luận văn quản trị nhân lực 'Giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT

53 556 3
luận văn quản trị  nhân lực 'Giải pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Lời nói đầu Ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam mặc dù mới chỉ được biết đến trong vài năm trở lại đây. Nhưng giờ đây nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tại diễn đàn Công nghệ Thông tin Thế giới (WITFOR 2009) được khai mạc 26/8 tại Hà Nội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam coi công nghệ thông tin là ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ, xây dựng xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Chính phủ sẽ tạo sự quan tâm đặc biệt cho các tập đoàn công nghệ thông tin đa quốc gia, xây dựng, triển khai và khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội và tạo ra một thị trường công nghệ thông tin năng động, và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam với các dự án, hợp tác kinh doanh, ứng dụng công nghệ thông tin với tất cả các doanh nghiệp công nghệ thông tin trên thế giới FPT Software (FSOFT) là một công ty con của tập đoàn FPT chuyên về sản xuất phần mềm. một công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Nơi hội tụ của hầu hết các kỹ sư phần mềm hàng đầu tại Việt Nam. Ngành sản xuất phần mềm là ngành đặc thù so với các ngành kinh tế khác, ở đó con người là yếu tố quyết định tất cả. Khả năng làm việc độc lập, tuân thủ quy trình sản xuất chặt chẽ và tư duy sáng tạo là những đòi hỏi không thể thiếu của người lao động (lập trình viên). Với đặc điểm riêng của ngành như thế, để đào tạo được một lập trình viên làm được việc thì công tác đào tạo là yếu tố rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong báo cáo tổng kết hàng năm vấn đề chất lượng người lao động luôn được lãnh đạo đặc biệt quan tâm, các mục tiêu đào tạo luôn được cụ thể hóa, sát với thực tế của doanh nghiệp, mặc dù vậy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Là sinh viên ĐHKTQD Hà Nội, nhận thức được vấn đề này em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT” trong đồ án thực tập tốt nghiệp mình. Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Trọng Nghĩa đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Hà Nội ngày tháng năm Nguyễn Văn Thắng Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 2 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Chương I. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần phần mềm FPT 1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1 Vài nét sơ lược về công ty Được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực Vật lý, Toán, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một năm. Hiện tại Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (tên giao dịch: FPT Software Joint Stock Company , gọi tắt là FPT Software) là công ty cổ phần thuộc Tập đoàn FPT. FPT Software hiện có gần 2500 nhân viên. Trụ sở chính tại tòa nhà FPT Cầu Giấy – đường Phạm Hùng – Từ Liêm – Hà Nội. Toà nhà FPT - Cầu Giấy gồm 15 tầng chính, 02 tầng kỹ thuật và 01 tầng hầm trên diện tích đất 4.000m2, diện tích sử dụng là 20.000m2, được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, nhiều không gian văn phòng mở với hệ thống thang máy thông minh tốc độ cao, điều hoà trung tâm. Toà nhà sử dụng các vật liệu bên ngoài cao cấp như hệ thống kính chống nhiệt khổ lớn, tấm ốp alucobond với tông màu chủ đạo đen-trắng nhằm tạo sự khác biệt và làm nổi bật công trình. Các hệ thống kỹ thuật trong toà nhà cũng là các hệ thống hiện đại nhất hiện nay ở Việt Nam như hệ thống theo dõi và quản lý toà nhà – BMS. Hệ thống quản lý toà nhà này được thiết kế để phối hợp toàn bộ sự hoạt động các hệ thống cơ điện (M&E) trong toà nhà nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng tiêu thụ của hệ thống và quản lý, giám sát các hệ thống một cách hiệu quả. Tất cả các thông tin về sự hoạt động của hệ thống điều hoà không khí, hệ thống điện, chiếu sáng, hệ thống camera giám sát…đều sẽ được truyền về phòng điều khiển BMS. Tại đây, các thông tin sẽ được xử lý và gửi tín hiệu điều khiển đến các hệ thống. Với sự hỗ trợ của BMS, bảo vệ sẽ không cần phải đến từng phòng làm việc để tắt, bật đèn và điều hoà bởi các tác vụ đã được lập trình sẵn, hoặc đơn giản chỉ cần thực hiện các thao tác đấy ở phòng điều khiển của toà nhà. Toà nhà do Công ty WSP - Hồng Kông tư vấn thiết kế, với sự tham gia thiết kế kiến trúc của Công ty PTW - Úc. Tầng hầm của toà nhà là nơi để xe và các hệ thống kỹ thuật; Tầng 2 là hội trường đa năng phục vụ cho 1000 người; Khu đào tạo Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 3 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN phục vụ cho 800-1000 học viên. Ngoài các không gian làm việc, phòng họp toà nhà còn có các không gian giải trí, giao tiếp công việc và xã hội cho cán bộ, nhân viên và khách làm việc tại Công ty FPT . Công trình có chất lượng sử dụng cao, độ bền vững cấp 1, khả năng chống động đất cấp 7, cấp chống cháy cấp 2, niên hạn sử dụng 100 năm. 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty - Xây dựng và phát triển các hệ thống phần mềm sử dụng tại công ty - Xây dựng, phát triển các hệ thống phần mềm theo đơn đặt hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ tại Việt Nam - Xây dựng, phát triển các hệ thống phầm mềm theo đơn đặt hàng từ nước ngoài như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Malaysia, Ấn Độ, Châu Á Thái Bình Dương … - Đào tạo, xây dựng,phát triển đội ngũ lập trình viên, quản lý, giám sát, chất lượng, phục vụ cho sự phát triển của công ty. 1.3 Quá trình hình thành và phát triển Sau khi thành lập, FPT đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC (Informatic Service Center). Một trong những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu sang Pháp do một Việt kiều ở Pháp về chủ trì. Tiếp theo là hàng loạt giải pháp phần mềm cho các mảng ngân hàng, kế toán, phòng vé máy bay song song với phân phối thiết bị và dự án phần cứng. Đến tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC được tách thành các bộ phận chuyên sâu về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ phận phần mềm lúc đó có tên là FSS (FPT Software Solutions Từ 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm cho các lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán, Thuế, Hải quan, Công an. Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN - mạng WAN đầu tiên tại Việt nam, tạo tiền đề phát triển cho Công ty Viễn thông FPT Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 4 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN sau này (FPT Telecom). Trong những năm này, FPT liên tiếp được PC World Việt nam bình chọn là Công ty Tin học số một. Cuối năm 1998 đầu 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm được định hình, một nhóm chuyên gia được tách ra từ FSS để thành lập FSU1 (FPT Strategic Unit #1) như bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh Toàn Cầu Hoá. FSU1 chính là tiền thân của FSOFT ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu. Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang toà nhà HITC. Ảnh hưởng bởi vụ dotcom, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC (Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT. Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm. FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng. Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD. Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 5 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng đại diện của FSOFT được mở tại Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên. Tháng 10, năm 2007, các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển đến làm việc tập trung tại Tòa nhà FPT tại Phạm Hùng (Hà nội). Cuối năm 2007, doanh số của Fsoft đạt 29,6 triệu USD, tăng 79% so với doanh thu năm 2006; số nhân viên chính thức là 2,287 người. Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 Công ty chi nhánh tại Pháp, Malaysia, Mỹ, Australia; doanh số đạt 42 triệu USD với 2600 nhân viên. FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Mục tiêu trong năm 2009, Fsoft sẽ đạt doanh thu 47 triệu USD với số nhân viên 2600 người. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 6 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN 2. Văn hóa công ty Từ lâu, hình ảnh FPT đã gắn với một môi trường trẻ, đoàn kết, năng động, hài hước, nơi mà mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. FSOFT tự hào là một trong những Công ty thành viên của FPT phát huy tốt nhất Văn hoá Công ty. Có đặc thù thường xuyên làm việc với khách hàng nước ngoài, FSOFT luôn chú trọng tìm tòi và du nhập những nét văn hoá đặc sắc của các nước, đồng thời giữ vững bản sắc văn hoá Việt nam và giới thiệu cho các khách hàng và đối tác của mình. Trải qua thời gian, chính những con người FSOFT cũng đã tạo cho chính mình môi trường và nét văn hoá rất riêng, gắn với con người FSOFT. Nói đến Văn hoá Công ty, người ta hay nghĩ đến các hoạt động ngoại khoá. Ở FSOFT, Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của đời sống công ty, trong cũng như ngoài công việc. Có thể tạm chia thành hai loại: văn hoá “làm” và văn hoá “chơi”. Văn hoá “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty. Đó chính là những chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “tận tụy với khách hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyến khích chủ động sáng tạo”, “con người là sức mạnh cốt lõi”, “quy trình chất lượng quốc tế… Những nguyên tắc, chuẩn mực này quy định và điều hoà mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trong công ty. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 7 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Văn hoá “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khoá (phong trào), không liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gắn kết mọi người, giải toả sức ép, rèn luyện thân thể và tinh thần. FSOFT nhận thức rằng, để duy trì một tốc độ tăng trưởng lớn, có một sơ đồ tổ chức tốt đến đâu cũng chưa đủ. Để mọi người nhanh chóng hoà nhập và gắn kết với nhau, một môi trường văn hoá “ngoài kinh doanh” phong phú, rộng mở là không thể thiếu. Đó cũng là điểm khác biệt của FPT. El pueblo unido jamas sera vencido (đoàn kết lại, chúng ta bất bại) - lời bài hát của nhạc sỹ Chi lê Sergio Ortega trong thời kỳ Mặt trận nhân dân 1970 đã từ lâu trở thành tôn chỉ của văn hoá FSOFT, đồng thời thể hiện tính đa văn hoá của công ty. Rõ ràng các hoạt động phong trào tuy không tạo ra tiền bạc nhưng đem lại cho công ty những giá trị vô hình rất lớn. Giá trị vô hình đó đã được nghiên cứu trên thế giới dưới các tên “vốn cộng đồng” (social capital). Như vậy, nó cũng là một loại vốn của tổ chức, ngang hàng với các loại vốn quen thuộc khác như vốn tài chính (tiền bạc), vốn con người (lực lượng nhân sự, tri thức của họ). Đầu tư vào các hoạt động phong trào chính là làm tăng lượng vốn cộng đồng của công ty. Vốn cộng đồng là khái niệm để chỉ tổng giá trị các mối quan hệ đan xen nhau trong cộng đồng, có được nhờ sự tham gia của các cá nhân vào các hoạt động tập thể như nhóm, hội, câu lạc bộ… Gọi là vốn bởi vì những quan hệ này sau đó lại có tác dụng nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các hoạt động của cộng 3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị 3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản trị Nguyên tắc tổ chức:FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm – Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau: - Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao nhất là Tổng Giám đốc. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 8 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN - Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh: Giám đốc. - Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung tâm. - Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung tâm. Chức danh: Trường Phòng. - Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị dự án. Đầu năm 2006, FSOFT có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà nội, 3 tại Tp. Hồ Chí Minh và 1 tại Thành phố Đà Nẵng. Tại Hà nội: - G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản. - G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương. - G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan). - G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft). - G13: Thị trường Nhật. - G21: Thị trường Nhật. Tại Tp. Đà Nẵng: - G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp. Tại Tp. Hồ Chí Minh: - G3, G16: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản. - G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương. - G9, G33: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI) Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế toán, Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 9 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Nhân sự đào tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thông Nhật bản, Mạng và Công nghệ. Nguyên tắc tổ chức FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm – Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau: • Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao nhất là Tổng Giám đốc. • Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh: Giám đốc. • Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung tâm. • Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung tâm. Chức danh: Trường Phòng. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 10 [...]... tăng trưởng nhân lực nhanh như ở FPT software vấn đề đào tạo cán bộ quản lý được vạch ra trước tiên Đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực sẽ được chú ý đào tạo năng lực quản lý để họ phát huy tài năng Công ty FPT software quản lý nhân lực theo mô hình phân cấp Cán bộ quản lý cấp càng cao thì trách nhiệm quản lý càng lớn Hiện tại cán bộ quản lý ở công ty thường từ cấp 3 trở lên Cán bộ quản lý cấp 3 sẽ quản lý... quả của công tác đào tạo tất nhiên sẽ không cao 3.1 Hoạch định nhu cầu đào tạo Nhu cầu đào tạo được bộ phận chuyên trách Nguồn Nhân Lực tổng hợp từ các phòng ban, các đơn vị gửi lên vào tháng 11 hàng năm và được lập kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo Nhu cầu đào tạo của công cổ phần phần mềm FPT từ năm 2004 đến năm 208 Năm Số lượng cần đào tạo cán bộ cao Quản trị dự Trưởng nhóm Trưởng kỹ thuật cấp... Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 22 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN công tác đào tạo, cán bộ phụ trách đào tạo không có, hoặc có thì cũng thiếu năng lực, kinh phí đào tạo quá hạn hẹp, không xác định được nhu cầu đào tạo của nhân viên, không có các biện pháp triển khai kế hoạch đào tạo, không đánh giá được hiệu quả của công tác đào tạo Nhiều giám đốc doanh nghiệp quan niệm đào tạo. .. Để có được đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp phục vụ tốt nhất cho các thị trường đòi hỏi công ty FPT software có những khóa đào tạo phù hợp Hiện nay ngoài các khóa đào tạo ngôn ngữ gồm tiếng Nhật, tiếng Pháp cho các nhân viên làm việc cho các thị trường Nhật, Châu Âu công ty còn có nhiều khóa đào tạo thiết thực khác nữa Những khóa đào tạo đặc biệt như khóa đào tạo kỹ sư cầu nối (đào tạo những người làm... Đối với PL, PTL thời gian đào tạo thông thường từ 6 tháng đến một năm, tùy thuộc vào từng đối tượng - Đối với lớp kỹ sư cầu nối thì thời gian đào tạo là 6 tháng - Đối với cán bộ quản lý thì thời gian đào tạo thông thường là 1 năm 3.3.3 Chi phí đào tạo Chi phí cho việc đào tạo cũng được hoạch định cụ thể - Đối với nhân viên mới và chương trình đào tạo chiến lược thì chi phí đào tạo sẽ được trích từ lợi... trong quy cách đào tạo ở Việt Nam Sau ba năm thành lập FU đã dần khẳng định đường đi đúng đắn của mình trong việc đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin Cùng với mục tiêu đào tạo của Chính phủ, đến năm 2020 Việt Nam sẽ đào tạo được một triệu nhân lực công nghệ thông tin Hiện tại công ty đã thực hiện liên kết với các trường, các trung tâm mỗi năm đào tạo 5000 sinh viên, với thời gian đào tạo là từ 1.5 đến... tìm được nhân sự như ý Hầu hết những ứng viên vào vi trí này, hiện có trên thị trường, chỉ đủ khả năng quản lý công tác đào tạo về mặt hành chính, trong khi chúng ta mong muốn là cán bộ phụ trách đào tạo phải có khả năng triển khai chính sách đào tạo của doanh nghiệp, có khả năng xây dựng chiến lược đào tạo, lập và triển khai kế hoạch đào tạo - Khó bố trí được thời gian đào tạo: đa số các nhân viên... sàng đón nhận các cơ hội vươn lên trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 18 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cty cổ phần phần mềm FPT 1 Đặc điểm nguồn nhân lực Nhân sự là yếu tố cốt lõi, là nhân tố quyết định cho sự phát triển của Công ty Chúng tôi hiểu rằng tập thể lãnh đạo,... triển ở công ty), khóa đào tạo các kỹ năng giao tiếp với khách hàng… được công ty FPT software chú trọng mở ra hằng năm Những khóa đào tạo đặc biệt tốn nhiều chi phí tổ chức nên sẽ hướng tới đối tượng nhân viên có năng lực là chủ yếu Đây cũng là một khó khăn trong công tác đào tạo hiện nay của FPT software 3.2.8 Đào tạo chiến lược Với quy mô phát triển ngày càng rộng lớn như hiện nay công ty FPT software... 3kyu trở lên, hàng tháng công ty sẽ có rợ thêm, tùy vào việc sử dụng tiếng nhật vào công việc thì sẽ có các mức hỗ trợ khác nhau 3.2.2 Đào tạo liên kết với các trường ĐH, các trung tâm đào tạo Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho định hướng phát triển lâu bền, FPT Software đã tiến hành liên kết với các trường Đại học, các trung đào tạo trong việc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho công ty Hiện nay FPT Software . chọn đề tài “Giải Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 1 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN pháp hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Cty cổ phần phần mềm FPT trong đồ án thực tập. Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (tên giao dịch: FPT Software Joint Stock Company , gọi tắt là FPT Software) là công ty cổ phần thuộc Tập đoàn FPT. FPT Software hiện có gần 2500 nhân viên. Trụ sở chính. Nguyễn Văn Thắng – Lớp 18B05 18 CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUÔC DÂN Chương II: Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Cty cổ phần phần mềm FPT 1.

Ngày đăng: 23/06/2015, 18:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan