bài dự thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên

11 694 0
bài dự thi thiết kế bài giảng ngoại khóa giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO GD & ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG THCS PHÚ KHÁNH  GV: MAI THỊ KIM NGÂN PHÒNG GD & ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG THCS PHÚ KHÁNH  GV: MAI THỊ KIM NGÂN THÔNG TIN CÁ NHÂN - Họ và tên: MAI THỊ KIM NGÂN - Sinh ngày 23 tháng 4 năm 1979 - Vị trí công tác: Giáo viên dạy lớp - Số CMND: 320986282 - Tên trường: THCS Phú Khánh - Chuyên ngành: Ngữ Văn - Bộ môn: GDCD 8; Bài: Liêm Khiết - Địa chỉ thường trú: 31/2, Ấp Phú Long Phụng B, Xã Phú Khánh, Thạnh Phú, Bến Tre - Địa chỉ cơ quan: THCS Phú Khánh, Ấp Phú Hòa, Xã Phú Khánh. - Điện thoại: 075.3877567 (DĐ: 01647355008) - Mục tiêu cần đạt của thiết kế: Bài: Liêm Khiết ở SGK GDCD 8 (HKI) + Cách đánh giá hiệu quả của hoạt động: . Qua bài học, học sinh hiểu được giá trị của liêm khiết, biết sống liêm khiết và biết phê phán những biểu hiện lệch lạc. Các em biết sống có mục đích có lí tưởng và ý thức trách nhiệm cao. + Tiến trình - các bước thực hiện: 1. Hoạt động 1: Khởi động Nhằm tạo sự lí thú, hấp dẫn cho học sinh khi bước vào bài mới. 2. Hoạt động 2: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài liêm khiết. - Khái niệm - Ý nghĩa - Biểu hiện của liêm khiết 3. Hoạt động 3: Giúp học sinh tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục tính không liêm khiết. 4. Hoạt động 4: Giúp học sinh nêu phương hướng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người công dân trong tương lai. BẢN THUYẾT MINH CHO BÀI GIẢNG GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH CHO THANH NIÊN BÀI: LIÊM KHIẾT I. MỤC ĐÍCH CHỌN BÀI LIÊM KHIẾT: 1/ Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về liêm khiết, giúp học sinh biết phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống. - Giúp học sinh thấy ý nghĩa của liêm khiết. 2/ Về kỹ năng: - Giúp học sinh có thói quen biết kiểm tra hành vi của bản thân để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. - Giúp học sinh biết xác định lí tưởng sống đúng đắn. - Giúp các em ý thức được trách nhiệm hết sức lớn lao mà Đảng và nhân dân giao phó cho thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3/ Về thái độ: - Giúp học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ những tấm gương liêm khiết, biết phê phán những biểu hiện thiếu liêm khiết trong cuộc sống. II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, giáo dục luôn luôn là ưu tiên hàng đầu để phòng chống tham nhũng trên bình diện toàn cầu. Giáo dục chống tham nhũng chính là công cụ sống còn và quan trọng cho bất cứ chiến lược pháy triển ở quốc gia nào. Giáo dục là chìa khóa của tương lai vì giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của kẻ khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ của xã hội. Do đó, giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai. Thực chất, giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên là góp phần phòng chống tham nhũng trong tương lai. Vì mục tiêu của giáo dục liêm chính hình thành đức tính cho một nhân cách, cụ thể bằng các thói quen thực thi đức tính đó. Đói với phòng chống tham nhũng, giáo dục tính liêm khiết được xem là quan trọng. Liêm khiết đó là trạng thái nguyên vẹn, không bị lung lay thiếu hụt Vì vậy, khi nói tính liêm khiết, người ta thường đề cập đến tính toàn vẹn của nó, tức là trạng thái bảo đảm sự thống nhất của các mặt cảm xúc, phán đoán, lí trí trong mối tương quan với vị thế, chức năng và trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng và xã hội. Để được hoàn toàn là liêm khiết, người ta phải ý thức và có thói quen suy nghĩ, cư xử và hành động đúng với bản chất của con người của công việc, các mối quan hệ và trách nhiệm. Ở mức cao nhất, liêm khiết chính là bảo đảm sự truyền đạt nguyên vẹn phẩm giá của con người. Vì thế, liêm khiết được xem là đức tính quan trọng làm nền tảng phát triển cho các đức tính khác như thật thà, công bằng, Giáo dục liêm khiết là giáo dục phẩm giá nhân cách với đầy đủ các tiêu chí: hiểu biết, tình cảm, ý chí, sự rèn luyện, thói quen. Điều kiện quan trọng để có được hiểu biết chính là sự minh bạch và công khai về mặt thông tin. Sau đó, với hoạt động ngoại khóa về liêm chính sẽ giúp hình thành phán đoán phân biệt đúng sai, thiện ác, cũng như thái độ và tình cảm yêu điều chân thật, ghét giả dối. Tình cảm này là một động lực nuôi sống và thúc đẩy nhu cầu đối xử và được đối xử công bằng. Từ đó, nhu cầu được thể hiện ra bên ngoài bằng ý chí và sự rèn luyện hàng ngày chống lại điều bất công và bảo vệ sự thật. Cuối cùng hành động công bằng, liêm khiết trở thành thói quen, nhưng không phải một cách máy móc mà mang tính nhận thức, sống động và xuất phát từ bên trong tấm lòng. III. NHỮNG ĐIỀU MỚI, NỔI BẬT CÓ TÍNH SÁNG TẠO TRONG BÀI GIẢNG: - Trên cơ sở học sinh được nhắc lại kiến thức về liêm khiết, ý nghĩa, biểu hiện của liêm khiết. - Giúp học sinh tìm ra nguyên nhân của sự hám danh, hám lợi. - Hậu quả của sự hám danh, hám lợi sẽ gây tổn hại cho chính bản thân, gia đình và xã hội. - Cách khắc phục tình trạng tham lam, nhũng nhiễu. - Học sinh biết xác định lí tưởng sống đúng đắn trong tương lai. - Có ước mơ và kế hoạch phấn đấu rèn luyện bằng chính khả năng của bản thân để đạt được ước mơ đó. - Qua bài học, các em biết sống có trách nhiệm và ý thức được trách nhiệm của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. IV. KẾT QUẢ NHẬN ĐƯỢC QUA ĐÁNH GIÁ TẠI ĐƠN VỊ: - Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết, ý nghĩa của liêm khiết. - Biết đồng tình, ủng hộ những biểu hiện (trái) việc làm liêm khiết và biết phê phán những biểu hiện trái với liêm khiết. - Trong các bài kiểm tra của các môn học hạn chế được tình trạng xem bài của bạn, lật tài liệu, trung thực hơn. - Có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân và những người xung quanh. BÀI: LIÊM KHIẾT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về liêm khiết, biết phân biệt hành vi liêm khiết với không liêm khiết trong cuộc sống. - Ý nghĩa của sống liêm khiết. 2. Kỹ năng: - Có thói quen biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. - Xác định lí tưởng sống đúng đắn của bản thân. - Ý thức được trách nhiệm hết sức lớn lao mà Đảng và nhân dân giao phó cho thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Thái độ: - Có thái độ đồng tình, ủng hộ những tấm gương liêm khiết, biết phê phán những biểu hiện thiếu liêm khiết trong đời sống. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Tham khảo SGK8, SGK9, SGV8, SGV9. - Liên hệ thực tế. - Sưu tầm kể chuyện, thơ, ca dao nói về phẩm chất liêm khiết. - Bài tập tình huống. 2. Học sinh: - SGK GDCD8 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về liêm khiết. - Biết liên hệ thực tế và biết giải quyết tình huống có vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động (5’): Yêu cầu học sinh đóng SGK lại: GV: Khi nhận xét về Hồ Chủ Tịch, một nhà báo nước ngoài (người Mĩ) đã viết: “ Sức mạnh vĩ đại của Cụ Hồ là ở chỗ Cụ vẫn sống như những người Việt Nam bình thường. Cụ đã khước từ những ngôi nhà đồ sộ, những bộ quân phục của các thống chế, những ngôi sao của các đại tường. Trong cả một đời, tuy quan hệ với nhiều người phương Tây đầy quyền uy nhưng Cụ đã chọn con đường khác hẳn con đường của họ. Cụ vẫn là một người Việt Nam sống trong sạch… (Phỏng theo Một giờ và đồng chí Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội 1985) Hỏi: Em hãy cho biết từ còn thiếu ở cuối đoạn văn trên? (Gợi ý: Cụm từ này nói về phẩm chất dạo đức của Bác) -> Học sinh trả lời: Liêm khiết. GV: Đúng vậy, Bác Hồ của chúng ta là một người liêm khiết, trong sạch như lời nhận xét cùa nhà báo nước ngoài. Ngày nay, với sự phát triển của đời sống xã hội liệu con người có còn giữ được phẩm chất này hay không ? Những tác hại của không liêm khiết như thế nào? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao? Là học sinh, chúng ta sẽ làm gì để sau này là công dân sống liêm khiết, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đi vào bài học hôm nay sẽ rõ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG + Hoạt động 2: Củng cố kiến thức bài liêm khiết. (8’) + Mục tiêu: Học sinh nhớ khái niệm thế nào là liêm khiết ? Biểu hiện của liêm khiết ? Ý nghĩa của liêm khiết ? + Cách tiến hành: H: Liêm khiết là gì ? H: Em hãy nêu những biểu hiện của liêm khiết ở học sinh ? GV có thể dự kiến câu trả lời của học sinh H: Tại sao chúng ta phải sống liêm khiết ? H: Em hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tính liêm khiết ? - Là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi… Trả lời: - Luôn kiên trì, phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập. - Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn…. Trả lời: - Làm cho con người cảm thấy thanh thản nhận được sự quí trọng, tin cậy của mọi người…xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn. Trả lời: HS tìm ca dao, tục ngữ về liêm khiết. VD: “ Đói cho sạch, rách cho thơm” “ Trong đầm gì đẹp bằng sen…” 1. Khái niệm: 2. Ý nghĩa: * Kết luận: Liêm khiết là một phẩm chất quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. * Chuyển ý: Vậy không liêm khiết sẽ gây những hậu quả như thế nào ? Nguyên nhân của không liêm khiết là do đâu ? Cách khắc phục như thế nào ta sang phần kế tiếp. + Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân hậu quả - giải pháp của liêm khiết: (18’) + Mục tiêu: Giúp học sinh tìm ra nguyên nhân của không liêm khiết, hậu quả giải pháp. + Cách tiến hành: - Đầu tiên GV tổ chức lớp thành 2 đội chơi mỗi đội chọn 4 học sinh: + Một đội (đội A): Tìm những biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống. + Đội còn lại (đội B): Tìm những biểu hiện trái với liêm khiết trong cuộc sống. -> GV nhận xét, tuyên dương đội chiến thắng. + Tiếp theo giáo viên nhấn mạnh và xoáy sâu vào những vấn đề được xem là vấn nạn của xã hội. . GV: Đưa tình huống: Một bạn không nghiêm túc trong giờ kiểm tra. Hãy nhận xét về hành vi của bạn đó ? (Xem bài của bạn) H: Nguyên nhân? H: Hậu quả của việc làm đó ? H: Theo em, làm thế nào để khắc phục hiện tượng đó ? GV: Học sinh chúng ta phải rèn luyện đạo đức rất nhiều để trở thành người công dân tốt trong tương lai. Một trong những phẩm chất đạo đức đó là liêm khiết. * GV đưa tình huống khác: Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã sản xuất ra một loại hóa chất có hại cho sức khỏe người tiêu dùng: chất tạo nạc cho heo trong chăn nuôi. H: Nguyên nhân của việc làm trên ? H: Hậu quả ? Họ sinh chơi trò chơi chạy tiếp sức (3’) Nhận xét Thiếu liêm khiết, có ý đồ xấu. Do chủ quan không chịu học bài. - Không có kiến thức, thi rớt, tương lai đen tối, hình thành tính xấu. - Học sinh tự bộc lộ - Do lợi nhuận, thu nhiều tiền…. - Người ăn thịt heo có chất H: Làm thế nào để khắc phục vấn đề nêu trên ? * GV: Nếu người dân thấy sợ chất tạo nạc thì họ sẽ không ăn thịt heo nữa. Người chăn nuôi sẽ không dùng chất tạo nạc đó nữa thì cơ sở đó sẽ bị phá sản, thua lỗ, giải thể, tù tội, gia đình li tán. Do đó phải đặt chữ “ Tâm” lên trên chữ “ Tài”. Có nghĩa là phải làm ăn chân thật, đặt lợi ích, tính mạng, sức khỏe con người lên trên lợi ích cá nhân. Có như thế mới tạo lòng tin người tiêu dùng và làm ăn phát đạt, góp phần làm cho xã hội phát triển. * Gần đây trong bộ máy Nhà nước ta em có biết những vụ tham nhũng lớn nào không ? Hãy trình bày (Nếu học sinh không nêu được GV nêu) ( Như vụ đóng tàu Vinaxin của Việt Nam làm thoát hàng tỉ đồng…) H: Theo em, nguyên nhân của những vụ tham nhũng đó ? H: Hậu quả ? H: Thái độ của mọi người đối với những vị quan chức trong bộ máy Nhà nước như thế nào ? H: Làm thế nào để những vụ tham nhũng đó không xảy ra ? * GV: Liên hệ kể những biểu hiện liêm khiết của Hồ Chí Minh cho HS nghe. VD: Khi nhìn thấy các chú bộ đội không nước uống, Bác đã dùng tiền tiết kiệm của mình để mua nước cho họ uống (Dùng hết số tiền để dành của Bác). (Không nhận quà biếu của bất cứ ai, ăn mặc, cách sống hết sức giản dị). H: Tình cảm của đ/v như thế nào ? H: Em học tập được gì ở đức tính liêm khiết của Bác ? * GV: Việt Nam chúng ta là một trong những nước đang phát triển những tệ tham tạo nạc dễ bị bệnh: Tốn tiền, sức khỏe, thời gian, sức lao động. Học sinh trả lời Học sinh trả lời sự hiểu biết của mình. - Do hám lợi, vun vén lợi ích cá nhân, không có trách nhiệm. Trả lời: - Mất lòng tin, không chịu hợp tác, lêm án, căm ghét. - Sống trong sạch, đặt lợi ích chung lên trên, chọn những người đủ đức, tài để lãnh đạo, biết tu dưỡng đạo đức. - Kính yêu, tự hào. Trả lời: nhũng rất lớn. Mà tham nhũng sẽ làm bộ máy Nhà nước suy yếu, nghi kị lẫn nhau, mất đoàn kết nội bộ…Gây mất lòng tin của nhân dân và do đó đất nước sẽ kém phát triển. Do đó để đất nước phát triển, tiến cao, tiến xa hơn nữa thì đòi hỏi mỗi người cần có phẩm chất liêm khiết. Chỉ có liêm khiết con người mới tránh khỏi những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, không hám danh, hám lợi, có cuộc sống trong sạch, lương tâm sẽ cảm thấy thanh thản. * Chuyển ý sang hoạt động 4 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh nêu phương hướng phấn đấu để trở thành người công dân trong tương lai (14’) * Mục tiêu: Giúp học sinh tự xác định hướng phấn đấu, rèn luyện để trở thành người công dân trong tương lai. * Cách tiến hành: GV đưa bài tập (Bảng phụ) - Việc làm nào thể hiện lí tưởng sống đẹp, đúng đắn của thanh niên ? Giải thích ? a/ Vượt khó trong học tập để tiến bộ không ngừng. b/ Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường. c/ Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. d/ Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện. e/ Vận dụng những điều đã học vào thực tiễn. -> GV gọi học sinh nhận xét. -> GV kết luận. * GV: Có quan điểm cho rằng: Học sinh THCS đang ở tuổi ăn, tuổi chơi nên biết tranh thủ thời gian ăn chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. * Em có suy nghĩ như thế nào về quan điểm này? -> GV nhận xét, kết luận: H: Mơ ước về tương lai của em là gì ? H: Em đã và sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó? - Chọn đáp án a, c, e Giải thích Nhận xét Thảo luận nhóm (3’) Trình bày Nhận xét Trả lời Trình bày [...]... thực hiện mục tiêu CNH, HĐH như lời trích dẫn trên, ngay từ bây giờ, em cần phải làm gì ? H: Hãy nêu một vài tấm gương thanh thi u niên phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay Em học tập được gì ở họ ? -> GV nhấn mạnh ở tính thật thà, liêm khiết của họ * KẾT LUẬN: Sau này khi lớn lên, các em sẽ sống trong thời đại khoa học kĩ thuật rất phát triển Muốn theo kịp sự phát...-> GV cần nhấn mạnh là cần phải rèn luyện phẩm chất liêm khiết * GV: Trong bức thư của đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh gửi Thanh niên đăng báo ngày 26.3.2003 có đoạn: … “ Thế hệ các cháu phải là lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc, quyết tâm xóa tình trạng nước... triển các năng lực, rèn luyện sức khỏe để chuẩn bị hành trang vào đời Mỗi em cần xác định lí tưởng hay mục đích phấn đấu đúng đắn, không làm điều gì tổn hại đến lợi ích bản thận, gia đình và xã hội Và liêm khiết là một trong những phẩm chất để trở thành con người mới của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước - Nghe - Tu dưỡng đạo đức, ra sức học tập văn hóa, có lối sống lành mạnh, rèn luyện . trường: THCS Phú Khánh - Chuyên ngành: Ngữ Văn - Bộ môn: GDCD 8; Bài: Liêm Khiết - Địa chỉ thường trú: 31/2, Ấp Phú Long Phụng B, Xã Phú Khánh, Thạnh Phú, Bến Tre - Địa chỉ cơ quan: THCS Phú Khánh, . PHÒNG GIÁO GD & ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG THCS PHÚ KHÁNH  GV: MAI THỊ KIM NGÂN PHÒNG GD & ĐT THẠNH PHÚ TRƯỜNG THCS PHÚ KHÁNH  GV: MAI THỊ KIM NGÂN THÔNG. Khánh, Ấp Phú Hòa, Xã Phú Khánh. - Điện thoại: 075.3877567 (DĐ: 01647355008) - Mục tiêu cần đạt của thi t kế: Bài: Liêm Khiết ở SGK GDCD 8 (HKI) + Cách đánh giá hiệu quả của hoạt động: . Qua bài học,

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan