PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬPCHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU TRONG MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT

6 276 0
PHƯƠNG  PHÁP DẠY HỌC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬPCHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU TRONG MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬPCHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU TRONG MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT I/ Lý do chọn đề tài: Tất cả học sinh khối 2 đều học chung một chương trình, một bộ sách giáo khoa, đều đánh giá kết quả học tập của học sinh trên một chuẩn thống nhất về kiến thức và kỹ năng. Trong khi đó trình độ học sinh lại không đồng đều, có em nhanh nhẹn hiểu được lời giáo viên nói, tiếp thu bài tốt. Song cũng có một số em sức khỏe yếu, trí não chậm phát triển hơn so với các bạn cùng lứa tuổi nên việc tiếp thu bài còn rất hạn chế. Nếu người giáo viên không quan tâm đến vấn đề này thì chất lượng học tập của học sinh sẽ rất thấp dễ dẫn đến nguy cơ lưu ban. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và tìm ra “ những phương pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt để nâng cao chất lượng cho học sinh trung bình - yếu trong môn Toán và Tiếng Việt”. Từ đó giúp các em có thể nghe, thấy và hiểu một số câu, từ ngữ để giao tiếp với giáo viên và bạn bè trong quá trình học tập nhằm nâng cao chấp lượng cho các em. Đồng thời cũng để phát triển kỹ năng nghe nói và quan sát trong từng trường hợp cụ thể. II/Khảo sát thực trạng: 1.Thuận lợi: Trường có khá đầy đủ thiết bị dạy học. Phụ huynh học sinh cùng phối hợp đẩy mạnh hoạt động dạy - học trong nhà trường. Phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng tạo không khí học tập thoải mái. Lớp có trên 50% là học sinh khá, giỏi có thể giúp đỡ và kèm cặp thêm cho học sinh trung bình - yếu trong lúc hoạt động nhóm. 2.Khó khăn: - Đa số học sinh của lớp là con nông dân nên ngoài giờ học ở lớp các em ít ôn bài cũ, xem trước bài mới. Ít có điều kiện cùng bố mẹ đi tham quan để được tìm hiểu thêm về cuộc sống xung quanh, ít được giao tiếp nên cách nói năng, dùng từ của các em còn vụng, chưa hợp lý, nói, viết chưa tròn câu… Ví dụ: * Trong bài tập đọc “ Bạn của Nai Nhỏ” 1 Giáo viên hỏi: Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? Học sinh trả lời: Đi chơi cùng bạn. * Bài Luyện từ và câu tuần 8 Có câu: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chổ chấm( giơ,đuổi, chạy, nhe, luồn). Con mèo, con mèo Đuổi theo con chuột Giơ vuốt nhe nanh → Học sinh điền: Nhe vuốt giơ nanh ……. *Bài TLV Tuần 8. Bài tập 2. Trả lời câu hỏi b) Tình cảm của cô(hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào? Học sinh trả lời: Tình cảm của cô đối với học sinh như thế nào là rất thương yêu học sinh. - Với bộ môn toán đầu năm một số em hầu như quên hẳn bảng cộng trừ trong phạm vi 10 và không biết cách làm lời giải trong bài toán có lời văn. Ví dụ: Trong bài toán có câu hỏi: “ Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu quyển vở?” Học sinh làm lời giải: “ Số quyển vở cả hai bạn có bao nhiêu là” Với cách làm bài như trên đầu năm lớp tôi có đến 07 học sinh trung bình và 03 học sinh yếu có khả năng lưu ban. Một số khó khăn nữa mà tôi muốn nói đến đó là: + Bàn ghế học sinh chưa phù hợp cho việc hoạt động nhóm. + Trường học 10 buổi /tuần, giáo viên lại phải tham gia nhiều buổi tập huấn, học bồi dưỡng thường xuyên…nên thời gian dành cho việc soạn bài và làm thêm một số đồ dùng học tập nhỏ, lẻ để phục vụ tốt cho các tiết học còn hạn chế. III/ Nội dung và phương pháp tiến hành: 1. Phần chuẩn bị của giáo viên : Xác định loại bài từ đó chuẩn bị một số đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học như tranh ảnh, thẻ từ, bảng nhóm, phiếu học tập… 2. Các phương pháp : Ở đây tôi chỉ đưa ra một vài phương pháp minh họa cho một vài tiết dạy cụ thể. 2.1. Đối với phân môn tập đọc: - Phát triển kỹ năng nghe đọc. 2 + Khi học sinh đọc nối tiếp câu, đoạn: giáo viên chú ý gọi học sinh trung bình yếu đọc nhiều lần. + Với những từ ngữ mà các em đọc sai: giáo viên ghi bảng( ghi bằng phấn màu âm, vần sai ) và hướng dẫn học sinh phát âm lại cho đúng. + Khi đọc nhóm, giáo viên phân nhóm có học sinh khá - giỏi và trung bình - yếu, yêu cầu các em vừa chỉ vào từng chữ vừa nghe bạn đọc và khi các em đọc sai giáo viên yêu cầu học sinh khá giỏi chú ý sửa sai cho bạn. Như vậy sẽ giúp các em đọc bài lưu loát hơn. + Với những từ ngữ cần tìm hiểu: từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải sau bài học, từ phổ thông mà học sinh chưa quen giáo viên giải nghĩa chung cho cả lớp bằng nhiều hình thức: đặt câu, tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa hoặc dùng vật, tranh vẽ, mô hình…để giúp học sinh nắm nghĩa của từ. Với những từ còn lại nếu học sinh nào chưa hiểu giáo viên giải thích riêng cho em đó hoặc tạo điều kiện để học sinh khác giải thích giúp. - Rèn kỹ năng nói: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: trong qúa trình tìm hiểu bài giáo viên chú ý rèn cho học sinh cách trả lời câu hỏi diễn đạt bằng câu văn gọn rõ. Đối với câu hỏi dễ giáo viên gọi học sinh trung bình - yếu trả lời trước để động viên, khuyến khích các em. Đối với câu hỏi khó giáo viên có thể cho học sinh hoạt động nhóm để các em trao đổi tìm ra câu trả lời đúng hoặc gọi học sinh khá, giỏi trả lời trước rồi giáo viên sơ kết nhấn mạnh ý chính ghi bảng - gọi học sinh trung bình - yếu nhắc lại. Nếu em nào không trả lời được giáo viên đến cạnh em đó hướng dẫn em gạch bỏ những từ dùng để hỏi trong phần câu hỏi ở sách giáo khoa rồi hướng dẫn các em trả lời. 2.2. Đối với phân môn chính tả: Sau khi đọc và tìm hiểu nội dung đoạn viết, giáo viên cho học sinh tự tìm và gạch dưới những từ ngữ khó rồi đánh vần và viết lại vào bảng con. Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra một số từ ngữ mà học sinh dễ lẫn lộn để phân biệt nghĩa. Ví dụ: “nghĩ” các em hay viết thành “nghỉ”, “nghị” vậy giáo viên có thể giải nghĩa và ghi bảng: nghĩ: suy nghĩ, ngẫm nghĩ nghỉ: nghỉ mệt, nghỉ giải lao nghị: hội nghị,…. 2.3. Đối với phân môn Luyện từ và câu: Để rèn luyện kỹ năng dùng từ đúng khi dạy bài “ Từ ngữ về loài thú” tuần 24 Giáo viên cần có tranh phóng to, các thẻ từ chỉ đặc điểm 3 Bài tập 1: gọi học sinh đọc yêu cầu: Chọn cho mỗi con vật trong tranh một từ chỉ đúng đặc điểm của nó. - Giáo viên giải thích yêu cầu, sau đó chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 em. Trong nhóm phải có đủ 4 đối tượng học sinh giỏi - khá - trung bình - yếu. Các nhóm thảo luận khoảng 4-5 phút; giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng để các bạn nêu ý kiến trước, cuối cùng nhóm trưởng mới gút lại ý đúng → chuẩn bị lên trình bày. Khi trình bày gọi 2 em đại diện nhóm lên bảng: một em nêu con vật, em kia đính thẻ từ chỉ đúng đặc điểm con vật đó. Sau đó mời các nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ý đúng và gọi học sinh trung bình - yếu đọc lại đặc điểm của từng con vật, Ví dụ: Hổ dữ tợn; Cáo tinh ranh;… Khi được tai nghe, mắt thấy các em sẽ nhớ bài lâu hơn. Giáo viên dùng phương pháp tăng cường Tiếng Việt bằng thẻ từ và bằng lời nói của học sinh khá giỏi giúp học sinh trung bình-yếu mở rộng vốn từ về loài thú. Từ đó các em có thể vận dụng đặc điểm của các con vật để tả về loài vật khi làm Tập làm văn. 2.4.Rèn kỹ năng dùng từ đặt câu trong phân môn Tập làm văn. Dạy bài: Quan sát tranh- TLCH về biển ( tuần 25). Yêu cầu có tranh, ảnh về biển Câu b: Sóng biển như thế nào? Cũng như VD về Luyện từ - câu, sau khi đã trao đổi trong nhóm với bạn, gọi nhiều học sinh nêu những từ tả về sóng biển; giáo viên ghi bảng (phần ý) VD: cuồn cuộn, nhấp nhô,tung bọt trắng… Giáo viên có thể cung cấp thêm một số từ ngữ khác. Gọi học sinh dựa vào các từ ngữ đã tìm để nói một câu về sóng biển. Giáo viên khuyến khích học sinh nêu nhiều câu khác nhau. Ghi những câu chưa hoàn chỉnh lên bảng để học sinh nhận xét. Giáo viên sửa bằng phấn màu → gọi học sinh trung bình - yếu đọc lại. 2.5. Đối với môn toán: Đối với học sinh đầu năm lớp 2 mà không làm được toán cộng trừ trong phạm vi 10 giáo viên cho các em dùng que tính để tính. VD: để tính 4 + 3 = ? giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 4 que tính rồi lấy thêm 3 que tính, sau đó đếm cả 2 lần lấy xem được bao nhiêu que tính thì ghi kết quả vào phép tính, sau đó hướng dẫn học sinh tính bằng cách đếm thêm. Còn những học sinh không làm được lời giải trong bài toán có lời văn, đầu tiên giáo viên hướng dẫn các em xác định phần câu hỏi trong bài toán rồi gạch 4 dưới, Sau đó gạch bỏ đi chữ “hỏi” “ bao nhiêu” vậy phần còn lại là câu lời giải của bài toán, từ đứng sau chữ bao nhiêu là đơn vị của bài toán ( không áp đặt cho học sinh toàn lớp). Để học sinh nắm chắc tên gọi thành phần của phép tính và rèn kỹ năng tìm số bị chia; tôi thực hiện phương pháp dạy học như sau: Giáo viên chuẩn bị 6 tấm bìa đính lên bảng Yêu cầu các học sinh quan sát các tấm bìa nêu đề toán giải bằng một phép tính chia. Sau khi học sinh nêu đề giáo viên cho học sinh khác nhắc lại và yêu cầu học sinh nêu phép tính, giáo viên ghi bảng: 6 : 2 = 3 Gọi học sinh nêu tên gọi, thành phần của phép chia Giáo viên dùng thẻ từ đính lên bảng giúp học sinh trung bình yếu nhớ và nhắc lại. Dùng một tấm bìa cứng có ghi chữ [x] che số 6, yêu cầu học sinh dùng mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân để tìm ra [x]. Học sinh thảo luận nhóm( trong nhóm phải có học sinh khá - giỏi - trung bình - yếu để các em giúp đỡ nhau) → giáo viên dùng bảng nhóm để sửa bài - gọi học sinh nhắc lại, giáo viên ghi bảng → gợi ý để học sinh rút ra quy tắc, giáo viên ghi bảng nhiều học sinh nhắc lại. IV/ Kết quả thực hiện: Thực hiện phương pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt như trên tôi thấy việc tiếp thu bài của các em có nhiều chuyển biến, đặc biệt đối với các em học sinh trung bình - yếu. Với hình thức dạy học này tôi đã thông qua tổ và đã thống nhất thực hiện. Kết quả môn Tiếng việt + Toán cuối năm học sinh trung bình - yếu lớp tôi đã được nâng lên như sau: số học sinh trung bình chỉ còn…… học sinh, đạt tỷ lệ:………%, đã xóa đi số học sinh có khả năng lưu ban. V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến: Sau một năm, bản thân tôi và giáo viên tổ 2 trong trường đã giảng dạy theo phương pháp trên và đã đạt được hiệu quả thật khả quan. Nhưng muốn như thế đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài soạn, đồ dùng dạy học kỹ và tổ chức các hoạt động học của học sinh thật khoa học. Việc này đòi hỏi chúng ta phải có một thời gian thích đáng, đó cũng chính là mục tiêu cần đạt của sự đổi mới phương pháp trong dạy học Toán + Tiếng Việt. Tôi thiết nghĩ các phương pháp trên rất 5 số bị chia số chia thương phù hợp với tâm sinh lý học sinh tiểu học và có khả năng phổ biến đến các tổ khác trong trường./. 6 . TÀI MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬPCHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU TRONG MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT I/ Lý do chọn đề tài: Tất cả học sinh khối 2 đều học chung. nghĩ và tìm ra “ những phương pháp dạy học tăng cường Tiếng Việt để nâng cao chất lượng cho học sinh trung bình - yếu trong môn Toán và Tiếng Việt . Từ đó giúp các em có thể nghe, thấy và hiểu. hiện. Kết quả môn Tiếng việt + Toán cuối năm học sinh trung bình - yếu lớp tôi đã được nâng lên như sau: số học sinh trung bình chỉ còn…… học sinh, đạt tỷ lệ:………%, đã xóa đi số học sinh có khả

Ngày đăng: 20/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỀ TÀI

  • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬPCHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU TRONG MÔN TOÁN VÀ TIẾNG VIỆT

  • II/Khảo sát thực trạng:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan