tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH THÀNH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

19 612 2
tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH THÀNH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC TỈNH THÀNH CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Tác giả:TS Nguyễn Thị Tường Anh Nguyễn Hữu Tâm Tóm tắt Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi, là một mảng nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách thời gian gần đây Tuy nhiên, trên thực tế, những nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hầu hết chỉ tập trung vào giai đoạn trước năm 2007, trong khi thực tiễn hiện nay hết sức phức tạp và đòi hỏi những nghiên cứu mới, cập nhật gần hơn với tình hình hiện tại Bài báo trình bày 2 nội dung cơ bản liên quan đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn hiện nay Phần 1 nêu bật những nét chung của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, về xu hướng, việc phân bổ FDI theo vùng kinh tế, khu vực địa lý và theo nước đầu tư trong mối tương quan với các quốc gia trong khu vực và các thời kì khác nhau Phần 2 là nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến dòng FDI đổ vào các tỉnh, thành ở Việt Nam trên 2 giai đoạn nhỏ 2001-2007 và 2008-2010 nhằm chỉ ra những thay đổi trong quyết định về địa điểm đầu tư Ngoài ra, nhóm tác giả còn đi sâu phân tích giai đoạn thứ 2 để chỉ rõ hơn các nhân tố về nguồn lao động và điều kiện chính trị đã tác động đến dòng vốn FDI đổ vào các tỉnh như thế nào Nghiên cứu chỉ ra (1) dòng vốn FDI đang có sự chuyển dịch sang các khu vực có trình độ phát triển còn nhiều hạn chế như Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long, (2) lĩnh vực bất động sản thu hút khá nhiều FDI và có xu hướng tăng, (3) FDI vào lĩnh vực tài chính lại tiếp tục bị hạn chế và (4) chất lượng cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có tác động mạnh tới thu hút FDI trong khi trình độ lao động cao lại chưa có ý nghĩa rõ ràng trong giai đoạn 2008-2010 Nghiên cứu trong bài báo này sử dụng phương pháp ước lượng OLS với bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài và Bộ Công thương Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam 1 Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay Quá trình “Đổi mới” của nền kinh tế Việt Nam được bắt đầu từ 1986 với những cải cách quan trọng, mạnh mẽ và được thực hiện liên tục, bền bỉ trên lộ trình hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.Trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới trong nhiều năm trở lại đây là một trong những kết quả tích cực mà quá trình này mang lại Cùng với đó, những thành tựu về cải thiện mức sống của nhân dân cũng đã được ghi nhận Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình kể từ 2010 Những kết quả ấn tượng kể trên có đóng góp vô cùng to lớn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Viêt Nam kể từ 1988 cho đến nay Không chỉ là nhân tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế, FDI còn được coi là đã mang lại những ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động thông qua tác động tràn, những đóng góp đáng kể cho xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm 1.1 Xu hướng của FDI vào Việt Nam Năm 2008, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút nhiều nhất FDI trong khu vực với gần 10 tỉ đô laMỹ (USD), vượt qua Singapore Dù chỉ với lịch sử ngắn ngủi hơn 20 năm trong lĩnh vực thu hút FDI nhưng Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thu hút nhiều nhất trong khu vực với số vốn đăng ký không ngừng tăng Hình 1: Xu hướng FDI vào các nước Đông Nam Á Nguồn: Asean investment report 2011 Về xu hướng, giai đoạn 2000 đến 2006, dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vận động gần như cùng chiều với dòng vốn FDI đổ vào khu vực ASEANnói riêng và thế giới nói chung Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất Mỹ và liền đó là nợ công châu Âu là những nhân tố định hình dòng vốn FDI trên thế giới cũng như Việt Nam Tuy nhiên, tốc độ gia tăng của Việt Nam khá lớn trong giai đoạn này, cao hơn hẳn các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Indonexia 1.2 Phân bổ FDI theo nước đầu tư Các nhà đầu tư lớn ở Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực châu Á Tính đến hết năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 13.667 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54% Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 24.49 tỷ USD và gần khoảng 1000 dự án, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan Hoa Kì đứng vị trí thứ 7 với 568 dự án và 13.5 tỉ USD Xét riêng 8 tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 4.33 tỉ USD 1.3 Phân bổ FDI theo khu vực địa lý Nhìn chung, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam chủ yếu đến các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng, nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao, điều kiện tự nhiên thuận lợi và có 2 trung tâm kinh tế chính trị đầu não cả nước, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Tính đến hết 2011, Đông Nam Bộ chiếm 57% tổng số dự án, 49% số vốn đăng kí và 51% số vồn điều lệ của tất cả các dự án FDI vào Việt Nam Các con số tương ứng với Đồng Bằng Sông Hồng là 29%, 23% và 24% Kế đến là khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trung Du và Miền Núi Phía Bắc, khu vực Tây Nguyên chiếm tỉ lệ không đáng kể Mặc dù FDI chủ yếu ở các khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng nhưng nhìn vào giá trị FDI trong những năm gần đây có thể thấy khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và đặc biệt là Duyên Hải miền Trung và Nam Trung Bộ là những điểm đến mới của các nhà đầu tư Trong giai đoạn 1988-2000, Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chỉ chiếm gần 10% tổng lượng FDI, đến giai đoạn 2008-2010 con số này lên tới trên 36%, xếp thứ nhất cả nước trên khu vực Đông Nam Bộ với chỉ 32% Vốn FDI vào Đồng bằng Sông Hồng ngày càng giảm, ngược lại với xu hướng vào Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi phía Bắc cùng Tây Nguyên Có thể nói, những diễn biến phức tạp và đầy khó khăn trên thế giới và những thay đổi trong nước thời gian 2007 đến nay đã ảnh hưởng sâu sắc tới lựa chọn địa điểm đầu tư của các nhà đầu tư Hình 2: Phân bổ FDI theo vùng địa lý theo các giai đoạn Nguồn: GSO, 2012 1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế: Điểm khác biệt đáng lo ngại về dòng vốn FDI đổ vào các khu vực kinh tế của Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực là tỉ lệ FDI vào chế tạo giảm, vàodịch vụ thì thất thường, trong khi bất động sản lại có xu hướng tăng cao So với các quốc gia phát triển hơn trong khu vực, xu thế này trái ngược rõ rệt Ở các nước ASEAN phát triển hơn (không bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar), FDI vào khu vực chế tạo ổn định, có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây, trong khi đó khu vực bất động sản luôn duy trì ở mức thấp Với những cảnh báo từ khủng hoảng kinh tế châu Á 1997 và gần đây là khủng hoảng tài chính Mỹ, việc đầu tư nhiều vào bất động sản thay vì sản xuất là rất đáng lo ngại Bên cạnh đó, một chú ý là ngành tài chính Việt Nam không thu hút được lượng FDI đáng kể nào trong suốt 10 năm đã chỉ ra những rào cản mạnh mẽ từ phía chính phú đối với tự do thị trường Chính sự yếu kém về thị trường tài chính có thể là một vật cản cho thu hút FDI các ngành khác nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các tỉnh thành Việt Nam 2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài xoay quanh lí thuyết chiết trung về sản xuất quốc tế, mô hình OLI của John Dunning (1977) Học thuyết này kế thừa rất nhiều những ưu điểm của các học thuyết khác về FDI Dunning đã tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp: lợi thế về sở hữu, địa điểm và nội bộ hóa Cách tiếp cận này được biết đến dưới tên mô hình OLI Lợi thế về sở hữu của một doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà có ưu thế hơn hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận Các lợi thế về địa điểm bao gồm không chỉ các yếu tố nguồn lực, mà còn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội, như dung lượng và cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi trường văn hóa, pháp luật chính trị và thể chế Tiếp đến là lợi thế về nội bộ hóa sản xuất, được hiểu là việc một công ty thực hiện và kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất một sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến việc bán sản phẩm Từ nền tảng của lý thuyết Dunning, hàng loạt các nghiên cứu đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, vùng Các nghiên cứu hầu như tập trung vào tiềm năng thị trường, lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách chính phủ và tác động tích lũy Về tiềm năng thị trường, các biến được sử dụng phổ biến là dân số, tốc đô tăng dân số, GDP, GDP đầu người hay tốc độ tăng GDP Nguyen và HansRimbert (2002) dựa trên 2 mô hình hồi quy cho 61 quan sát và nhận thấy GDP và GDP đầu người tác động mạnh tới cả FDI đăng kí và FDI thực hiện cộng dồn tới 31/12/2000 của các tỉnh Tuy nhiên, tác động của GDP đầu người lại trái chiều nhau giữa mô hình của FDI thực hiện và FDI đăng kí, trong khi GDP của tỉnh ảnh hưởng thuận chiều với dòng vốn FDI Gần đây nhất là nghiên cứu của Bulent và Mehmet nghiên cứu FDI vào 62 tỉnh của Việt Nam giai đoạn 2006-2009 cho thấy tác động dương của GDP thực tế đầu người theo giá cơ sở 2005 tới dòng vốn FDI Nguyen và Nguyen (2007) thấy tác động dương tới FDI của tốc độ tăng GDP (đồng thuận với Mayer và Nguyen (2005), đối với FDI tích lũy đến 1999, nghiên cứu tác động của sự tạo cơ hội để tiếp cận nguồn lực khan hiếm của thể chế chính trị tỉnh và áp lực của doanh nghiệp nhà nước) trong khi GDP đầu người lại không có ý nghĩa thống kê đối với FDI mới và lũy kế từ 1988 tới 2006 Mayer và Nguyen (2005), nghiên cứu FDI tích lũy đến 1999, thấy dân số tác động dương ở hầu hết các mô hình Về lao động, nhân tố này được phân tích theo chất lượng lao động, đo bằng phần trăm công nhân có bằng cấp trên tổng số lao động (Nguyen và HansRimbert, (2002) tác động dương) hay số giảng viên đại học trên 1000 dân ( Mayer và Nguyen (2005), tác động dương), sự sẵn sàng của lao động, đo bằng dân số (Nguyen và Nguyen (2007), tác động dương với giá trị và số lượng đề án FDI tích lũy, số lượng đề án mới), chi phí lao động, đo bằng lương hàng tháng của lao động nhà nước do địa phương quản lý ( Le Viet Anh, (2004), tác động âm, nghiên cứu thời kì 1991-2001, nghiên cứu cấp vùng, Nguyen Phi Lan(2006) ), nghiên cứu 61 tỉnh từ 1996-2003, tác động âm, ), Mayer và Nguyen(2005), tác động không có ý nghĩa thống kê, nghiên cứu 61 tỉnh đến 1999) Về cơ sở hạ tầng, biến số được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nghiên cứu về FDI ở Việt Nam là số điện thoại hay số điện thoại trên 1000 dân, (Nguyen và Nguyen (2007), không thấy tác động, Le Viet Anh(2004), Nguyen Phi Lan(2006) tác động tích cực ở hầu hết các mô hình), nguồn điện được cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert (2002), tác động dương tới FDI thực hiện cộng dồn), độ dài đường nhựa ở tỉnh (Nguyen và Hans-Rimbert(2002), không có tác động), khối lượng hành khách vận chuyển địa phương (Mayer và Nguyen(2005), tác động dương trừ trường hợp FDI mới Ngoài ra, khu cụm công nghiệp cũng được sử dụng như một chỉ số cho cơ sở hạ tầng (Nguyen và Nguyen(2007), Nguyen và HansRimbert (2002) có tác động cùng chiều ở tất cả các mô hình) Ngoài ra, khoảng cách đến các trung tâm lớn cũng có thấy tác động âm đối với số đề án FDI cấp mới năm 2006, Malesky (2007) Về chính sách chính phủ, đây là nhân tố được đo lường bởi rất nhiều biến khác nhau Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây là chỉ số PCI, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, được Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam VCCI và Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì nghiên cứu giới thiệu Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng chỉ số này còn có nhiều khác biết Nguyen và Nguyen (2007) không thấy PCI 2006 tác động đáng kể đến giá trị FDI mới, FDI tích lũy Trong khi đó, nghiên cứu thời gian gần đây hơn, 2006-2009, Bulent và Mehmet lại cho thấy ảnh hưởng dương đáng kể của PCI thành phân về mức độ tham nhũng tới FDI vào các tỉnh Thống nhất với nghiên cứu này, Malesky(2007) phân tích 10 chỉ số thành phần của PCI và thấy ảnh hưởng mạnh của 1 số chỉ số thành phần như chính sách phát triển với khu vực tư nhân, minh bạch và tiếp cận đất đai tới đề án FDI cấp mới, tỉ lệ thực hiện và vốn bổ sung năm 2006,chỉ số PCI tổng hợp có trọng số cũng cho kết quả tương tự với cả tỉ lệ thực hiện cũng như vốn bổ sung Trước đó, Mayer và Nguyen (2005) đã phân tích ảnh hưởng của thể chế chính trị thông qua ảnh hưởng của việc cho phép tiếp cận các nguồn lực khan hiếm của chính quyền tỉnh đơi với nhà đầu tư, đo bằng tổng diện tích khu công nghiệp trong tỉnh theo báo cáo 1999 và tác động của doanh nghiệp nhà nước, đại diện bằng tỉ lệ giá trị sản xuất của doanh nghiệp nhà nước trên tổng giá trị sản xuất nội địa Kết quả cho thấy ảnh hưởng thuận chiều của sự cho phép tiếp cận nguồn lực tới nhà đầu tư đối với lựa chọn địa điểm và hình thức gia nhập của hãng.Trong khi áp lực doanh nghiệp nhà nước không có tác động đến địa điểm đầu tư Số khu công nghiệp, khu chế xuất cũng được sử dụng cho điều kiện chính trị Le Viet Anh(2004) sử dụng số khu công nghiệp khu chế xuất và cho thấy tác động dương ở hầu hết các mô hình Về tác động tích lũy, FDI cộng dồn tới trước năm nghiên cứu là biến được sử dụng rộng rãi Mayer và Nguyen(2005) sử dụng số đề án được cấp phép trước đó có tác động đáng kể đến FDI mới Malesky (2007) thấy điều tương tự xảy ra với tổng lượng vốn 2005 và vốn bổ sung năm 2006 của 64 tỉnh thành 2.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình phân tích như sau: FDI= f(Thị trường, Lao động, Cơ sở hạ tầng, Chính sách chính phủ, Tác động tích lũy) Trong đó, mỗi nhân tố nhóm nghiên cứu sử dụng một số chỉ số làm đại diện Cụ thể là: FDI: Sử dụng lượng giá trị FDI mới được cấp phép trong tỉnh và FDI thực hiện thời kì t-1 được lấy là FDI cộng dồn từ 1997 đến năm thứ t-1 Nhân tố thị trường: Sử dụng dân số bình quân của tỉnh (ds) và tốc độ tăng dân số so với năm trước đó Dân số tỉnh đông hay tốc độ tăng cao hứa hẹn thu hút nhiều vốn FDI hơn Ngoài ra, thay vì sử dụng GDP, nghiên cứu sử dụng thu nhập bình quân tháng của lao động nhà nước do địa phương quản lý (tnthang), đại diện cho sức mua thị trường, với kì vọng thu nhập tháng cao sẽ là tiềm năng cho sức tiêu thụ cao, do vậy kích thích dòng vốn FDI vào tỉnh Nhân tố lao động: Sử dụng số học sinh phổ thông trung học trên 1000 dân để đại diện cho nguồn lao động phổ thông (hsptds), kì vọng rằng nguồn lao đoojng dồi dào này sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn Ngoải ra, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp trên 1000 dân (dnbds) làm biến đại diện cho chất lượng lao động, tức là đội ngũ lao động đã có kinh nghiệm, tỉ lệ này càng cao thì tỉnh càng có cơ hội thu hút nhiều FDI hơn Ngoài ra chất lượng lao động tiềm năng, tương tự như Mayer và Nguyen(2005), nhóm nghiên cứu sử dụng số giảng viên các trường đại học cao đẳng trên 1000 dân, (gvcdhds) cùng với số sinh viên cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp trên 1000 dân (svcdhds) Nhân tố cơ sở hạ tầng: Sử dụng khối lượng hàng hóa vận chuyển đường bộ trên 1000 dân (hhvcbds), với kì vọng con số này càng lớn, chứng tỏ cơ sở hạ tầng càng tốt.Ngoài ra, khoảng cách đến sân bay cấp quốc gia gần nhất (disair) cũng được nhóm nghiên cứu sử dụng Khác với nhiều nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu không sử dụng biến điện thoại vì cho rằng bởi sự phát triển nhanh chóng của công nghệ viễn thông, điện thoại không còn là một chỉ số đo lường hiệu quả cơ sở hạ tầng nữa Nhân tố chính sách của chính phủ: Sử dụng biến dummy vùng kinh tế trọng điểm (vungkttd) số khu cụm công nghiệp (khucumcn) vì cho rằng cả 2 chính sách vĩ mô này đều nhằm mục tiêu hướng tới tạo thuận lợi cho nhà đầu tư Chỉ số PCI thành phần cũng được sử dụng Vì những khác biệt trong phương pháp đo lường PCI 2007 và 2009 nên nhóm nghiên cứu không sử dụng chỉ số tổng hợp, thay vào đó chúng tôi dùng chỉ số PCI về đào tạo lao động, một chỉ số đã được Malesky (2008) chứng minh có tác động mạnh tới tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng kí và vốn cấp mới năm 2006 Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng PAPI, chỉ số về Hiệu quả quản trị công và hành chính công cấp tỉnh, được đo lường bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES), ban Dân nguyện (Ủy ban thường vụ quốc hội), tạp chí Mặt trận (Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và UNDP Vì đối tượng cho báo cáo này là người dân nên chúng tôi không sử dụng chỉ số PAPI tổng hợp, thay vào đó, chúng tôi chỉ sử dụng Chỉ số về cung cấp dịch vụ công vì cho rằng nó sẽ đảm bảo tốt hơn để đo lường tác động của khu vực công Chỉ số này gồm an ninh trật tư, y tế công, giáo dục công và cơ sở hạ tầng cơ bản Giả thiết của chúng tôi đặt ra là các chỉ số này càng cao chứng tỏ môi trường đầu tư càng thuận lợi, qua đó tăng cường thu hút FDI Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chúng tôi lấy chỉ số Đào tạo lao động để đại diện cho những hỗ trợ của chính quyền địa phương, chỉ số này gồm 1 số thành phần như số trung tâm dạy nghề do địa phương quản lý, các trung tâm giới thiệu việc làm, chất lượng giáo dục do tỉnh cung cấp Cũng coi đất đai là một nhân tố quan trọng thể hiện những thiện chí chính trị với doanh nghiệp ngoài nhà nước như Mayer và Nguyen (2005), chúng tôi sử dụng biến số đánh giá của doanh nghiệp đối với rủi ro thu hồi đất (cao nhất là 1, thấp nhất là 5), biến số này càng cao chứng tỏ sự tin tưởng của doanh nghiệp vào hệ thống chính trị và kì vọng thời gian hoạt động lâu dài, ổn đinh Biến số lấy từ chỉ số PCI thành phần, phần tiếp cận đất đai Nhân tố tích lũy: Sử dụng FDI tính đến thời kì t-1 để phân tích tâm lí “bầy đàn” của các doanh nghiệp FDI Ngoài ra, nhóm nghiên cứu sử dụng số lượng doanh nghiệp trên 1000 dân (dnads), quy mô bình quân về lao động (dnba), về vốn (dnca), giá trị tài sản và đầu tư tài chính (dnda) và doanh thu bình quân của doanh nghiệp trên địa bàn (dnea) Hai giả thiết mà chúng tôi đặt ra là, số doanh nghiệp trước đó có quy mô càng lớn, giá trị tài sản cao, doanh thu tốt sẽ hoặc thu hút thêm nhiều doanh nghiệp FDI, hoặc sẽ ít thu hút do tâm lí e ngại cạnh tranh Chúng tôi thiên về giả thiết ban đầu hơn vì cho rằng thị trường Việt Nam mới nổi, vì thế sẽ rất tiềm năng cho các doanh nghiệp FDI đến và tận dụng lợi thế tích lũy Các số liệu được lấy từ Tổng cục thống kê, Cục xúc tiến đầu tư nước ngoài, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng Vì những thay đổi trong phân cấp hành chính (các tỉnh Cân Thơ, Lai Châu, Đắc Lắc và Hà Nội) nên chúng tôi chỉ bao trọn số liệu của 57 tỉnh thành trong cả nứớc có địa giới không thay đổi kể từ 20012010.Số liệu được lấy trễ 1 năm Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng OLS để kiểm định mô hình Để xem xét kĩ hơn những thay đổi sau năm 2007, chúng tôi tiến hành chia bộ số liệu ra thành 2 thời kì và chạy độc lập, 2001 đến 2007 và 20082010 để thấy được sự thay đổi trong tâm lí đầu tư giữa 2 giai đoạn dù liền kề nhau nhưng lại chứng kiến quá nhiều thay đổi mạnh mẽ Tiếp đến, nghiên cứu đi sâu phân tích tác động của 2 nhân tố cơ bản là giáo dục và điều kiện chính trị đối với FDI thời kì sau 2.3 Kết quả nghiên cứu a Sự chuyển biến tâm lý nhà đầu tư giữa 2 thời kì 2001-2007 và 2008-2010 Nếu như tác động tích lũy, vùng kinh tế trọng điểm và khoảng cách đến sân bay quốc gia, tác động tích lũy và lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp không có nhiều thay đổi thì các nhân tố còn lại lại thay đổi rất mạnh mẽ Bảng 1: Kết quả nghiên cứu định lượng giai đoạn 2001-2007 Giá trị FDI mới 1 thời kì 2001-2007 2 3 4 5 6 G 0.05** 0.05** 0.05** -0.045** 0.036*** 0.04*** Gds 129.7 Tnthang 338.79 -1401 274.4 -67.56 0.215* 0.22* 0.22* 0.18* 0.20* Hsptds -1.36 - -1.42 Dnbds 2.38* 2.60* 3.03* Hhvcbds 3.70 0.19 3.77 Disair -0.12 -0.10 -0.26 Vungkttd -5.11 2.46 TichluyFDIt-1 Dnads 100.0 0.11* -0.55 0.92*** 2.51** -1.4 -0.12 2.4* -0.15 -0.25 -0.107 -16.8 -7.51 0.28* 88.79 Dnba -0.308 Dnca 7.83* Dnda 10.8* Dnea 6.48* R2 56.38 56.06 51.18 69.37 51.89 56.74 *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Bảng 2: Kết quả nghiên cứu định lượng giai đoạn 2008-2010 Giá trị FDI mới thời kì 1 2008-2010 2 3 4 5 6 G 0.38 0.4*** 0.32 0.39 0.37 0.2 Gds 6188.18** 5661.7** 6389.9** 8594.28** 6588.4** 5747.4** Tnthang -0.63** -0.6* -0.44*** -0.49** -0.42*** -0.55** Hsptds 40.1** 34.6*** 42.1** 52.2** 41.8** 36.7*** Dnbds 2.7 3.07 5.8** 3.25 6.27* 3.6 Hhvcbds -85.3* -83.4* -113.6* -102.5* -107.7* -101.1* Disair -0.05 -0.24 -0.71 -0.08 -0.27 -0.302 Vungkttd -115.7 -87.6 382 -133.3 305.2 Tichluyvalue 0.1*** Dnads -69.87 Dnba Dnca Dnda 0.21 45.1* 72.3* Dnea R2 39.2* 32.5 33.25 16.41 30.98 16.5 19.3 Điểm giống nhau đầu tiên của cả 2 giai đoạn này là biến vùng kinh tế trọng điểm, đại diện cho điều kiện đặc biệt về chính trị không có ý nghĩa thống kê Vốn là một chiến lược được khởi xướng từ năm 1997-1998 và mở rộng vào năm 2003, với mục tiêu “Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng kinh tế”, tuy nhiên, thực tế thì vùng kinh tế trọng điểm vẫn chưa đạt được những kì vọng ban đầu của nó Trong suốt giai đoạn 2001-2010, yếu tố này không có ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các tỉnh Biến khoảng cách đến sân bay gần nhất cũng không có ý nghĩa trong tất cả các mô hình Điều này cho thấy, vấn đề vị trí địa lí so với các sân bay- với mục đích chuyên chở là không có tầm quan trọng với các nhà đầu tư Giống như nhiều nghiên cứu đi trước, nhân tố tích lũy đã được chứng minh trong nghiên cứu này là đóng vai trò quan trọng trong thu hút các nhà đầu tư Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã bóc tách được tương đối chi tiết ảnh hưởng của nhân tố này Các kết quả được rút ra là: · Các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn đầu tư tại những tỉnh có truyền thống trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, biến số FDI tích lũy có ý nghĩa thống kê mức cao ở hầu hết các mô hình · Địa bàn tỉnh tập trung doanh nghiệp lớn về quy mô lao động trung bình không ảnh hưởng tới thu hút FDI vào tỉnh trong cả 2 giai đoạn, ngược lại, những doanh nghiệp lớn về vốn luôn là nhân tố thực sự thu hút FDI trong suốt thời gian nghiên cứu · Các doanh nghiệp đi trước có tài sản cố định trung bình cao gây lòng tin cho các doanh nghiệp FDI và chứng tỏ tiềm năng hoạt động lâu dài là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến quyết định của nhà đầu tư · Tỉnh có các doanh nghiệp với doanh thu trung bình cao tạo sức hút cho các nhà đầu tư Có thể nói, sự tương đối thống nhất về kết quả định luợng của 2 thời kì này về nhân tố tích lũy cho thấy, các nhà đầu tư không hề có sự thay đổi tâm lý khi cân nhắc quyết định đầu tư trên khía cạnh xem xét sự hoạt động của các doanh nghiệp trước đó Về khác biệt, điểm chú ý đầu tiên là tốc độ gia tăng dân số Trong khi giai đoạn 2001-2007, tốc độ gia tăng dân số không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư thì giai đoạn sau, nó lại ảnh hưởng rất mạnh mẽ Điều này cho thấy tiềm năng thị trường của 1 tỉnh đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư với kì vọng đầu tư lâu dài Thứ 2 nữa là trong khi quy mô dân số là quan trong với gian đoạn 1 nhưng lại không có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay Điểm đối nghịch rất đáng chú ý là trong khi thu nhập tháng của nhân viên nhà nước, đại diện cho sức mua chung của thị trường, đầu tiên có ảnh hưởng cùng chiều đến dòng vốn FDI, thì giai đoạn sau lại ảnh hưởng ngược chiều, chứng tỏ 1 sự thay đổi lớn trong tâm lý đầu tư Như phần trên đã trình bày cơ cấu giá trị FDI có xu hướng dịch chuyển về vùng Duyên hải miền Trung vốn có nhiều khó khăn và giảm thiểu đầu tư tại khu vực Đông Nam Bộ cũng như Đồng bằng sông Hồng, những ảnh hưởng đối nghịch của thu nhập tháng trong kết quả nghiên cứu trên đã chứng tỏ cho thực tế này Lúc này thu nhập tháng không còn là nhân tố đo lường sức mua thị trường nữa, thay vào đó, nó là đại diện của chi phí lao động cao Tiếp tục ủng hộ cho lập luận trên, số lượng học sinh phổ thông trên 1000 dân, đo lường mức độ sẵn sàng của lao động phổ thông, từ không có ảnh hưởng giai đoạn 2001-2007 đến có ảnh phổ thông hưởng cùng chiều tới dòng vốn FDI cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm những nguồn lao động dồi dào, trẻ, giá rẻ Số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp đại diện cho chất lượng lao động có kinh nghiệm có ý nghĩa đáng kể ở giai đoạn đầu, giai đoạn sau chỉ có ý nghĩa ở 2 trong 6 mô hình Điều này cho thấy các nhà đầu tư không còn chú trọng tìm kiếm nguồn lao động có tay nghề nữa, thay vào đó, họ muốn xây dựng cơ sở sản xuất chủ yếu thuê mướn lao động phổ thông chưa qua đào tạo Một kết luận khác chúng tôi đề cập là biến trung bình hàng hóa vận chuyển bộ trên 1000 dân, đại diện cho cơ sở hạ tầng Trong khi giai đoạn 2001-2007, chỉ số này không có ý nghĩa thống kê, thì giai đoạn sau, 2008-2010, nó lại có tác động ngược chiều, cho thấy cơ sở hạ tầng tốt lại tác động ngược chiều đến dòng vốn FDI Theo quan điểm chúng tôi, điều này chỉ đơn giản phản ánh các nhà đầu tư đã quay sang các tỉnh có điều kiện khó khăn hơn, những thị trường mới, có thể nhằm đến nguồn lao động hơn là cơ sở hạ tầng Thực tế phân tích cơ cấu đầu tư dịch chuyển sang khu vực Duyên hải Nam trung bộ ở phần đầu đã chứng minh cho lập luận trên đây của nghiên cứu b Ảnh hưởng của nguồn lao động chất lượng cao tiềm năng và điều kiện chính trị đến thu hút FDI vào các tỉnh giai đoạn hiện nay Kết quả nghiên cứu tác động của điều kiện chính trị chưa được làm sáng tỏ trong phân tích cả giai đoạn dài 2001-2010, vì những hạn chế về số liệu nên chúng tôi chỉ có thể phân tích sâu yếu tố này trong giai đoạn 2008-2010 Nếu như chính sách về vùng kinh tế trọng điểm không có ý nghĩa lớn thì chính sách về xây dựng khu, cụm công nghiệp lại đóng vai trò quan trọng Điều này cho thấy thời kì 2008-2010, các nhà đầu tư vẫn còn tiếp tục chú ý nhiều tới những khu cụm công nghiệp nữa trong quyết định đầu tư của họ Bảng 3, 4: Kết quả nghiên cứu định lượng với điều kiện chính trị Giá trị FDI 1 mới 2 Disair 2.07 3 4 5 6 7 8 1.63 1.43 Gds 10802.67 7046.1** 8061.4* 9810.7* 10021.12 11152.0 13659* 13245** ** * * * ** 3* * Tnthang -0.5** -0.63** -0.5** Hsptds 28.92 36.6** 36.6*** 25.9 Hhvcbds -70.06* -76.3** -78.9* -66.38* -81.71** -82.9* Tichluyval ue -0.49** -0.37 0.13** 0.14* 35.7*** -0.39 -0.25 -0.37 37.7** 46.7* 37.4** 0.15* Dnads Dnba Dnca 45.4* 44.2* 45.9* -84.5* -74.7* Dnda Dnea 40.91* 40.5* PCI8 PAPI6 221.9** R2 65.4** 27.73 Giá trị 9 FDI mới 54.4*** 28.69 17.13 666.23** * 10 11 17.39 12 17.91 13 Disair Gds 11010.9 13815.0 11511 8416.9* 5714.33 4* 5* ** * Tnthang -0.46** -0.36 -0.38 Hsptds 49.7* 39.8** 32.3*** 34** 27.91 Hhvcbds -98.7* -82.3* -78* 47.74*** -0.6** -0.16 -81.5* Tichluyval ue Dnads Dnba Dnca 190.4** * 643.7** * 581.94*** Khucumcn 195.5** 0.1721** * 66.8* 28.03 25.97 26.24 Dnda Dnea 71.78* 37.03* 39.22* 214.4* * PCI8 PAPI6 603.9*** Khucumcn 59.9*** 61.3** Ruirodat R2 434.52** 26.36 25.76 27.32 27.5 19.03 Nghiên cứu tiến hành phân tích sự sẵn sàng của các tỉnh trong hỗ trợ đào tạo nguồn lao động (PCI8) làm biến đo lường hỗ trợ về chính sách Kết quả cho thấy các tỉnh với hỗ trợ về lao động cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho dòng vốn FDI đổ vào tỉnh mình Cung ứng dịch vụ công PAPI5 cũng cho kết quả tương tự và có ý nghĩa thống kê, cho thấy những sản phẩm công cộng có vai trò lớn đối với thu hút FDI Ngoài ra, tương tự như kết luận của Mayer và Nguyen(2005), chính sách về đất đai cũng có tác động đáng kể Như vậy, có thể nói rằng, những tác động của điều kiện chính trị lên dòng vốn FDI được thể hiện qua rất nhiều mặt khác nhau và đều rất mạnh mẽ Chúng tôi phân tích ảnh hưởng của chất luợng nguồn nhân lực tiềm năng, nguồn nhân lực cao tới quyết định đầu tư Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đại diện cho nguồn nhân lực chất lượng cao như số sinh viên cao đẳng, đại học, trung cấp, số giảng viên cao đẳng, đại học hay tỉ lệ của các nhân tố này trên 1000 dân đều không có ý nghĩa thống kê cao Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng đối với nguồn lao động chất lượng cao tiềm năng là nhỏ, các doanh nghiệp FDI muốn hướng tới lực lượng lao động sơ cấp nhiều hơn Bảng 5: Kết quả nghiên cứu định lượng với chất lượng nguồn lao động Giá trị FDI mới 1 2 3 4 Gds 10080** 9690.9** 10107.72** 9891.61** Tnthang -0.38 -0.37 -0.38*** -0.37 Hsptds 35.7** 35.9** 35.84** 35.96*** Hhvcbds -82.46** -76.2** -80.9** -78.7** Tichluyvalue 0.13** 0.15* 0.12** 0.15* PCI8 207.8** 232.8** 200.2* 230.2** Gvcddh 0.086 Gvcddhds -94 Svcddh 0.003 Svcddhds R2 -2.02 18.62 18.01 19.17 17.96 Kết luận Nghiên cứu đã chỉ ra những đặc thù cơ bản nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay Lượng vốn FDI tăng mạnh so với các nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nguồn vốn này lại tập trung quá nhiều vào lĩnh vực bất động sản Nghiên cứu cũng chỉ ra những thay đổi rõ rệt trong chuyển dịch xu hướng đầu tư từ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng tới khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây Nhận ra xu hướng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các vùng phát huy thế mạnh của mình, cải thiện điểm yếu và có những kế hoạch lâu dài, tổng thể Phần phân tích định lượng đã chỉ ra những thay đổi trong quyết định lựa chọn đầu tư, tiến tới những thị trường mới, tốc độ tăng dân số cao, nguồn lao động rẻ, và sẵn sàng chấp nhận những hạn chế về cơ sở hạ tầng Ngoài ra, việc hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn luôn là nhân tố quan trọng Chính sách chính phủ, mà cụ thể là chính sách đất đai, cung ứng dịch vụ công và hỗ trợ đào tạo lao dộng là những nhân tố cho thấy ảnh hưởng mạnh đến FDI Qua đây, nghiên cứu cổ vũ mạnh mẽ cho quá trình cải thiện và trong sạch hóa bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Dunning, J H (1977) Trade, location of economic activity and the MNE: a search for an eclectic approach In B Ohlin, P Hesselborn, P M.Wijkman (Eds.), The international allocation of economic activity:proceedings of a Nobel Symposium held at Stockholm, pp.395-418, London: The Macmillan Press Ltd 2 Hans-Rimbert Hemmer, Nguyen thi Phuong Hoa(2002), Contribution of Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the 1990s, Univ Giessen, Fachbereich Wirtschaftswiss 3 Nguyen, Ngoc Anh & Nguyen, Thang, (2007),Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces,MPRA Paper 1921, University Library of Munich, Germany 4 Malesky, E (2007), ‘Provincial Governance and Foreign Direct Investment in Vietnam’, 20 Years of Foreign Investment: Reviewing and Looking Forward (1987–2007), Knowledge Publishing House Chi tiết xin liên hệ Ban Tạp chí để có bản mềm Website: http://tapchiktdn.ftu.edu.vn Email: tapchi@ftu.edu.vn CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỀ XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHẦN MÈM SPSS TẠI HÀ NỘI ( diễn ra hàng tháng) ... từ phía phú tự thị trường Chính yếu thị trường tài vật cản cho thu hút FDI ngành khác nói riêng tăng trưởng kinh tế nói chung 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước tỉnh thành. .. tỉnh thành Việt Nam 2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu Hầu hết nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi xoay quanh lí thuyết chiết trung sản xuất quốc tế, mơ hình... nhà đầu tư Giống nhiều nghiên cứu trước, nhân tố tích lũy chứng minh nghiên cứu đóng vai trị quan trọng thu hút nhà đầu tư Trong nghiên cứu này, chúng tơi bóc tách tương đối chi tiết ảnh hưởng nhân

Ngày đăng: 19/06/2015, 16:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan