Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế IKEA – Nhà bán lẻ toàn cầu

4 1.3K 42
Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh quốc tế IKEA – Nhà bán lẻ toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *** TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: TS. Nguyễn Hùng Phong Thành viên nhóm 3: 1. Cao Hùng Cường 2. Nguyễn Thị Minh Hồng 3. Lê Xuân Quý 4. Nguyễn Trần Ngọc Thiện 5. Nguyễn Thị Thu Trang TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 1 Tình huống 1: IKEA – Nhà bán lẻ toàn cầu Câu hỏi thảo luận: 1/ Toàn cầu hóa thị trường mang lại ích lợi như thế nào cho IKEA? 2/ Toàn cầu hóa sản xuất mang lại ích lợi như thế nào cho IKEA? 3/ Qua câu chuyện của IKEA, bạn rút ra được bài học gì về những hạn chế khi xem cả thế giới như là một thị trường toàn cầu đồng nhất? TRẢ LỜI: 1. Những ích lợi mà toàn cầu hóa thị trường mang lại cho IKEA: - Giúp IKEA từ một siêu thị bán đồ gia dụng trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. IKEA dễ dàng thâm nhập vào các thị trường và nhờ vào việc công ty áp dụng một công thức căn bản như nhau trên toàn cầu, do đó người ta có thể nhận dạng được IKEA với những điểm đặc biệt riêng có của công ty. Đó là: các mặt hàng gia dụng và đồ gỗ giá thấp nhưng thiết kế bắt mắt; cửa hàng rộng lớn được bày trí trong sắc xanh-vàng của lá cờ Thụy Điển; hình thức quảng bá vui nhộn; cách sắp xếp các gian hàng nội thất buộc khách tham quan phải ghé thăm hết thảy các quầy hàng nếu muốn tới quầy tính tiền; mở thêm những nhà hàng, những khu vui chơi dành riêng cho trẻ em và sản phẩm thiết kế thể hiện được sự đơn giản, gọn nhẹ mang phong cách Thụy Điển. - Khai thác phân khúc thị trường tầng lớp trung lưu toàn cầu, những người đang tìm kiếm các mặt hàng gia dụng và đồ gỗ giá thấp nhưng thiết kế bắt mắt. - Thực hiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm đầu ra, nguyên liệu và mua sắm đầu vào, marketing, quy trình phương pháp và chính sách trên phạm vi toàn cầu của cả hệ thống giúp IKEA giảm đáng kể các chi phí vận hành. - Giúp IKEA có thể tiếp cận, sử dụng được những công nghệ mới; thực hiện lợi thế của sự hợp tác; tiếp cận, khai thác các nguồn lực; chia nhỏ các thành phần 2 của xích giá trị, tái phân bố các thành phần này ở những nơi có hiệu quả nhất và có những lợi ích trong việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị… 2. Những ích lợi mà toàn cầu hóa sản xuất mang lại cho IKEA: - Giúp IKEA có thể tiếp cận nguồn nhập lượng rẻ tiền, khai thác tối đa hiệu suất và tối thiểu hóa chi phí bằng cách tiếp cận vào khai thác các nguồn lực: mạng lưới 1.300 nhà cung cấp tại 53 quốc gia, IKEA đặc biệt chú ý đến việc tìm kiếm nhà sản xuất phù hợp cho mỗi loại sản phẩm. Ví dụ: chuyển giao việc sản xuất ghế sofa đôi Klippan từ Thụy Điển sang Ba Lan. - Giúp IKEA mở rộng sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô. Đó là, khi nhu cầu của sản phẩm Klippan tăng cao, IKEA đã quyết định làm việc với các nhà cung cấp trong mỗi khu vực thị trường lớn của công ty để tránh các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới như 5 nhà cung cấp khung ghế ở Châu Âu, 3 nhà cung cấp ở Mỹ và 2 nhà cung cấp ở Trung Quốc. Vải cotton bọc ghế tập trung sản xuất ở 4 nhà cung cấp ở Trung Quốc và Châu Âu. Kết quả giúp cho IKEA đạt được mục tiêu giảm giá bán sản phẩm từ 2-3% mỗi năm, điển hình là IKEA đã cắt giảm giá bán ghế sofa đôi Klippan xuống khoảng 40% trong thời gian từ 1999 đến 2005. - Giúp mang lại cho IKEA doanh thu bình quân là 14,8 tỷ Euro/năm (tương đương 17,7 tỷ USD) từ 230 cửa hàng của mình tại 33 quốc gia và đón tiếp 410 triệu khách hàng đến mua sắm mỗi năm. 3. Qua câu chuyện của IKEA, khi xem cả thế giới như là một thị trường toàn cầu đồng nhất thì sẽ có những hạn chế, theo nhóm, bài học rút ra là: - Do có sự khác biệt về văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng đối với các thị trường khác nhau nên cần phải tạo ra sự khác biệt của sản phẩm. Hay nói cách khác, tái thiết kế những sản phẩm để cho phù hợp với sở thích và thị hiếu của người 3 tiêu dùng tại các quốc gia khác nhau…. Việc IKEA tái thiết kế sản phẩm của IKEA để phù hợp với người tiêu dùng Mỹ và kết quả là doanh số tăng mạnh hơn. - Bố trí, thiết kế cửa hàng tại các quốc gia khác nhau để phù hợp với kiến trúc, văn hóa của quốc gia sở tại. Chẳng hạn như việc thiết kế các cửa hàng IKEA tại Trung Quốc có thêm khu vực ban công bởi vì đa số các căn hộ ở đây đều có ban công. - Lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng trên các quốc gia khác nhau cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, từng địa phương… sao cho thuận tiện trong việc mua sắm của khách hàng ở tại đó. Như IKEA đã phải điều chỉnh những địa điểm của mình tại Trung Quốc, đặt các cửa hàng được gần khu vực giao thông công cộng và thêm vào đó, IKEA còn cung cấp các dịch vụ giao hàng tận nhà cho các khách hàng đến mua sắm. Khác với ở phương Tây, các cửa hàng IKEA thường nằm ở khu vực ngoại ô, và có nhiều bãi đỗ xe vì ở phương Tây xe hơi phổ biến hơn ở Trung Quốc. 4 . ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *** TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: TS. Nguyễn Hùng Phong Thành viên nhóm 3: 1 2013 1 Tình huống 1: IKEA – Nhà bán lẻ toàn cầu Câu hỏi thảo luận: 1/ Toàn cầu hóa thị trường mang lại ích lợi như thế nào cho IKEA? 2/ Toàn cầu hóa sản xuất mang lại ích lợi như thế nào cho IKEA? 3/ Qua. hàng hóa trên toàn thế giới như 5 nhà cung cấp khung ghế ở Châu Âu, 3 nhà cung cấp ở Mỹ và 2 nhà cung cấp ở Trung Quốc. Vải cotton bọc ghế tập trung sản xuất ở 4 nhà cung cấp ở Trung Quốc và Châu

Ngày đăng: 22/06/2015, 21:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan