Sử dụng thí nghiệm trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11

28 622 0
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 PHẦN I: MỞ ĐẦU Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công nghệ thông tin và truyền thông , sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho khối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo dục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học. Xuất phát từ mục tiêu của chương trình Sinh học trung học phổ thông với mục tiêu về kỹ năng thực hành là: “ Rèn luyện và phân tích kỹ năng quan sát , thí nghiệm. Học sinh được làm các tiêu bản hiển vi, tiến hành quan sát dưới kính lúp, biết sử dụng kính hiển vi, thu thập xử lý mẫu, biết bố trí thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu nguyên nhân của một số hiện tượng, quá trình sinh học. Muốn thực hiện mục tiêu này, việc áp dụng các thí nghiệm vào trong các khâu dạy học là rất cần thiết. Trong dạy học sinh học, giáo viên sử dụng các thí nghiệm khi nghiên cứu nội dung bài mới, kiểm tra đánh giá và thực hành vận dụng. Việc áp dụng thí nghiệm vào trong dạy học giúp học sinh tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác độngc ó chủ đích lên đối tượng thí nghiệm. Qua đó kích thích hứng thú học tập, say mê nghiên cứu và củng cố niềm tin vào khoa học. Đồng thời các em cũng thấy được vai trò của con người trong cải tạo và chinh phục tự nhiên. Do đó các thí nghiệm không chỉ giúp học sinh nâng cao kỹ năng, kỹ xảo mà kết quả thí nghiệm còn củng cố niềm tin khoa học ở các em. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng thí nghiệm trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11”. 1 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Thí nghiệm là gì? Thí nghiệm được xem như là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học Sinh học nói riêng. Thí nghiệm giúp học sinh trực tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu. Theo từ điển Wikipedia thì Thí nghiệm, hay thực nghiệm, là một bước trong phương pháp khoa học dùng để phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thuyết. Thí nghiệm cũng được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hoặc một giả thuyết mới để ủng hộ chúng hay bác bỏ chúng. Thí nghiệm hoặc kiểm nghiệm có thể được thực hiện bằng phương pháp khoa học để trả lời một câu hỏi hoặc khảo sát vấn đề. Theo Klaus ( từ điển triết học Leipig 1976) thí nghiệm là cách thức là phương pháp mà bằng cách nào đó con người tác động có ý thức, hệ thống lên các sự vật hiện tượng xảy ra trong một điều kiện nhất định. Theo lý thuyết thông tin, thí nghiệm là một hệ thống thông tin. Nó bao gồm một thiết bị thí nghiệm tác đông qua lại chặt chẽ với bộ phận thứ hai cảu hệ là hiện thwucj khách quan, tức đối tượng thí nghiệm (chẳng hạn một quá trình sinh học). Như vậy thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để tìm hieur, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Trong sinh học, thí nghiệm có thể được tiến hành trong lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường, ngoài ruộng và ở nhà. Thí nghiệm có thể do giáo viên biểu diễn hoặc do học sinh thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy học thì thí nghiệm thường mới được sử dụng trong các buổi thực hành trên lớp hoặc để giải thích minh họa cho những kiến thức lý thuyết. Song giáo viên có thể căn cứ vào nội dung kiến thức cũng như điều kiện thực tế giảng dạy mà sử dụng các thí nghiệm trong khâu lĩnh hội tri thức, củng cố hay kiểm tra đánh giá, từ đó rèn luyện cho học sinh phẩm chất của một nhà khoa học và làm cho các em thêm yêu môn học. 1.2. Phân loại thí nghiệm 2 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 Thí nghiệm vừa là phương tiện vừa là nguồn cung cấp tri thức mới có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển tư duy sáng tạo của học sinh. Thí nghiệm có thể sử dụng ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Chẳng hạn, sử dụng thí nghiệm trong khâu đặt vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố ôn tập. Trên thực tế có nhiều cách phân loại thí nghiệm khác nhau tùy thuộc vào dấu hiệu này hay dấu hiệu khác để phân loại. 1.2.1. Phân loại trong nghiên cứu khoa học Trong nghiên cứu khoa học, nhằm đánh giá đối tượng bằng các tác động vào hiện tượng tự nhiên hay tạo ra các hiện tượng trong những điều kiện khác nhau để có thể quan sát chính xác hoen hay có thể kiểm chứng một giả thuyết. Thsi nghiệm cso thể chia thành các dạng sau: - Thí nghiệm trực tiếp: Là thí nghiệm ngay trên đối tượng được khảo sát hay các đối tượng cùng loại hoặc tiến hành cùng một thí nghiệm nhưng trong các điều kiện khác nhau. - Thí nghiệm gián tiếp: khi một giả thuyết không thể kiểm chứng trực tiếp thì sẽ được kiểm chứng gián tiếp bằng cách dùng phép diễn dịch, suy từ giả thiết ra những kết quả rồi kiểm chứng những kết quả đó. Vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp diễn dịch hay phương pháp suy luận thực nghiệm. - Thí nghiệm chứng minh: là những thí nghiệm bố trí để làm sáng tỏ một giả thuyết phải kiểm chứng, buộc phải kiểm soát được các hợp phần và sản phẩm của thí nghiệm cũng như các điều kiện chi phối thí nghiệm cả về định tính và địn lượng làm sáng tỏ giả thuyết đặt ra. - thí nghiệm đối chứng: là thí nghiệm bố trí song song với thí nghiệm chứng minh chỉ khác ở một hợp phần tham gia hay một điều kiện chi phối thí nghiệm để so sánh rút ra sai khác tin cậy được và có thể lặp lại để đạt kết quả tương tự. Vì thí nghiệm sinh học có tính chất phức tạp nên phải theo phương pháp phân tích tách từng phần chỉ tiêu cấn so sánh thành từng cặp thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm đối chứng song song rồi tổng hợp chúng lại để chứng minh giả thuyết. - Thí nghiệm lặp lại: mỗi thí nghiệm phải bố trí lặp lại nhiều lần để độ tin cậy cao theo xác xuất thống kê. 1.2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng 3 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 Thí nghiệm mở bài: là những thí nghiệm được tiến hành vào đầu bài học hay đầu một vấn đề nhằm định hướng vấn đề nghiên cứu. Sử dụng để tạo tình huống có vấn đề, tạo sự hứng thú, tạo động cơ học tập cho học sinh. Thí nghiệm trong khâu dạy bài mới: bao gồm thí nghiệm nghiên cứu và thí nghiệm minh họa - Thí nghiệm nghiên cứu: là những thí nghiệm nhằm đi tới phát hiện và tìm ra những thuộc tính của sự vật hiện tượng. Con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường quy nạp, thường là không đầy đủ. Tuy nhiên, học sinh lại được bắt gặp những vấn đề mới lạ, những điều bất ngờ lý trú trong thí nghiệm, mà chính nó gây ra và duy trì hứng thú cho học sinh tiếp tục đi tìm kiến thức mới. - Thí nghiệm minh họa: là thí nghiệm nhằm xác định kết quả đã có bằng những thí nghiệm và những phép tư duy logic. Vì vậy con đường nhận thức trong trường hợp này là con đường suy luận diễn dịch. Chính những thí nghiệm này đã củng cố niềm tin khoa học cho học sinh. Thí nghiệm củng cố: là thí nghiệm được sử dụng vào cuối mỗi phần bài học hoặc cuối giờ học nhằm củng cố khắc sâu các kiến thức, kỹ năng đã được học, tập dượt trước đó. Thí nghiệm về nhà: là những thí nghiệm yêu cầu học sinh làm ở nhà thường dưới dạng một bài tập vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã có hoặc để giải thích các hiện tượng thực tế, nhờ đó có thể đào sâu mở rộng kiến thức, kỹ năng của học sinh, cũng có thể tìm hiểu trước một thí nghiệm liên quan đến những bài học sau. Thí nghiệm thực hành: là những thí nghiệm được tiến hành tại lớp, sau một bài học, cuối mỗi chương hay một vài chương. Các thí nghiệm này thường được tiến hành theo nhóm. Trong đó các nhóm có thể cùng tiến hành một thí nghiệm hay mỗi nhóm tiến hành một thí nghiệm khác nhau và sau đó hoán đổi vị trí các nhóm theo thời gian thực hành. 1.2.3 Phân loại thí nghiệm theo người tiến hành Trong dạy học nói chung có thể phân loại thí nghiệm theo người tiến hành như sau: - Thí nghiệm của giáo viên: là thí nghiệm do giáo viên tiến hành cho học sinh quan sát. Thông thường các thí nghiệm này thường phức tạp, nguy hiểm và đòi hỏi thời gian nhanh. 4 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 Khi tiến hành thí nghiệm giáo viên cần chsu ý sử dụng các thiết bị có kích thước lớn để học sinh dễ dàng quan sát. Trong thực tế, không phải lúc nào các thí nghiệm cũng có thể tiến hành trên mẫu vật thật để học sinh quan sát trực tiếp bằng các giác quan, mà một số thí nghiệm rất khó hoặc không thể thực hiện được với các đối tượng sống. Với các thí nghiệm có tính chất như trên, muốn để học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình hay hiện tượng sinh học diễn ra bên trong đối tượng sống người ta có thể sử dụng các thí nghiệm sau: • Thí nghiệm ảo: Là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng học tập, nhằm mô phỏng các hiện tượng vật lý, sinh học,… xảy ra trong tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm, có đặc điểm là có tính năng tương tác cao, giao diện thân thiện với con người và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện tới hạn khó xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo giúp giảm thiểu việc học chay, dạy chay thường gặp do thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù hợp với tinh thần nguwoif học là trung tâm của giáo dục hiện đại. • Thí nghiệm mô phỏng: Trong sinh học, để giúp cho người học hiểu rõ bản chất của một vấn đề khoa học mà người học không thể tư duy trực tiếp bằng các giác quan thì chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm mô phỏng. Theo Lawrence Leemis, thí nghiệm mô phỏng được sử dụng bắt chước theo một hệ thống điển hình nào đó. Mặc dù không nhất thiết phải được thwucj hiện trên máy tính. Thí nghiệm mô phỏng khác với mô hình mẫu, trong đó người điều khiển được vận hành tại một môi trường thực tế. Đối vói thí nghiệm mô phỏng, các mô hình được góp nhặt từ những thông tin mà hệ thống quan tâm và sau đó phát triển thành các phương trinh và các thuật toán để mô phỏng theo hệ thống Theo định nghĩa này thì bản chất của thí nghiệm mô phỏng không phải là một thí nghiệm thật hoặc thay đổi hệ thống thực. Thay vào đó làm việc với một mô hình toán học của hệ thống thực tế. - Thí nghiệm của học sinh: Thí nghiệm do học sinh tiến hành với các biến dạng sau + Thí nghiệm biểu diễn bài học mới + Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng kiến thức lĩnh hội 5 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 + Thực hành trong phòng thí nghiệm thường tổ chức sau một loạt bài và vào cuối kỳ mang tính chất tổng hợp +Thí nghiệm tại nhà, một hình thức thực nghiệm đơn giản nhưng dài ngày giao cho học sinh tự làm tại nhà. 1.3. Vai trò của thí nghiệm Mục đích giáo dục ở nhà trường không chỉ đào tạo ra những con người nắm vững các kiến thức khoa học , mà còn cần giỏi thực hành, có bàn tay khéo léo để thực hiện những điều bộ óc suy nghĩ. Nếu không có những điều đó thì những hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết lí thuyết, chưa tác động vào thực tiễn để tái tạo thế giới và cải tạo nó. Nhận thức lý luận và vận dụng lý luận vào thực tiễn là 2 mặt của một quá trình nhận thức nhưng giữa chúng có khoảng cách rất xa mà chúng ta không thể vượt qua nếu không thông qua hoạt động thực hành, thí nghiệm. Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu được trên lớp thường ở dạng hỗ trợ làm cho chúng trở nên sinh động , làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy học sinh sẽ thấy rõ vị tri, vai trò của từng kiến thức trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò hết sức quan trognj trong quá trình dạy học nói chung và dạy học sinh học nói riêng, bởi sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức lý thuyết luân gắn liền với giải quyết vấn đề của thực tiễn đời sống xã hội. Do đó việc nâng cao hiệu quả của thí nghiệm trong dạy học sinh học là hết sức cần thiết. Từ đó ta có thể thấy được vai trò của thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiện tượng khách quan, là cơ sở, điểm xuất phát cho nhận thức của học sinh. Từ đây xuất phát quá trình nhận thức cảm tính của trò, để rồi từ đó diễn ra sự trừu tượng hóa và tiến lên sự trừu tượng cụ thể trong tư duy. Các hiện tượng sinh học có thể mô phỏng lại dưới dạng các thí nghiệm. Học sinh trực tiếp tiến hành các thí nghiệm, tự lực tìm hiểu cấu tạo trong mối quan hệ với chức năng, tìm ra bản chất của các sự vật hiện tượng và trực tiếp giúp cho các em tin tưởng và hiểu sâu sắc tri thức được lĩnh hội. Trong quá trình thực hành, thí nghiệm học sinh phải sử dụng nhiều cơ quan cảm giác, đồng thời học sinh phải động não suy nghĩ giúp phát triển tư duy sáng tạo ở 6 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 học sinh. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường nhận thức cơ bản mà học sinh cần hướng tới. - Thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ là mẫu mực về thao tác cho học trò học tập mà bắt chước, để rồi sau đó khi làm thí nghiệm học sinh sẽ học được cách thức làm thí nghiệm. - Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. Vì vậy nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật. Qua hoạt động thực hành, thí nghiệm, học sinh hiện thực hóa được những kiến thức lý thuyết đã học , làm cho những kiến thức đó trở nên thiết thực và gần gũi với thực tiễn. Được tự mình tiến hành các thí nghiệm, suy nghĩ tìm tòi bản chất của các sự vật hiện tượng giúp cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về các vấn đề sinh học, thực tiễn. Do những yêu cầu chặt chẽ của thí nghiệm đã giúp học sinh hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người lao động, hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xão và tư duy lao động kỹ thuật. - Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất cua r cac sự vật hiện tượng, các quá trình. Do các hiện tượng sinh học thường xảy ra đồng thời trong mối quan hệ phức tạp, nên để phát hiện các mối quan hệ nhân quả, tìm hiểu quy luật của hiện tượng nguwoif ta phải tổ chức các thí nghiệm trong đó chủ thể nhận thức chủ động đề xuất gải thuyết và trên cơ sở đó tách ra hiện tượng để nghiên cứu cho đơn giản hơn, sau đó đặt nó vào hệ thống vốn có của sự vật để cuối cùng nhận thức đầy đủ. - Thí nghiệm có thể được sử dụng để tổ chức hoạt động nhận thức cảu học sinh với các mức độ tích cực, tự lực và sáng tạo khác nhau. Thí nghiệm có thể sử dụng được trong cả 5 phương pháp dạy học: các phương pháp dạy học dùng trong nghiên cứu tài liệu mới; các phương pháp dạy học dùng trong củng cố kiến thức ; các phương pháp dạy học dùng khi vận dụng phức hợp kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo; các phương pháp dạy học dùng trong nkhái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức; các phương pháp dạy học dùng trong kiểm tra – đánh giá. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên có thể sử dụng trong 3 khâu của quá trình dạy học: + Trong khâu nghiên cứu tài liệu mới. + Trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức. 7 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 + Trong kiểm tra – đánh gái kiến thức. - Ngoài ra, thí nghiệm còn giúp học sinh them yêu môn học, có đức tính của người lao động :cần cù, kiên trì, có ý thức kỷ luật,… 1.4 Yêu cầu của thí nghiệm Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên cần chú ý đến một số nguyên tắc sau: - Đảm bảo tính an toàn cho cả giáo viên và học sinh - Đảm bảo tính khoa học của thí nghiệm: sự chuẩn bị chu đáo, thí nghiệm nên lặp lại nhiều lần để chọn ra điều kiện tốt nhất, giải thcish được diễn biên và kết quả thí nghiệm. - Bố trí thí nghiệm ở vị trí sao cho cả lớp đều có thể quan sát được. Đặc biệt là kết quả thí nghiệm. - Thí nghiệm đơn giản, vừa sức học sinh. - Thời gian cho mỗi thí nghiệm được tính toán cẩn thận và khoogn kéo dài nhằm đảm bảo thời gian chung cho cả tiết học. - Nếu làm thí nghiệm để minh họa thì nội dung của thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề bài học. 8 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 VÀ 11 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11 2.1.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành tinh bột ngoài ánh sáng a) • Mục đích Chứng minh sản phẩm chính do quang hợp tạo thành là tinh bột. • Chuẩn bị - Lá khoai lang đã được bịt kín trong 3 ngày - Rượu hoặc cồn pha loãng - Dao lam - Đèn cồn - Pipet - Chén sư, đĩa petri - Cốc - Kẹp - …… • Cách tiến hành - Cắt một đoạn dây lang hoặc bịt kín một phần của lá rồi để trong bóng tối 3 ngày (chuẩn bị trước khi dạy). - Cắt một mảnh lá cho vào nước đang đun sôi - Tiếp tục đun mảnh lá trong cốc rượu đến khi lá mất màu xanh. - Đổ hết rượu rồi rửa lá bằng nước sạch. - Lấy lá ra cho vào chén sứ hoặc đĩa petri sau đó nhỏ dung dịch Iôt vào - Quan sát hiện tượng. • Hướng dẫn học sinh quan sát Quan sát sự đổi màu của lá cây sau khi nhỏ dung dịch Iôt. • Kết quả/ Yêu cầu cần đạt được Lá bắt màu xanh tím hoặc xanh đen. 2.1.2 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenôit • Mục đích Phát hiện hai loại sắc tố quang hợp khác nhau ở thực vật. • Chuẩn bị - Lá xanh, Lá vàng ( già) - Cân điện tử - Cối chày sứ 9 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 - Ống đong 20ml - Cốc đốt 100ml - Giá đỡ ống nghiệm - Kéo - Nước cất - Cồn 90 0 Cách tiến hành - Chiết rút diệp lục:  Cân khoảng 0,2g các mẫu lá (đã loại bỏ cuống và gân chính)  Dùng kéo cắt ngang lá thành từng lát cắt thật mỏng để có nhiều tế bào bị hư hại. Cho vào cối nghiền nát.  Bỏ vào các cốc đốt 100ml đã ghi nhãn (đối chứng hoặc thí nghiệm), với khối lượng tương đương nhau  Đong 20ml cồn 90 rót vào các cốc thí nghiệm. lấy 20ml nước sạch rót vào cốc đối chứng.  Để các cốc chứa mẫu trong thời gain 20 – 25 phút.  Chiết lấy dung dịc vào ống nghiệm. Quan sát - Chiết rút Carotenoit  Tiến hành thao tác chiết rút từ lá vàng tương tựu như chiết rút diệp lục  Sau thời gian chiết rút từ 20 -25 phút, cẩn thận nghiêng các cốc đốt, rót dung dịch có màu vào các ống nghiệm sạch và trong suốt sao cho không có các mẫu xác thí nghiệm lọt vào  Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm tương ứng từ các cốc đối chứng và thí nghiệm. • Hướng dẫn học sinh quan sát Quan sát sự tách lớp của sắc tố diệp lục và carotenoit với dung môi • Kết quả/ Yêu cầu cần đạt được Tách riêng được diệp lục và carotenoit khỏi hỗn hợp và có thể quan sát bằng mắt thường. 10 [...]... tra khả năng vận dụng kiến thức của học sinh vào việc trả lời một số câu hỏi - Yêu cầu học sinh viết thu hoạch theo yêu cầu của SGK 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức 2.2.1 Thí nghiệm 5: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh 2.2.1.1 Mục đích a) Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất b) Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng Bài 19( Sinh học 10) Thực hành:... của học sinh, gắn lí thuyết với thực tiễn, giúp học 26 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 sinh hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng sinh học thì giáo viên cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các thí nghiệm trong quá trình dạy học sinh học Trong dạy học sinh học trung học phổ thông, các thí nghiệm trong sách giáo khoa thường gần gũi và gắn liền với những hiện tượng, quá trình. .. Thí nghiệm 6: Thí nghiệm sự dẫn truyền nước 2.2.1.1 Mục đích a) Sử dụng trong khâu đặt vấn đề * Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Mục II Vận chuyển chủ động * Bài 2 (Sinh học 11) Vận chuyển các chất trong cây Mục I Dòng mạch gỗ b) Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố Bài 18 ( Sinh học 10) Vận chuyển các chất qua màng sinh chất 2.2.1.2 Tiến trình tổ chức a) Sử dụng trong khâu đặt... tiễn và thí nghiệm là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức học sinh nghiên cứu các hiện tượng sinh học Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy; Thí nghiệm giúp học sinh đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình sinh học Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của thí nghiệm, ... thuộc chương trình Sinh học 10 và 11 19 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 2.2.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành tinh bột ngoài ánh sáng 2.2.1.1 Mục đích a) Sử dụng trong khâu nghiên cứu nội dung mới -Bài 8 ( Sinh học 11) Quang hợp ở thực vật Mục I.1 Quang hợp là gì? b) Sử dụng trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức Bài 8 ( Sinh học 11) Quang hợp ở thực vật 2.2.1.2 Tiến trình. .. trình xảy ra trong đời sống hằng ngày nên việc vận dụng một cách linh hoạt các thí nghiệm trong các khâu của quá trình dạy học là điều kiện tiên quyết nâng cao hiệu quả quá trình dạy và học Đồng thời đây không chỉ là động cơ thúc đầy quá trình học tập mà còn cho phép người học có thể áp dụng, mở rộng kiến thức và sự hiểu về môn học Và chính thí nghiệm giúp củng cố niềm tin vào khoa học của học sinh Việc... sắc tố phụ là carotenoit? - Yêu cầu học sinh viết thu hoạch theo yêu cầu của SGK 2.2.1 Thí nghiệm 3: Quan sát các kì nguyên phân qua tiêu bản tạm thời 2.2.1.1 Mục đích a) Sử dụng trong khâu đặt vấn đề Bài 29 ( Sinh học 10) Nguyên phân b) Sử dụng trong khâu ôn tập củng cố Bài 29 ( Sinh học 10) Nguyên phân c) Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng Bài 31( Sinh học 10) Thực hành: Quan sát các kì nguyên... c) Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng Bài 20 ( Sinh học 10) Thực hành: Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào - Giáo viên giới thiệu nguyên vật liệu vào cách tiến hành thí nghiệm 4 - Giáo viên thao tác mẫu thí nghiệm 4 - Giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm 4 - Giáo viên theo dõi, trợ giúp và đánh giá kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và kĩ năng thao tác trên kính hiển vi của học sinh. .. khí O2 sinh ra cần một lượng khí CO2 ban đầu Nguồn gốc lượng khí CO2 có từ đâu? 2.2.1 Thí nghiệm 2: Thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenôit 2.2.1.1 Mục đích a) Sử dụng trong khâu nghiên cứu nội dung mới -Bài 8 ( Sinh học 11) Quang hợp ở thực vật Mục I.3 Hệ sắc tố quang hợp b) Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng Bài 13( Sinh học 11) Thực hành: Phát hiện diệp lục và carotenoit 2.2.1.2 Tiến trình. .. Thí nghiệm trên chứng minh cho đặc tính nào của màng sinh chất? b) Sử dụng trong khâu thực hành vận dụng 24 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 Bài 19( Sinh học 10) Thực hành: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh Mục II.2 - Giáo viên giới thiệu nguyên vật liệu vào cách tiến hành thí nghiệm 5 - Giáo viên thao tác mẫu thí nghiệm 5 - Giáo viên yêu cầu học sinh . K22 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 10 VÀ 11 2.1 Hệ thống thí nghiệm sử dụng trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11 2.1.1. khi đưa vào miệng chai. 2.2 Sử dụng thí nghiệm trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11 19 Học viên: Trương Đình Dũng Lớp LL&PPDHBMSP K22 2.2.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm. quả thí nghiệm còn củng cố niềm tin khoa học ở các em. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học một số bài thuộc chương trình Sinh học 10 và 11 . 1 Học

Ngày đăng: 23/06/2015, 22:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan