nghiên cứu tài liệu mới. + Trong củng cố hoàn thiện kiến thức. + Trong kiểm tra - đánh giá kiến thức. Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm có thể sử dụng như một biện pháp để xác định nhiệm vụ nhận thức trước khi vào bài mới hay trước một đơn vị kiến thức nào đó trong bài. Cách làm này sẽ tạo hứng thú cho người học nhằm tìm hiểu những vấn đề mà thí nghiệm đặt ra. Với vai trò này thí nghiệm được sử dụng khá đa dạng tùy thuộc vào nội dụng kiến thức. Có thể sử dụng các thí nghiệm của chính các nhà khoa học phát hiện ra vấn đề mà học sinh sẽ được lĩnh hội trong bài. Có thể liệt kê một vài thí nghiệm sau: 1. Thí nhghiệm phát hiện ra auxin, giberelin 2. Thí nghiệm “Ếch mặc quần đùi” 3. Thí nghiệm của Prisley, Enghenhouz 4. Thí nghiệm của Mendel, Morgan Đôi khi để làm rõ hơn cho bản chất của vấn đề sẽ được học, người dạy có thể sử dụng thí nghiệm đã được nghiên cứu một cách đầy đủ và hoàn hảo hơn so với các thí nghiệm cổ điển, lúc này thí nghiệm sẽ phát huy được tối đa vai trò của mình đối với quá trình nhận thức của người học. Bởi lẽ một thí nghiệm càng chứa đựng được nhiều dấu hiệu bản chất của một quá trình hay một hiện tượng sinh học bao nhiêu thì thí nghiệm đó sẽ trở thành là một minh chứng thuyết phục nhất và chắc chắn đây là cái đích mà bất kỳ người dạy nào cũng đều muốn hướng đến. Xét ở mức độ cao hơn, thí nghiệm sẽ được biến dạng để tạo thành một tình huống có vấn đề. Trước hết cần khẳng định rằng để có thể phân loại được các tình huống có vấn đề có thể vận dụng vào dạy học. Các vấn đề trong dạy học không thể mang tính giả tạo hay bịa đặt vì chúng thể hiện logic khách quan của bản thân đối tượng. Tuy nhiên, cơ sở của việc phân loại nên chú trọng đến tính chất của tình huống và những yêu cầu đề ra cho hoạt động trí tuệ khi nghiên cứu ý nghĩa của tình huống. Trong nghiên cứu tài liệu mới, thí nghiệm thường sử dụng làm điểm xuất phát cho quá trình nhận thức. Nó là nguồn cung cấp thông tin trong nhóm phương pháp trực quan do giáo viên biểu diễn hoặc trong nhóm phương pháp thực hành do học sinh trực tiếp thực hiện. Do vậy, thí nghiệm có tác dụng kích thích hoạt động nhận thức, giúp phát triển tư duy khoa học đồng thời rèn luyện một số kỹ năng thực hành. Thí nghiệm trong trường hợp này mang tính chất tìm tòi, nghiên cứu và được gọi là thí nghiệm nghiên cứu hay thực hành nghiên cứu. Thí nghiệm sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức và khâu kiểm tra - đánh giá. Trong vai trò này, thí nghiệm không lặp lại hoàn toàn thí nghiệm đã [...]... của thí nghiệm gốc hoặc trình bày một thí nghiệm tưởng tượng Chương 2 SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở THCS 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học 2.1.1 Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt * Mục đích: Biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động (trong thí nghiệm này enzim trong nước bọt chỉ tác động với tinh bột chín trong. .. khi sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học, đặc biệt là trong khâu nghiên cứu tài liệu mới đã tập cho học sinh làm người nghiên cứu Học sinh tiến hành thí nghiệm để khẳng định dự đoán đúng, bác bỏ dự đoán không phù hợp với kết quả thí nghiệm, thông qua thí nghiệm HS tự mình tìm ra tri thức cẫn lĩnh hội và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Bằng cách đó học sinh thu được kiến thức sinh học. .. nghiên cứu của mình Từ đó giúp cho học sinh có thêm niềm tin vào khoa học Vì vậy, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học là rất cần thiết và cần được phát huy nhân rộng, áp dụng nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng dạy - học hiện nay TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trịnh Đông Thư (2010), chuyên đề: Sử dụng thí nghiệm trong dạy sinh học, Huế 2 Trần Thị Thúy (2007), Sử dụng bài tập thực hành để rèn... thí nghiệm - HS tiến hành làm thí nghiệm - GV định hướng bằng các câu hỏi sau: CH 1: Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào ? CH 2: Lá cây trong chuông nào không thể chế tạo tinh bột ? Giải thích ? - GV y/c HS rút ra kết luận - GV nhận xét, tổng kết 2.2.4 Thí nghiệm 4: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây 2.2.4.1 Mục đích Sử dụng thí nghiệm trong. .. đường CH 3: Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong môi trườngvà nhiệt độ nào? - GV đánh giá nhận xét quá trình tiến hành thí nghiệm của học sinh - GV nhận xét và bổ sung phần giải thích thí nghiệm 2.2.2 Thí nghiệm 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột 2.2.2.1 Mục đích Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới: Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục II: Xác... kết quả thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì? - GV nhận xét và kết luận 2.2.5 Thí nghiệm 5: Vận chuyển chất hữu cơ trong thân 2.2.5.1 Mục đích Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới: Khi dạy Bài 17 Vận chuyển các chất trong thân, mục 2 Vận chuyển chất hữu cơ trong thân 2.2.5.2 Tiến trình tổ chức GV đặt vấn đề vào bài: Trong các thí nghiệm kinh điển về sự chuyển các chất hữu cơ được thực... thấy mép vỏ ở phía trên phình to ra * Hướng dẫn HS quan sát: Quan sát sự khác biệt ở vị trí vỏ bị bóc trước và sau khi bóc vỏ 1 tháng * Kết quả, yêu cầu: - Mép vỏ phía trên phình to.(do chất dinh dưỡng bị tích tụ) - Mép vỏ phía dưới không phình to → Các chất hữu cơ trong thân cây được vận chuyển nhờ mạch rây 1 tháng sau 2.2 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở bậc THCS 2.2.1 Thí nghiệm 1: Tìm... động của enzim trong nước bọt 2.2.1.1 Mục đích Sử dụng thí nghiệm trong khâu thực hành vận dụng: Khi dạy bài 26 “thực hành: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt” 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức Để đặt vấn đề cho bài học trên, GV sử dụng TN nghiên cứu bản chất của sự tiêu hóa của nhà nghiên cứu tự nhiên học người Pháp là Rơne Anthony Reomuya (1683 - 1758) Ông cho một miếng thịt vào trong một ống kim... CH 2: Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì? CH 3: Có thể rút ra kết luận gì qua thí nghiệm? - HS trả lời - GV nhận xét, tổng kết 2.2.3 Thí nghiệm 3: Xác định cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột 2.2.3.1 Mục đích Sử dụng thí nghiệm trong khâu nghiên cứu tài liệu mới: Khi dạy bài 20, Quang hợp - sinh học 6, mục III: Cây cần những chất gì để chế tạo... ngoài chậu cây - Chuông A cho thêm cóc nước vôi trong để dung dịch này hấp thụ hết khí cacbonic của không khí trong chuông - Đặt hai chuông thí nghiệm ở nơi ánh sáng Sau 5 - 6 giờ ngắt lá mỗi cây để thử bằng dung dịch iot loãng * Hướng dẫn học sinh quan sát - Quan sát điều kiện thí nghiệm trong chuông A và chuông B khác nhau ở điểm nào - Quan sát hiện tượng lá trong chuông A và B sau khi thử bằng Iốt * . học sinh học ở trường trung học cơ sở nên tôi đã chon đế tài: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học ở bậc THCS ” PHẦN 2. NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY. 2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở THCS 2.1. Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học. 2.1.1. Thí nghiệm 1: Tìm hiểu hoạt động của enzim trong nước bọt * Mục đích: Biết đặt các thí. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THỊ HẢI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: LL & PPDH BM Sinh học TIỂU LUẬN GV hướng dẫn

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Thí nghiệm là gì?

    • 1.1.1. Định nghĩa:

    • 1.2. Phân loại thí nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan