VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

31 380 0
VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 62 22 32 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015 Công trình được hoàn thành tại: Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại……………………………………………………………………. Vào hồi…… giờ ……. ngày ……tháng …. năm… Có thể tìm luận án tại: 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chủ nghĩa hiện thực (CNHT) là một vấn đề liên quan đến mối quan hệ bản chất giữa văn học và hiện thực, là một trong hai kiểu tư duy nghệ thuật của con người để làm nên những sáng tác văn học từ xưa nay - kiểu sáng tác tái hiện, và là một trào lưu, một phương pháp sáng tác quan trọng của tiến trình văn học thế giới. Vì v ậy, nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực sẽ không bao giờ là một công việc lỗi thời và vô bổ. 1.2. CNHT đã trở thành tâm điểm chú ý của rất nhiều nhà nghiên cứu suốt hơn hai thế kỷ nay, song, thành quả nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực tuy phong phú nhưng vẫn đòi hỏi tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. 1.3. Việc khảo sát và đánh giá công tác nghiên cứu vấn đề chủ ngh ĩa hiện thực ở Việt Nam từ 1975 đến nay chưa được thực hiện một cách hệ thống và toàn diện nên luận án này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. 2. Lịch sử vấn đề Những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực bao gồm hai loại chính: 2.1. Những nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực: bao gồm những giáo trình và những công trình nghiên cứu lý luận vă n học, lịch sử văn học, phê bình văn học về văn học hiện thực của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như của các nhà nghiên cứu nước ngoài được biên dịch và đã đi vào đời sống sinh hoạt học thuật của Việt Nam. Loại này được nhắc đến trong nội dung luận án. 2.2. Những nghiên cứu nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá về việc nghiên cứu chủ nghĩa hi ện thực từ 1975 đến nay ở Việt Nam: loại này là những tư liệu quan trọng có tính chất cơ sở để nghiên cứu vấn đề. Chúng tôi tạm sắp xếp theo chủ đề và theo trình tự thời gian như sau: 2 - Những nghiên cứu có tính chất nêu vấn đề, nhằm đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực, phản ánh và sáng tạo, giữa yếu tố chủ quan và khách quan trong sáng tạo và tiếp nhận văn học: Viết về chiến tranh (Văn nghệ quân đội, 11/1978) và Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa ( Văn nghệ, 49/1987) của Nguyễn Minh Châu, Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật nước ta trong giai đoạn vừa qua (Văn nghệ, 23/ 1979) của Hoàng Ngọc Hiến: Văn nghệ và chính trị (Văn nghệ, 1987), Vấn đề văn học phản ánh hiện thực (Văn nghệ,1988) của Lê Ngọc Trà, … Những ý kiến này đã gây nên những cu ộc tranh luận văn học và kích thích sự ra đời của một số công trình nghiên cứu như: đề tài nghiên cứu cấp bộ Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản đang được tranh luận qua công cuộc đổi mới (1987 – 1992), do Lê Bá Hán làm chủ nhiệm, trong đó có phần Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực, do Trần Đình Sử và Lê Hồng Vân phụ trách; Sống với văn học cùng thời (Thanh niên, 1995) của Lại Nguyên Ân, Những tín hiệu mới (Hội Nhà văn, 1994) của Huỳnh Như Phương, … - Những nghiên cứu khai thác các vấn đề văn nghệ trong quá trình đổi mới, trên tinh thần chủ yếu là khẳng định tính đúng đắn trong đường lối văn nghệ của Đảng, những thành tựu của văn nghệ cách mạ ng cũng như mối liên hệ giữa văn nghệ và đời sống, trách nhiệm xã hội và nhiệt tình đóng góp của nhà văn cho sự nghiệp chung nhằm đổi mới văn nghệ nước nhà: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới (Sự thật, 1991) và Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (Khoa học xã hội, HN. 2001) của Hà Minh Đức và do ông chủ biên, Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) (Hội Nhà văn, 1997) do Hữu Thỉnh chủ biên, Văn học và hiện thực (Khoa học xã hội, 1990), Văn học trên hành trình thế kỉ XX (Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) và Văn học Việt Nam hiện đại – lịch sử và lý luận của (Khoa học xã hội, 2003) của Phong Lê hoặc do ông chủ biên, … 3 - Những nghiên cứu tổng kết, đánh giá chặng đường nghiên cứu lý luận phê bình đã qua với ý thức phê bình những cái lạc hậu, lỗi thời, đồng thời, cổ vũ cái mới, cái tiến bộ: công trình Lý luận và phê bình văn học – Những vấn đề và quan niệm hiện đại (Hội Nhà văn, 1996), những bài viết như Đổi mới lý luận tức là hiện đại hóa lý luận (Văn nghệ , 2/1994), Phương diện chủ quan của phản ánh và đặc trưng của văn nghệ (Cộng sản, 1995), Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại, tham luận hội thảo Văn học phản ánh hiện thực đất nước hôm nay (2010), Phản ánh tức là kiến tạo (Kiêm bàn phản ánh luận trong tầm nhìn hiện đại) (2012),…, của Trần Đình Sử; Vì một nề n lý luận phê bình văn học chất lượng cao (Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005) của Nguyễn Văn Dân, … Những nghiên cứu này nói về ưu nhược của phản ánh luận, và kiến nghị quan tâm nhiều hơn đến bản thể luận, với sự chú ý đến vai trò của chủ thể sáng tạo, đến hình thức và ngôn ngữ của tác phẩm. - Những công trình nghiên cứu về lịch sử nghiên cứu lý luận, phê bình củ a Việt Nam: Phê bình văn học Việt Nam (Nửa đầu thế kỉ XX 1900 – 1945) (Đại học quốc gia tp. Hồ Chí Minh, 2004) của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phê bình văn học – con vật lưỡng thê ấy (Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam, Một cái nhìn lịch sử) (Hội Nhà văn, 2010) của Đỗ Lai Thúy, Phê bình văn học Việt Nam hiện đại (Văn học, 2011) và Lịch sử lý luận phê bình văn học Việ t Nam (Khoa học xã hội, 2013) của Trịnh Bá Ðĩnh và do ông chủ biên,… Những công trình này khái quát lịch sử hình thành và phát triển các phương pháp lý luận phê bình, trong đó có phê bình văn học Marxist với những ưu nhược điểm khác nhau. - Những bài viết liên quan đến việc nghiên cứu và giảng dạy lý luận có liên quan đến chủ nghĩa hiện thực như: Bàn về khái niệm phương pháp sáng tác trong văn học, Góp phần xác định các khái niệm: phong cách, trào lưu v ăn học, phương pháp sáng tác, kiểu sáng tác, thi pháp, Nội dung và ý nghĩa 4 chủ nghĩa hiện thực làm rõ các thuật ngữ xung quanh chủ nghĩa hiện thực (in trong cuốn Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ của Nguyễn Văn Hạnh (Khoa học xã hội, 2002); Một chặng đường phát triển của việc biên soạn giáo trình lý luận văn học của Nguyễn Phúc (in trong cuốn Việt Nam nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) do Hữu Thỉnh ch ủ biên (Hội Nhà văn, 1997), Về việc biên soạn giáo trình lý luận bậc đại học ở ta năm mươi năm qua của Nguyễn Ngọc Thiện (Nghiên cứu văn học, số 5/2006), … Ngoài các công trình có độ dày nhất định, vẫn còn vô số các ý kiến, quan điểm, các thông tin được trao đổi trên các diễn đàn báo chí. Theo trình tự thời gian, chúng ta có thể tìm thấy những bài viết sau: Về bút pháp hiện thực trong thơ Vi ệt Nam hiện đại 1945-1980 của Phạm Tiến Duật (Văn học, 5/ 1980), Mấy vấn đề lý luận về Chủ nghĩa hiện thực của Phùng Văn Tửu (Văn học, 6/1982), Chủ nghĩa hiện thực dưới ánh sáng của nguyên lý hệ thống của Trọng Đức (Văn học, 6/1982), Ảnh hưởng của tư tưởng Marxist và phong trào cách mạng đối với sự phát triển của văn xuôi hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 của Phan Cự Đệ (Văn học, 6/1982), Phản ánh hiện thực là chức năng hay thuộc tính của văn học - tổng thuật hội thảo (Văn học, 1/1989), Nhận thức lại vị trí của chủ nghĩa hiện thực và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội ch ủ nghĩa của Phong Lê (Văn học, 4/1989), Từ đặc thù văn học nhìn lại (vị trí của Phản ánh luận và thế giới quan) của Nguyễn Trung Hiếu (Văn học, 4/ 1989), Lý luận trước yêu cầu đổi mới và phát triển của Phan Trọng Thưởng (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lý luận văn họ c của Phạm Vĩnh Cư (Nghiên cứu văn học, 12/2004), Tác động của lý luận văn học nước ngoài đối với lý luận văn học Việt Nam của Lộc Phương Thủy (Nghiên cứu văn học, 1/2005), Suy nghĩ vì một vài hướng tìm tòi đổi mới trong văn học của Hà Minh Đức (Nghiên cứu văn học, 4/2006), Tính phản biện và tranh luận trong nghiên cứu, lý luận phê bình v ăn 5 học của Nguyễn Hữu Sơn (Nghiên cứu văn học, 5/ 2006),… Do có dung lượng nhỏ nên có tính cơ động cao, các bài viết này cho phép các nhà nghiên cứu phát biểu những ý kiến cá nhân chủ quan, những đề xuất có tính khởi phát, thử nghiệm, những phát hiện mang tính tiên phong, dự đoán, … Nhờ vậy, vấn đề chủ nghĩa hiện thực đã được soi rọi, mổ xẻ khá kĩ lưỡng. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu được kể trên đã cho thấy một sự quan tâm lớn mà giới chuyên môn Việt Nam dành cho chủ nghĩa hiện thực. Tính đến thời điểm này, vẫn còn nhiều khía cạnh để khai thác, nhiều công trình vẫn đang được thai nghén, ấp ủ chờ ngày ra mắt. Trong số đó, có thể nói, Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là một công trình như vậy, bởi nó cần sự bao quát rộng và sự hiểu biết sâu sắc mà một cá nhân khó lòng đảm trách chu toàn. Vì vậy, người viết luận án này chỉ mong có thể nêu lên vấn đề với những phác thảo ban đầu, ngõ hầu gợi ý cho các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sau. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn bao gồm nhiều bộ môn nghiên cứu độc lập nhưng chúng tôi chủ yế u khảo sát việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở ba bộ phận chính là lý luận văn học, phê bình văn học và lịch sử văn học, vốn là những bộ phận nghiên cứu có bề dày hơn cả, những bộ phận khác chỉ được nhắc đến với một mức độ nhất định. 3.2. Chủ nghĩa hiện thực vốn đượ c hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chúng tôi chọn quan niệm xem chủ nghĩa hiện thực là một hiện tượng có tính lịch sử, ra đời vào thế kỉ XIX ở châu Âu. 3.3. Chủ nghĩa hiện thực là một vấn đề có tính chất quốc tế, song, do chủ yếu tìm hiểu việc nghiên cứu vấn đề chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam nên 6 chúng tôi tập trung khảo sát các công trình của các nhà nghiên cứu Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của thế giới. 3.4. Chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu từ 1975 đến nay, vì đây là giai đoạn phát triển sôi nổi, có nhiều chuyển biến quan trọng và có ý nghĩa thời sự trong tiến trình văn học Việt Nam cũng như thế giới. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi chủ yếu sử d ụng kết hợp các phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích - tổng hợp, trong cả 3 chương của luận án. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Tìm hiểu Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay giúp nhận thức đầy đủ hơn về những điểm thống nhất và đ a dạng trong quan niệm về CNHT, những thành tựu và hạn chế, lịch sử và tương lai của bản thân CNHT trong tiến trình văn học. 5.2. Việc khảo sát, đánh giá về tình hình nghiên cứu CNHT của Việt Nam, góp thêm cứ liệu để dạy và học môn Tiến trình văn học trong trường đại học nói riêng và làm cơ sở cho việc tiếp nhận văn học nói chung, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. 6. Cấu trúc của lu ận án Luận án có dung lượng 210 trang, trong đó có 190 trang chính văn. Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 3 chương: Chương 1. Chủ nghĩa hiện thực - khái niệm, lịch sử và đặc điểm 29 trang (tr. 19 – tr. 47) Chương 2. Tiếp thu và vận dụng lý luận về chủ nghĩa hiện thực 52 trang (tr. 48 – tr. 99) Chương 3. Đổi mới nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực 85 trang (tr. 100 – tr. 184) 7 Chương 1 CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM 1.1. Khái niệm 1.1.1. Sự xuất hiện của thuật ngữ Thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực (realism) đã xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII, trong trước tác của I. Kant, F. Schelling và J. Schiller nhưng để chỉ chủ nghĩa cổ điển. Chỉ đến năm 1857, trong tập tiểu luận mang tên Réalisme của nhà tiểu thuyết Pháp Champfleury, thuật ngữ này mới xuất hiện với tư cách là một trào lưu văn học ra đời vào thế kỉ XIX. Sau đó, chủ nghĩa hiện thực đã trở thành thuật ngữ vô cùng phổ biến trong sáng tác và lý luận, phê bình văn học. 1.1.2. Một số cách lí giải khái niệm Chủ nghĩa hiện thực đã và đang được lí giải và sử dụng theo nhiều ý nghĩa khác nhau: - Một trong hai kiểu sáng tác, hai khuynh hướng sáng tác chủ yếu trong nghệ thuật của nhân loại – kiểu sáng tác tái hiện. - Một trong hai phương pháp phản ánh cuộc sống, hiện thực và phản hiện thực (réalisme và antiréalisme) (G.A. Nedosivin), một đúng đắn, sâu sắc, tiến bộ và một nông cạn, sai lệch, phản động. - Chân lý trong nghệ thuật, là cơ sở của mọi nghệ thuật chân chính (M. Livsit), đề cao yếu tố hiện thực, phẩm chất hiện thực, giá trị hiện thực trong tác phẩm văn nghệ mọi thời đại. - Là một kiểu tư duy nghệ thuật, một phương pháp nhận thức ở trình độ cao, hình thành từ một thời kỳ lịch sử nhất định, nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa của CNHT, tuyệt đối hóa CNHT, dẫn đến xem nhẹ các hiện tượng văn học khác. 8 - Chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (Garaudy): chủ trương mở rộng biên độ của CNHT vì “không có nghệ thuật nào là không hiện thực” và cần “mở rộng định nghĩa của chủ nghĩa hiện thực”. - Một thủ pháp, kĩ xảo nghệ thuật (J.J. Abrams). - Một số cách hiểu mới (Jakobson): hiện thực theo quan niệm của nhà văn, hiện thực theo quan niệm của ngườ i tiếp nhận, chủ nghĩa hiện thực trong sự tiệm cận với chủ nghĩa tự nhiên, hay chủ nghĩa hiện thực được tiếp cận trên bình diện ngôn ngữ học, thi pháp học, … Luận án sử dụng khái niệm chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một hiện tượng lịch sử cụ thể, một trào lưu văn học, một phương pháp sáng tác hình thành trong vă n học Tâu Âu vào thế kỉ XIX. 1.2. Lịch sử hình thành 1.2.1. Hai quan niệm khác nhau về lịch sử hình thành chủ nghĩa hiện thực Xung quanh thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực hiện tồn tại hai ý kiến trái ngược nhau. - Ý kiến thứ nhất, với những đại biểu như Enberg, Samarin, Petrov, và Suskov,…, cho rằng chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác đã xuất hi ện từ thời kỳ Phục hưng ở châu Âu, trong sáng tác của Shakespeare, Cervantes, Rabelais, … - Ý kiến thứ hai, với những đại biểu như Konrad, Blagoi, Arnuse, Vinogradov, Fridlender, …, chỉ chấp nhận sự xuất hiện chính thức của chủ nghĩa hiện thực vào thế kỉ XIX trong những sáng tác của Stendhal, Balzac, Dickens, Gogol, Hai ý kiến trên có chỗ gặp nhau. Trong khi cho rằng chủ nghĩa hiện thực bắt đầu từ văn học Phục hưng, các nhà nghiên cứu c ũng quan tâm đến những điểm chưa hoàn thiện của chủ nghĩa hiện thực trong giai đoạn văn học này. [...]... vậy, nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học Việt Nam phải nhận thấy quá trình tiếp thu và vận dụng những thành quả nghiên cứu của nước ngoài về chủ nghĩa hiện thực 2.1 Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực từ các nghiên cứu nước ngoài Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam được tiến hành chủ yếu trên nền tảng tư tưởng văn nghệ Marx – Lenin Vì vậy, nói đến lịch sử 13 nghiên cứu chủ. .. nghĩa hiện thực 3.2.1 Đổi mới quan điểm trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực Việc đổi mới quan điểm nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực được thể hiện qua sự lên tiếng của nhiều nhà nghiên cứu về việc xem chủ nghĩa hiện thực như một phạm trù giá trị Chủ nghĩa hiện thực đã trở thành thước đo để đánh giá văn học cổ, tiêu biểu là Truyện Kiều Việc hạ thấp các trào lưu văn học khác như chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa. .. huyền ảo, chủ nghĩa hiện thực tâm lí, chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, … Hơn nữa, trong những nhà văn hiện đại nhất như E Heminway, J Joyce, …, người ta vẫn nhận thấy dấu vết của chủ nghĩa hiện thực truyền thống Đó là chưa kể, ở Việt Nam và Trung Quốc, sau khi văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa mất dần ánh hào quang, văn học hiện thực chủ nghĩa lại “lên nước” Như vậy, trong thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện thực vẫn... hiện thực hình thành trong văn học Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau nhưng việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam lại chịu sự chi phối mạnh mẽ từ lý luận văn nghệ của Soviet Lý luận văn học Việt Nam đã tiếp thu thành quả nghiên cứu của lý luận văn học Soviet, từ quan điểm và phương pháp tiếp cận đến nội dung của chủ nghĩa hiện thực Sự tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist có... của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam thời kì trứng nước và làm điểm tựa cho nghiên cứu lý luận, phê bình và lịch sử văn học nói chung và về chủ nghĩa hiện thực nói riêng từ đó về sau Bên cạnh việc tiếp thu tư tưởng văn nghệ Marxist, các nhà lý luận Việt Nam còn tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực trong các công trình nghiên cứu nước ngoài 2.1.2 Tiếp thu lý luận về chủ nghĩa hiện thực. .. có Nguyễn Văn Dân, Phạm Vĩnh Cư, Phong Lê, Trần Đình Sử, …Qua việc nhận thức lại ấy, chủ nghĩa hiện thực đã được nhìn nhận trong mối quan hệ bình đẳng hơn với chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, đồng thời được nghiên cứu sâu sắc hơn 24 3.2.2 Đổi mới phương pháp trong nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực Từ quan điểm cởi mở, các nhà nghiên cứu đã đổi mới phương pháp nghiên cứu văn học hiện thực Từ sự tiếp... luận về chủ nghĩa hiện thực trong nghiên cứu văn học Việt Nam 2.2.1 Nghiên cứu lý luận văn học Trước 1975, các nhà lý luận như Đặng Thai Mai, Nguyễn Lương Ngọc, Hồng Chương, Lê Đình Kỵ, … đã cho ra mắt những công trình lý luận văn học có nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực trên nền tảng lý luận văn nghệ Marxist Sau 1975, có 6 bộ giáo trình lý luận văn học được biên soạn Nội dung về chủ nghĩa hiện thực chủ yếu... giáo trình lý luận văn học, các giáo trình lịch sử văn học cũng coi trọng chủ nghĩa hiện thực hơn các trào lưu văn học khác Lịch sử văn học thường được xem xét như một quá trình chuẩn bị để tiến đến hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn học Điều này cũng diễn ra trong bộ phận nghiên cứu lịch sử văn học nước ngoài nhưng thể hiện đậm nét hơn trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam Khảo sát các bộ... mình Mở lòng ra đón nhận những tinh hoa của các trào lưu văn học khác, chủ nghĩa hiện thực đã thực sự “chung sống hòa bình” với các khuynh hướng văn học khác Tuy nhiên, trong các sáng tác của văn học thế kỉ XX, người ta vẫn nhận thấy sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa hiện thực, thể hiện qua nhiều biến dạng 25 khác nhau, như chủ nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa hiện thực. .. đời của lý luận văn học Việt Nam, nghiên cứu lịch sử văn học ở Việt Nam đã có nền tảng lý luận tương đối vững chắc Các giáo trình văn học sử của Việt Nam đã quán triệt sâu sắc quan điểm Marxist trong việc coi trọng nguồn gốc hiện thực của văn học, từ đó, đề cao tính chất hiện thực, giá trị hiện thực của tác phẩm và ý thức xã hội của nhà văn Tiếp thu tinh thần đề cao chủ nghĩa hiện thực hơn so với phương . HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH VẤN ĐỀ CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC TRONG KHOA NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN. Việc nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam được tiến hành chủ yếu trên nền tảng tư tưởng văn nghệ Marx – Lenin. Vì vậy, nói đến lịch sử 13 nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực ở Việt Nam không. nghén, ấp ủ chờ ngày ra mắt. Trong số đó, có thể nói, Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong khoa nghiên cứu văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay cũng là một công trình như vậy, bởi nó cần sự bao quát rộng

Ngày đăng: 19/06/2015, 03:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan