RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3.

11 12.2K 161
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 3. I.Lí do chọn đề tài: Đọc là kĩ năng cần thiết và quan trọng hàng đầu của con người. Nếu không biết đọc, con người không thể tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Nhờ biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, để học tốt được ở các môn học trước hết các em cần phải có kĩ năng đọc tốt. Mà hiện nay trình độ đọc của học sinh còn thấp, nhiều em tốc độ đọc còn chậm, đọc còn sai từ, ngắt, nghỉ hơi chưa đúng… nên khả năng thông hiểu nội dung một văn bản hay một đoạn sau khi đọc còn kém. Chính vì vậy, luyện đọc cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên tiểu học. Tôi băn khoăn không biết nên dạy thế nào để học sinh đọc tốt hơn. Đó là lí do tôi nghiên cứu và chọn đề tài: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 3. II.Lớp đăng kí thực nghiệm: Lớp 3A III.Thời gian thực nghiệm: Tháng 9 năm 2010 IV.Khảo sát thực trạng. Qua thực tế giảng dạy ở lớp vào đầu năm học, tôi nhận thấy trong lớp có nhiều học sinh đọc còn chậm, đọc còn sai, sót từ, đa số các em ngắt nghỉ hơi chưa đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ, số học sinh có khả năng nắm được nội dung đoạn (bài) sau khi đọc thầm còn ít. Khả năng đọc lưu loát bài văn, bài thơ chỉ có vài em. Cụ thể kết quả khảo sát ở đầu năm như sau: Tổng số học sinh của lớp: 27 em. Trong đó: - Đọc sai, sót nhiều từ; tốc độ đọc chậm; ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ: 8 em. - Đọc đúng tốc độ; đọc sai, sót một số từ; ngắt nghỉ hơi sai một vài chỗ: 10 em - Đọc đúng, rành mạch, ngắt hơi tương đối đúng chỗ: 7 em. - Có khả năng đọc diễn cảm được đoạn văn (thơ): 2 em. 1 V. Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc ngày càng thành thạo là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: rèn đọc tốt cả hai hình thức (đọc thành tiếng và đọc thầm), nâng dần tốc độ đọc và khả năng hiểu được nội dung – cảm nhận văn bản của học sinh. 1.Luyện đọc thành tiếng: - Để rèn đọc cho học sinh có hiệu quả, giáo viên phải xác định đúng yêu cầu cần đạt của chuẩn kiến thức kĩ năng trong phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 3. Và ngay từ đầu năm học, giáo viên cần theo dõi để nắm được thực trạng kĩ năng đọc của từng học sinh rồi phân loại các đối tượng học sinh và có những biện pháp luyện đọc cho phù hợp với trình độ của các em: Ví dụ: + Đối với những học sinh đọc yếu: các em thường mắc những lỗi như đọc chậm, sai hoặc sót nhiều từ, ngắt nghỉ không đúng chỗ,… giáo viên không nên bắt các em đọc quá nhiều hoặc đọc đoạn dài. Nếu bắt đọc nhiều các em sẽ chán và đâm ra sợ đọc. Đối với những học sinh này giáo viên nên luyện cho các em đọc từng câu hoặc đoạn ngắn, khi học sinh đọc có tiến bộ thì nâng dần cho học sinh đọc đoạn, đến bài. Tuỳ theo theo trình độ đọc của từng em mà giáo viên có biện pháp rèn đọc phù hợp cho các em. Ví dụ: Với học sinh đọc sai nhiều từ, đọc còn chậm, ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ. Giáo viên không thể một lúc sửa sai hết các lỗi của học sinh, mà giáo viên chọn một lỗi nào cần sửa trước. Trong trường hợp này, giáo viên nên sửa lỗi phát âm cho học sinh trước. Trong quá trình học sinh đọc, giáo viên theo dõi phát hiện lỗi sai và sửa kịp thời cho học sinh. Khi học sinh đọc sai, giáo viên đợi học sinh đó đọc xong mới sửa sai. Nếu sửa cắt ngang ngay chỗ đọc sai sẽ làm mất hứng thú cho các em khi đọc. +Đối với những học sinh trung bình: Đó là những em đọc đúng, rành mạch, đúng tốc độ đúng qui định, có thể sai hoặc vấp một vài từ, ngắt nghỉ hơi tương đối đúng chỗ. Những em này giáo viên cần tập trung cho các em luyện đọc đoạn hoặc đọc bài nhiều hơn. Giáo viên khuyến khích cho các em thể hiện trước lớp, vì những học sinh này thường có ý nghĩ mình đọc chưa tốt nên ngại thể hiện 2 trước các bạn. Giáo viên cần động viên khen ngợi để các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc trước lớp. Ngoài ra, khi tổ chức cho học sinh đọc phân vai hoặc kể chuyện trước lớp, giáo viên nên tạo cơ hội cho các em được tham gia để lôi cuốn các em thích học. + Đối với học sinh khá – giỏi: Là học sinh có khả năng đọc rõ ràng, rành mạch; ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; có thể đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ. Khi luyện đọc giáo viên có thể cho học sinh bỏ qua bước đọc câu mà các em có thể luyện đọc đoạn hoặc cả bài. Với học sinh này thì giáo viên nêu yêu cầu cao hơn về tốc độ đọc, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, thể hiện tình cảm được qua giọng đọc. Ví dụ: Khi dạy luyện đọc đoạn khó trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục sách TV3 tập 2 trang 94. “Giữ gìn dân chủ, / xây dựng nước nhà, / gây đời sống mới, / việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. // Mỗi một người dân yếu ớt / tức là cả nước yếu ớt, / mỗi một người dân mạnh khỏe / tức là cả nước mạnh khỏe.//” Sau khi hướng dẫn học sinh tìm những chỗ cần ngắt nghỉ hơi trong bài, giáo viên gọi vài học sinh trung bình đọc thể đọc ngắt nghỉ hơi đúng. Sau đó giáo viên gọi học sinh yếu đọc lại để nắm và nhớ được cách đọc. Với học sinh khá – giỏi, sau khi luyện đọc ngắt nghỉ hơi xong, giáo viên khuyến khích các em tìm chỗ cần nhấn giọng trong đoạn văn, sau đó hướng dẫn học sinh thể hiện đọc đoạn văn với giọng rành mạch, dứt khoát, nhấn giọng những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khoẻ. - Trong quá trình học sinh đọc cá nhân, giáo viên cần chú ý theo dõi lắng nghe học sinh đọc để có cách dạy thích hợp với từng học sinh. Ví dụ: Với học sinh đọc kém, giáo viên cần kiên trì giúp đỡ và phụ đạo thêm ( không “bỏ qua” nhưng cũng không nôn nóng đòi hỏi ráo riết phải đọc đúng ngay tại lớp). - Học sinh đọc chưa chính xác do bộ máy phát âm còn khiếm khuyết – giáo viên cần luyện tập bằng phương pháp “đặc biệt” và giúp đỡ thêm cách phát âm 3 ngoài giờ học. Ví dụ: Khi học sinh phát âm sai (đọc tr thành ch), giáo viên dùng cấu hình miệng để hướng dẫn và sửa sai cho học sinh: Khi phát âm những tiếng có âm tr thì lưỡi cong lên. - Học sinh đọc chưa đạt yêu cầu do còn thiếu ý thức hoặc ảnh hưởng thói quen đọc (ê a, liến thoắng…) thì giáo viên cần chỉ rõ hạn chế và tìm cách giúp đỡ học sinh khắc phục dần dần. - Sau khi nghe học sinh đọc, giáo viên phải biết cách gợi ý để học sinh khác nhận xét chỗ “được”, chỗ “chưa được” của bạn hoặc bản thân các em vừa đọc để biết rút kinh nghiệm và đọc tốt hơn. Tránh nhận xét chung chung, không “dạy” được điều gì cho học sinh về cách đọc. - Khi giáo viên chú ý lắng nghe khi học sinh đọc, các em sẽ cảm thấy rằng cô giáo cũng thích nghe các em đọc, từ đó các em sẽ tích cực đưa tay đọc trước lớp nhiều hơn và cố gắng thể hiện đọc tốt hơn. Giáo viên cũng cần tập cho học sinh thói quen đọc to, rõ ràng để cho cả lớp cùng nghe được. Khi học sinh đọc nhỏ, giáo viên không nên đến gần để nghe cho rõ mà yêu cầu em đó đọc lại để cả lớp nghe rõ. - Để luyện đọc ngắt nghỉ hơi đúng, giáo viên hướng dẫn học sinh khi đọc cần phải dựa vào nghĩa của từ và quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng từ để ngắt hơi cho đúng. Khi luyện đọc không tách từ ra làm hai, không tách từ chỉ loại với danh từ.Ví dụ: Câu thơ “Từ giọt sương của lá cây” học sinh không thể đọc ngắt Từ giọt/ sương của lá cây mà có thể đọc Từ giọt sương/ của lá cây. - Muốn rèn đọc tốt cho học sinh, giáo viên nên tổ chức nhiều hình thức luyện đọc khác nhau để gây hứng thú cho học sinh luyện đọc như đọc cá nhân, luyện đọc nhóm, đọc mời, thi đọc,…Giáo viên tạo mọi điều kiện để mọi đối tượng học sinh đều được tham gia vào các hình thức luyện đọc. Ví dụ khi tổ chức thi đọc, giáo viên cho học sinh yếu thi đọc một câu, học sinh trung bình đọc đoạn thể hiện ngắt nghỉ đúng, học sinh khá – giỏi thi đọc diễn cảm một đoạn hoặc cả bài. 4 - Việc tổ chức luyện đọc nhóm cũng rất cần thiết cho quá trình luyện đọc của học sinh. Hình thức này thường được tổ chức luyện đọc nối tiếp đoạn hoặc đọc cả bài. Mục đích của luyện đọc nhóm là để các em góp ý nhau, học hỏi nhau, giúp nhau cùng đọc tốt. Đồng thời, hình thức này tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa học sinh với học sinh, giúp tình bạn ngày càng thắm thiết hơn. Để luyện đọc nhóm có hiệu quả, giáo viên cần phân nhóm sao cho phù hợp. Có thể phân nhóm xen kẻ giữa các đối tượng học sinh để trong quá trình luyện đọc, những học sinh đọc tốt sẽ giúp học sinh yếu đọc tốt hơn. Lưu ý: Giáo viên chỉ nên phân nhóm nhỏ (từ 2 đến 4 em cho học sinh luyện đọc). Trước khi học sinh đọc nhóm giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể (nhất là ở những tuần đầu của năm học): nhóm trưởng phân công cho các bạn trong nhóm đọc nối tiếp các đoạn. Ở những lượt sau phân công đọc các đoạn khác, không phân các bạn đọc lại đoạn bạn vừa đọc. Khi đọc, cần đọc vừa đủ cho các bạn trong nhóm nghe, không đọc quá to làm ảnh hưởng đến các nhóm khác, nhưng cũng không đọc quá nhỏ thì các bạn trong nhóm sẽ không nghe rõ. Khi bạn đọc phải tập trung theo dõi, sau khi bạn xong phải nhận xét, góp ý, sửa sai cho bạn. Trong quá trình học sinh luyện đọc nhóm, giáo viên theo dõi, nhắc nhở để học sinh tích cực tham gia luyện đọc. Sau khi luyện đọc nhóm xong, giáo viên mời một số em ở các nhóm nhận xét cách đọc của các bạn trong nhóm để từ đó tập cho học sinh thói quen tập trung chú ý theo dõi bạn đọc để nhận xét, góp ý, sửa sai đúng cho bạn. Đồng thời giúp các em cố gắng luyện đọc tốt hơn để nhận được nhiều lời khen ở các bạn. - Giáo viên cũng có thể thay đổi hình thức phân nhóm học sinh để luyện đọc theo theo nhóm đối tượng. Chẳng hạn: nhóm học sinh đọc yếu sẽ đọc nối tiếp câu, nhóm học sinh trung bình sẽ đọc nối tiếp đoạn, nhóm học sinh khá – giỏi sẽ đọc diễn cảm cả bài. Sau đó cho đại diện từng nhóm thể hiện trước lớp. Tránh trường hợp mạnh em nào em đó đọc hoặc không chú ý bạn đọc. - Giọng đọc của giáo cũng rất quan trọng đến việc rèn đọc cho học sinh. Nếu giáo viên đọc hay sẽ lôi cuốn học sinh vào bài học và kích thích các em 5 luyện đọc tốt. Vì vậy giáo viên cần tập phát âm chuẩn, đọc đúng giọng, đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu. Thông thường thì giáo viên đọc cho học sinh nghe trước khi luyện đọc. Nếu trong lớp có học sinh đọc giọng hay, hấp dẫn hơn giáo viên thì giáo viên nên để học sinh đọc. - Để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh giáo viên nên khuyến khích học sinh thể hiện giọng đọc riêng của mình bằng cách tổ chức thi đọc một câu hoặc một đoạn. (Ví dụ: đọc lời thoại của bà mẹ trả lời Thần Chết trong bài Người mẹ ,sách TV3 tập 1 trang 30, đọc một đoạn thơ hoặc câu thơ khó…). Lúc này học sinh sẽ có những giọng đọc cao, thấp, ngắt nghỉ… khác nhau. Có thể học sinh tìm ra cách ngắt nghỉ khác với dự kiến của giáo viên. Trường hợp này giáo viên nên tôn trọng ý kiến của các em ( không vội kết luận học sinh đọc sai). Ví dụ câu thơ trong bài “Về quê ngoại” sách TV3 tập 1. Giáo viên dự kiến ngắt: Những người chân đất/ thật thà/ Em thương như thể thương bà ngoại em.// Học sinh có thể đọc: Những người chân đất/ thật thà/ Em thương như thể/ thương bà ngoại em.// - Không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái cũng góp phần giúp các em luyện đọc tốt. Giáo viên cần tạo sự cởi mở, vui vẻ, thân thiện, gần gũi với các em. Không cáu gắt, trách mắng, chê bai khi các em đọc sai, đọc chậm, đọc chưa tốt. mà bằng những lời lẽ động viên như: lần sau em cố gắng đọc to hơn, về nhà em luyện đọc nhiều lần để tốc độ đọc nhanh hơn… - Để sửa cho học sinh đọc đúng, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, liên tục và có hệ thống. - Giáo viên nên khuyến khích khen ngợi kịp thời sự tiến bộ dù rất nhỏ của 6 học sinh khi đọc để động viên các em học tốt hơn. - Không chỉ rèn kĩ năng đọc ở phân môn tập đọc mà ở những môn học khác, giáo viên cũng cần chú ý rèn đọc cho học sinh. - Giáo viên cần sưu tầm truyện tranh hoặc truyện thiếu nhi, những bài thơ hay theo từng chủ điểm và tổ chức cho học sinh đọc ở sinh hoạt đầu giờ mỗi buổi học, ở tiết sinh hoạt tập thể … để kích thích các em luyện đọc. - Ngoài ra giáo viên cần phát động nhiều phong trào thi đua học tập “Đôi bạn cùng tiến”, “ Giúp bạn đọc tốt”… theo từng chủ đề của năm học. - Sau mỗi bài tập đọc, giáo viên giao bài tập về nhà cho học sinh luyện đọc. Ví dụ: Học sinh đọc yếu về nhà luyện đọc đúng một đoạn, học sinh trung bình đọc thể hiện ngắt nghỉ hơi đúng, học sinh khá – giỏi giáo viên cho học sinh về nhà tập đọc diễn cảm. Đồng thời phải phối hợp với phụ huynh để rèn đọc ở nhà cho học sinh. 2.Luyện đọc thầm: Luyện đọc thầm thường được thực hiện ở phần tìm hiểu nội dung bài ở phân môn tập đọc sau khi học sinh được luyện đọc đúng đoạn hoặc bài văn, bài thơ. Phần này nhiều giáo viên ít chú ý đến rèn kĩ năng đọc thầm cho học sinh, nên khi giáo viên yêu cầu đọc thầm thường thì chỉ có một số em chú ý đọc còn nhiều em ngồi lơ đãng không tập trung đọc bài. Cách đọc của các em cũng khác nhau: có em thì đọc nhẩm, có em lại đọc thành tiếng … Vì vậy hiệu quả của việc tìm hiểu bài của học sinh không cao, các em thường trả lời sai hoặc trả lời bằng cách đọc nguyên cả đoạn trong sách giáo khoa. - Để các em hiểu nội dung của câu, đoạn hoặc bài giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc thầm thật tốt. Ở những tuần đầu của năm học giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách đọc thầm: Phải chú ý tập trung vào bài đọc, đọc bằng mắt, chú ý đọc đúng từng từ trong câu, đoạn, không đọc bỏ sót từ. - Để luyện cho học sinh có ý thức tự giác đọc thầm, tránh trường hợp học 7 sinh nhìn vào sách mà không đọc, giáo viên xuống lớp kiểm tra một số học sinh bằng cách hỏi “Em đọc đến đâu rồi?” - Điều quan trọng trong luyện đọc thầm là giáo viên phải kiểm tra, đánh giá kết quả đọc thầm của học sinh để giúp đỡ uốn nắn, kịp thời. Vì vậy, khi yêu cầu học sinh đọc thầm (câu, đoạn, bài), giáo viên phải giao kèm “nhiệm vụ” nhằm định hướng “đọc hiểu” (đọc để biết, để hiểu, để nhớ điều gì?); ví dụ: Đọc thầm đoạn 1 và cho biết Điều gì gợi tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường ? Bài Nhớ lại buổi đầu đi học TV3 tập 1 trang 51. - Đối với những đoạn văn (thơ) đọc một lần học sinh không thể hiểu được nội dung, giáo viên cần cho học sinh đọc thầm 2 đến 3 lần với thời gian nhanh dần và thực hiện những nhiệm vụ, yêu cầu từ dễ đến khó nhằm nâng cao trình độ đọc hiểu của học sinh. - Đối với học sinh lớp 3, khả năng nắm nội dung một đoạn (bài) của các em còn hạn chế nên giáo viên cần cho học sinh tập trung đọc phần chứa nội dung cần tìm hiểu Tóm lại: Để luyện đọc tốt cho học sinh lớp 3 trước hết giáo viên cần: - Xác định đúng yêu cầu cần đạt về đọc đối với học sinh, sau đó theo dõi phân loại đối tượng học sinh và đưa những biện pháp luyện đọc phù hợp với từng đối tượng học sinh theo ba mức độ: luyện đọc đúng, luyện đọc hiểu và đọc nâng cao. - Giáo viên phải lắng nghe và sửa sai kịp thời khi học sinh đọc. -Khuyến khích học sinh thể hiện giọng đọc riêng để phát huy tính tích cực, sáng tạo khi đọc của các em. - Thái độ của giáo viên cởi mở, vui vẻ tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thoải mái giúp các em tích cực học tập. - Tổ chức các phong trào thi đua học tập với nhiều hình thức khác nhau để kích thích học sinh học tham gia luyện đọc. 8 - Khuyến khích, khen ngợi kịp thời sự tiến bộ của học sinh. - Phối hợp với phụ huynh hướng dẫn luyện đọc thêm ở nhà. - Tổ chức cho học sinh đọc truyện, thơ thiếu nhi để kích thích học sinh ham đọc sách. VI. Hiệu quả và khả năng phổ biến. Sau một thời gian áp dụng những biện pháp mà đề tài đã nêu ra, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt. Đa số các em đều thích học giờ tập đọc. Nhiều em đã đọc lưu loát, và có khả năng đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ. Học sinh có khả năng tìm được nội dung đoạn mình đọc theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một học sinh đọc chậm do năng lực quá kém. Tính đến thời điểm hiện nay, kết quả luyện đọc của học sinh như sau: Tổng số học sinh của lớp: 27em. Trong đó: Đọc sai, sót nhiều từ; tốc độ đọc hơi chậm; ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ: 1 em. Đọc đúng tốc độ; đọc sai, sót một vài từ; ngắt nghỉ hơi chưa đúng một vài chỗ: 6 em. Đọc đúng, rành mạch, ngắt hơi tương đối đúng chỗ: 12 em. Có khả năng đọc diễn cảm được đoạn văn (thơ): 8 em. Hầu hết các em nắm được nội dung của đoạn, bài sau khi giáo viên hướng dẫn đọc thầm. Đề tài này đã được các giáo viên trong khối lớp 3 áp dụng. Nhìn chung, kĩ năng đọc của học sinh có nhiều tiến bộ, học sinh rất hứng thú tham gia luyện đọc. Đề tài này có thể áp dụng cho việc luyện đọc cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 trong trường Tiểu học. 9 Đồng Kho, ngày 18 tháng 4 năm 2011 Trần Thị An NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Xếp loại: TM.TỔ CHUYÊN MÔN Tổ trưởng Bùi Thị Lệ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐHK TRƯỜNG 10 . pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc ngày càng thành thạo là yêu cầu có tính đặc trưng của phân môn tập đọc, đòi hỏi giáo viên phải chú ý đến nhiều mặt: rèn đọc. biết đọc, con người có thể tự học, học nữa, học mãi, học suốt đời. Đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng, để học tốt được ở các môn học trước hết các em cần phải có kĩ năng. thức kĩ năng trong phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 3. Và ngay từ đầu năm học, giáo viên cần theo dõi để nắm được thực trạng kĩ năng đọc của từng học sinh rồi phân loại các đối tượng học sinh

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan