Bài báo cáo ĐTM dệt đà nẵng – KCN Hoà Khánh

26 1.7K 5
Bài báo cáo ĐTM  dệt đà nẵng   – KCN Hoà Khánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I : Mô tả tóm tắt dự án 1.1 Tên Dự án: Đầu tư xây dựng công ty Dệt Đà Nẵng – KCN Hoà Khánh 1.2 Cơ quan chủ đầu tư: Công ty Dệt Đà Nẵng 1.3 Địa điểm thực hiện: KCN Hoà Khánh, TP. Đà Nẵng Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp nhà nước Người đứng đầu chủ dự án: Ông Nguyễn Chánh (Chức vụ: Giám Đốc) 1.4 Vị trí địa lí của dự án : Địa chỉ liên hệ: 50 Ngô Thì Nhậm Điện thoại: 0511.842345842127730944 Fax: 84.511.842127 Vị trí địa lý của dự án: Vị trí hoạt động mới của Công ty Dệt Đà Nẵng nằm tại 2 lô đất liền kề B4+B5 trong Khu công nghiệp Hoà Khánh, TP. Đà Nẵng. Vị trí này có ranh giới giáp như sau: + Phía Đông Bắc giáp: lô đất B (lô đất trống trong KCN). + Phía Tây Bắc giáp: đường số 9. + Phía Đông Nam giáp: Công ty dệt Sơn Trà. + Phía Nam giáp: đường số 4. 1.5 Nội dung chủ yếu của dự án : Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích mặt bằng quy hoạch: 35.332 m2 Tổng vốn đầu tư. Tổng số vốn của dự án là :15.927.280.000 đồng. Trong đó: Chi phí xây lắp hạng mục nhà xưởng sản xuất: 12.669.350.000 đồng Chi phí xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường: 1.990.000.000 đồng Chi phí xây dựng cơ bản khác: 820.000.000 đồng Dự phòng phí:1.447.930.000 đồng Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm.

DỆT ĐÀ NẴNG Mở đầu 1 Xuất xứ dự án : Ngành công nghiệp sản xuất dệt nhuộm là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta Trong thời kì phát triển hiện nay, ngành này cũng chiếm được một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động Ngoài những lợi ích tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội, ngành công nghiệp dệt với nước thải từ khâu nhuộm – hoàn tất vải của mình đã và đang là một nguồn gây ra ô nhiễm môi trường khá mạnh Dự án xây dựng công ty Dệt Đà Nẵng nằm trong khu công nghiệp Hòa Khánh-Đà Nẵng Căn cứ theo nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐCP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Bảo vệ môi trường, dự án nhà máy dệt nhuộm thuộc nhóm phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình ban quản lí các khu công nghiệp Đà Nẵng thẩm định và phê duyệt 2 Căn cứ pháp luật và kĩ thuật của việc thực hiện ĐTM : Các văn bản pháp lý làm cơ sở cho nghiên cứu ĐTM Bản báo cáo ĐTM dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ môi trường do Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã được công bố theo lệnh số 29/2005/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 của chủ tịch nước Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi ttường và cam kết bảo vệ môi trường Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Thông tư 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng kí, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường không khí: TCVN 5937-2005, TCVN 5939- 2005, TCVN 5940-1995, TCVN 6438-2001 Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn: TCVN 5949- 1998, TCVN 5948- 1999 Các tiêu chuẩn liên quan đến độ rung: TCVN 6962-2001 Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước: TCVN 59421995, TCVN 5944- 1995, TCVN 5945-2005, TCVN 6772-2000 - Các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất: TCVN 59411995 Các tài liệu kỹ thuật : - - Các điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của khu vực dự án tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng Các số liệu khảo sát môi trường tại khu vực khu công nghiệp Hoà Khánh, Quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng (nước, không khí, …) do viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật- Bảo hộ lao động phân viện tại thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu, phân tích và đo đạc tháng 04/2007 Luật chứng khả thi của công ty TNHH ITG- Phong Phú và các bản đồ, biểu đồ mô tả dự án Các công nghệ sản xuất tương tự để có cơ sở so sánh và xác định tác đông tiêu cực đến môi trường do các hoạt đông của các doanh nghiệp gây ra Các tài liệu, báo cáo khoa học về lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn trong và ngoài nước Chương I : Mô tả tóm tắt dự án 1.1 Tên Dự án: Đầu tư xây dựng công ty Dệt Đà Nẵng – KCN Hoà Khánh 1.2 Cơ quan chủ đầu tư: Công ty Dệt Đà Nẵng 1.3 Địa điểm thực hiện: KCN Hoà Khánh, TP Đà Nẵng Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp nhà nước Người đứng đầu chủ dự án: Ông Nguyễn Chánh (Chức vụ: Giám Đốc) 1.4 Vị trí địa lí của dự án : Địa chỉ liên hệ: 50 Ngô Thì Nhậm Điện thoại: 0511.842345-842127-730944 Fax: 84.511.842127 Vị trí địa lý của dự án: Vị trí hoạt động mới của Công ty Dệt Đà Nẵng nằm tại 2 lô đất liền kề B4+B5 trong Khu công nghiệp Hoà Khánh, TP Đà Nẵng Vị trí này có ranh giới giáp như sau: + Phía Đông - Bắc giáp: lô đất B (lô đất trống trong KCN) + Phía Tây - Bắc giáp: đường số 9 + Phía Đông - Nam giáp: Công ty dệt Sơn Trà + Phía Nam giáp: đường số 4 1.5 Nội dung chủ yếu của dự án : Diện tích mặt bằng: Tổng diện tích mặt bằng quy hoạch: 35.332 m2 Tổng vốn đầu tư Tổng số vốn của dự án là :15.927.280.000 đồng Trong đó: - Chi phí xây lắp hạng mục nhà xưởng sản xuất: 12.669.350.000 đồng - Chi phí xây dựng các hạng mục bảo vệ môi trường: 1.990.000.000 đồng - Chi phí xây dựng cơ bản khác: 820.000.000 đồng - Dự phòng phí:1.447.930.000 đồng Nguồn cung cấp nước, nhu cầu nước ngày đêm Nguồn nước cung cấp: 1 - Nước dùng cho dây chuyền sản xuất tại nhà xưởng 2 - Nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày (tắm, rửa chân tay, ăn uống, toliet, ) của đội ngũ cán bộ và công nhânlàm việc tại Công ty 3 - Nước dự phòng cho phòng cháy chữa cháy Nhu cầu nước ngày đêm: Nhu cầu sử dụng nước ngày đêm được ước tính theo từng mục đích sử dụng như sau: 1 - Nước phục vụ cho hoạt động sản xuất: 140m3/ngày đêm 2 - Nước phục vụ sinh hoạt: 18,5 m3/ngày đêm 3 - Nước dự phòng cho phòng cháy chữa cháy: 60m3 Nguyên liệu, nhiên liệu Nguyên liệu: Danh mục các nguyên liệu và phụ liệu 1) Sợi PE, TC, CT các loại : 1.100 tấn 2) Bột sắn : 60 tấn 3) Thuốc nhuộm phân tán : 4 tấn 4) NaOH : 7 tấn 5) H2O2 : 20 tấn 6) PVA : 3 tấn 7) Na2CO3 : 5 tấn 8) Pecolin : 440 Kg Nhiên liệu: Danh mục các loại nhiên liệu sử dụng STT Nhiên liệu Đơn vị Số lượng ( năm ) Nguồn cung cấp Mục đích sử dụng 1 Dầu FO tấn 822 Công ty xăng dầu khu vực V Lò hơi 2 Điện Kwh 3.900 Mạng lưới điện của khu công nghiệp Phục vụ sản xuất, sinh hoạt Công suất: Công suất sản xuất các sản phẩm trong 1 năm STT Tên sản phẩm Đơn vị tính (năm) Công suất 1 Vải các loại qui khổ 0,8 mét m 9.025.000 2 Màn các loại kg 266.000 Phương thức vận chuyển và cung cấp nguyên liệu: Nguyên liệu chính là các sợi các loại, Công ty ký hợp đồng với các nhà máy cung cấp như Công ty dệt Nha Trang, Công ty dệt Huế, Công ty dệt may Thắng Lợi Các phụ liệu như tinh bột sắn, các hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm Công ty mua lại các đại lý trong nước Tất cả các nguyên liệu và phụ liệu được vận chuyển đến Công ty bằng xe tải các loại Máy móc thiết bị : Nhân sự, tiền lương và chế độ làm việc: Nhân sự: Tổng số cán bộ, công nhân làm việc tại Công ty là 520 người, trong đó lao động trực tiếp là 424 người, gián tiếp là 96 người Tiền lương: Bình quân 905.000 đồng/người/tháng Chế độ làm việc của công ty là 3ca/ngày Số ngày làm việc trong 305 ngày Mỗi cán bộ, công nhân chỉ làm việc 1ca/ngày Chương II : Điều kiện tự nhiên môi trường, kinh tế xã hội 2.1 Điều kiện tự nhiên môi trường : 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số núi đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển đẹp Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng 700-1500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái thành phố Thành phố Đà Nẵng có diện tích 1255,53 km 2, trong đó các quận nội thành chiếm diện tích 213,05km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1042,48 km2 2.1.2 Điều kiện về khí tượng- thuỷ văn Nhiệt độ : Đà Nẵng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiêt độ cao và ít biến đông Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 12, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 25,9 oC, cao nhất vào các tháng 6,7,8, trung bình từ 28- 30oC, thấp nhất vào các tháng 12; 1; 2, trung bình từ 18- 23 oC, riêng vùng Bà Nà ở độ cao gần 1500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20oC Độ ẩm Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất vào các tháng10,11, trung bình từ 85,67- 87,67%, thấp nhất vào các tháng 6; 7, trung bình từ 76,67- 77,33% Lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm/ năm, lượng mưa cao nhất vào các tháng 10; 11, trung bình từ 500- 1000 mm/ tháng, thấp nhất vào các tháng 1; 2; 3; 4, trung bình từ 23- 40 mm/ tháng Chế độ bức xạ Số giờ nắng trung bình trong năm là 2156,2 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5,6, trung bình từ 234- 277 giờ/ tháng, ít nhất là vào tháng 11; 12, trung bình từ 69- 165 giờ/ tháng Thuỷ văn Bàu Tràm là hồ chứa nước nằm trong khuôn viên khu công nghiệp Hoà Khánh, có diện tích khoảng 61ha, mực nước tại hồ có độ sâu trung bình 1m nước, độ sâu tối đa 1,8 m Bàu Tràm sử dụng chủ yếu để nuôi trồng thuỷ sản và một phần tưới tiêu, lượng nước ở đây khoảng 1 triệu m3, là nguồn tiếp nhận nước mưa và một phần nước thải rò rỉ từ khu công nghiệp Hoà Khánh Hiện nay nước ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm nhất là vào mùa khô Ngoài ra giáp phía Tây Bắc là hồ nhỏ nằm giữa khu công nghiệp Hoà Khánh -Thanh Vinh Nước tại Bàu Tràm chảy ra kênh nhỏ dọc theo vùng đất nông nghiệp đến sông Cu Đê - rồi chảy ra biển Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và từ tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 con sông chính là sông Mã và sông Hàn (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2) Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các con sông: sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Tuý Loan, sông Phú Lộc…Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản 2.1.3 Hiện trạng môi trường nước - Tài nguyên nước mặt Hiện tại Bàu Tràm nơi tập trung nước tiếp nhận nguồn nước mưa cùng với lượng lớn nước thải sản xuất từ các nhà máy dọc đường số 09 nên là hồ ngày có hiện tượng ô nhiễm nặng Khu công nghiệp Hòa Khánh và vùng dân cư lân cận được nuôi dưỡng bằng nguồn nước ngầm nông tại chổ vì vậy trong mùa khô hồ có hiện tượng khô cạn nước làm cho hồ càng ô nhiễm hơn Ngoài ra phía Đông Bắc hiện tại có một hồ rộng nơi tập trung một phần nhỏ nước thải từ cống thu nước mưa thải vào - Tài nguyên nước ngầm: Nước ngầm ở khu công nghiệp Hoà Khánh có trữ lượng lớn Nguồn nước ngầm rất cần thiết cho hoạt đông của các công ty cũng như khu vực dân cư ở đây Hiện tại nguồn nước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt của dân cư trong khu vực, và nhiều nhà máy đang sử dụng nước ngầm cho mục đích sản xuất Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm sắt vì vậy cần phải xử lý triệt để trước khi sử dụng và hạn chế khai thác quá mức nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước ngầm tại đây bị mặn xâm nhập 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội: 2.2.1 Đặc điểm dân số-xã hội Dân số của quận Liên Chiểu là 72780 người với mật độ trung bình là 884 người/km2 Quận Liên Chiểu gồm có 5 phường: Phường Hoà Minh, Phường Hoà Khánh Nam, Phường Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc.Tuy nhiên thực tế cho thấy do sự tập trung của các trường đại học và cao đẳng, các nhà máy, khu công nghiệp nên dân số ở khu vực quận Liên Chiểu lớn hơn rất nhiều 2.2.2 Đặc điểm về kinh tế Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là một thế mạnh của khu vực Về công nghiệp Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế trên lãnh thổ Quận Liên Chiểu như: ngành dệt-may, công nghiệp khai thác khoáng sản, thủy tinh, vật liệu xây dựng, cơ khí-luyện kim, ngành hóa chất- cao su, công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống Kết hợp phát triển công nghiệp Trung Ương với công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống Phát triển các ngành công nghiệp nặng then chốt kết hợp với công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu Công nghiệp địa phương phát triển theo hướng làm gia công, làm vệ tinh cho các nhà máy trong 2 khu công nghiệp tập trung Bố trí các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quận Liên Chiểu chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hòa Khánh và cụm công nghiệp Thanh Vinh Ngành thương mại- dịch vụ- du lịch Tạo môi trường và đẩy mạnh các hoạt động thương mại, kể cả xuất nhập nhập khẩu Xây dựng kho bãi trung chuyển hàng hóa Hình thành trung tâm thương mại của Quận Liên Chiểu, các khu dịch vụ- thương mại tổng hợp Tiếp tục đầu tư cho các dự án Trung tâm thương mại và khu dân cư Hòa Khánh Xây dựng các trung tâm thương nghiệp phục vụ cho cảng Liên Chiểu, các khu công nghiệp Tổ chức lại các cơ sở dịch vụ thương mại dọc theo Quốc lộ 1A, đường Liên Chiểu- Thuận Phước Phát triển tuyến du lịch tại đèo Hải Vân với các loại hình du lịch leo núi, nghiên cứu động thực vật Xây dựng các bãi tắm Xuân Thiều, Nam Ô, Bắc Ninh chủ yếu phục vụ khách nội địa và người lao động tại khu công nghiệp tập trung Chương III : Đánh giá tác động môi trường 3.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng : Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải : Khí thải : Trong giai đoạn này các tác nhân ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khí thải giao thông, khí thải từ hoạt động của các máy móc xây dựng Các nguồn ô nhiễm chính như sau: - Bụi đất, cát từ quá trình san nền, bốc dỡ vật liệu xây dựng, xây dựng các hạng mục, hoạt động của các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc xây dựng… - Khí thải có các hơi khí độc như SOx, NOx, CO, hơi hydrocacbon phát sinh từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động của các máy móc thiết bị phục vụ quá trình xây dựng Nước thải : Trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu dự án, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chính là nước mưa chảy tràn trên công trường và nước thải sinh hoạt của lực lượng công nhân xây dựng Nước mưa chảy tràn: • Lượng nước mưa kéo theo đất, cát, rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong quá trình xây dựng…xuống nguồn tiếp nhận là hệ thống cống thoát thoát nước mưa chung của khu công nghiệp Hoà Khánh Nước mưa chảy tràn sẽ làm suy giảm chất lượng bước mặt, tăng độ đục của nước, gây bồi lắng và ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước Đặc biệt, nước mưa chảy tràn qua các khu vực tồn trữ nhiên liệu phục vụ xây dựng có thể bị nhiễm dầu Nước thải sinh hoạt: • Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ hoà tan và vi khuẩn Các chất này có thể gây ô nhiễm chất lượng nước và môi trường xung quanh khu vực dự án nếu không có biện pháp quản lý tốt Bảng 3.1: nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: TT Thông số Lượng chất ô nhiễm trung bình (g/người.ngày) 1 BOD5 30 10,5 300 50 2 TSS 55 19,25 550 100 Lượng chất ô nhiễm (kg/ngày) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) TCVN 5945 : 2005 hại như sơn, dung môi, giẻ lau dẫn dầu, dầu cặn… nếu không được thu gom và xử lý đúng có thể gây ô nhiễm môi trường đất, phá huỷ các hệ sinh thái tồn tại trong môi trường đất, nước Các tác động đến môi trường trong giai đoạn xây dựng sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến công nhân lao động trực tiếp trên công trường Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải : Các nguồn tác động có thể phát sinh trong giai đoạn này là: - Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện vận chuyển và các máy móc thiết bị trong giai đoạn xây dựng - Nhiệt chủ yếu phát sinh từ các quá trình thi công có gia nhiệt như gò hàn và hoạt động của các máy móc, thiết bị 3.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành : Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải Khí thải: Khí thải phát sinh do hoạt động của dự án chủ yếu có nguồn gốc sau đây: khí thải từ dây chuyền công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị đốt nhiên liệu, hoạt động giao thong vận tải và các hoạt động như xử lý nước thải, xử lý nước cấp, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng… Bảng 3.2: Nguồn gây ô nhiễm không khí từ các hạng mục công trình của dự án: Hạng mục công trình Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí Văn phòng Bụi lơ lửng Khu nhà để xe Bụi, hơi xăng dầu Xưởng dệt Bụi sợi vải, mùi hoá chất giặt tẩy Xưởng may và giặt mài Khí hải sản xuất, mùi hôi Nhà nồi hơi mới và hiện hữu Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu Nhà kho Bụi lơ lửng Kho hoá chất Mùi hoá chất Nhà ăn xây mới và hiện hữu Mùi thức ăn dư thừa (mùi hôi, oai, tanh…) Kho phế liệu Bụi lơ lửng, mùi hôi Nhà vệ sinh công cộng Mùi hôi do nước thải sinh hoạt Trạm xử lý nước thải Mùi hôi do nước, bùn thải Trạm xử lý nước cấp Mùi hôi do cặn bùn Bãi than Bụi than Đường giao thông nội bộ Khí thải giao thông Nguồn: Trung tâm công nghệ hoá học và môi trường, tháng 4/2007 Bảng 3.3 : các chất ô nhiễm từ các công đoạn của dây chuyền sản xuất Gia công Nguồn Các chất ô nhiễm Tạo năng lượng Phát thải từ nồi hơi Hạt bụi, nitrous oxides (Nox), sulfur dioxide (SO2) Phủ, làm khô, giữ nhiệt Phát thải từ lò nhiệt độ cao Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCS) Các hoạt động kéo sợi, dệt từ xơ, sợi bông Phát thải từ công đoạn chuẩn bị, chải thô, chải kỹ, sản xuất vải Bụi Hồ sợi Phát thải từ việc sử dụng các hợp chất hồ (các loại keo, PVA) Nitrgen oxide, sulphr oxide, carbon monoxide Tẩy Phát sinh từ việc sử dụng các hợp chất chlorine Chlorine, chlorine dioxide Nhuộm Nhuộm phân tán sử dụng chất dẫn, nhuộm sulphur, nhuộm aniline Các chất dẫn, H2S, hơi aniline In Khí thải Hydrocarbon, ammonia Hoàn tất Gia nhiệt hoàn tất hồ cho các loại vải tổng hợp Formaldehyde, các chất dẫn khối lượng phân tử thấp, các loại dầu bôi trơn Lưu giữ hóa chất Phát thải từ các khó chứa hàng hóa và hóa Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) chất Xử lý nước thải Phát thải từ các bể chứa và ống dẫn Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các khí độc Nước thải: Nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn Nước thải công nghiệp Nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động của nhà máy nhuộm và hoàn tất, xưởng giặt Nước thải sản xuất nhà máy nhuộm và hoàn tất phát sinh từ các công đoạn sau: - Công đoạn giũ hồ Nấu Tẩy trắng Làm bóng Quy trình nhuộm Giặt sau nhuộm Nước thải sản xuất từ xưởng giặt xuất phát từ các công đoạn sau: - Xử lý Tách bẩn Bảng 3.4 : chất ô nhiễm và đặc tính của nước thải dệt nhuộm Công đoạn Chất ô nhiễm trong nước thải Đặc tính của nước thải Hô sợi, Tinh bột, glucozo, carboxy giũ hồ metyl xelulozo, polyvinyl alcol, nhựa, chất béo và sáp BOD cao (34-50% tổng sản lượng BOD) Nấu, tẩy Tẩy trắng NaOH, chất sáp và dầu mỡ, tro, soda, silicat natri và xơ Hipoclorit, hợp chất chứa clo, NaOH, AOX, axit Độ kiềm cao, màu tối, BOD cao (30% tổng BOD) Làm bóng NaOH, tạp chất Độ kiềm cao, BOD thấp (dưới 1% tổng BOD) Nhuộm Các loại thuốc nhuộm, axit axetic và các muối kim loại Độ màu rất cao, BOD khá cao (6% tổng BOD), TS cao Độ kiềm cao, chiếm 5%BOD Chất màu, tinh bột, dầu, đất Độ màu cao, BOD cao và dầu mỡ sét, muối kim loại,axit Hoàn Vệt tinh bột, mỡ động vật, Kiềm nhẹ, BOD thấp, lượng nhỏ thiện muối (Nguồn: Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ,2002, Thoát nước tập II- Xử lý nước thải, NXB Khoa học và Kỹ thuật) In • Nước thải dệt nhuộm chứa các hóa chất độc hại như chất tẩy vải, phẩm nhuộm, các chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trường… cụ thể là axit sulfuric, clo hoạt tính, các chất khử vô cơ (như Na2SO4) hoặc Na2S2O3 dung môi hữu cơ clo hoá Crom VI, kim loại nặng, các polyme tổng hợp, chất hoạt động bề mặt… ngoài ra còn có rất nhiều cặn lơ lửng và dầu mỡ từ các máy móc, các chỉ tiêu BOD, COD cũng vượt tiêu chuẩn thải cho phép Các chất này nếu đi vào nguồn nước mặt, nước ngầm sẽ làm ô nhiễm và gây bệnh cho con người Vì vậy, lượng nước thải từ khu vực sản xuất sẽ được xử lý trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực • Nước thải tẩy có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (COD có thể lên đến 1000- 3000 mg/l) Độ màu của nước thải khoá lớn ở những giai đoạ tẩy ban đầu và có thể lên tới 10000 Pt - Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000 mg/l Các chất lơ lửng trong nước thải bao gồm các bông vải, bột hồ gây ô nhiễm thứ cấp cho các lưu vực nước nếu nếu không được xử lý triệt để Độ màu cao của nước thải này có khả năng gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, hạn chế sự quang hợp của các loài thực vật thuỷ sinh, sự hấp thụ ánh sáng của các động vật sống dưới nước Còn các hoá chất thừa sau quá trình tẩy vải có khả năng gây ngộ độc cho con người, tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng sinh thái… nếu không được giảm thiểu ô nhiễm trước khi thải Đặc biệt, khi nước này ngấm sâu xuống dất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, mức độ ô nhiễm sẽ trăng lên vì được tích tụ và lan truyền trong môi trường đất, gây nhiễm độc cho cây trồng, thực vật trên cạn • Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%, 30- 40% các sản phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ màu rất cao đôi khi lên đến 50000 Pt - Co), COD thay đổi từ 80 đến 18000 mg/l Các sản phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu • Mức độ ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và hoá chất sử dụng, vào loại hình công nghệ (gián đoạn, liên tục và bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng… Do đó để đánh giá được mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất cần dựa vào đặc tính của một số loại hoá chất nhuộm sử dụng Chất thải rắn Chất thải rắn trong giai đoạn hoạt động của cụm nhà máy bao gồm chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt của nhân viên, công nhân trong cụm nhà máy bao gồm: túi nilông, giấy vụn, thuỷ tinh, vỏ lon, chất hữu cơ… Ước tính khoảng 272,5 kg/ngày (với định mức thải là 0,5kg/ngày.người) Thành phần rác thải sinh hoạt rất đa dạng và đặc trưng theo thói quen, mức độ văn minh, tốc độ phát triển kinh tế trong khu vực Tại cụm nhà máy, rác thải sinh hoạt chủ yếu là thức ăn thừa, rau quả hỏng, bao bì, kim loại, giấy vụn … Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ gây ra các tác động môi trường như sau: + Làm mất vẻ mỹ quan của khu vực và các vùng lân cận + Chất thải rắn là môi trường phát triển thuận lợi của các sinh vật truyền bệnh nguy hiểm như chuột, ruồi, muỗi, côn trùng khác + Chất thải rắn sinh hoạt chứa nhiều các chât hữu cơ dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật sẽ gây ô nhiễm không khí (tạo ra chất gây mùi như H 2S, NH3, mercaptan…) gây ô nhiễm đất, nước mặt và nước ngầm Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhà máy cần được thu gom và chuyển tới bãi tập trung chất thải rắn để xử lý Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ quá trình sản xuất bao gồm các công đoạn sau: - Từ công đoạn sử dụng hoá chất (hoá chất nhuộm, hoá chất hồ, chất tẩy, …) sẽ thải bỏ các bao bì và thùng chứa Từ quá trình may sẽ phát sinh các loại vải vụn, chỉ may, các bao bì đựng nguyên liệu… Từ công đoạn đốt lông, mài Chất thải công nghiệp phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy đối với các loại chất thải có khả năng tái sử dụng như sợi dệt, chỉ may, vải vụn sẽ được thu gom và tái sử dụng bởi các đơn vị có nhu cầu, nên mức độ tác động đến môi tường tương đối thấp Tuy nhiên đối với các chất thải nguy hại như bao bì chứa hoá chất thải bỏ nếu không được xử lý đúng theo quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường tiếp nhận cụ thể là môi trường nước, môi trường đất và môi trường khộng khí do sự tồn dư một lượng hoá chất trong các bao bì này Bảng 3.5 : tổng hợp các chất thải rắn liên quan tới các gia công sản xuất khác nhau trong ngành dệt Nguồn Loại chất thải rắn Các quá trình xử lý cơ học của bông và xơ tổng hợp - Chuẩn bị sợi Xơ và sợi - Dệt kim Xơ và sợi - Dệt thoi Xơ, sợi và vải vun Nhuộm và hoàn tất vải dệt thoi - Hồ, rũ hồ, làm bóng, tấy, giặt và hoàn tất hoá học Vải vụn - Hoàn tất cơ học Vụn xơ - Nhuộm và/hoặc in Thùng thuốc nhuộm - Nhuộm và/hoặc in (gắn với hoàn tất ) Thùng đựng hoá chất Nhuộm và hoàn tất vải dệt kim vải vụn, thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm Nhuộm và hoàn tất thảm - Đâm cài sợi, rác - viền biên vật liệu biên - Làm mịn và xén lông bụi xơ - Nhuộm, in và hoàn tất Thùng chứa hoá chất và thuốc nhuộm Nhuộm và hoàn tất sợi và kho bãi sợi, thùng chứa hoá chất, thuốc nhuộm Vải len Nấu len chất bẩn, len, tạp thực vật, chất sáp Nhuộm và hoàn tất vải len Vụn xơ, đường may, vải, xơ, thùng chứa hoá chất thuốc nhuộm Xử lý nước thải Xơ, bùn thải và bùn được giữ lại Đóng gói giấy, carton, tấm nhựa, dây Xưởng sửa chữa Kim loại vụn, giẻ dính dầu Domestic giấy, các dải băng, các chất thải nói chung Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải : - Tiếng ồn: phát sinh từ hoạt động của các máy móc thiết bị như máy dệt, máy xâu go, máy giặt, máy sấy - Nhiệt độ: phát sinh chủ yếu từ lò hơi, từ máy sấy, máy đốt lông, máy nấu tẩy, từ công đoạn nhuộm, làm bóng và sau giặt nhuộm Tại nhà máy nhuộm và hoàn tất nhiệt độ thường cao, tại công đoạn làm bóng nhiệt độ biến thiên từ 50 0C – 600C, công đoạn nhuộm nhiệt độ từ 200 – 2200C Sự rò rỉ hệ thống đường ống dẫn hơi, các van, mối nối trên hệ thống đường ống; Sự toả nhiệt và bốc hơi nước của các máy sấy khô vải Tổng các nhiệt lượng này toả vào không gian nhà xưởng rất lớn làm nhiệt độ bên trong nhà xưởng tăng cao có thể chênh với nhiệt độ môi trường bên ngoài từ 2 đến 5 độ C (chưa kể đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu trong khu vực) ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của cơ thể con người tác động xấu tới sức khoẻ và năng suất lao động Ngoài ra nhiệt độ cao còn có tiềm năng gây ra các sự cố cháy, nổ, vì vậy cần phải đánh giá tác động của ô nhiễm để có biện pháp xử lý, giảm thiểu thích hợp - Độ rung từ hoạt động của các máy móc thiết bị như máy dệt, máy giặt, máy mài… 3.3 Dự báo về sự cố rủi ro : Khả năng cháy nổ: Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể gây khả năng cháy, nổ: Quá trình thi công cũng như dọn dẹp mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa…)thì khả năng gây cháy cũng có thể xảy ra - Các kho chứa nhiên liệu phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật (như sơn, xăng, dầu FO, DO…) là nguồn gây cháy nổ khá quan trọng Đặc biệt là khi các kho hoặc bãi này nằm gần các nơi có gia nhiệt (như khu vực nấu chảy bitum - - - bằng đốt củi) hoặ các nơi có nhiều người hoặc xe cộ qua lại Khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường Hệ thống điện tạm thời, cung cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, cháy nổ…gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho người công nhân Việc sử dụng các công đoạn gia nhiệt trong thi công (đun, rải nhựa đường) có thể gây ra cháy, bỏng, hay tai nạn nếu như không có biện pháp phòng ngừa Các nguyên nhân gây khả năng cháy nổ trong khu vực:  Khả năng cháy do sử dụng nhiên liệu dầu, than đá  Khả năng cháy do những vật liệu rắn dễ bắt lửa.như bao bì, các loại giấy, gỗ, rác…  Khả năng cháy do sự tồn trữ các hoá chất phục vụ cho quá trình sản xuất  Khả năng cháy do các thiết bị điện  Cháy nổ do sét  Sự cố mất an toàn trong lao động, tại các dây chuyền sản xuất, trong khi vận hành máy móc…  Rò rỉ nhiên liệu (dạng lỏng hay khí) Khả năng gây ngập úng cục bộ • Hiên tượng gây ứ đọng, ngập úng, sình lầy… tại khu vực dự án hoặc khu vực xung quanh dự án đựoc đánh giá là ít có khả năng do dự án được xây dựng trong khu công nghiệp nên hệ thống thoát nước đã được hoàn thiện 3.4 Tác hại gây ảnh hưởng đến môi trường : Tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí: - Tác hại của bụi: Bụi phát sinh trong các công đoạn thi công xây dựng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đối với con người và môi trường Bụi sẽ hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời làm giảm độ trong của khí quyển, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người Bụi còn bám vào bề mặt các công trình, thiết bị làm mất mỹ quan, có thể gây ăn mòn kim loại Ngoài ra các loại bụi này có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước, tăng độ đục Đối với thực vật, bụi có tác động xấu tới quá trình hô hấp và quang hợp của thực vật, cây cối sẽ bị còi cọc, chậm lớn, lá úa vàng nhanh, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, ra hoa, kết trái của cây dẫn tới giảm năng suất cây trồng… Trong hoạt động thi công xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án bụi hầu như chỉ ảnh hưởng đến những người công nhân xây dựng trên công trường Các loại bụi này tồn tại ở dạng lơ lửng trong không khí, có khả năng gây các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Bụi phát sinh có nhiều kích thước khác nhau Bụi hô hấp với kích thước từ 10 đến vài trăm µ m có khả năng đi vào cơ thể con người và động vật qua đường hít thở Các hạt bụi ó kích thước lớn hơn 10 µ m được giữ lại bởi các lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài Các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và có khả năng bị giữ lại ở phổi Các hạt có kích thước nhỏ hơn 1 µ m thì được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp và đi vào máu gây nhiễm độc Lớp màng nhầy bị kích thích làm khó khăn cho quá trình hô hấp và có thể gây các bệnh như viêm phổi, khí thủng phổi, ung thư phổi và bệnh viêm mũi dị ứng… tuỳ theo mức độ ô nhiễm cũng như thời gian tiếp xúc của người lao động mà bị mắc phải một số bệnh đặc trưng như: + Bệnh bụi phổi: phổi sẽ bị xơ hoá và giảm chức năng hô hấp trong trường hợp này bệnh bụi phổi thường gặp là Silicose (do nhiễm bụi SiO2) + Bệnh bụi phổi Aluminose: bệnh này tiến triển nhanh, gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc và hay tái phát + Bệnh bụi phổi Siderose: có nguy cơ mắc bệnh đối với các công nhân làm việc tại các công đoạn mài, đánh bóng, làm sạch bề mặt hay tại các công đoạn hàn điện + Các loại bệnh khác như: các loại bệnh đường hô hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản…),các bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, khô da, viêm da…), các loại bệnh về mắt (kích thích màng tiếp hợp, viêm…),các loại bệnh về đường tiêu hoá… Các ảnh hưởng của bụi tới sức khoẻ con người là rất lớn, song trên thực tế giai đoạn thi công xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, hơn nữa khu vực thi công tương đối rộng nên mức độ tác động đến môi trường xung quanh chỉ mang tính chất tạm thời - Tác hại của khí CO: Khí CO là loại khí không màu, không mùi, không vị có khả năng gây ảnh hưởng đến con người và động vật Khả năng đề kháng của con người đối với khí CO là rất thấp, có thể gây chết đột ngột khi hít thở phải khí CO, do loại khí này tác dụng mạnh với Hemoglobin (Hb) tạo thành Cacboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu đến các tổ chức, tế bào Ngoài ra, CO còn tác dụng với sắt trong xytocrom – oxydaz – men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy – làm bất hoạt men, làm thiếu oxy càng trầm trọng Bảng 3.6: Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau: Nồng độ CO trong không khí (ppm) Nồng độ HbCO trong máu (phần đơn vị) Mức gây độc 50 0,07 Nhiễm độc nhẹ 100 0,12 Nhiễm độ vừa và chóng mặt 250 0,25 Nhiễm độc nặng và chóng mặt 500 0,45 Buồn nôn, nôn, trụy tim mạch 1000 0,60 Hôn mê 10000 0,95 Tử vong Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000 - Tác hại của khí CO2: Khí CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của oxy Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003 – 0,006% Nồng độ tối đa cho phép của CO2 là 1% Ngoài ra khí CO2 cũng là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính, sự gia tăng nhiệt độ không khí, làm tăng mực nước biển, tạo ra sự rối loạn về khí hậu gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khoẻ con người - Tác hại của khí SO2: Đối với môi trường: SO2 được xem là chất gây ô nhiễm nhất trong họ sunfuroxit Khí SO2 là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay Do quá trình tác dụng của quang hoá học hay một xúc tác nào đó mà khí SO 2 bị oxy hoá và biến thành khí SO3 trong khí quyển, chúng lại tác dụng với hơi nước trong không khí ẩm ướt và biến thành axit sunfuaric hay các muối sunfat sau đó nhanh chóng tách khỏi khí quyển và rơi xuống đất gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng Đối với sức khoẻ: SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt nên hình thành nhanh chóng các axit, do dễ tan trong nước nên SO 2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu qua quá trình tuần hoàn Độc tính chung của SO2 là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B, C, ức chế enzym oxydaza Hấp thụ lượng lớn SO 2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe2+ thành Fe3+ Bảng 3.14: Tác hại của SO2 đối với con người và động vật: 20 – 30 mgSO2/m3 Giới hạn của độc tính 50 mgSO2/m3 Kích thích đường hô hấp, ho 130 – 260 mgSO2/m3 Liều nguy hiểm sau khi hít thở (30 – 60 phút) 1000 – 1300 mgSO2/m3 Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút) Nguồn: Độc học môi trường, Lê Huy Bá, 2000 - - - Tác hại của NOx: Các nghiên cứu khoa học cho biết các loại oxit nitơ có tác dụng làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông và nilon, làm han gỉ kim loại và sản sinh ra phân tử nitrat Mặc dầu vậy vẫn chưa xác định được nồng độ NOx bằng bao nhiêu thì gây tác hại đáng kể Một số thực vật có tính nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng khoảng 1 ngày Nếu nồng độ NO 2 nhỏ hơn 0,35 ppm thì thời gian tác dụng khoảng một tháng Đối với khí NO ở nồng độ thường có trong không khí thì không có tác dụng kích thích và gây tác hại cho sức khoẻ con người Nó chỉ gây tác hại khi bị oxy hoá thành NO2 Tác hại của các chất hữu cơ bay hơi (VOCs): Các chất hữu cơ dễ bay hơi có mặt trong thành phần của sơn, trong quá trình nhuộm, sấy sẽ đi vào không khí Không khí chứa VOC s gây hại cho sức khoẻ con người (nhiễm độc, kích thích, gây ung thư hay đột biến) và cũng là nguyên nhân gây nhiễm quang – oxy Dưới ánh sáng mặt trời các VOC s kết hợp với NOx tạo thành ôzôn hay những chất oxy hoá mạnh khác Các chất này có hại tới sức khoẻ con người (rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt), gây hại cho cây cối và vật liệu Tác hại của hydrocacbon: Hydrocacbon thường ít gây nhiễm độc mãn tính mà chỉ gây nhiễm độ cấp tính Các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là: suy nhược, chóng mặt, say, co giật, ngạt, viêm phổi, áp xe phổi,…khi hít thở hơi hydrocacbon ở nồng độ 40000mg/m3 có thể bị nhiễm độ cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn, say Khi hít thở hơi hydrocacbon với nồng độ 60000mg/m 3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn tim và hô hấp, thậm chí có thể tử vong Môi trường đất: Sự hình thành và xây dựng dự án trước hết làm thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực dự án, trong đó một phần đất nông nghiệp và đất trồng cây công nghiệp của địa phương được chuyển thành đất xây dựng công nghiệp, làm thay đổi thảm thực vật của dự án do hoạt động đào, đắp, san ủi và lấp mặt bằng Việc san đắp nền, đầm nén đất để làm nền móng cho các công trình phụ trợ trong khu vực dự án cùng với hoạt động tập trung của các thiết bị cơ giới sẽ làm cho đất bị nén chặt và giảm độ xốp của đất dẫn đến giảm tính tiêu nước- đặc trưng của đất, đồng thời làm tăng chảy tràn bề mặt và nảy sinh xói mòn đất Tác hại của chất thải rắn ô nhiễm: Chất thải rắn có thành phần như chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa kim loại… nếu không có biện pháp xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống như khu vực tập trung chất thải rắn sẽ là nơi phát triển của động vật gặm nhấm, ruồi, muỗi, quá trình tự phân huỷ gây mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực… Đồng thời đây là môi trường phát triển của dịch bệnh CHƯƠNG IV BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1 Giảm thiếu tác động trong quá trình thi công dự án : 4.1.1 Giảm thiểu tác động do khí thải : - Việc vận chuyển dụng cụ, nguyên vật liệu hay thiết bị nặng phải dùng các xe vận tải chuyên dụng Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra trước khi dung Dây chằng buộc phải đảm bảo chắc chắn và tuân thủ các quy định an toàn đối với công tác vận chuyển - Công nhân được trang bị các thiết bị bảo vệ tai khi làm việc tại khu vực có tiếng ồn cao - Giới hạn thời gian làm việc tại những khu vực có tiếng ồn quá giới hạn cho phép - Xây dựng tường rào khu vực dự án ngay từ đầu giai đoạn xây dựng để hạn chế tiếng ồn ra khu vực xung quanh - Bố trí các nguồn gây tiếng ồn lớn ra xa khu dân cư; - Tất cả các hoạt động trong quá trình thi công được tiến hành vào ban ngày - Sử dụng các phương pháp và thiết bị phát ra tiếng ồn, rung thấp - Xe cộ vận chuyển nguyên vật liệu phải đảm bảo độ ồn, chỉ nhấn còi khi cần thiết - Quản lý tốt sinh hoạt của công nhân xây dựng tránh gây ồn ào trong - thời gian nghỉ của người dân địa phương 4.1.2 Giảm thiểu tác động do nước thải : Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng của dự án đều có phát sinh nước thải: - Bố trí các nhà vệ sinh di động đơn giản đặt tại công trường Nước thải khi qua nhà vệ sinh sẽ được thu gom theo các rãnh thoát nước Không thải chất thải rắn và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước Mọi loại chất thải phải được thu gom và chuyển đến khu vực xử lý - Không để tạo ra các ao, vũng nước trong khu vực nhà máy để ngăn ngừa ô nhiễm nước và tránh phát triển ruồi, muỗi, chuột, bọ, để bảo vệ sức khỏe cho người dân - Hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực có dầu mỡ, máy móc cũng như những nơi có công tác đào đắp dở dang - Bố trí các kho chứa nguyên liệu tại vị trí an toàn, cũng như có biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra rủi ro trong quá trình làm việc để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm - Không thải chất thải sinh hoạt từ các lán, trại c ủa công trình vào nguồn nước Các chất thải sinh hoạt sẽ được thu gom và vận chuy ển đến bải xử lý đạt chuẩn 4.1.3 Giảm thiểu tác động do rác thải: - Chất thải sinh hoạt sinh ra từ hoạt động của công nhân trong khi thi công dự án sẽ được thu gom vào các thùng chứa có nắp đậy và xử lý hợp vệ sinh - Bùn trong nước thải, phế thải không sử dụng được thì không được đổ xuống ao, hồ, song, rạch mà được thu gom lại và xử lý đạt chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận - Đối với các chất thải rắn nguy hại như : các loại dầu, mỡ bôi trơn máy móc, dẻ lau nhiễm dầu mỡ, hóa chất sử dụng,… thì được thu gom, phân loại và xử lý 4.1.4 Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội: Nhằm đảm bảo điều kiện sống của công nhân cần bố trí xây dựng không gian và điều kiện môi trường làm việc tốt để hạn chế nguy cơ lan truyền bệnh dịch do tập trung lao động với số lượng nhiều và môi trường sống không đảm bảo vệ sinh Cụ thể: - Xây dựng lán trại đảm bảo điều kiện vệ sinh cho công nhân và ban chỉ huy Tổ chức ăn uống hợp vệ sinh Có nhà vệ sinh tại công trường cho công nhân và ban chỉ huy công trường Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác v ệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỹ thuật lao động cho công nhân - Thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện nhằm tránh phát sinh các tệ nạn xã hội, giảm thiểu xung đột giữa công nhân với nhau và công nhân với người dân 4.2 Biện pháp giảm thiểu trong quá trình hoạt động dự án 4.2.1 Giảm thiểu ô nhiễm bụi do các đặc điểm đặc trưng của ngành dệt, tại các phân xưởng kéo sợi, dệt luôn bị ô nhiễm do bụi, lông sợi, đặc biệt là đối với các phân xưởng kéo sợi và dệt thoi Do đó cần có các phương án hạn chế bụi: - Xây dựng nhà xưởng cao, thoáng, lắp đặt hệ thống quạt hút, thông gió tự nhiên và cưỡng bức nhằm làm giảm lượng bụi bông, bụi sợi - Sau mỗi ca sản suất, nhà máy đều cho công nhân phait ti ến hành quét dọn và vệ sinh khu vực làm việc; - Công nhân trong các phân xưởng kéo sợi, dệt bắt buộc ph ải mang kh ẩu trang, mũ trong khi làm việc; - Lượng bông phế phải được thu gom và xử lý tốt; 4.2.2 Giảm thiểu tác động do khí thải để giảm thiểu tác động do khí thải cần có các biện pháp sau: - Xây dựng hệ thống xử lý khí thải dùng phương pháp hấp thụ có phản ứng hóa học; - Thiết kế ống khói có chiều cao phù hợp khoảng 15m khí thải của các phương tiện giao thông vận tải chứa các chất ô nhiễm - Không sử dụng các loại xe vận chuyển đã hết hạn sử dụng; - Thường xuyên kiểm tra và tu bảo dưỡng các ph ương ti ện giao thông vận tải; - Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ; - Các phương tiện giao thông vận tải không được chở quá trọng tải quy định; - Tăng cường mật độ cây xanh trong khuôn viên nhà máy 4.2.3 Giảm thiểu mùi hôi từ phân xưởng nhuộm mùi hôi chủ yếu là hơi của hóa chất nhuộm, tẩy cuốn theo hơi nước khi gia nhiệt Mùi hôi xuất hiện trong phạm vi hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân khu vực xung quanh các thiết bị tẩy, nhuộm Phần lớn mùi hôi chỉ cảm nhận được khi đến gần thiết bị vào thời điểm xả hơi quá áp Biện pháp giảm thiểu mùi hôi trong phân xưởng nhuộm như sau: - Nhà xưởng phải thông thoáng, kết hợp với trang bị các loại quạt cây tại các khu vực phát sinh mùi hôi - Hơi quá áp khi xả ra được dẫn vào một ỗng dẫn và xả xuống cống thải, hạn chế mùi hôi của khí thải trong phân xưởng nhuộm - Công nhân làm việc trong phân xưởng nhuộm được trang bị tốt các phương tiện bảo hộ lao động để hạn chế tác động của mùi hôi tới sức khỏe, 4.2.4 Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, rung Để hạn chế tác động của tiếng ồn, rung trong khu sản xuất nhằm đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công, nhân viên Nhà máy cần thường xuyên tu dưỡng và bảo quản máy móc Một trong các biện pháp hạn chế tiếng ồn, rung có thể áp dụng là: - Cách ly khu vực gây ồn và xây tường cách âm xung quanh - Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc để phát hiện và s ửa ch ữa kịp thời Định kỳ bảo dưỡng và tra dầu bôi trơn - Trang bị nút bịt tai chống ồn cho công nhân phân xưởng dệt 4.2.5 Giảm thiểu tác động do nước thải và chất thải rắn Để hạn chế tác động của chất thải rắn, nước thải cần có các biện pháp sau: - Nước thải phải được xử lý trước khi đổ ra môi trường xung quanh sao cho nồng độ các chất thải trong nước không vượt quá quy định - Phải xây dựng các hệ thống xử lý nước thải đúng theo tiêu chuẩn - Chất thải rắn phải được phân loại, gom lại và xử lý; ... Các tài liệu, báo cáo khoa học lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn nước Chương I : Mơ tả tóm tắt dự án 1.1 Tên Dự án: Đầu tư xây dựng công ty Dệt Đà Nẵng – KCN Hoà Khánh 1.2 Cơ... công ty Dệt Đà Nẵng – KCN Hoà Khánh 1.2 Cơ quan chủ đầu tư: Công ty Dệt Đà Nẵng 1.3 Địa điểm thực hiện: KCN Hồ Khánh, TP Đà Nẵng Hình thức đầu tư: Doanh nghiệp nhà nước Người đứng đầu chủ dự án:... trí hoạt động Công ty Dệt Đà Nẵng nằm lơ đất liền kề B4+B5 Khu cơng nghiệp Hồ Khánh, TP Đà Nẵng Vị trí có ranh giới giáp sau: + Phía Đơng - Bắc giáp: lơ đất B (lơ đất trống KCN) + Phía Tây - Bắc

Ngày đăng: 20/06/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tài nguyên nước ngầm:

  • Nước ngầm ở khu công nghiệp Hoà Khánh có trữ lượng lớn. Nguồn nước ngầm rất cần thiết cho hoạt đông của các công ty cũng như khu vực dân cư ở đây. Hiện tại nguồn nước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt của dân cư trong khu vực, và nhiều nhà máy đang sử dụng nước ngầm cho mục đích sản xuất. Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm sắt vì vậy cần phải xử lý triệt để trước khi sử dụng và hạn chế khai thác quá mức nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước ngầm tại đây bị mặn xâm nhập.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan