các chuyên đề dạy học môn vật lts thcs

58 286 0
các chuyên đề dạy học môn vật lts thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Thực trạng hiện nay ở các trường THCS, việc giảng dạy bộ môn Vật lý còn nhiều hạn chế do giáo viên được đào tạo từ các trường Cao đẳng sư phạm, chuyên môn Toán -Lý. Hầu hết trong số họ khi trực tiếp giảng dạy thì đều chọn bộ môn Toán, ít người “mặn mà” với bộ môn Vật lý cho nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập Vật lý của học sinh. Để giúp các giáo viên dạy Vật lý cấp THCS trong tỉnh giảm bớt khó khăn và tự tin hơn trong giảng dạy, Sở biên soạn Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên địa phương gồm 4 chuyên đề sau: • Chuyên đề về Cơ học; • Chuyên đề về Nhiệt học; • Chuyên đề về Điện - Từ học; • Chuyên đề về Quang học. Trong mỗi chuyên đề có các phần: Tóm lược lý thuyết; các lưu ý khi giảng dạy; các bài tập ví dụ, bài tập tự giải. Chúng tôi hi vọng Tài liệu sẽ góp phần cải thiện được chất lượng dạy - học Vật lý cấp THCS trong thời gian tới. Tuy nhiên, vì nhiều lí do nên Tài liệu chắc còn có những hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy, cô giáo, đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện và có tác dụng thiết thực hơn. Hà Tĩnh, tháng 03/2013 Ban biên tập 1 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Vũ Thế Khôi (Tổng chủ biên): Vật lý lớp 12. NXB Giáo dục Việt Nam – 2010. [2]. Vũ Quang (Tổng chủ biên): Vật lý lớp 8. NXB Giáo dục Việt Nam – 2011. [3]. Vũ Quang (Tổng chủ biên): Vật lý lớp 9. NXB Giáo dục Việt Nam – 2011. [4]. Dương Trọng Bái – Vũ Thanh Khiết: Từ điển vật lý phổ thông. NXB Giáo dục – 2001. [5]. Lương Duyên Bình: Vật lý đại cương (tập 2). NXB Giáo dục – 1995. [6]. Nguyễn Hải Châu - Nguyễn Trọng Sửu: Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục THPT. NXB Giáo dục – 2007. [7]. Lê Văn Giáo: Nghiên cứu quan niệm của HS về một số khái niệm trong phần quang học, điện học và việc giảng dạy các khái niệm đó ở trường THCS - Luận án Tiến sĩ GD. Vinh – 2005. [8]. DAVIDHALLIDAY - ROBERTRESNICK – JEARLWALKER: Cơ sở vật lý (tập 4 - Điện học). NXB Giáo dục – 2003. [9]. DAVIDHALLIDAY - ROBERTRESNICK – JEARLWALKER: (tập 4 - Điện học). NXB Giáo dục – 2003. [10]. Bùi Gia Thịnh (Chủ biên): Hướng dẫn làm bài tập và ôn tập Vật lí. NXB Giáo dục – 2004. 2 CHUYÊN ĐỀ I CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC- KHỐI LƯỢNG - LỰC A. TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT I. Chuyển động cơ học 1. Khái niệm - Chuyển động cơ học: Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học. - Đứng yên: Nếu một vật không thay đổi vị trí so với vật khác thì vật được gọi là đứng yên so với vật đó. - Tính tương đối của chuyển động: Muốn biết vật chuyển động hay đứng yên phải xét vị trí của vật so với vật mốc. Tùy theo vật chọn làm mốc mà một vật có thể chuyển động hay đứng yên. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối. - Vật mốc thường được chọn là mặt đất hoặc những vật gắn liền với mặt đất. 2. Chuyển động đều - Chuyển động không đều a. Chuyển động đều - Khái niệm: Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Độ lớn vận tốc của chuyển động đều: được xác định bằng quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính vận tốc chuyển động đều: S t v = , trong đó: + v là độ lớn vận tốc; + s là quãng đường đi được; + t là thời gian để đi hết quãng đường đó. - Đơn vị vận tốc: phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. b. Chuyển động không đều - Khái niệm: Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quảng đường: S tb t v = , trong đó: + v là vận tốc trung bình; + s là quãng đường đi được; + t là thời gian để đi hết quãng đường đó. II. Khối lượng - Khối lượng riêng 1. Khối lượng - Khái niệm: Khối lượng chỉ lượng chất tạo thành vật đó 3 - Đơn vị khối lượng: kilôgam (kg) - Dụng cụ đo khối lượng: cân. 2. Khối lượng riêng - Khái niệm: Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. - Công thức tính khối lượng riêng: m V D = , trong đó: + m là khối lượng của vậ; + V là thể tích của vật. - Đơn vị khối lượng riêng: kg/m 3 . III. Lực 1. Lực - Biểu diễn lực - Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của vật hoặc làm cho vật biến dạng. - Lực là một đại lượng có hướng. Xác định lực bởi ba yếu tố: + Điểm đặt; + Hướng (phương và chiều); + Cường độ (độ lớn) của lực. - Biểu diễn lực: bằng mũi tên: + Gốc mũi tên biểu diễn điểm đặt lực; + Hướng của mũi tên biểu diễn hướng của lực; + Chiều dài mũi tên vẽ theo tỷ xích đã chọn biểu diễn cường độ lực. - Đơn vị của lực: Niutơn (kí hiệu: N) - Dụng cụ đo lực: Lực kế. 2. Sự cân bằng lực - Quán tính - Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có phương trên cùng một đường thẳng, có cùng cường độ nhưng ngược chiều nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. 3. Các loại lực a. Trọng lực - Trọng lực là lực hút của trái đất. - Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía trái đất. - Trọng lượng: là cường độ của trọng lực. - Liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng của cùng một vật: P = 10 m, trong đó: + P là trọng lượng (đơn vị niutơn); 4 + m là khối lượng (đơn vị kilôgam). - Liên hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cùng một vật: d = 10 D, trong đó: + d là trọng lượng riêng (đơn vị N/m 3 ); + D là khối lượng riêng (đơn vị kg/m 3 ). b. Lực đàn hồi - Khi lò bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với hai đầu của nó. - Độ biến dạng của lò xo càng lớn, thì lực đàn hồi càng lớn. c. Lực ma sát - Các loại lực ma sát: có ba loại lực ma sát đó là lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, lực ma sát nghỉ. - Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác, lực này đặt lên vật và ngược chiều với chiều chuyển động của vật. - Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của lực có xu hướng làm cho vật chuyển động; có tác dụng cân bằng với lực này làm vật đứng yên tương đối với mặt tiếp xúc. Lực ma sát nghỉ có cường độ thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật. - Ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt vật khác. Ma sát lăn thường nhỏ hơn ma sát trượt. - Lực ma sát có thể có ích và cũng có thể có hại tùy trong từng trường hợp cụ thể. d. Lực Ác-si-mét - Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét. - Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: F A = d.V, trong đó: + d là trọng lượng riêng của chất lỏng + V là thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Lưu ý : lực Ác- si mét áp dụng với cả khi vật ở trong chất khí. IV. Cơ năng - Sư chuyển hóa cơ năng 1. Công cơ học - Công thức tính công cơ học: A = F.s, trong đó: A là công của lực F trên quãng đường vật dịch chuyển S (F là lực tác dụng vào vật, S là quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực). - Định luật về công: Không có máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 2. Công suất - Khái niệm: Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. 5 - Công thức tính công suất: A P t = , trong đó: A là công thực hiện được, t là thời gian thực hiện công đó. 3. Cơ năng - Các dạng cơ năng: Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. - Sự chuyển hóa cơ năng: Trong một hệ cô lập, động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa động năng, nhưng cơ năng được bảo toàn. B. NHỮNG LƯU Ý KHI GIẢNG DẠY 1. Bộ môn vật lý là bộ môn thực nghiệm nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm để đo đạc lấy số liệu. Khi sử dụng dụng cụ cần chú ý những vấn đề sau: - Điều chỉnh số 0 trước khi đo đạc. Đặc biệt đối với lực kế, khi điều chỉnh số 0 phải đặt lực kế ở tư thế sau này tiến hành đo lực. Ví dụ: Dùng lực kế để đo trọng lượng một vật thì khi điều chỉnh số 0 ta đặt lực kế thẳng đứng và móc lực kế nằm phía dưới; hay khi ta dùng lực kế xác định lực ma sát nghỉ ta đặt lực kế theo phương ngang để điều chỉnh số 0. - Kĩ năng ước lượng gần đúng giá trị cần đo là một trong những cơ sở để lựa chọn dụng cụ đo thích hợp. + Nếu chọn dụng cụ đo có giới hạn đo (GHĐ) quá nhỏ so với giá trị cần đo thì phải đo nhiều lần, làm phép đo kém chính xác hoặc làm dụng cụ đo bị hỏng. + Nếu chọn dụng cụ đo có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) quá lớn so với giá trị cần đo thì có thể không đo được hoặc giá trị đo được sẽ có sai số lớn, nhiều khi làm cho phép đo trở nên vô nghĩa. - Kỹ năng đọc và ghi kết quả phép đo: Kết quả đo được phải là chia hết cho ĐCNN và chữ số cuối cùng của kết quả đo cùng đơn vị với ĐCNN của dụng cụ đo. - Trong từng phép đo cần phải đo nhiều lần và kết quả đo là giá trị trung bình. 2. Chuyển động đều: là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Giáo viên cần lấy ví dụ để nhấn mạnh: chỉ cần yếu tố độ lớn vận tốc không đổi chứ không phải là vận tốc không đổi. - Thí nghiệm hình 3.1 (trang 11 SGK lý 8) tuy không phải làm nhưng giáo viên cần chỉ cho học sinh rõ kết quả ở bảng 3.1 là kết quả chuyển động của trục bánh xe chứ không phải của bánh xe. - Công thức: t s v tb = , trong đó: + s là tổng quãng đường đi được. + t là thời gian để đi hết quãng đường đó (kể cả thời gian vật nghỉ nếu có). + v tb là vận tốc trung bình trên đoạn đường s, hay trong thời gian t. Cần cho học sinh phân biệt được vận tốc trung bình khác khái niệm trung bình cộng của vận tốc. 6 3. Áp suất chất lỏng - Khi tiến hành thí nghiệm 1, ta cần chọn màng cao su có độ dày đồng đều, độ dày của màng tùy thuộc vào ống hình trụ làm thí nghiệm. Khi đổ nước phải đổ từ từ, tránh làm cho màng cao su bịt đáy bị bật ra. - Trong thí nghiệm 2, miếng bịt ống phải phẳng (không được cong vênh). Ban đầu khi nhúng vào chất lỏng, ta cần nhúng theo phương thẳng đứng, tránh tấm bịt đáy bị lệch ra khỏi hình trụ. 5. Sự nổi: Học sinh giải thích được vì sao tàu to nổi nhưng chiếc kim nhỏ lại chìm. 6. Động năng của vật: Phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Trong khi đó vận tốc phụ thuộc vào vật mốc nên động năng cũng phụ thuộc vào mốc xét chuyển động. C. HỆ THỐNG BÀI TẬP 1. Các ví dụ . Ví dụ 1. Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động thì móc nối giữa hai toa bị tuột. a, Người lái tàu hỏa thấy toa bị tuột chuyển động như thế nào? Thấy đầu tàu như thế nào? b, Hành khách ngồi ở toa bị tuột thấy toa mình thế nào? Thấy đầu tàu thế nào? Trả lời : a, Người lái tàu hỏa thấy toa tàu tuột chuyển động lùi lại và thấy đầu tàu của mình đứng yên. b, Người hành khách ở toa tàu bị tuột thấy toa mình đứng yên và thấy đầu tàu chuyển động xa dần mình. Ví dụ 2. Lan đi xe đạp từ nhà đến trường với vận tốc 18 km/h, Phương đi với vận tốc 5m/s. Hỏi ai đi nhanh hơn? Gợi ý giải: Đổi vận tốc của Lan và Phương về cùng một đơn vị ta có 18km/h = 5m/s vậy hai người chuyển động nhanh như nhau. Ví dụ 3. Một Bác đưa thư từ bưu điện huyện đến xã A. Bác ấy đi từ bưu điện lúc 7 giờ 30 phút, vì lúc đi đoạn đường phải lên nhiều dốc cao nên vận tốc trung bình chỉ đạt được là 12km/h. Đến nơi, đưa thư xong Bác ta quay về luôn; vận tốc trung bình trên đường về là 6m/s; Bác đưa thư về đến nơi lúc 8 giờ 54 phút. Tính độ dài quãng đường từ bưu điện huyện đến xã A (xem thời gian đưa thư là không đáng kể). Giải: Gọi vận tốc lúc đi của Bác đưa thư là v 1 = 12km/h. Gọi vận tốc lúc về của Bác đưa thư là v 2 = 6m/s = 21,6km/h. Gọi thời gian lúc đi của Bác đưa thư là t 1 . Gọi thời gian lúc về của Bác đưa thư là t 2 . Tổng thời gian cả đi và về là: t = 8h54ph - 7h30ph = 1h24ph = 1,4h. Ta có phương trình: v 1 t 1 = v 2 t 2 ⇒ 12t 1 = 21,6t 2 (1) 7 Mặt khác ta lại có: t 1 + t 2 = 1,4 ⇒ t 1 = 1,4 - t 2 (2) Thay (2) vào (1) ta có: 12(1,4 - t 2 ) = 21,6 t 2 ⇒ t 2 = 0,5h. Quãng đường từ bưu điện huyện đến xã A là: S= v 2 t 2 = 0,5.21,6 = 10,8 (km). Ví dụ 4. Một người dự định đi bộ một quãng đường với vận tốc 5km/h. Nhưng đi đến đúng nửa quãng đường thì nhờ được bạn đèo xe đạp, đi tiếp với vận tốc 12km/h, do đó đến nơi sớm hơn dự định 28 phút. Hỏi người ấy đã đi hết toàn bộ quảng đường mất bao lâu? Giải: Đổi 28ph = 28/60 h Gọi chiều dài nửa quãng đường là s (km), theo đầu bài ta có: 28 5 12 60 s s − = ⇒ 12s - 5s = 28 ⇒ s = 4 (km) Thời gian để người ấy đi hết cả quảng đường là: 4 4 68 ( ) 5 12 60 t h= + = ⇒ t = 1h 8ph. Ví dụ 5. Một ô tô chuyển động từ A đến B với vận tốc 40km/h rồi chuyển động ngược lại từ B về A với vận tốc 60km/h. Tính vận tốc trung bình cả đi lẫn về của ô tô đó. Biết quảng đường AB dài 90 km. Giải: Thời gian ô tô đi từ A đến B là: 1 1 90 2,25( ) 40 AB t h v = = = Thời gian ô tô đi từ B đến A là: 2 2 90 1,5( ) 60 AB t h v = = = Thời gian ô tô cả đi và về là: t = t 1 + t 2 = 2,25+1,5 = 3,75(h) Vận tốc trung bình cả đi lẫn về của ô tô đó là: 2( ) 2.90 48( / ) 3,75 tb AB v km h t = = = Ví dụ 6. a. Một vật, trong nửa đầu quãng đường chuyển động có vận tốc không đổi v 1 , trong nửa quãng đường còn lại chuyển động với vận tốc không đổi v 2 . Tính vận tốc trung bình của nó trên cả quãng đường. b. Một vật, trong nửa thời gian đầu chuyển động với vận tốc không đổi v 1 , trong nửa thời gian còn lại chuyển động với vận tốc không đổi v 2 . Tính vận tốc trung bình của nó trên cả quãng đường. c. So sánh các vận tốc trung bình tính được trong hai câu a và câu b. Giải: a. Gọi cả quãng đường là s, thời gian đi hết nửa quãng đường đầu là t 1 ; thời gian đi hết nửa quãng đường sau là t 2 , thời gian đi hết cả quãng đường là t thi ta có: 8 1 1 2 s t v = ; 2 2 2 s t v = ; t = t 1 + t 2 = 1 2 1 2 1 2 ( ) 2 2 2 s v vs s v v v v + + = . Vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường là: 1 2 1 2 1 2 1 2 2 ( ) 2 tbA v vs s v s v v t v v v v = = = + + 1 2 1 2 1 2 1 2 2 ( ) 2 tbA v vs s v s v v t v v v v = = = + + 1 2 1 2 2 tbA v v v v v = + (1) b. Gọi quãng đường vật đi được trong nửa thời gian đầu là s 1 ; quãng đường vật đi được trong nửa thời gian sau là s 2 thì ta có phương trình: 1 1 2 t s v= ; 2 2 2 t s v= ; s = s 1 + s 2 = ( ) 1 2 1 2 2 2 2 t t t v v v v+ = + . và: 1 2 2 tbB v v v + = (2) c. Để so sánh vận tốc trung bình trong hai trường hợp trên ta lập hiệu v tbA -v tbB = 2 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 2 4 ( ) ( ) 2 2( ) 2( ) v v v v v v v v v v v v v v v v + − + − + − = = + + + (3) Ta nhận thấy biểu thức (3) < 0 nên ta suy ra được v tbA < v tbB . Ví dụ 7. Hai xe ô tô A và B chuyển động ngược chiều nhau từ hai địa điểm cách nhau 150 km. Hỏi sau bao nhiêu lâu thì chúng gặp nhau và chỗ gặp nhau cách điểm xuất phát của xe A bao nhiêu km? Biết rằng hai xe cùng xuất phát và xe A chuyển động với vận tốc 40km/h xe B chuyển động với vận tốc 60km/h. Giải: Gọi điểm xuất phát của hai xe A và B tương ứng là A, B; Gọi điểm hai xe gặp nhau là G; thời gian từ khi hai xe chuyển động đến khi gặp nhau là t. Ta có quãng đường hai xe đi được từ khi chuyển động đến khi gặp nhau là: s A = v A .t; s B = v B .t. ⇒ AB = s A + s B = v A .t + v B .t = ( v A + v B ).t Thời gian hai xe chuyển động gặp nhau là: 150 1,5( ) 40 60 A B AB t h v v = = = + + Chỗ hai xe gặp nhau tại G cách A một đoạn: AG = s A = v A .t = 40.1,5 = 60 (km). Ví dụ 8. Minh đang chạy nhanh thì gặp một cây ở bên đường, Minh lấy một tay bám vào cây, Minh có dừng lại ngay được không, tại sao? Trả lời: Minh không dừng lại ngay được vì có quán tính nên Minh tiếp tục chuyển động thêm một lúc nữa nhưng do tay bám vào cây nên Minh không chuyển động thẳng mà chuyển động quanh thân cây thêm vài bước nữa. Ví dụ 9. Một vật có trọng lượng 10N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Vật bị tác dụng một lực kéo theo phương nằm ngang có cường độ 5N. a. Biểu diễn các lực trên với tỉ xích 1cm ứng với 1N. b. Biết vật vẫn đứng yên, hãy giải thích sự cân bằng của vật. 9 Giải: a. Biểu diễn lực như hình H 1.1 b. Trong trường hợp này vật vẫn đứng yên vì vật còn chịu tác dụng của hai lực nữa là:- Lực ma sát nghỉ F ms cân bằng với lực kéo F k - Lực đẩy N của mặt đường cân bằng với trọng lượng P. Ví dụ 10. Một thỏi hợp kim có thể tích 1dm 3 và khối lượng 9,85kg tạo bởi bạc và thiếc. Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong thỏi hợp kim đó, biết rằng khối lượng riêng của bạc là 1050kg/m 3 và của thiếc là 2700kg/m 3 . Giải: Gọi khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của thành phần bạc lần lượt là: m 1 , V 1 và D 1 , ta có: 1 1 1 m D V = (1) Gọi khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của thành phần thiếc lần lượt là: m 2 , V 2 và D 2 , ta có: 2 2 2 m D V = (2) Khối lượng riêng của thỏi hợp kim là: 1 2 1 2 m mm D V V V + = = + (3) Thay các giá trị của V 1 và V 2 và tính theo (1), (2) và (3) ta có: ( ) 1 2 1 2 1 2 1 2 1 2 2 1 1 2 m m D D m m D m m m D m D D D + + = = + + Vì: M = m 1 + m 2 ⇒ m 2 = M - m 1 . Thay vào (4) ta có: ( ) 1 2 1 2 1 1 MD D M D m D M m D V = = + − ⇒ VD 1 D 2 = m 1 D 2 + MD 1 - m 1 D 1 ⇒ ( ) 1 2 1 1 2 D M VD m D D − = − , thay số: ( ) 1 10500 9,85 0,001.2700 9,625( ) 1050 2700 m kg − = = − ; 10 P r ms F r N r k F r H 1.1 [...]... và định luật vật lí, GV cần tập trung làm việc với HS ở bước thứ hai trong số các bước giải chung đã nêu ở trên 26 2 Bài tập tự giải Bài 1 Chọn câu đúng trong các nhận định sau: A Khi một vật hút các vật khác, chứng tỏ nó đã nhiễm điện B Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác C Một vật nhiễm điện có thể hút các vật khác hoặc phóng điện qua các vật khác D Một vật nhiễm điện chỉ hút các vật ở gần nó... 000N/m3 CHUYÊN ĐỀ II NHIỆT HỌC I TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT 1 Cấu tạo chất - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là nguyên tử, phân tử - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách - Các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh 2 Nhiệt năng - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. .. là chất cho dòng điện đi qua Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện Chất dẫn điện thường dùng là đồng, nhôm, chì, hợp kim, dung dịch điện phân - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện Chất cách điện thường dùng là nhựa, thuỷ tinh, sứ, cao... chạm vào một vật mang điện và chạm tay vào đầu kia thì bị điện giật Do đó học sinh này khẳng định: Gỗ khô vẫn dẫn điện Hãy phân tích sai lầm của bạn học sinh trên Bài 8 Tại sao trong các thí nghiệm để kiểm tra sự nhiễm điện của các vật người ta thường treo các vật bằng sợi chỉ tơ? Bài 9 Cho mạch điện như hình H 3.3 a Điền các kí hiệu của các linh kiện được mắc trong mạch b Trong mạch các bóng có sáng... điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân trên những quỹ đạo elíp, Điện tích hạt nhân có trị số bằng tổng điện tích các êlectrôn, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện Khi kích thước các vật mang điện nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách giữa chúng thì được coi là điện tích điểm Mỗi vật mang điện đều chứa nguyên lần điện tích nguyên tố e ( ± ne) Vật mang điện... suất tỏa nhiệt của các nhiên liệu 6 Các công thức tính nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra trong quá trình nóng chảy (hay đông đặc), hay quá trình hóa hơi không học trong chương trình chính khóa, mà nó thuộc nội dung chương trình tự chọn nâng cao, vì vậy đối với học sinh giỏi giáo viên có điều kiện thì cho các em tiếp cận để tham gia các kì thi cho học sinh giỏi III HỆ THỐNG BÀI TẬP 1 Các ví dụ Ví dụ 1 Trong... đổi nhiệt với môi trường CHUYÊN ĐỀ III ĐIỆN HỌC Chương 1: Tĩnh điện 23 A TÓM LƯỢC LÝ THUYẾT 1 Điện tích, sự nhiễm điện các vật a Sự nhiễm điện, tính chất vật nhiễm điện - Khi cọ xát thước nhừa vào tấm vải thì thước đó hút được những mẫu giấy nhẹ, ta nói thước đã nhiễm điện - Có 3 cách nhiễm điện thông thường là: cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng - Nhiễm điện do cọ xát thì hai vật tích điện trái dấu; nhiễm... Nhiễm điện do cọ xát thì hai vật tích điện trái dấu; nhiễm điện do tiếp xúc thì vật bị nhiễm điện cùng dấu với vật ban đầu đã nhiễm điện; nhiễm điện do hưởng ứng thì hai đầu của vật nhiễm điện trái dấu nhưng tổng điện tích của vật hưởng ứng vẫn bằng không - Tính chất của vật nhiễm điện: Hút các vật nhẹ hoặc phóng điện qua vật khác Ví dụ như mùa đông mặc áo len khi cởi áo vào ban đêm ta thấy phát sáng... với bình phương khoảng cách giữa chúng Phương của lực tương tác là đường thẳng nối hai điện tích đó Q . giảng dạy, Sở biên soạn Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên địa phương gồm 4 chuyên đề sau: • Chuyên đề về Cơ học; • Chuyên đề về Nhiệt học; • Chuyên đề về Điện - Từ học; • Chuyên đề về Quang học. Trong. tiếp giảng dạy thì đều chọn bộ môn Toán, ít người “mặn mà” với bộ môn Vật lý cho nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập Vật lý của học sinh. Để giúp các giáo viên dạy Vật lý cấp THCS trong tỉnh giảm. chuyên đề có các phần: Tóm lược lý thuyết; các lưu ý khi giảng dạy; các bài tập ví dụ, bài tập tự giải. Chúng tôi hi vọng Tài liệu sẽ góp phần cải thiện được chất lượng dạy - học Vật lý cấp THCS

Ngày đăng: 18/06/2015, 19:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan