bộ tài liệu trắc nghiệm sinh học lớp 6

27 1.3K 0
bộ tài liệu trắc nghiệm sinh học lớp 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THƯ VIỆN CÂU HỎI Bộ môn: Sinh - Lớp 6 Bài: Thụ phấn Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 01: Nhận biết: nhận biết Thế nào là hiện tượng thụ phấn? A. Hạt phấn tiếp xúc với vòi nhụy. B. Hạt phấn tiếp xúc với bầu nhụy. C.Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. D. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế ba sinh dục cái. ● Đáp án: C Câu 02: Thông hiểu: Hoa tự thụ phấn phải có đặc điểm: A. Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính. B. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy chín cùng một lúc. C. Hoa lưỡng tính, nhị và nhụy không chín cùng một lúc. D. Hoa đơn tính màu sắc sặc sở, có hương thơm mật ngọt. ● Đáp án: B Phần II: Tự luận: Câu 1: Vận dung thấp Thế nào là hoa tự thụ phấn? Hoa tự thụ phấn cần có những điều kiện gì? ● Đáp án: Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. Đặc điểm của hoa tự thụ phấn: + Nhị và nhụy chín cùng một lúc. + Là hoa lưỡng tính. Câu 2: Vận dụng thấp Thế nào là hoa giao phấn? Hoa giao phấn cần có những điều kiện gì? ● Đáp án:Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là hoa giao phấn. Đặc điểm của hoa giao phấn: Là hoa đơn tính hoặc hoa lưỡng tính có nhị và nhụy chín không cùng một lúc. Câu 3: Vận dụng thấp Hãy kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có đặc điểm gí? ● Đáp án: Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí, bầu, mướp…Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to có gai, đầu nhụy có chất dính. Bài: Thụ tinh kết hạt và tạo quả Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 01: Nhận biết: Sự thụ tinh là: A. Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử B. Khi tế bào hạt phấn rơi vào đầu nhụy C. Sự kết hợp giữa nhị và nhụy trong quá trình giao phấn D. Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy ● Đáp án: A Bài: Các loại quả Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 01: Nhận biết: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả khô A Quả cà chua, quả ớt, quả chanh C Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả cải B Quả dừa, quả đu đủ, quả táo D Quả đậu đen, quả chuối, quả nhãn ● Đáp án: C Câu 02: Nhận biết: Trong các nhóm quả sau đây nhóm nào gồm toàn quả thịt? A. Quả đậu đen, quả chuối, quả bầu C. Quả chò, quả cam, quả vú sữa B. Qủa xoài, quả dưa hấu, quả đu đủ D. Qủa trăm bầu, quả cải, quả cà chua ● Đáp án: B Câu 03: Nhận biết: Những nhóm quả nào sau đây thuộc loại quả khô không nẻ? A. Quả đậu, quả chi chi, quả chò C. Quả bồ công anh, quả đậu bắp, quả dừa B. Quả me, quả còng, quả chò D. Quả phượng, quả hoa sữa, quả cải ● Đáp án: B Câu 04: Nhận biết: Những nhóm quả nào dưới đây thuộc loại quả thịt? A. Quả mọng và quả khô C. Quả mọng và quả hạch B. Quả nẻ và quả hạch D. Quả mọng và quả nẻ ● Đáp án: C Phần II: Tự luận: Câu 1: Vận dung thấp Quả mọng khác quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 3 loại quả mọng và 3 loại quả hạch. ● Đáp án: Quả mọng: gồm toàn thịt quả Ví dụ: quả cam, dưa hấu, đu đủ… Quả hạch: có hạch cứng bọc lấy hạt Ví dụ: quả xoài, quả dừa, táo ta… Câu 2: Vận dung cao Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô? ● Đáp án: Đậu xanh, đậu đen thuộc loại quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự tách ra để hạt tung ra ngoài rất khó thu hoạch Câu 3: Vận dung thấp Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt? Hãy kể tên 3 loại quả khô và 3 loại quả thịt. ●Đáp án: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả để phân biệt quả khô và quả thịt. Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chúa đầy thịt quả Ba loại quả khô: quả chò, trâm bầu, đậu bắp… Ba loại quả thịt: cà chua, chanh táo ta…. Bài: Hạt và các bộ phận của hạt Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt 1 lá mầm( như hạt ngô) chứa ở đâu? A. Lá mầm B.Phôi nhũ C. Vỏ hạt D. Phôi ● Đáp án: B Câu 2: Vận dụng cao Những hạt nào sau đây thuộc hạt 2 lá mầm? A.Mít, nhãn, lạc B. Lúa, ngô, lúa mì C. Bưởi, đậu xanh, lúa D. Cam, bí, ngô ● Đáp án: A Câu 3: Thông hiểu Vỏ trấu là bộ phận nào của hạt gạo? A. Vỏ hạt B. Vỏ trong của hạt C. Vỏ ngoài của hạt D. Bao hoa biến thành để bảo vệ hạt ● Đáp án: D Phần II: Tự luận: Câu 1: Nhận biết Hạt gồm có những bộ phận nào? ● Đáp án: Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. Câu 2: Vận dụng thấp Tìm những giống và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và hạt của cây 1 lá mầm.Cho ví dụ. ● Đáp án: -Cây 2 lá mầm: phôi của hạt có 2 lá mầm. VD: cây đậu,cây bưởi, cây cam… -Cây 1 lá mầm: phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm. VD: cây lúa, cây ngô…. Bài: Phát tán của quả và hạt Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhận biết Sự phát tán là gì? A. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió B. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật C. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống D. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi ● Đáp án: C Câu 2: Nhận biết Nhóm quả nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật? A. Những quả và hạt tự nứt để hạt tung ra ngoài. B. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh. C. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật và thường nhẹ. D. Những quả và hạt có vị ngọt, hạt có vỏ cứng, có nhiều gai bám. ● Đáp án: D Câu 3: Thông hiểu Hiện tượng tự phát tán thường gặp ở những loại quả, hạt nào? A. Quả khô tự nẻ. C. Quả thịt và quả mọng. B. Quả hạch và quả có gai bám. D. Quả khô và quả có túm lông. ● Đáp án: A Câu 4: Vận dụng thấp Trong các nhóm quả hạt sau đây, nhóm nào có cách phát tán nhờ gió? A. Quả chò, quả ổi, hạt thông B. Hạt hoa sữa, quả cải, quả chi chi C. Quả trâm bầu, quả chò, quả bồ công anh D. Quả xấu hổ, quả đậu xanh, quả gòn ● Đáp án: C Phần II: Tự luận: Câu 1: Nhận biết Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm gì?Kể tên những quả và hạt tự phát tán mà em biết. ● Đáp án: Quả và hạt phát tán nhờ động vật: thường có gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da động vật khi đi qua hoặc đó là quả được động vật thường ăn. Quả hạt tự phát tán: cải, đậu bắp, chi chi, đậu xanh, đậu đen… Câu 2: Thông hiểu Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió? Cho ví dụ. ● Đáp án: Quả và hạt phát tán nhờ gió: thường có cánh hoặc túm lông nên có thể được gió thổ đi xa. Ví dụ: quả chò, trâm bầu, hạt hoa sữa… Câu 3: Vận dụng thấp: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa. Điều đó đúng hay sai?Vì sao? ● Đáp án: Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa. Điều đó đúng vì những hạt có khối lượng nhẹ thường rơi chậm và do đó dễ bị gió thổi đi xa hơn những hạt có khối lượng lớn. Bài: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhận biết Những điều kiện bên ngoài nào cần cho hạt nảy mầm? A. Nhiệt độ và nước B. Độ ẩm không khí C. Độ ẩm và nhiệt độ D. Nước, không khí và nhiệt độ ● Đáp án: D Câu 2: Thông hiểu Những điều kiện bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? A. Hạt giống phải xanh tốt B. Hạt nhỏ và nhẹ C. Chất lượng hạt giống tốt D. Hạt to và nặng ● Đáp án: C Câu 3: Thông hiểu Thí nghiệm nào sao đây đảm bảo đủ điều kiện cho hạt nảy mầm? (hạt có phẩm chất tốt). A. Cốc 1: Để hạt vào rồi không cho thêm gì cả B. Cốc 2: Để hạt vào rồi đổ ngập nước C. Cốc 3: Lót bông ẩm rồi để hạt vào D. Cốc 4: Cho hạt vào rồi đặc ở nơi nhiệt độ lạnh (O O ) ● Đáp án: C Phần II: Tự luận: Câu 1: Nhận biết Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm? ● Đáp án: Điều kiện bên ngoài: đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt: hạt to, chắc, mẩy, không sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc Câu 2: Vận dụng cao Để hạt nảy mầm tốt, khi gieo hạt cần chú ý những biện pháp kĩ thuật nào? ● Đáp án: Khi gieo hạt phải làm đất tơi, xốp, phải chăm sóc hạt gieo, chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ. Câu 3: Vận dụng cao Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mẩm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? ● Đáp án: Cho vào cốc 1: 10 hạt đậu xanh nguyên vẹn, chắc mẩy dể trên lớp bông ẩm Cho vào cốc 2: 10 hạt đậu xanh nấm mốc, sâu mọt, sứt sẹo Để cả 2 cốc vào chỗ mát Sau vài ngày, hạt ở cốc 1 nảy mầm tốt hơn hạt ở cốc 2 Vậy: sự nảy mẩm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống Bài: Tổng kết về cây có hoa Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Cây sống trong môi trường sa mạc có những đặc điểm nào sau đây: A. Lá biến thành gai, thân mọng nước, rễ rất dài B. Thân vươn cao, cành tập trung ở ngọn C. Thân thấp, tán rộng D. Cuống lá phình to ra ● Đáp án: A Câu 2: Vận dụng thấp Vì sao cây xanh có hoa có thể phân bốp rộng rãi khắp nơi trên Trái Đất? A. Cây có rễ thân lá B. Cây có hoa, quả, hạt C. Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường. D. Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau ● Đáp án: C Phần II: Tự luận: Câu 1: Thông hiểu Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp? ● Đáp án: Đất khô cằn, ít được tưới bón dẫn đến rễ của rau hoạt động yếu, hút được ít nước và chất hữu cơ; lá kém phát triển và có ít chất diệp lục. Quang hợp của lá giảm, chất hữu cơ được tạo ra ít, không đủ cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển. Kết quả là cây chậm lớn, còi cọc và năng suất giảm. Câu 2: Vận dụng thấp Vì sao trong trong trồng trọt, đối với các loài cây phải chọn các loại đất trồng khác nhau? ● Đáp án: Mỗi loài cây đòi hỏi lượng nước và muối khoáng khác nhau. Ở mỗi nơi khác nhau, đất lại chứa lượng nước và lượng chất khoáng cũng không giống nhau. Do đó, khi trồng trọt cần phải chọn lựa loại đất cho phù hợp với từng loại cây mới có thể đạt được năng suất cao. Câu 3: Vận dụng cao Hãy nêu thí dụ để chứng minh rằng sự thay đổi hoạt động của cơ quan này ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác. ● Đáp án: Khi rễ hoạt động yếu, lông hút hút ít nước và muối khoáng thì quá trình quang hợp chế tạo chất hữu cơ của lá bị giảm, quá trình vận chuyển nước và muối khoáng, chất hữu cơ của thân cũng chậm lại. Ngược lại nếu rễ hút được nhiều nước và muối khoáng, quá trình chế tạo chất hữu cơ của lá và vận chuyển của thân cũng tăng lên. Bài: Ôn tập Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhận biết Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt 1 lá mầm( như hạt gạo) chứa ở đâu? A. Lá mầm B.Phôi nhũ C. Vỏ hạt D. Phôi ● Đáp án: B Câu 2: Thông hiểu Trong các nhóm quả sau đây, nhóm nào gồm toàn quả thịt? A.Quả đậu đen, hồng, chuối, bầu B.Quả mơ, chanh, xoài, dưa hấu C.Quả chò, cam, vú sữa, bồ kết D.Quả bí, cam, thìa là, đậu rồng ● Đáp án: B Phần II: Tự luận: Câu 1: Vận dụng thấp Vì sao người ta phải thu hoạch đậu xanh và đậu đen trước khi quả chín khô? ● Đáp án: Đậu xanh, đậu đen thuộc loại quả khô nẻ, khi chín vỏ quả tự tách ra để hạt tung ra ngoài rất khó thu hoạch Câu 2: Vận dụng thấp Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa. Điều đó đúng hay sai?Vì sao? ● Đáp án: Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa. Điều đó đúng vì những hạt có khối lượng nhẹ thường rơi chậm và do đó dễ bị gió thổi đi xa hơn những hạt có khối lượng lớn. Câu 3: Vận dụng cao Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mẩm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống? ● Đáp án: Cho vào cốc 1: 10 hạt đậu xanh nguyên vẹn, chắc mẩy dể trên lớp bông ẩm Cho vào cốc 2: 10 hạt đậu xanh nấm mốc, sâu mọt, sứt sẹo Để cả 2 cốc vào chỗ mát Sau vài ngày, hạt ở cốc 1 nảy mầm tốt hơn hạt ở cốc 2 Vậy: sự nảy mẩm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống Bài: Rêu – Cây rêu Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhận biết Cơ quan sinh sản của Rêu là? A. Bào tử B. Túi bào tử C. Hoa và quả D. Nón ● Đáp án: B Câu 2: Nhận biết Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có… (1)… , ……(2)……, chưa có……(3) ……thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có……(4)……. ● Đáp án: 1-thân ; 2-lá ; 3-rễ; 4-mạch dẫn Câu 3: Thông hiểu Rêu sinh sản bằng……(1)……được chứa trong……(2)……, cơ quan này nằm ở… (3)…….cây rêu. ● Đáp án: 1- bào tử ; 2- túi bào tử; 3- ngọn Phần II: Tự luận: Câu 1: Nhận biết Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào? ● Đáp án: -Thân ngắn không phân cành - Lá nhỏ mỏng - Rễ giả. - Chưa có mạch dẫn. Câu 2: Vận dụng Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được những chỗ ẩm ướt? ● Đáp án: - Vì đã có thân, lá,rễ giả - Rễ giả chỉ có khả năng hút nước (sống ở nơi ẩm ướt) Câu 3: Vận dụng cao So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác? ● Đáp án: Cây có hoa Rêu - Cơ quan sinh sản là hoa - Thân và lá có mạch dẫn - Có rễ thật - Cơ quan sinh sản là túi bào tử - Thân và lá chưa có mạch dẫn - Có rễ giả Bài: Quyết – Cây dương xỉ Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Vận dụng Đặc điểm giúp nhận dạng dương xỉ: A. Dựa vào cơ quan sinh sản. C. Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. B. Dựa vào cơ qua sinh dưỡng. D. Đã có rễ thân lá thật sự ● Đáp án: C Câu 2: Nhận biết Những nhóm cây sau đây nhóm nào thuộc nhóm quyết? A. Cây Dương xỉ, rau bợ, lông culi. C. Cây bòng bong, cây thông, cây trắc B. Cây Rêu, cây lạc, cây mít D. Cây trúc, vạn tuế, cây đậu ● Đáp án: A Câu 2: Nhận biết Dương xỉ là những cây đã có… (1)… , … (2)… , … (3)…… thật sự. Lá non của cây dương xỉ bao giờ cũng có đặc điểm……(4)… ● Đáp án :1- rễ ; 2-thân ; 3- lá; 4-cuộn tròn Câu 3: Vận dụng cao Khác với rêu, bên trong thân và lá dương xỉ đã có……… làm chức năng vận chuyển. ● Đáp án: mạch dẫn Câu 4: Vận dụng cao Dương xỉ sinh sản bằng……(1)……như rêu nhưng khác nhau ở chỗ có… (2) ….do bào tử phát triển thành. ● Đáp án: 1-bào tử ; 2- nguyên tản. Phần II: Tự luận: Câu 1: Vận dụng thấp Làm thế nào để nhận biết môt cây thuộc dương xỉ? ● Đáp án: Để nhận biết một cây thuộc dương xỉ dựa vào đặc điểm lá non đầu cuộn tròn Câu 2: Vận dụng cao So sánh về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng của rêu với dương xỉ , cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? ● Đáp án: - Giữa cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ thì cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn - Vì: đã có rễ thật sự và có mạch dẫn Bài: Ôn tập Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Nhận biết Dựa vào đặc điểm vỏ quả người ta có thể chia quả thành hai nhóm chính: A.nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả có màu nâu xám. B nhóm quả khô nẻ và nhóm quả hạch. C.nhóm quả khô và quả thịt. D.nhóm quả mọng và nhóm quả khô nẻ ● Đáp án: C Câu 2: Thộng hiểu Nhóm quả nào sau đây có đặc điểm thích nghi với cách phát tán nhờ gió? A.những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc bám. B.những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh. C.những quả và hạt làm thức ăn cho động vật. D.những quả hạt có vỏ quả tự tách ra ● Đáp án:B Câu 3: Thộng hiểu Hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào ? A.Nước và nhiệt độ thích hợp . B.Không khí và nước. C.Chất lượng hạt giống và nhiệt độ. D.Không khí và nước,chất lượng hạt giống và nhiệt độ. ● Đáp án: D Câu 4: Vận dụng thấp Nhóm quả nào sau đây gồm toàn quả khô ? A.quả táo , quả dừa ,quả chò. B.quả cà chua, quả thìa là ,quả cải. C.quả chò, quả bông , quả chi chi. D.quả nho, quả đậu bắp, quả trâm bầu. ● Đáp án: C Câu 5: Vận dụng thấp Vì sao cây xanh có hoa có thể phân bố rộng rãi khắp nơi trên Trái đất? A. Cây có rễ, thân, lá. B. Cây đã hình thành những đặc điểm thích nghi với môi trường C. Cây có hoa, quả, hạt. D. Cây có sự thống nhất giữa các cơ quan với nhau. ● Đáp án: B Bài: Hạt trần – Cây thông Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Vận dụng ● Mục tiêu: Đặc điểm giúp nhận dạng Hạt trần: A. Có thân gỗ C. Có cơ quan sinh sản. B. Có mạch dẫn D. Sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên lá noãn hở. ● Đáp án: D Câu 2: Thông hiểu Đặc điểm đặc trưng nhất của cây hạt trần là: [...]... - Chưa có hoa, quả Cơ quan sinh sản là - Có hoa.Cơ quan sinh sản là hoa, quả nón - Hạt nằm trong quả - Hạt nằm trên lá noãn hở Bài: Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? A Số lá mầm của phôi C Cấu tạo cơ quan sinh sản B Cấu tạo của hạt D Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng ● Đáp án: A Câu... gỗ và thân leo Hạt: Phôi có hai lá mầm Bài: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Người ta phân chia tv thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: A.Ngành -Lớp -Bộ- Họ-Chi-Loài B Ngành -Lớp -Bộ- Loài-Chi-Họ C.Ngành -Bộ- Lớp- Họ-Chi-Loài D.Ngành-Loài -Bộ- Lớp- Họ-Chi ● Đáp án: A Câu 2: Thông hiểu Giới thực vật được chia thành các ngành: A Tảo, Nấm,... quả và mạch dẫn - Khác : Nấm không co chất diệp lục như tảo, dinh dưỡng bằng cách hoại sinh và ký sinh Bài: Đặc điểm sinh học và tầm quan trọng của nấm Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Nấm dinh dưỡng bằng hình thức A cộng sinh B kí sinh C hoại sinh D.kí sinh hoặc hoại sinh ● Đáp án:D Câu 2: Thông hiểu Nối nd ở cột A với nd ở cột B cho phù hợp: Cột A Cột B 1.Phân giải các chất hữu cơ... từ cao đến thấp ● Đáp án: Ngành -Lớp -Bộ- Họ-Chi-Loài Câu 3: Thông hiểu Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó Đáp án: -Ngành Rêu: có thân, lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ướt -Ngành Dương xỉ: có rễ thật, thân lá, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi -Ngành Hạt trần: có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các... Tự luận: Câu 1: Nhận biết Có thể nhận biết một cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào? ● Đáp án: Có thể nhận biết một cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài như: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân Câu 2: Thông hiểu : Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm là gì? ● Đáp án: Số lá mầm chủ yếu của phôi... nguyên liệu dùng trong công nghiệp… - Tảo cũng có thể gây hại: gây hiện tượng “nước nở hoa”… Câu 4: Thông hiểu Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về sự phân bố của tảo? ● Đáp án: Tảo sống trong môi trường nước ngọt (ao, hồ, ruộng…), môi trường nước mặn(biển) Bài: Vi khuẩn Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Cách dinh dưỡng của vi khuẩn: A.Đa số sống kí sinh B.Đa số sống hoại sinh. .. khuẩn là những sinh vật rất nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản gồm vách tế bào và chất tế bào , chưa có nhân hoàn chỉnh -Vi khuẩn có dạng hình cầu, que, dấu phẩy hoặc có khi xếp thành từng đám dạng chuỗi Câu 2: Nhận biết Thế nào là vi khuẩn kí sinh? Thế nào là vi khuẩn hoại sinh? ● Đáp án: - Vi khuẩn hoại sinh: sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong xác động thực vật đang phân hủy - Vi khuẩn kí sinh sống nhờ trên... I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là: A Có rễ, thân, lá thật sự C Có sự sinh sản bằng hạt B Có hoa, quả hạt nằm trong quả D Có sự kết hợp giữa hạt phấn và noãn ● Đáp án: B Câu 2: Vận dụng thấp Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì: A.Có nhiều cây to và sống lâu năm B.Có sự sinh sản hữu tính C.Có rễ, thân, lá chính thức, có mạch dẫn D.Có cơ quan sinh. .. nấm độc đỏ ● Đáp án: 1B, 2C, 3D, 4A Phần II: Tự luận: Câu 1: Nhận biết Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? Cho ví dụ ● Đáp án: Nấm dinh dưỡng bằng các hình thức : kí sinh , hoại sinh, cộng sinh Nấm hoại sinh : nấm rơm, nấm mèo……… Nấm ký sinh : nấm tóc, nấm hắc lào……… Câu 2: Nhận biết Nấm có những lợi ích gì? Cho ví dụ ● Đáp án: +Nấm phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ như : nấm hiển vi trong đất... sinh sản, dưới mũ nấm có các phiến mỏng chứa rất nhiều bào tử Câu 2: Vận dụng thấp Nấm có đặc điểm gì giống vi khuẩn? ● Đáp án: Dinh dưỡng bằng cách hoại sinh vì không có diệp lục Câu 3: Vận dụng cao Nấm giống và khác tảo ở điểm nào? ● Đáp án: - Giống : cơ thể cùng không có dạng rễ, thân, lá , hoa , quả và mạch dẫn - Khác : Nấm không co chất diệp lục như tảo, dinh dưỡng bằng cách hoại sinh và ký sinh . THƯ VIỆN CÂU HỎI Bộ môn: Sinh - Lớp 6 Bài: Thụ phấn Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 01: Nhận biết: nhận biết Thế nào là hiện tượng thụ. vật Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Người ta phân chia tv thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: A.Ngành -Lớp -Bộ- Họ-Chi-Loài. B. Ngành -Lớp -Bộ- Loài-Chi-Họ. . lá mầm Phần I: Trắc nghiệm khách quan: Câu 1: Thông hiểu Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm? A. Số lá mầm của phôi. C. Cấu tạo cơ quan sinh sản. B. Cấu

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan