tóm tắt luận án tiến sĩ Nghiên cứu liên quan đến phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương

24 588 3
tóm tắt luận án tiến sĩ  Nghiên cứu liên quan đến phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một hiện tượng văn học độc đáo, mang một số nét đặc thù, cá biệt luôn thách thức các giới hạn tiếp nhận văn học trong lịch sử. Vì vậy, nghiên cứu tiếp nhận hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một cách trở về với kinh nghiệm lịch sử của quá khứ để tìm hướng tiếp cận những hiện tượng này; đồng thời góp phần hướng đến một góc nhìn đánh giá cởi mở, hợp lý hơn đối với các hiện tượng văn học đương đại khác. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích sự chuyển tiếp có tính lịch sử và sự mở rộng của các bình diện nghĩa của hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương qua các khuynh hướng phê bình. 2. Phạm vi đề tài và đối tượng nghiên cứu 2.1. Phạm vi đề tài Luận án chỉ giới hạn phạm vi đề tài trong những khuynh hướng phê bình có tác động nổi bật đến lịch sử tiếp nhận hiện tượng văn học này. Cụ thể, luận án phân tích tiến trình tiếp nhận của các khuynh hướng: phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình của chủ nghĩa Marx. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lịch sử tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện qua các khuynh hướng phê bình, với các công trình phê bình tiêu biểu của Ngô Tất Tố, 2 Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu, Hoài Thanh, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Lộc, Trần Thanh Mại, Xuân Diệu…; và các ý kiến tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng, Dương Quảng Hàm, Phan Kế Bính…. Đối tượng của luận án liên quan đến ngữ cảnh văn hóa xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nửa cuối thế kỷ XX. 3. Lịch sử vấn đề a) Mô tả các tài liệu phê bình về thơ Nôm Hồ Xuân Hương Hiện có một công trình thuộc loại này. Đó là bài viết “Sức sống thơ Hồ Xuân Hương và việc tiếp nhận” của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh, in trong quyển Hồ Xuân Hương, tác gia và tác phẩm, năm 2007. Trong bài viết, tập thể tác giả liệt kê các tài liệu và hướng tiếp cận vấn đề về tác giả, văn bản và phê bình thơ trong lịch sử. b) Nghiên cứu liên quan đến phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương Hiện có hai công trình thuộc loại này. Công trình thứ nhất là quyển Lược khảo văn học, Tập 3: Nghiên cứu và phê bình văn học của Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xuất bản, tại Sài Gòn, năm 1968. Công trình thứ hai là Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, của Đỗ Lai Thúy, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành, năm 2010. c)Nghiên cứu các hướng phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương Trong hình thức này, có giá trị hơn cả là chương 1 trong quyển Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực của Đỗ Lai Thúy, nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành, năm 1999. Sau đó, sách này được in lại lần thứ hai có sửa chữa, tại nhà xuất bản Văn học, năm 2010. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp lịch sử chức năng, được vận dụng để phân tích, mô tả tiến trình mở rộng ý nghĩa thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong những chân trời tiếp nhận khác nhau theo tiến trình lịch sử. Luận án vận dụng các thao tác phân tích, so sánh để phân tích kết quả tiếp nhận trong mối quan hệ với bối cảnh xã hội, lý giải mối quan hệ giữa quan điểm phê bình trong chân trời tiếp nhận và kết quả phê bình trong văn bản phê bình. 5. Những đóng góp của luận án Về mặt lý luận, luận án bước đầu khai triển và vận dụng gợi ý của Jauss về mối liên hệ giữa các khái niệm: “chân trời”, “trò chơi ngôn ngữ”, “logic của câu hỏi và câu trả lời”. Về mặt nghiên cứu vận dụng, luận án phân tích, miêu tả một số hướng tiếp nhận tiêu biểu về thơ Nôm Hồ Xuân Hương tại Việt Nam trong giai đoạn hiện đại hóa đầu thế kỷ XX, giai đoạn cách mạng hóa 1945 – 1975: phê bình đạo đức, phê bình phân tâm học, phê bình Mác-xít. 6. Bố cục của luận án Luận án có ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung có bốn chương. Chương 1: Lý thuyết tiếp nhận hiện đại và vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Chương 2: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình đạo đức. Chương 3: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình phân tâm học. Chương 4: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình văn học của chủ nghĩa Marx. 4 CHƯƠNG I LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG 1.1. Lý thuyết tiếp nhận hiện đại: Khái niệm và phương pháp 1.1.1. Chân trời nhận thức cuộc sống và chân trời hiểu văn bản Nổi bật trong lý thuyết tiếp nhận của Jauss là khái niệm “chân trời chờ đợi” kế thừa từ Gadamer và Karl Mannhem. Nhìn một cách tổng quát, kế thừa Gadamer, Jauss cho rằng không chỉ người đọc mới có một chân trời chờ đợi của mình khi đến với văn bản, mà nơi văn bản cũng có một chân trời lịch sử đề xuất một phạm vi diễn giải ý nghĩa gợi ý cho người đọc nó. Trong quá trình đọc, chân trời chờ đợi nơi người đọc tự thiết lập và hiệu chỉnh liên tục trong sự tương tác với chân trời lịch sử của văn bản. Và chính chân trời lịch sử của văn bản khơi dậy sự chờ đợi nơi người đọc. 1.1.2. Hiểu văn bản trong trò chơi ngôn ngữ Sự liên tưởng của Jauss về mối quan hệ giữa “chân trời” và “trò chơi ngôn ngữ” xuất hiện trong một phần đề cập đến những tiền giả định lý thuyết cho việc hình thành ý niệm về chân trời. Theo Jauss, chốt cùng lại thì ý niệm chân trời “như là trò chơi ngôn ngữ trong triết học phân tích ngôn ngữ giai đoạn hậu kỳ của Wittgenstein, chính trò chơi ngôn ngữ về cơ bản đã giúp cho toàn bộ việc hiểu nghĩa có thể có được, và do vậy, nó đã làm được việc trước đây hình thức logic của ngôn ngữ chính xác thuộc về việc miêu tả thế giới đã làm” 1 . Ở đây, Jauss đặt khái niệm “chân trời” 1 Hans Robert Jauss (1991), Ästhetische Erfahrung und literarische Hermeneutik, Suhrkamp, Frankfurt am Main, tr 659. 5 trong quan hệ với khái niệm “trò chơi ngôn ngữ” của Wittgenstein, hay là đã liên hệ đến việc nhìn nhận vấn đề chân trời của thông diễn học trong phạm vi triết học phân tích ngôn ngữ ngày thường của Wittgenstein. 1.1.3. Logic câu hỏi và câu trả lời của các trò chơi ngôn ngữ Jauss kế thừa tư tưởng của Collingwood và Gadamer nhưng khi phát triển một cách tổng hợp vấn đề “logic của câu hỏi và câu trả lời” và vấn đề các tiền giả định, ông xem nó như là vấn đề “biện chứng của câu hỏi và câu trả lời”, một vấn đề trụ cột của thông diễn học văn học. Phê bình Gadamer về việc chú trọng đến câu hỏi của văn bản trong lịch sử đặt ra cho người lý giải, Jauss cho rằng văn bản trong lịch sử không thể tự nó xuyên qua các thời đại đặt cho người lý giải nó câu hỏi, mà truyền thống văn học tồn tại qua biện chứng của câu hỏi và câu trả lời được tiếp nối từ “mối quan tâm hiện tại” của người lý giải. 1.1.4. Phương pháp trò chơi ngôn ngữ trong nghiên cứu tiếp nhận văn học Khi nỗ lực đi sâu vào tính chất phức tạp của khái niệm kinh nghiệm thẩm mỹ, Jauss cũng bắt đầu cảm nhận được tính chất phức tạp của vấn đề thưởng thức nghệ thuật, vốn vượt ra khỏi phạm vi khái niệm chân trời chờ đợi mà ông đặt ra giai đoạn đầu. Một liên hệ thoáng qua giữa khái niệm chân trời và khái niệm trò chơi ngôn ngữ đã cho thấy điều đó. Và ông cũng chỉ dừng lại ở đó, không khai triển và làm rõ thêm ý tưởng của mình. Từ góc nhìn này của Jauss, có thể đề ra một phương pháp nghiên cứu tiếp nhận: phân loại và phân tích những trường hợp phê bình mà tất cả các văn bản phê bình xoay chung quanh hay bị chi phối từ các quy tắc và quy ước cụ thể. Phân tích sự tạo lập các quy tắc, quy ước tham gia chi phối các tiêu chí đánh giá của trường hợp phê bình. Bên cạnh đó, để chỉ rõ và phân tích những tác động của các quy tắc và quy ước này, cần phải đặt nó trong 6 các hình thức cuộc sống nhất định, cùng với việc chỉ ra các mục đích của phát ngôn phê bình, khi chúng tuân theo hoặc bác bỏ các quy tắc và quy ước được tạo lập trong hình thức cuộc sống ấy. 1.2.Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương 1.2.1. Vấn đề văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhìn từ góc độ tiếp nhận văn học Quan điểm thứ nhất, chủ yếu thịnh hành trong dân gian là quan điểm tuyển lựa tất cả những bài thơ mang bóng dáng, hay được “truyền tụng” là của Hồ Xuân Hương. Số lượng những bài thơ theo quan điểm này không ngừng tăng lên theo thời gian: từ năm 1913 đến 1930 số lượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương từ 62 đến 139 bài. Quan đểm thứ hai xuất phát từ quan niệm cho rằng có một phong cách tương đối thống nhất trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương để lựa chọn và thu hẹp phạm vi thơ của hiện tượng này. Tiêu biểu cho quan điểm này là Nguyễn Lộc. Ông căn cứ vào sự thống nhất của phong cách thơ, cho rằng có khoảng trên 30 bài thơ là của Hồ Xuân Hương. Quan điểm thứ ba căn cứ vào nội dung thơ, tính tư tưởng trong thơ để phân loại pham vi những bài thơ có tính tư tưởng cao với những bài thơ tục, nhảm. Tiêu biểu cho quan điểm này là Trần Thanh Mại. 1.2.2. Phạm vi tiếp nhận phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương Cho đến năm 2007, theo thống kê (còn chưa đầy đủ) của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh, đã có 246 đề mục các văn bản lưu truyền, các tập thơ, các công trình, bài viết, giáo trình… trong lẫn ngoài nước bằng tiếng Việt viết về hiện tượng thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Có thể nhận thấy, tuy là một hiện tượng văn học với dung lượng và số lượng tác phẩm không nhiều, nhưng thơ Hồ Xuân 7 Hương luôn thu hút các cách diễn giải về nó từ những hướng khác nhau. 1.2.3. Ảnh hưởng thơ Hồ Xuân Hương trong sáng tác nghệ thuật Thơ Hồ Xuân Hương từ lâu đã đi vào giai thoại dân gian, được dân gian lưu giữ, sáng tác, mô phỏng Những giai thoại về thơ Nôm của nữ sĩ do Hoàng Ngọc Phách, Vũ Ngọc Khánh, Kiều Thu Hoạch sưu tầm cũng thể hiện lòng yêu mến của dân gian về con người và tính cách của nhà thơ tài năng. Trong thời hiện đại, đầu thế kỷ, hình tượng Hồ Xuân Hương đã xuất hiện trong Giai nhân dị mặc-sự tích thơ từ Hồ Xuân Hương (1917) của Nguyễn Hữu Tiến. Tiếp theo đó là những vở diễn sân khấu chèo và tuồng (Tuồng hát Xuân Hương khóc cay chàng Tổng Cóc, Chèo Hồ Xuân Hương ). Những tác phẩm truyện ngắn của Ngô Văn Phú, Trần Khải Thanh Thuỷ, Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết về Hồ Xuân Hương của Ngô Tất Tố, Bùi Bội Tỉnh, phim truyện Hồ Xuân Hương xây dựng hình tượng Hồ Xuân Hương đầy tính cách. 8 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG: PHÊ BÌNH ĐẠO ĐỨC 2.1. Chân trời phê bình 1 2.1.1. Nho giáo và phê bình đạo đức Tại Việt Nam, phê bình đạo đức có nguồn gốc chủ yếu trong quan niệm đạo đức của Nho giáo. Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn chương như tấm gương đạo đức để giáo hóa con người xuất hiện từ khi nho giáo trở thành học thuyết chính trị xã hội chính thống, quan niệm này chi phối cả cách đánh giá, thẩm bình tác phẩm. Trong bối cảnh giao thời và có sự chuyển biến của quan niệm văn chương và thẩm mỹ đầu thế kỷ XX, phê bình đạo đức truyền thống tuy không còn chiếm địa vị nổi bật, nhưng lại trở thành một hiện tượng cho thấy một đặc điểm của tiến trình hiện đại hóa: sự phản ứng của quan niệm thẩm mỹ truyền thống phương Đông trước bối cảnh tiếp xúc và tiếp thu văn hóa phương Tây. 2.1.2. Đặc điểm của phê bình đạo đức Nhìn một cách khái quát nhất, phê bình đạo đức dựa trên tiền đề cho rằng có một mối quan hệ giữa tác giả và người đọc thông qua tác phẩm văn học. Bằng hình thức sử dụng ngôn ngữ đặc thù để thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm của tác giả, tác phẩm văn học có thể gợi nên những cảm xúc, sự đồng cảm, tác động đến tâm hồn, đạo đức và do đó chi phối hành động của người đọc, đồng thời qua đó tác động đến thực tiễn đời sống xã hội 2 . Vì vậy, nhà văn phải có trách nhiệm với hành vi sáng tạo của mình theo 1 Vì chủ yếu khảo sát và phân tích hiện tượng tiếp nhận ở góc độ khuynh hướng phê bình, nên luận án sử dụng khái niệm “chân trời phê bình” thay cho khái niệm “chân trời tiếp nhận”. 9 nghĩa là họ phải sáng tạo những tác phẩm đem đến những tác động tốt đối với người đọc, trau dồi phẩm chất đạo đức và vun bồi tâm hồn cho người đọc. 2.2. Câu hỏi và câu trả lời Điểm đặc trưng trong những bài thơ Nôm được xem là của Hồ Xuân Hương là hiện tượng lưỡng nghĩa: thanh và tục. Hiện tượng này được cấu trúc hóa ngay trong hình thức ngôn ngữ của văn bản thơ. Trong quá trình đọc và tiếp nhận, hiện tượng này đặt người đọc đứng trước sự lựa chọn. Người đọc phải lựa chọn nghĩa thanh hay nghĩa tục, hay sự kết hợp cả hai. Sự lựa chọn sẽ dẫn người đọc đến một câu hỏi khác, câu hỏi về giá trị đích thực của hiện tượng thơ này: đây có phải là hiện tượng văn học có giá trị hay không? Và đằng sau tất cả những câu hỏi đó là một câu hỏi nền tảng hơn: văn học là gì, hay, thế nào là văn học? Tất cả những câu hỏi này được cấu trúc hóa ngay trong văn bản thơ. Chính do vậy, bằng hình thức cấu tạo ngôn ngữ đặc thù, hiện tượng thơ này luôn từng bước phá vỡ những chân trời chờ đợi có trước của người đọc, để đem đến những tác động thẩm mỹ và tác động đạo đức. 2.2.1. Song đề của nghệ thuật và đạo đức Nhìn một cách tổng quát, câu trả lời của các nhà nho theo quan điểm phê bình đạo đức là câu trả lời có tính chất song đề: khen ngợi tài thơ, nhưng phê phán nội dung thơ. Trước hết, các nhà phê bình theo quan điểm đạo đức nho giáo truyền thống luôn phê phán nội dung thơ là “lả lơi”, “tục tĩu”, “bỉ ổi”. Nhưng mặt khác, từ góc độ kinh nghiệm thẩm mỹ, họ không thể phủ nhận những điểm độc đáo trong cách thức sử dụng ngôn từ của “bà chúa thơ Nôm”. Nhận xét sớm nhất và có ít nhiều thái độ đối với thơ ca và con người nữ sĩ là lời nhận xét của một nhà biên chép vô danh trong 2 Peter Childs, Roger Fowler (2006), The Routledge Dictionary of Literary Terms, Routledge, London & NewYork, tr 75. 10 bản Hồ Xuân Hương nương thi được Kiều Thu Hoạch dẫn lại: “Nàng người tỉnh Hà Nội, tục truyền là yêu tinh biến làm người, đặc biệt giỏi làm thơ từ quốc âm” 1 . Thoạt nhìn qua, lời nhận xét nêu trên về con người Hồ Xuân Hương mang màu sắc của truyện truyền kỳ dân gian, nhưng chính nó đã bao hàm một trong những đặc điểm chủ chốt trong tiếp nhận hiện tượng thơ này. Đó là tính hai mặt trong thái độ đánh giá ngôn ngữ và nội dung thơ: một mặt ngợi khen tài thơ, nhưng mặt khác có thái độ “kính nhi viễn chi” với nội dung thơ của nữ sĩ. Những nhận xét phê bình được đưa vào nhà trường cũng thể hiện rõ khía cạnh hai mặt trong các nhìn nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương đầu thế kỷ XX. Dương Quảng Hàm tiêu biểu cho hướng nhìn nhận này. Nhìn chung, cái nhìn của Dương Quảng Hàm tương đối mở, nhưng vẫn trong phạm vi câu trả lời có tính chất song đề giữa nghệ thuật và đạo đức. Là nhà phê bình trong nhà trường, hay là phê bình giáo khoa, nhưng ông không chỉ phát hiện được khía cạnh lưỡng nghĩa trong hiện tượng thơ này mà còn yêu cầu phân tích nó như một thủ pháp nghệ thuật, nhưng cũng kín đáo thể hiện sự không nhất quán, thái độ ngập ngừng, dè dặt, biểu hiện cho câu trả lời có tính chất song đề. Ngô Tất Tố (1894 – 1954) là một ví dụ điển hình cho câu trả lời có tính chất song đề trong tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương của một nhà nho đã ý thức được tiến trình hiện đại hóa. Một mặt ông phê phán nặng nề những vần thơ có giá trị của nữ sĩ, nhưng mặt khác, trong một quyển tiểu thuyết, ông lại bênh vực cho thơ nữ sĩ trước những lời phê phán của các nhà nho. 2.2.2. Đạo đức cá nhân và trách nhiệm xã hội Theo quan niệm của Phan Kế Bính , những vần thơ của Hồ Xuân Hương có một nội dung tình cảm “lả lơi”, không nằm trong khuôn khổ đạo đức nho giáo của người phụ nữ đức hạnh. Đó cũng 1 Đỗ Thị Hảo chủ biên (2010), Các nữ tác gia Hán Nôm Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 357. [...]... công trình phê bình phân tâm học cùng thời 15 Đỗ Lai Thúy, theo lời ông, tiếp cận thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong sự phối hợp giữa tín ngưỡng phồn thực và phê bình mẫu gốc của Karl Gustav Jung Từ góc độ tín ngưỡng phồn thực, ông “xây dựng cho mình một “hệ pháp” nghiên cứu: thơ Hồ Xuân Hương -> văn hóa dâm tục - > tục thờ cúng phồn thực -> tín ngưỡng phồn thực để đưa cái dâm cái tục trong thơ nữ sĩ trở về... nghĩa thứ hai liên quan đến hình ảnh thân thể và tính giao, thơ Nôm Hồ Xuân Hương làm hiện ra giới hạn của những quan niệm văn học Bằng việc luôn yêu sách câu trả lời mới hơn, hiện tượng thơ này cũng góp phần làm rạn vỡ những chuẩn mực thẩm mỹ, thúc đẩy sự vận dụng các lý thuyết phê bình mới, đồng thời thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa của phê bình văn học Trường hợp tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương cho... Trương Tửu quan niệm Cách nhìn nhận này đã hé mở ra một góc nhìn mới cho hướng tiếp cận những ý nghĩa của hình ảnh trong thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương Nhưng đáng tiếc là ông đã không tiếp tục suy nghĩ đầy đủ và sâu sắc hơn về nó Nhìn tổng thể, cách trả lời câu hỏi của phê bình phân tâm học đã đem đến những tác động lớn đối với phê bình thơ Nôm Hồ Xuân Hương tại Việt Nam Lần đầu tiên, phê bình văn học... vào phê bình các hiện tượng văn học như thơ Nguyễn Công Trứ, Nôm Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều 3.2 Câu hỏi và câu trả lời Trong một chân trời khao khát hướng đến cái tôi cá nhân thì thơ Nôm Hồ Xuân Hương trở thành những câu hỏi thôi thúc được trả lời: ở mức độ nào thì cái cá nhân sâu thẳm nhất trong thơ được phép tồn tại? Hay nói cách khác, cái cá nhân thành thực và táo bạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. .. Xuân Hương cho thấy quá trình hiện đại hóa, với sự tiếp thu các quan niệm văn học và phê bình văn học phương Tây, đã tạo ra một sự chuyển đổi hệ hình của phê bình văn học Đó là, từ quan điểm phê bình đạo đức Nho giáo có tính chất thưởng thức, bình điểm của phê bình truyền thống, tiến đến quan điểm phê bình hiện đại, dân chủ, xem trọng tiếng nói cá nhân và có tính hệ thống, tính khoa học ... chuỗi những bài nghiên cứu phê bình đầy ảnh hưởng của ông về thơ Nôm nữ sĩ Trong giai đoạn đầu, phê bình văn học Mác-xít đã vượt qua phê bình văn học theo quan điểm phân tâm học của Freud ở khía cạnh nó đặt câu hỏi mới, tìm kiếm những câu trả lời mới hơn, phù hợp với sự chuyển biến lịch sử xã hội của thời đại Câu hỏi và câu trả lời trong phê bình văn học Mác-xít không chỉ quan tâm đến hoàn cảnh xã... động, hệ thống quan niệm văn học xem trọng thế giới quan và vốn sống, hệ thống văn học lấy phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa làm kim chỉ nam 4.2 Câu hỏi và câu trả lời Câu hỏi về giá trị thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong chân trời của phê bình Mác-xít trở thành câu hỏi về nội dung tư tưởng, về giá trị hiện thực liên quan đến nhận thức xã hội về đấu tranh giai cấp và thái độ phê phán giai cấp thống... nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương, khi ông xem những cách nói lấp lửng là vũ khí của văn chương chống phong kiến Là một nhà nghiên cứu lâu năm về văn học trung đại, Nguyễn Lộc đã dành cho hiện tượng thơ “độc đáo vô song” này một mối quan tâm lâu dài, bền bỉ Những trang viết của ông trong phạm vi phê bình Mác-xít luôn tinh tế và tràn đầy 1 Trương Tửu (2007), Trương Tửu-Tuyển tập nghiên cứu phê bình, Lao... thập niên 90 trong thế kỷ XX 23 KẾT LUẬN Phân tích hiện tượng tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương, luận án làm rõ sự chuyển tiếp có tính lịch sử giữa những khuynh hướng phê bình tiếp nhận từ góc độ logic của câu hỏi và câu trả lời Từ chân trời chịu ảnh hưởng truyền thống nho giáo, phê bình đạo đức đã đưa ra câu trả lời phủ định nội dung thơ, nhưng lại khen ngợi tài thơ nữ sĩ Bằng hình thức ngôn ngữ độc đáo,... ngữ phê bình văn học hiện đại Điều này làm cho các công trình muốn biện hộ cho thơ Nôm Hồ Xuân Hương phải chứng minh tính hợp lý của hiện tượng thơ này bằng cách viện dẫn phương pháp khoa học, nỗ lực tìm trong văn bản những bằng chứng để biện minh cho nội dung trữ tình Và chính ở đây, những đặc điểm của phương pháp khoa học đã trở thành những quy tắc chi phối sự tiếp nhận phê bình Công trình Hồ Xuân Hương . đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Chương 2: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình đạo đức. Chương 3: Vấn đề tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương: phê bình phân tâm học. Chương 4: Vấn. tượng Hồ Xuân Hương đầy tính cách. 8 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG: PHÊ BÌNH ĐẠO ĐỨC 2.1. Chân trời phê bình 1 2.1.1. Nho giáo và phê bình đạo đức Tại Việt Nam, phê bình đạo. Marx. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lịch sử tiếp nhận thơ Nôm Hồ Xuân Hương thể hiện qua các khuynh hướng phê bình, với các công trình phê bình tiêu biểu của Ngô

Ngày đăng: 19/06/2015, 03:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan