Giá trị hấp thụ các bon của rừng phòng hộ chắn sóng tại Kiên Giang và Cà Mau

8 337 1
Giá trị hấp thụ các bon của rừng phòng hộ chắn sóng tại Kiên Giang và Cà Mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Giá trị hấp thụ các bon của rừng phòng hộ chắn sóng tại Kiên Giang và Cà Mau Vũ Tấn Phương 1 và Nguyễn Viết Xuân 2 Tóm tắt Nghiên cứu tiến hành xác định sinh khối, trữ lượng các bon và giá trị hấp thụ các bon của 3 loại rừng phòng hộ chắn sóng: rừng trồng đước (Rhizophora apiculata), rừng trồng mắm đen (Avicennia officinalis) và rừng mắm trắng tự nhiên (Avicennia alba) tại huyện An Biên và An Minh tỉnh Kiên Giang; huyện Ngọc Hiển và Phú Tân tỉnh Cà Mau. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình 500 m 2 và chặt hạ cây tiêu chuẩn theo các cấp tuổi, cấp kính khác nhau được sử dụng để đo đếm sinh khối tươi. Phân tích sinh khối khô được thực hiện theo phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 105 O C và phân tích hàm lượng các bon trong sinh khối bằng máy TOC/TN HT 1300. Kết quả cho thấy sinh khối trung bình trên mặt đất của các loại rừng khác nhau có sự khác biệt đáng kể. Rừng trồng đước 16 tuổi là 80,10 tấn/ha, rừng trồng mắm đen là 109,81 tấn/ha và rừng mắm trắng tự nhiên là 232,6 tấn/ha. Khả năng hấp thụ các bon trung bình của rừng trồng đước, mắm đen và mắm trắng tự nhiên lần lượt là 136,6 tấn CO 2 /ha, 511,6 tấn CO 2 /ha và 198,7 tấn CO 2 /ha. Giá trị hấp thụ các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng. Giá trị hấp thụ các bon bình quân của rừng trồng đước là 3,3 triệu đồng/ha/năm; của rừng trồng mắm đen là 10 triệu đồng/ha/năm và rừng mắm trắng tự nhiên là 32,7 triệu đồng/ha. Như vậy, so với các giá trị hiện tại khác mà người trồng rừng có thể thu được thì giá trị hấp thụ các bon của rừng ngập mặn của 3 loại rừng nghiên cứu là khá cao. Đây cũng là giá trị to lớn của rừng trong việc giảm nhẹ khí CO 2 trong khí quyển bên cạnh các giá trị môi trường khác như phòng hộ ven biển và các giá trị sử dụng trực tiếp khác. Từ khoá: rừng ngập mặn; hấp thụ các bon, sinh khối, Kiên Giang, Cà Mau 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, các nghiên cứu về vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường, cung cấp các giá trị sử dụng trực tiếp như gỗ, củi và các lâm sản ngoài gỗ, vv, đã và đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong các giá trị của rừng thì khả năng hấp thụ các bon của rừng đ óng vai trò vô cùng quan trọng trong việc loại bỏ khí nhà kính và do đó góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu. Giá trị hấp thụ các bon của rừng có thể được thương mại hóa theo các cơ chế khác nhau như chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) và giảm phát thải do Phá rừng và Suy thoái rừng ở các nước nhiệt đới (REDD). Ở Việt Nam, các nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng mộ t số loài cây như Thông, Bạch đàn, Keo, vv, và một số trạng thái rừng tự nhiên đã được nghiên cứu và có thể áp dụng vào các cơ chế nói trên nhằm đạt hai mục tiêu là bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người dân tham gia vào công tác bảo vệ rừng. Mặc dù được biết đến rộng rãi nhờ hàng loạt các dịch vụ sinh thái như cung cấp nguồn lợi thủy sản, phòng hộ ven biển, hạn chế sóng thầ n, tuy nhiên một giá trị vô cùng quan trọng khác của rừng ngập mặn là khả năng tích lũy các bon của rừng ngập mặn vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam. Cho đến nay, mới chỉ có một nghiên cứu về sinh khối và trữ lượng các bon của rừng ngập mặn do Nick Wilson bước đầu được thực hiện ở Kiên Giang năm 2010). Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tr ữ lượng sinh khối trung bình của rừng ngập mặn ở Kiên Giang vào khoảng 123,8 tấn/ha so với giá trị trung bình trong nghiên cứu của Alongi (2009) là 247 tấn/ha. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả này chưa xác định được giá trị hấp thụ các bon của rừng ngập mặn. Nghiên cứu này tập trung xác định sinh khối, trữ lượng và giá trị hấp thụ các bon của một số loại rừng phòng hộ chắn sóng ở hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Đây là hai tỉnh có diệ n tích 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng 2 rừng ngập mặn khá lớn, khoảng 52.923 ha ở Cà Mau và 3.847 ha ơở Kiên Giang. Các kết quả nghiên cứu này cung cấp cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường như PES và REDD. Đây là các xu hướng phù hợp cho việc quản lý và bảo vệ rừng hiện nay nhằm cải thiện sinh kế của cộng động địa phương và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí h ậu, góp phần phát triển kinh tế xã hội. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng rừng phòng hộ chắn sóng (hay rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng) ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Tại huyện An Biên và An Minh tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu thực hiện ở rừng trồng mắm đen và tại huỵên Ngọc Hiển và Phú Tân tỉnh Cà Mau, nghiên cứu được thực hiện với đối tượng rừng tr ồng đước thuần loài và rừng mắm trắng tự nhiên. Thu thập số liệu tại hiện trường thông qua phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn điển hình. Ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 500 m 2 (20 x 25 m) được thiết lập để đo đếm toàn bộ đường kính và chiều cao các cây trong ô. Với rừng Mắm đen, số ô tiêu chuẩn đo đếm là 18 ô; rừng Đước, số ô tiêu chuẩn đo đếm là 24 ô và rừng Mắm trắng số ô đo đếm là 20 ô. Trong các ô tiêu chuẩn, tiến hành lựa chọn cây trung bình để chặt hạ và đo đếm sinh khối tươi trên mặt đất. Đối với rừng Mắm tự nhiên, việc xác đị nh sinh khối được thực hiện bằng cách chặt hạ 3-5 cây theo cấp kính (2, 4, 6, 8, 10, 12 cm). Với rừng trồng, tiến hành chặt hạ 3-5 cây trung bình theo tuổi (cấp tuổi 3, 7, 13, 16). Sau khi chặt hạ, tách các bộ phận thân, cành, lá và cân để xác định sinh khối tươi. Tổng số cây chặt hạ cho rừng Mắm trắng là 24, cho rừng Đước là 38 và cho rừng Mắm đen là 18. Sau khi xác định sinh khối tươi của từng bộ phận thân, cành, lá tiến hành lấy mẫu phân tích sinh khố i khô. Các mẫu được lấy theo phương pháp lặp 3 lần. Mẫu thân và cành có trọng lượng từ 0,5 – 1,0 kg và mẫu lá có trọng lượng từ 0,2 – 0,5 kg. Các mẫu được đánh số và gắn ký hiệu. Phân tích sinh khối khô và hàm lượng các bon được tiến hành tại phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Phân tích sinh khối khô được tiến hành theo phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 105 O C trong 72 giờ. Hàm lượng các bon trong sinh khối được phân tích bằng máy TOC/TN analyzer HT 1300. Tính toán sinh khối khô như sau: SF W SDW TFWTDW  (2.1) Trong đó: TDW là tổng khối lượng khô; TFW là tổng khối lượng tươi; SDW là khối lượng khô tuyệt đối của mẫu và SFW là khối lượng tươi của mẫu phân tích cho từng bộ phận tương ứng; Trữ lượng các bon trong từng bể sinh khối sẽ được tính dựa trên sinh khối khô của mỗi bể chứa và hàm lượng các bon. Công thức chung tính toán trữ lượng các bon trong sinh khối như sau: CFiTDWiCSi *  (2.2) Trong đó: CSi là trữ lượng các bon của bộ phận i, tính theo kg; TDWi là tổng khối lượng khô của bộ phận i, tính theo kg; và CFi là hàm lượng các bon trong sinh khối của bộ phận i, tính theo %. Giá trị hấp thụ các bon của rừng được xác định bằng phương pháp giá thị trường dựa trên giá bán tín chỉ các bon ở thời điểm nghiên cứu trong lâm nghiệp. Giá trị hấp thụ các của rừng được xác định bằng công thứ c: PcMcVc *  (2.3) Trong đó, Vc là giá trị hấp thụ các bon của rừng, tính bằng đồng/ha hoặc đồng/ha/năm; Mc là trữ lượng CO 2 tương đương của rừng, tính bằng tấn CO 2 /ha hoặc tấn CO 2 /ha/năm và Pc là giá 3 bán tín chỉ các bon ở thời điểm hiện tại, tính bằng đồng/tấn CO 2 . Giá tín chỉ cacbon trung bình trên thế giới do tổ chức Societe Generale dự báo vào khoảng 8,23 USD/tấn được sử dụng để tính toán giá trị Vc trong nghiên cứu này. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Sinh khối của một số loại rừng rừng phòng hộ chắn sóng Để xác định sinh khối của rừng, các phân tích về tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi được tiến hành. Kết quả phân tích sinh khối cho 270 mẫu của các bộ ph ận thân, cành, lá, rễ của rừng Đước; 160 mẫu của rừng Mắm trắng và 114 mẫu. Kết quả phân tích xác định tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi của 3 loại rừng nghiên cứu nêu tại Bảng 1. Bảng 1. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi theo các bộ phận Bộ phận Đước Mắm trắng Mắm đen N TB ( % ) SD ( % ) N TB ( % ) SD ( % ) N TB ( % ) SD ( % ) Thân 54 65,01 8,13 40 53,92 1,70 38 50,62 3,24 Cành 54 49,74 5,87 40 51,27 2,64 38 52,10 1,81 Lá 54 34,07 6,73 40 31,59 3,69 38 32,59 3,05 Rễ 54 39,98 6,56 40 46,12 4,08 na na na Kết quả cho thấy đối với rừng Đước, tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi có sự khác biệt rõ rệt giữa các bộ phận thân, cành, lá và rễ. Tỷ lệ sinh khối khô của thân là 65,01±8,13%; của cành là 49,74±5,87%; của lá là 34,07±6,73%; của rễ là 39,98±6,56%. Đối với rừng Mắm trắng tỷ lệ sinh khối khô của các bộ phận thân, cành, lá và rễ lần lượt là 53,92±1,70%, 51,27±2,64%, 31,59±3,69% và 46,12±4,08%. Với rừng mắm đen tỷ lệ sinh kh ối khô của thân là 50,62±3,24%; của cành là 52,10±1,81% và của lá là 32,59±3,05%. Xét tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi cho cả 3 loại rừng ngập mặn nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh khối khô của thân biến động từ 50,62 – 65,01%, của cành từ 49,74 – 52,10%; của lá từ 31,59- 34,07% và của rễ từ 39,98 – 46,12%. Trên cơ sở xác định tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi và kết quả đo đếm mật độ của rừ ng theo các cấp kính, sinh khối của các loại rừng nghiên cứu được tính toán và ước tính như ở Bảng 2. Bảng 2. Sinh khối và tăng trưởng sinh khối trên mặt đất Loại rừng Tuổi D 1.3 (cm) H vn (m) Mật độ (cây/ha) Sinh khối khô (tấn/ha) Tăng trưởng sinh khối (tấn/ha/năm) Rừng trồng Đước 3 3,50 1,08 4.300 6,55 2,18 7 3,51 6,26 4.150 26,18 3,74 13 7,35 11,23 4.016 104,71 8,05 16 8,94 12,40 3.766 174,01 10,87 Sinh khối khô trung bình 80,10±14,28 Rừng Mắm trắng tự na 7,0 9,44 2.790 60,38 na na 10,0 11,00 2.770 82,82 na na 13,0 12,16 2.660 119,06 na 4 nhiên na 16,0 13,24 2.540 182,76 na Sinh khối khô trung bình 109,81±10,71 Rừng trồng Mắm đen 6 5,19 5,52 4.800 154,25 25,72 10 8,25 10,01 3.900 262,63 26,26 Sinh khối khô trung bình 232,55±63,59 Kết quả ở bảng 2 cho thấy, sinh khối khô trên mặt đất của rừng trồng đước có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng và tuổi của cây. Trữ lượng sinh khối tăng dần theo tuổi. Tại tuổi 3 sinh khối của rừng trồng Đước mật độ 4.300 cây/ha có sinh khối khô là 6,55 tấn/ha; ở tuổi 16 với mật độ 3.766 cây/ha, rừng Đước có sinh khối là 174,01 tấn/ha. Trữ lượng sinh khối trên mặt đất bình quân cho rừng Đước là khoảng 80,10±14,28 tấn khô/ha. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về sinh khối của rừng đước tại Cà Mau ở tuổi 5-10 của Đặng Trung Tấn (2002). Với rừng mắm trắng tự nhiên ở huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau, kết quả nghiên cứu cho thấy rừng có mật độ khá đồng nhất, khoảng từ 2.540 - 2.790 cây/ha và trữ lượng sinh khối khô trên mặt đất có sự khác biệt đáng kể theo cấp kính bình quân của rừng. Rừng có đường kính ngang ngực trung bình là 7 cm có trữ lượng sinh khối thấp nhất (khoảng 60,38 tấn/ha, trong khí đó rừng có đường kính ngang ngực là 16 cm có trữ lượng sinh khối lớn nhất (khoảng 182,76 tấn/ha. Trữ lượng sinh khối trung bình trên mặt đất của rừng Mắm trắng tự nhiên là 109,8±10,7 tấn/ha. Kết quả này thấp hơn một chút so với giá trị trữ lượng sinh khối trung bình do Nick Wilson và cộng sự công bố năm 2010 đối với rừng ngập mặn nói chung ở tỉnh Kiên Giang. Đối với rừng trồng mắm đen tại Kiên Giang, sinh khối trên mặt đất của rừng mắm đen ở tuổi 6 và 10 lần lượt là 154,25 và 262,63 tấn/ha. Sinh khối trên mặt đất trung bình của rừng mắm đen là 232,55±63,59 tấn/ha. Xét về tăng trưởng sinh khối cho thấy đối với rừng trồng đước ở các tuổi non (dưới 7 tuổi) thì tăng trưởng khá chậm. Tăng trưởng sinh khối chỉ đạt khoảng 2-3 tấn khô/ha/năm. Tuy nhiên trong giai đoạn tuổi 8 – 16, tăng trưởng sinh khối khá nhanh, đạt từ 8 – 10,8 tấn khô/ha/năm. Tuy nhiên với rừng trồng mắm đen, tăng trưởng sinh khối khá cao, từ 25 – 26 tấn/ha/năm. Có thể nhận thấy trữ lượng sinh khối và tăng trưởng sinh khối của rừng mắm đen là khá cao so với các loài khác mà đề tài tiến hành nghiên cứu, điều này có thể do mật độ cây của rừng mắm đen cao và địa hình khu vực điều tra hàng năm được bồi đắp một lượng phù xa lớn. So với kết quả nghiên cứu của Nick Wilson và cộng sự (2010) sinh khối trên mặt đất của rừng mắm đen cao hơn khoảng 154 tấn/ha, điều này cho thấy tổ thành loài cây, điều kiện hình thành rừng ảnh hưởng lớn tới trữ lượng sinh khối của rừng ngập mặn. Sinh khối của rừng trồng mắm đen thuần loài cao hơn hẳn so với sinh khối trung bình của các loài rừng ngập mặn nói chung và sinh trưởng trong tự nhiên. Tuy nhiên, so với các kết quả nghiên cứu về sinh khối của rừng ngập mặn trên thế giới cho thấy, tại một số nước vùng Đông Nam Á, sinh khối trên mặt đất của một số loại rừng ngập mặn có thể lớn hơn 600 tấn/ha, tuy nhiên sinh khối của rừng ngập mặn thường dao động trong khoảng từ 150 – 350 tấn/ha đối với các rừng ngập mặn nhiệt đới còn tốt (Alongi, 2009). 3.2. Trữ lượng các bon của các loại rừng phòng hộ chắn sóng Trữ lượng các bon của rừng được xác định dựa trên sinh khối của rừng và hàm lượng các bon trong sinh khối. Hàm lượng các bon trong sinh khối các bộ phận dao động trong khoảng 46 – 52,5%, giữa các cấp tuổi khác nhau của các loài khác nhau không có sự khác biệt nhiều về hàm lượng cacbon trong sinh khối. Hàm lượng các bon trong sinh khối của các mẫu phân tích đều phù hợp với hàm lượng các bon trong sinh khối do quốc tế công bố (FAO 2010, IPCC 2003). Đố i với loài Mắm đen, do không lấy được mẫu sinh khối rễ để phân tích hàm lượng cacbon nên nhóm nghiên cứu đã sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối trên mặt đất sang sinh khối rễ (R = 0.2). Hệ số mặc định 0.5 do IPCC đề xuất được sử dụng để chuyển đổi sinh khối 5 rễ sang trữ lượng cacbon. Kết quả chi tiết về hàm lượng các bon trong sinh khối theo các bộ phận của các loài cây nghiên cứu được trình bày ở bảng 3. Bảng 3. Hàm lượng các bon trong sinh khối của các loài cây ngập mặn Bộ phận Đước Mắm trắng Mắm đen N TB (%) SD (%) N TB (%) SD (%) N TB (%) SD (%) Thân 54 49,92 3,83 40 49,17 2,35 38 52,22 1,32 Cành 54 48,09 4,78 40 48,91 3,24 38 51,44 2,32 Lá 54 47,00 3,20 40 49,72 1,35 38 48,22 2,36 R ễ 54 46,28 2,63 40 49,65 2,07 na na na Dựa trên kết quả xác định sinh khối và hàm lượng các bon trong sinh khối, trữ lượng các bon của các loại rừng nghiên cứu theo tuổi được nêu tại bảng 4. Bảng 4. Trữ lượng các bon và hấp thụ các bon của loại rừng ngập mặn Loại rừng Tuổi D 1.3 (cm) H vn (m) Mật độ (cây/ha) Trữ lượng các bon Tấn CO 2 /ha Tấn CO 2 /ha/năm Rừng trồng Đước 3 3 , 50 1 , 08 4.300 11,18 3,93 7 3 , 51 6 , 26 4.150 47,51 6,79 13 7 , 35 11 , 23 4.016 187,32 14,41 16 8 , 94 12 , 40 3.766 312,86 19,55 Trun g bình 136 , 6±23 , 81 11 , 17 Rừng Mắm trắng tự nhiên na 7 , 0 9 , 44 2.790 109,54 na na 10 , 0 11 , 00 2.770 155,01 na na 13 , 0 12 , 16 2.660 157,63 na na 16 , 0 13 , 24 2.540 335,86 na Trun g bình 198 , 7±19 , 91 na Rừng trồng Mắm đen 6 5,19 5,52 4.800 335,87 55,58 10 8,25 10,01 3.900 579,21 57,92 Trung bình 511,6±28,29 56,95 Kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng các bon trung bình của rừng trồng đước là 136,63± 23,81 tấn CO 2 /ha; của rừng mắm trắng tự nhiên là 198,66±19,91 tấn CO 2 /ha và rừng trồng mắm đen là 511,61 ±118,29 tấn CO 2 /ha. Kết quả cũng cho thấy khả năng hấp thụ CO 2 ở các tuổi khác nhau là khác nhau giữa các loại rừng. Rừng trồng đước ở tuổi 16 có trữ lượng các bon là 312,86 tấn CO 2 /ha, ở tuổi 13 là 187,32 tấn CO 2 /ha, ở tuổi 7 là 47,51 tấn CO 2 /ha và ở tuổi 3 là 11,18 tấn CO 2 /ha. So với các loài khác, trữ lượng các bon của rừng mắm đen là lớn nhất, trữ lượng các bon ở tuổi 6 và tuổi 10 lần lượt là 335,87 tấn CO 2 /ha và 579,21 tấn CO 2 /ha. Đối với rừng mắm trắng tự nhiên, với diện tích rừng có đường kính ngang ngực trung bình là 16 cm có trữ lượng các bon là 335,86 tấn CO 2 /ha; ở cỡ đường kính 13cm có trữ lượng các bon là 157,63 tấn CO 2 /ha; rừng có đường kính 7cm có trữ lượng các bon là 109,54 tấn CO 2 /ha. Với các kết quả này thì rừng mắm đen có giá trị hấp thụ các bon tiềm năng lớn nhất trong các loài nghiên cứu. 6 3.3. Giá trị hấp thụ các bon một số loài cây rừng phòng hộ chắn sóng Giá tín chỉ các bon phụ thuộc vào loại thị trường trao đổi và loại dự án được thực hiện để hấp thụ khí CO 2 trong khí quyển. Hiện nay, hai thị trường cacbon khá nổi tiếng trong các nỗ lực toàn cầu để giảm phát thải khí nhà kính là thị trường Trao đổi Năng lượng của châu Âu (EEX) và thị trường Trao đổi Thương mại môi trường Châu Âu (BLUENEXT) đều cho các dự đoán về giá tín chỉ CO 2 sẽ giảm trong thời gian tới. Các dự báo của 2 thị trường này cho rằng nguyên nhân của việc giảm giá trị thương mại của cacbon là do suy thoái kinh tế toàn cầu từ khoảng giữa năm 2011 và kéo dài cho tới nay. Theo công bố của EEX và Bluenext thì giá tín chỉ CO 2 tương đương chỉ dao động từ 2 – 5 Euro (xem hình 1 và hình 2). Việc xây dựng giá tín chỉ cacbon còn phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia đối với việc bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của tổ chức Societe Generale, giá tín chỉ cacbon trung bình trên toàn thế giới năm 2020 sẽ vào khoảng 8,23 USD/tấn, tại thị trường EUAs (đây là thị trường của châu Âu, trong đó có hạn ngạch giảm phát thải mà các quốc gia nằm trong Cơ chế Thương mại giảm phát thải của cộng đồng chung châu Âu) có giá khoảng 18,50 USD/tấn vào năm 2020. Trong khi đó, chính phủ Úc đã áp đặt thuế cacbon trên toàn lãnh thổ Úc, theo đó giá tín chỉ CO 2 sẽ là 23 AUD/tấn kể từ 01/07/2012. Hình 1. Giá tín chỉ CO 2 tương đương tại thị trường châu Âu. Hình 2. Giá tín chỉ CO 2 tại thị trường Trao đổi Bluenext. 7 Để tính giá trị hấp thụ các bon của rừng phòng hộ chắn sóng cho khu vực nghiên cứu, đề tài sử dụng kết quả dự báo giá tín chỉ cacbon trung bình của Societe Generale tại thời điểm 2020. Bảng 5. Giá trị hấp thụ các bon của một số loại rừng ngập mặn Loại rừng Tuổi D 1.3 (cm) H vn (m) Mật độ (cây/ha) Giá trị hấp thụ Đồng/ha Đồng/ha/năm Rừng trồng Đước 3 3,50 1,08 4.300 1.932.239 644.080 7 3,51 6,26 4.150 8.211.153 1.173.022 13 7,35 11,23 4.016 32.374.515 2.490.347 16 8,94 12,40 3.766 54.071.593 3.379.475 Trun g bình 24.147.375 1.921.730 Rừng Mắm trắng tự nhiên na 7,0 9,44 2.790 18.931.798 na na 10,0 11,00 2.770 26.790.378 na na 13,0 12,16 2.660 27.243.193 na na 16,0 13,24 2.540 58.046.684 na Trun g bình 32.753.013 na Rừng trồng Mắm đen 6 5,19 5,52 4.800 58.048.412 9.674.735 10 8,25 10,01 3.900 100.104.864 10.010.486 Trun g bình 79.076.638 9.842.611 Kết quả tính toán cho thấy, giá trị hấp thụ các bon phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng. Rừng trồng đước tuổi 16 có giá trị hấp thụ các bon trung bình là khoảng 53,7 triệu đồng/ha, ở tuổi 3 là khoảng 20 triệu đồng/ha. Đối với rừng mắm trắng tự nhiên, giá trị hấp thụ các bon tăng dần theo cấp kính. Ở cấp kính 16 cm, giá trị hấp thụ các bon trung bình là khoảng 57,6 triệu đồng/ha, và thấp nhất là ở cấp kính 7 cm, khoảng 18,8 triệu đồng/ha. Đối với rừng mắm đen, rừng tuổi 6 có giá trị hấp thụ là 58 triệu đồng/ha và rừng tuổi 10 có giá trị hấp thụ các bon là lớn nhất là 100,1 triệu đồng/ha. 4. Kết luận và khuyến nghị Trữ lượng các bon ở các tuổi khác nhau của rừng trồng đước, mắm đen và mắm trắng tự nhiên có sự khác biệt đáng kể, trữ lượng các bon trung bình của 3 loại rừng này lần lượt là 136,6 tấn CO 2 /ha, 511,6 tấn CO 2 /ha và 198,7 tấn CO 2 /ha. Giá trị hấp thụ các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng và trữ lượng các bon của rừng. Với rừng trồng đước, giá trị hấp thụ các bon tăng mạnh từ tuổi 3 đến tuổi 16. Ở tuổi 16, giá trị hấp thụ các bon của rừng là khoảng 54 triệu đồng/ha (3,3 triệu đồng/ha/năm). Với rừng trồng mắm đen, giá trị hấp thụ các bon của rừng 10 tuổi là 100 triệu đồng/ha (10 triệu động/ha/năm) và giá trị hấp thụ các bon của rừng mắm trắng tự nhiên là 32,7 triệu đồng/ha. Kết quả về sinh khối, trữ lượng các bon và giá trị hấp thụ các bon nên được xem xét trong quá trình hoạch định chính sách về chi trả dịch vụ môi trường và các cơ chế về REDD nhằm góp phần quản lý rừng bền vững và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 8 Tài liệu tham khảo Alongi, D.M. 2002. Present state and future of the world's mangrove forests. Environ. Conserv. 29(3): 331-49. Đặng Trung Tấn, 2002. Sinh khối rừng trồng Đước ở Cà Mau. Trong: Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ giai đoạn 1996 – 2000. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. FAO, 2010. Global forest resources assessment 2010. FAO, Rome. IPCC, 2003. Good practice guidance for land uses, land use change and forestry. IPCC National Greenhouse Gas Inventories Programme. Ngô Đình Quế và cộng sự, 2012. Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát: Khôi phục rừng ngập mặn vùng ven biển Việt Nam. Wilson, N. 2010. Report on Biomass and regeneration of mangrove vegetation in Kien Giang Province, Vietnam. Carbon sequestration value of coastal man g rove forests in Kien Giang and Ca Mau provinces Vu Tan Phuong and Nguyen Viet Xuan Abstract The study aimed to measure biomass and carbon stock and estimate carbon sequestration value of 3 types of coastal protection mangrove forests: plantaions of Rhizophora apiculata and Avicennia officinalis and natural forests of Avicennia alba in An Bien and An Minh districts of Kien Giang province and Phu Tan and Ngoc Hien districts of Ca Mau province. Typical sample plots of 500 m 2 each were set up and destructive measurement of sample trees was applied for fresh biomass measurement. Oven dried mass was analyzed at 105 O C to get stable weight of samples and carbon content in biomass was anlyzed using TOC/TN HT 1300. The results indicate that mean above ground biomass of studied forests is greatly different. The biomass of Rhizophora apiculata Plantation at 16 years old is 80.10 tons/ha, biomass of Avicennia officinalis plantation is 109.81 ton/ha and biomass of Avicennia alba forests is 232.6 ton/ha. Mean carbon sequestration is 136.6 ton CO 2 /ha for Rhizophora apiculata; 511.6 ton CO 2 /ha for Avicennia officinalis and 198.7 ton CO 2 /ha for Avicennia alba. Carbon sequestration value is dependent on its forest growth. The mean carbon sequestration value for Rhizophora apiculata Plantation is 3.3 million dong/ha/year; for Avicennia officinalis plantation is 10 million dong/ha/year and Avicennia alba forest is 32.7 million dong/ha. Key words: mangrove forests; carbon sequestration, biomass, Kien Giang, Ca Mau . Giá trị hấp thụ các bon của rừng phòng hộ chắn sóng tại Kiên Giang và Cà Mau Vũ Tấn Phương 1 và Nguyễn Viết Xuân 2 Tóm tắt Nghiên cứu tiến hành xác định sinh khối, trữ lượng các bon và. CO 2 /ha và 198,7 tấn CO 2 /ha. Giá trị hấp thụ các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng của rừng. Giá trị hấp thụ các bon bình quân của rừng trồng đước là 3,3 triệu đồng/ha/năm; của rừng trồng. 511,6 tấn CO 2 /ha và 198,7 tấn CO 2 /ha. Giá trị hấp thụ các bon của rừng phụ thuộc vào sinh trưởng và trữ lượng các bon của rừng. Với rừng trồng đước, giá trị hấp thụ các bon tăng mạnh từ tuổi

Ngày đăng: 19/06/2015, 03:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan