BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM 06CS PRO

34 563 1
BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM 06CS  PRO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐOÀN THANH NIÊN TPHCM NHÀ VĂN HÓA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÀI DỰ THI VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ” NHÓM 06CS - PRO DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐẶNG THỊ LAN ANH HUỲNH THẢO HIỀN TRẦN THỊ XUÂN HƯƠNG KHUẤT TẤN LÂM PHẠM THỊ HOÀNG OANH NGUYỄN THỊ NHUNG ĐINH THỊ KIM PHÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010 LỜI NÓI ĐẦU Đến với cuộc thi “Phương pháp học Đại học Hiệu quả - Lần 2, năm 2009”, nhóm chúng tôi mong muốn được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm học với các bạn sinh viên. Cuộc thi này thật ý nghĩa trong tình hình hiện nay khi mà hầu hết sinh viên Việt Nam đều đang rất thiếu kĩ năng và phương pháp học một cách hiệu quả. Bài tiểu luận của nhóm chúng tôi đề cập đến vấn đề xác định mục tiêu học tập và những kĩ năng cần thiết để học một cách chủ động và có hiệu quả. Qua bài viết này, chúng tôi hi vọng những phương pháp, kinh nghiệm mà chúng tôi trình bày sẽ đem lại những điều bổ ích cho các bạn sinh viên. Trong quá trình tìm hiểu cũng như trình bày bài tiểu luận này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu từ toàn thể các bạn sinh viên. LỜI CÁM ƠN Chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến ban tổ chức, ban giám khảo cuộc thi “Phương pháp học đại học hiệu quả đã tạo ra một sân chơi bổ ích và lí thú dành cho sinh viên các trường đại học. Chúng tôi cũng xin cám ơn các bạn trong lớp 06CS, các thầy cô thuộc Khoa Sinh học – Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM đã giúp chúng tôi về tài liệu, góp ý chỉnh sửa cho bài tiểu luận này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 LỜI CÁM ƠN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG 6 DANH MỤC CÁC HÌNH 7 1. Cơ sở lí luận phương pháp học ở bậc đại học 8 1.1. Ba phương pháp học cơ bản cần có 8 1.1.1. Phương pháp xác định mục tiêu 9 1.1.1.1. Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu? 9 1.1.1.2. Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào? 9 1.1.2. Kĩ năng học tập nhóm 10 1.1.2.1. Chức năng của nhóm 10 a. Tạo môi trường làm việc thân thiện 10 b. Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của nhóm 11 1.1.2.2 Thành lập nhóm 11 a. Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau 11 b. Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng. 11 1.1.2.3. Cách làm việc theo nhóm 12 a. Xây dựng mục tiêu cho nhóm 12 b. Tiến hành họp nhóm 12 + Sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến 13 Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy do tiến sĩ Edward de Bono đưa ra vào năm 1980, và được mô tả chi tiết trong cuốn Six Thinking Hats của Edward de Bono. Nguyên tắc của kỹ thuật này là hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Khi áp dụng đúng kỹ thuật này chúng ta có thể [6]: 13 1.1.3. Kĩ năng học tập cá nhân 13 1.1.3.1. Kĩ năng nghe giảng 13 1.1.3.2. Kĩ năng ghi chép 14 1.1.3.3. Luôn động não trong quá trình học 17 1.1.3.4. Kĩ năng đặt câu hỏi 17 1.1.3.5. Kĩ năng đọc 17 1.1.3.6. Kĩ năng tìm kiếm thông tin 19 1.1.3.7. Kĩ năng làm việc theo nhóm 20 1.1.3.8. Kĩ năng thuyết trình 20 1.1.3.9. Kĩ năng tư duy sáng tạo 21 1.2 Hai phương pháp học mới đang được áp dụng 21 1.2.1. Học tập phục vụ cộng đồng 21 1.2.1.1. Chương trình đại học gắn kết cộng đồng 22 1.2.1.2. Mô hình học tập phục vụ cộng đồng giúp gắn kết học đi đôi với hành và trách nhiệm công dân đối với xã hội 22 1.2.2. E - learning 23 1.2.2.1. Khái niệm E-learning 23 1.2.2.2 Một số hình thức E-learning 24 2. Phương pháp học đại học của nhóm 06CS-PRO 26 2.1. Giới thiệu nhóm 26 2.2. Thành lập nhóm và phân chia công việc 26 2.1.1. Điểm mạnh 28 2.1.2. Điểm yếu 28 2.3. Phương pháp học tập của nhóm 06CS-PRO 28 2.4. Kết quả học tập của nhóm sau 7 học kì 31 3. Kết luận và đề nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC……………………………………………………………… ……………. 44 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 – Kết quả học tập của nhóm qua các năm học………………………39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 - Bản đồ tư duy về lợi ích của việc học và áp dụng thao tác…………15 Hình 2 - Bản đồ tư duy về sự tiếp nhận thông tin từ não bộ……………… 16 Hình 3 - Bản đồ tư duy trong kinh doanh……………………………………… 17 Hình 4 - Sự kết nối qua internet………………………………………………….28 Hình 5 - Nhóm 06CS-PRO……………………………………………………… 32 Hình 6 - Bản phác thảo nội quy chung ngày…………….…………………… 33 Hình 7 – Nhóm 06CS – PRO tại Cuộc thi Vườn ươm Mendel 2009…………37 Hình 8 - Biểu đồ thể hiện kết quả học tập của từng thành viên qua các năm học……………………………………………………………………………… …40 1. Cơ sở lí luận phương pháp học ở bậc đại học Mỗi con người cần phải học tập và rèn luyện để có thể giúp mình có được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và xa hơn nữa là giúp ích được cho đất nước. Học tập bậc đại học là cơ sở để chúng ta trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống sau này. Học tập tốt nghĩa là chúng ta nắm vững các kiến thức và có thể ứng dụng được kiến thức đó một cách hữu dụng trong đời sống. Để học tốt, trước hết, bạn cần có quyết tâm và phương pháp học hiệu quả. Có thể bạn không có khả năng gì đặc biệt, nhưng với sự nỗ lực rèn luyện không ngừng, chắc chắn bạn cũng sẽ đạt được những thành quả. Phương pháp học tốt cho bản thân mỗi người rất đa dạng, tùy vào cách tổ chức và hoàn cảnh của người đó. 1.1. Ba phương pháp học cơ bản cần có Tiếp theo chúng tôi sẽ nêu ra một vài phương pháp cụ thể đã được nghiên cứu và khảo sát áp dụng tại nhiều nước nhằm cải tiến phương pháp hiện tại chưa mang lại hiệu quả cao cho nhóm cũng như cho từng cá nhân. Các phương pháp nhóm đưa ra dựa trên nhiều nguồn khác nhau và chủ yếu gồm 3 phần: xác định mục tiêu, kĩ năng học tập nhóm và kĩ năng học tập cá nhân. Tại sao lại lựa chọn ba kĩ năng đó? Như chúng ta đã biết, mục tiêu có một vai trò vô cùng to lớn, nó giúp con người tạo ra một động lực mạnh mẽ để có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách tưởng chừng như vượt quá tầm tay con người. Những nhà bác học, những danh nhân nổi tiếng trên thế giới chính là những người biết đề ra cho mình một mục tiêu lâu dài một cách rõ ràng. Dẫu mọi sinh viên chúng ta đều biết điều đó nhưng tại sao lại có rất ít người có thể thành công? Lý do nằm ở chỗ chúng ta chưa biết cách xác định một mục tiêu rõ ràng, cụ thể cho riêng mình. Vì vậy, một lần nữa nhóm xin được nhắc đến vai trò của mục tiêu và trình bày các bước để chúng ta có thể xác định mục tiêu hiệu quả nhất. Sau khi đã có được một mục tiêu rõ ràng, thì việc có thể biến nó thành sự thật hay không phụ thuộc rất lớn vào cách bạn thực hiện nó. Trong học tập thì đó chính là các kĩ năng (như đọc sách, ghi nhớ, thuyết trình,…). Ở đây, nhóm đưa ra hai nhóm kĩ năng chính, đó là kĩ năng học tập cá nhân và kĩ năng hoạt động nhóm hiệu quả. Hai nhóm kĩ năng này có vai trò bổ sung cho nhau, tương tác với nhau nhằm giúp sinh viên phát huy được tối đa tiềm năng của mình, tận dụng được sức mạnh của tập thể để có thể giảm thiểu thời gian và công sức mà vẫn đạt được kết quả cao nhất. Nếu chỉ tập trung riêng lẻ vào một nhóm kĩ năng nào thì chúng ta sẽ làm giảm đi đáng kể hiệu quả học tập. Nhiều bạn sinh viên cho rằng, học đại học chủ yếu là tự học nên chúng ta chỉ cần tập trugng vào nhóm các kĩ năng cá nhân, không cần làm việc nhóm để tránh mất thời gian. Đặc biệt là các bạn học khá giỏi. Điều này có thể làm bạn đạt được điểm số cao nhưng sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều công sức hơn so với việc tham gia một nhóm học tập. Ngoài ra, việc hoạt động nhóm còn đem lại cho bạn niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Nhưng nếu chỉ tập trung vào việc hoạt động nhóm mà không quan tâm đến việc học tập cá nhân thì hoạt động nhóm chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Bởi vì, nhóm là nơi chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nếu mỗi thành viên không có ý thức tự hoàn thiện mình, phát huy điểm mạnh của mình thì cũng không thể đóng góp được gì cho nhóm. Như vậy ta thấy được mối quan hệ khăng khít của ba nhóm kĩ năng trên nhằm tạo ra một phương pháp học đại học hiệu quả nhất. 1.1.1. Phương pháp xác định mục tiêu 1.1.1.1. Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu? Đó là vì mục tiêu chính là động lực thúc đẩy chúng ta đến thành công. Mục tiêu có ba tác dụng chính sau: - Dẫn đường cho quyết định và hành động của chúng ta - Mục tiêu thúc đẩy chúng ta - Mục tiêu giúp giải phóng tiềm năng của chúng ta Khi không có mục tiêu, chúng ta không biết tập trung vào việc gì và có khuynh hướng làm những việc mà chúng ta quan tâm vào thời điểm đó. Chúng ta di chuyển khắp mọi hướng để rồi quay về lại đúng chỗ cũ thay vì tiến lên theo một hướng nhất định. Nói khác hơn chúng ta hành động theo đám đông, bạn bè. 1.1.1.2. Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào? Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm chúng ta cảm thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy ta thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động kiên trì. Sáu bước xác định mục tiêu hiệu quả - Viết ra những gì chúng ta muốn một cách cụ thể - Liệt kê tất cả các lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu - Lên kế hoạch hành động - Xác định thời hạn - Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu - Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc 1.1.2. Kĩ năng học tập nhóm Học nhóm, nghĩa là chúng ta không phải ngồi trên lớp với các thầy cô bộ môn thay phiên nhau dạy, cũng không phải ngồi ở nhà một thầy cô bộ môn nào đó để học mà chỉ có ta với nhữg người bạn. Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn bè thông qua quá trính trao đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, do đó có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Những ưu điểm của phương pháp học nhóm: - Góp phần xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ, đồng thời thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một “cộng đồng” bởi trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó yêu cầu phải giải quyết và để giải được cần sự cố gắng của mỗi cá nhân cùng với trí tuệ của cả tập thể. - Tăng khả năng hòa nhập, có thêm tinh thần học hỏi và biết lắng nghe người khác thông qua phần trình bày của bản thân và sự phản hồi của mọi người xung quanh. - Tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, mỗi người bổ sung một ý, từ đó sản phẩm của học tập sẽ giàu tính sáng tạo và mang tính tập thể. - Rèn luyện khả năng thuyết trình trước tập thể, kĩ năng giao tiếp và tính tự giác của mỗi cá nhân, khả năng làm cho người khác hiểu điều mình hiểu - đây là điểm yếu của đa số sinh viên chúng ta hiện nay. Những kĩ năng được rèn luyện trong khi làm việc nhóm là rất quan trọng cho môi trường làm việc mới sau này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. 1.1.2.1. Chức năng của nhóm a. Tạo môi trường làm việc thân thiện - Cải thiện hành vi giao tiếp: Thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, và tạo ra bầu không khí học tập, lao động sôi động hơn. Mọi người dần giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết các vấn đề lớn mà một người hoặc một nhóm người làm việc độc lập, riêng rẽ không thể hoàn thành được. - Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển: Sau quãng thời gian lao động và học tập, đặc biệt là những công việc lặp đi lặp lại, hoặc các vấn đề cần giải quyết quá phức tạp, áp lực công việc quá cao làm cho người thực hiện cảm thấy dễ chán nản, đơn điệu, [...]... bạn yêu thích sinh học trên toàn thành phố và lọt vào chung kết cuộc thi tìm hiểu về Phương pháp học đại học hiệu quả hiện nay Hình 7 – Nhóm 06CS – PRO tại Cuộc thi Vườn ươm Mendel 2009 Với phương pháp học điện tử (e-learning), mỗi thành viên trong nhóm đã biết cách khai thác và sư dụng thường xuyên nguồn thông tin đồ sộ này Mỗi khi làm bài tiểu luận hay seminar hay báo cáo thực tập nhóm chúng tôi thường... việc nhóm, kĩ năng học tập cá nhân và nắm vững kiến thức đồ sộ ở bậc đại học một cách chủ động Những phương pháp nêu trên chỉ là những phương pháp cơ bản mà một người học cần phải có để có thể học một cách chủ động ở bất kỳ chương trình học nào Thi t nghĩ, các phương pháp này cần được hướng dẫn sớm cho học sinh ngay từ cấp tiểu học một cách hợp lí theo trình độ, ví dụ như phương pháp đọc, đặt câu hỏi,... buổi học nhóm, cả nhóm đều hiểu bài và làm bài tập được ngay Tương tự như vậy đối với môn Sinh học đại cương, các thành viên khác (Lan Anh, Nhung, Thảo Hiền và Kim Phúc) cũng đã thể hiện được sự xuất sắc về kiến thức và đóng góp rất nhiều cho nhóm Nhờ giúp đỡ nhau cùng học tập như vậy nên chúng tôi hiểu bài rất nhanh và cần ít thời gian hơn cho việc ôn tập khi thi học kì Tuy nhiên, kết quả thi học kì... năng làm việc theo nhóm Ngày nay để học tập và làm việc hiệu quả, bạn không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân là đủ, bạn cần mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết bạn và lập nhóm để cùng nhau học tập hay làm việc, giải trí… Trong đó việc học rất cần một nhóm bạn bên cạnh bạn để cùng nhau san sẻ công việc (nhất là trong việc làm các đề tài, ôn thi .) và học tập tốt Để làm việc nhóm hiệu quả, bạn cần hiểu... nghiệm thực tiễn trong cách quản lý, lãnh đạo nhóm - Một số thành viên thời gian đầu hay bất đồng quan điểm do chưa quen với phương pháp làm việc nhóm, hoặc dưới sự giám sát của thành viên khác 2.3 Phương pháp học tập của nhóm 06CS- PRO Giai đoạn đầu tiên của khóa học (giai đoạn đại cương), chúng tôi xác định cần phải nắm vững những kiến thức cơ sở này để có thể tiếp cận tốt ở các học phần thuộc giai đoạn... Lúc bấy giờ, nhóm trưởng cảm thấy vô cùng có lỗi khi bản thân là nhóm trưởng như lại có kết quả học tập kém nhất nhóm Hiền nhớ lại: “Đã nhiều lần, mình có ý định bỏ cuộc, muốn từ chức Nhưng nghĩ lại, mình không muốn vấp ngã thêm lần nữa Mình muốn đứng dậy, muốn tiếp tục duy trì nhóm và quyết tâm tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho cả nhóm. ” Từ lần quyết tâm đó, Hiền ra sức hòa giải, động viên và... triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,Trung Quốc, 2 Phương pháp học đại học của nhóm 06CS- PRO 2.1 Giới thi u nhóm Đã từ lâu, không biết vì lý do gì, ngọn gió hay sợi dây vô hình nào đã gắn kết 7 đứa chúng tôi lại với nhau Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ với giảng đường đại học, chúng tôi nghĩ là phải hợp lại để tạo nên một thể đoàn kết và cùng nhau tiến bộ Có lẽ... học, học lực của các thành viên đã có sự tiến bộ Ở học kì I năm 2009-2010, có 6/7 thành viên đạt loại giỏi (Lan Anh, Thảo Hiền, Xuân Hương, Tấn Lâm, Hoàng Oanh, Thị Nhung) 3 Kết luận và đề nghị Qua một thời gian áp dụng và rèn luyện các phương pháp trên, nhóm chúng tôi nhận thấy không những kết quả học tập của mình cải thi n rõ rệt mà còn sử dụng một số phương pháp thành thạo như kĩ năng làm việc nhóm, ... Tuy nhiên, mỗi thành viên trong đội bóng là sức mạnh chung của cả nhóm, nếu thi u một thành viên thì cả đội bóng có nguy cơ suy yếu 1.1.2.2 Thành lập nhóm a Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau - Số lượng thành viên của mỗi nhóm trong khoảng 5 đến 8 thành viên, với số lượng này nhóm sẽ hoạt động đạt hiệu quả hơn - Nhóm hình thành trên sự cộng tác kết hợp của các sinh viên cùng... Trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên – ĐH Quốc Gia Tp HCM 4 Nguyễn Thành Hải, Bài giảng Phương Pháp Học Tập Suốt Đời”, Trung tâm Nghiên cứu Cải tiến Phương pháp Dạy và Học ĐH (Center for Educational Excellence – CEE), Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐH Quốc Gia TP HCM, 2009 5 Adam Khoo, Tôi tài giỏi - bạn cũng thế (bản dịch của Trần Đăng Khoa, Uông Xuân Vy), Nhà xuất bản Phụ nữ, 2007 6 Edward de Bono, Six Thinking Hats . Hình 3 – Bản đồ tư duy trong kinh doanh Bản đồ tư duy giúp bạn như thế nào? Bản đồ tư duy giúp bạn rất nhiều, rất nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một vài cách. Bản đồ tư duy giúp bạn: - Sáng. học đại học của nhóm 06CS-PRO 26 2.1. Giới thi u nhóm 26 2.2. Thành lập nhóm và phân chia công việc 26 2.1.1. Điểm mạnh 28 2.1.2. Điểm yếu 28 2.3. Phương pháp học tập của nhóm 06CS-PRO 28 2.4. Kết. CÁC HÌNH Hình 1 - Bản đồ tư duy về lợi ích của việc học và áp dụng thao tác…………15 Hình 2 - Bản đồ tư duy về sự tiếp nhận thông tin từ não bộ……………… 16 Hình 3 - Bản đồ tư duy trong kinh doanh………………………………………

Ngày đăng: 20/06/2015, 15:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • LỜI CÁM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • 1. Cơ sở lí luận phương pháp học ở bậc đại học

    • 1.1. Ba phương pháp học cơ bản cần có

      • 1.1.1. Phương pháp xác định mục tiêu

        • 1.1.1.1. Tại sao chúng ta phải xác định mục tiêu?

        • 1.1.1.2. Vậy ta xác định mục tiêu như thế nào?

        • 1.1.2. Kĩ năng học tập nhóm

          • 1.1.2.1. Chức năng của nhóm

            • a. Tạo môi trường làm việc thân thiện

            • b. Nâng cao trình độ của thành viên và hoạt động của nhóm

            • 1.1.2.2 Thành lập nhóm

              • a. Với những nhóm là nhóm học tập, nhóm được thành lập như sau

              • b. Sau khi đã tập hợp đủ số thành viên, nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng

              • 1.1.2.3. Cách làm việc theo nhóm

                • a. Xây dựng mục tiêu cho nhóm

                • b. Tiến hành họp nhóm

                • + Sử dụng kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy - chìa khóa giải quyết xung đột ý kiến

                • Kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy do tiến sĩ Edward de Bono đưa ra vào năm 1980, và được mô tả chi tiết trong cuốn Six Thinking Hats của Edward de Bono. Nguyên tắc của kỹ thuật này là hướng mọi người cùng tập trung vào vấn đề từ cùng một góc nhìn, để rồi sẽ triệt tiêu hoàn toàn các tranh cãi xuất phát từ các góc nhìn khác nhau. Khi áp dụng đúng kỹ thuật này chúng ta có thể [6]:

                • 1.1.3. Kĩ năng học tập cá nhân

                  • 1.1.3.1. Kĩ năng nghe giảng

                  • 1.1.3.2. Kĩ năng ghi chép

                  • 1.1.3.3. Luôn động não trong quá trình học

                  • 1.1.3.4. Kĩ năng đặt câu hỏi

                  • 1.1.3.5. Kĩ năng đọc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan