Những thay đổi trong tư duy, quan điểm, hành động của đảng ta tác động đến việc VN hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986 2006

23 376 0
Những thay đổi trong tư duy, quan điểm, hành động của đảng ta tác động đến việc VN hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao *** TIỂU LUẬN Môn: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: VIỆT NAM THAY ĐỔI TƯ DUY, QUAN ĐIỂM, HÀNH ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 1986-2006 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Hoàng Như Thanh Nhóm thực hiện : Nguyễn Phương Anh - CT40E Trần Hoàng Linh Chi - CT40E Bùi Thị Hồng - CT40E Lưu Thùy Linh - CT40E Trần Thị Minh Trang - CT40E Nguyễn Quốc Việt - CT40E Hà Nội – tháng 6/2015 1 MỤC LỤC 2 Đại hội Đảng VI năm 1986 mang một ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước chuyển mình của đất nước, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Từ nhận thức về những hạn chế trong quá khứ, Đảng ta đã mạnh dạn nhìn nhận những khuyết điểm trong công tác chỉ đạo và những thiếu sót, chủ quan trong các chính sách ban hành, thẳng thắn nhận sai và sửa sai. Từ giữa những năm 1990, Việt Nam bắt đầu đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của mình như là một phần của chính sách “Đổi mới” và chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các đối tác, trong đó phải kể đến sự mở rộng hợp tác kinh tế với ASEAN. Việc thay đổi tư duy, quan điểm, hành động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại sự thay đổi lớn lao cho nền kinh tế đất nước. Việc chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường nhiều thành phần là một sự lựa chọn đúng đắn, không phải do ý muốn chủ quan của ai đó, càng không phải là sự chuyển hướng đi sang tư bản chủ nghĩa mà nó phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với tất yếu lịch sử, mở ra một con đường mới, một cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế của nước ta dù còn nhiều khó khăn và thách thức. Nhận thấy được sự quan trọng trong quyết định đổi mới của Đảng, nhóm lớp CT40E đã quyết định chọn đề tài “Những đổi mới trong tư duy, quan điểm, hành động trong hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986- 2006” làm đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn những thay đổi bên trong và thực tế của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn này, đồng thời cũng làm rõ hoạt động hội nhập kinh tế Việt Nam – ASEAN. Tiểu luận này sẽ đi sâu vào phân tích những đổi mới trong tư duy về kinh tế sau năm 1986 dẫn đến những đổi mới trong quan điểm chỉ đạo của Đảng, đồng thời thể hiện rõ qua những hành động cụ thể khi Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong quá trình tham gia vào ASEAN. Quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế đã đem lại nhiều cơ hội, triển vọng song cũng có nhiều nguy cơ, thách thức phải vượt qua nhất là vấn đề chủ quyền trong hội nhập. Qua những điểm đổi mới này, ta có thể đánh giá những gì đã làm được và chưa làm được trong quá trình hội nhập, đồng thời nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới của nền kinh tế Việt Nam và những triển vọng trong tương lai của nền kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình tiến hành thực hiện tiểu luận, nhóm còn gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận và phân tích vấn đề, việc tiến hành tìm hiểu tài liệu tham khảo đề hoàn thành nghiên cứu nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm 3 của nhóm và sự giúp đỡ của thầy Nguyễn Hoàng Như Thanh, hy vọng bài tiểu luận về đổi mới kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế với ASEAN sau năm 1986 sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên nghiên cứu về vấn đề này. Một lần nữa nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn. Nhóm nghiên cứu lớp CT40E 4 1.Việt Nam thay đổi tư duy trong quá trình hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986 - 2006 1.1.Bối cảnh 1.1.1. Bối cảnh quốc tế Vào thập kỷ 80, những biến động của tình hình thế giới phát triển nhanh và dồn dập hơn, đã dẫn tới những đảo lộn lớn trong bàn cờ thế giới. Thời gian này, các nước XHCN đều lần lượt lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Đây là cuộc khủng hoảng “có tính chất mô hình”, CNXH mà các nước đang xây dựng thực chất là CNXH thời chiến, bắt nguồn từ kinh nghiệm của Liên Xô, từng thích hợp với những điều kiện đặc biệt của nước Nga Xô Viết, nhưng lại được coi là mô hình duy nhất, phổ biến cho tất cả các dân tộc khi lựa chọn con đường phát triển theo CNXH. Vì vậy, ở các nước XHCN lần lượt diễn ra quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới…dù tên gọi khác nhau nhưng đều giống nhau về mô hình chung. Có thể thấy, dù kết quả điều chỉnh khác nhau, song trào lưu cải tổ, cải cách và đổi mới…đã phản ánh nhu cầu khách quan, giúp tháo gỡ được những rào cản to lớn về nhận thức và tạo thuận lợi cho việc phát triển công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Ở các nước TBCN, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra và phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến chiến lược phát triển của tất cả các quốc gia, làm thay đổi tư duy trong việc đánh giá sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó nước nào cũng thấy rõ nhân tố kinh tế là nhân tố đóng vai trò quan trọng và nổi trội nhất.Cách mạng khoa học – công nghệ khiến cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế, buộc các nước phải đề ra chiến lược phát triển, điều chỉnh cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp, đổi mới chính sách theo hướng mở cửa, giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tạo điều kiện cho việc lưu thông buôn bán hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên phạm vi toàn cầu, mở rộng hợp tác kinh tế trên toàn thế giới. Đặc biệt còn phải kể đến sự thay bậc đổi ngôi của các ngành kinh tế. Ngành công nghiệp nặng không phải lúc nào cũng là ưu tiên hàng đầu mà còn có sự ra đời và chiếm lĩnh vị thế của các ngành mới: điện tử, tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, du hành vũ trụ,…Ngoài ra còn có xu thế rút ngắn con đường phát triển với sự nổi lên của nhứng nước công nghiệp mới nổi. 5 Bên cạnh đó, hầu hết các nước cũng tích cực tham gia vào các cơ cấu tổ chức kinh tế, thương mại và tài chính – tiền tệ toàn cầu, thích ứng với “luật chơi chung” của thế giới. Điển hình như việc tham gia Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc hợp tác liên kết khu vực ngày càng phát triển đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tổ chức hợp tác kinh tế, thương mại. Trong số đó có thể kể đến: Liên minh châu Âu (EU); Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)…. Có thể thấy, hợp tác liên kết quốc tế đã trở thành xu thế chung, dỡ bỏ được nhiều rào cản thương mại, nhờ đó hoạt động sản xuất và trao đổi thương mại giữa các nước ngày càng được thúc đẩy mạnh theo hướng nhất thể hóa. Nói cách khác, tất cả các nước đều nỗ lực tìm cách hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế để tồn tại. Đây thực chất là quá trình “vừa hợp tác vừa đấu tranh” trong quan hệ quốc tế. Hội nhập quốc tế, trước hết về kinh tế là xu thế tất yếu, và là nhu cầu cấp bách trong bối cảnh quốc tế trước năm 1986. 1.1.2. Bối cảnh trong nước Sau năm 1975, với thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Việt Nam – một nước công nghiệp lạc hậu đã quyết định tiến lên CNXH mà bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Không thể phủ nhận đây là một hướng đi mới, song chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn và thử thách. Trong giai đoạn 1976-1985, trải qua hai lần kế hoạch Nhà nước 5 năm, Đảng và Nhà nước ta vừa tìm tòi, vừa thử nghiệm con đường đi lên CNXH và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như: tiếp quản và ổn định vùng giải phóng, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế ở cả hai miền Nam- Bắc, chuyển từ kinh tế chủ yếu được xây dựng, hoạt động phục vụ chiến tranh sang hòa bình xây dựng. Cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH được xây dựng và bắt đầu phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. An ninh chính trị được đảm bảo, độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững. Song cách mạng cũng gặp không ít những khó khăn và yếu kém. Điển hình từ giữa những năm 80, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát tăng cao…Không những thiếu những chuyên gia về quản lý kinh tế mà ta còn phải chịu sức ép do bị cắt giảm các nguồn viện 6 trợ từ Mỹ, các vụ bạo loạn, kích động, quấy phá cách mạng nổi lên, nhất là ở khu vực biên giới Tây Nam và phía Bắc. Nhu cầu chi ngân sách đột ngột tăng vọt do phải chi cho các chính sách xã hội và xây dựng, đặc biệt trong thời gian này Việt Nam còn phải chi viện cả sức người và sức của giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Ponpôt. Kết quả là bội chi ngân sách không ngừng gia tăng, đỉnh điểm tăng đến 30%/năm. Nền kinh tế của Việt Nam lúc đó tồn tại hai hệ thống giá, hai hệ thống phân phối và phân phối lại. Ngân hàng thiếu tiền mặt trầm trọng trong khi lạm phát tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, trong lĩnh vực phân phối lưu thông, nước ta đã phải công bố lệnh đổi tiền lần thứ tư với tỷ lệ: một đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới bằng mười đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũ để điều chỉnh sức mua và thu nhập do một số cá nhân làm ăn bất chính gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia. Song do không lường trước được những hậu quả có thể xảy ra, đã khiến lượng tiền xuất ra nhiều hơn trước, phần lớn số tiền phát ra bị “tài chính hóa”. Nhìn chung, nền kinh tế nước ta lúc đó gắn liền với bức tranh khủng hoảng trầm trọng: thiếu tiền trong Ngân hàng, lạm phát phi mã; vật tư, hàng hóa chủ yếu vẫn tuột khỏi tay Nhà nước, ….Nhân dân ngày càng mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nguyên nhân là do Đảng đã vấp phải những sai lầm rất nghiêm trọng cả về đối nội (bao gồm cả kinh tế) và đối ngoại, với nhiều hậu quả lâu dài, mà chủ yếu là do sự chủ quan, duy ý chí, không hiểu thế giới và không hiểu chính bản thân nước ta: tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH… Vậy là cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp với điều kiện nước ta lúc bấy giờ. Để thoát khỏi khủng hoảng và thúc đẩy sự nghiệp cách mạng chủ nghĩa xã hội, yêu cầu cấp thiết đối với Đảng và nhà nước ta là phải đổi mới. Và Đại hội VI của Đảng (1986) đã mở ra bước ngoạt trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. 1.2. Đổi mới tư duy trong quá trình hội nhập kinh tế với ASEAN Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân tố quốc tế - thời đại, đặc biệt là vấn đề quan hệ vs các nước láng giềng và khu vực, có những ảnh hưởng nhất định đến tiến trình phát triển cách mạng Việt nam. Tiến sĩ Vũ Dương Huân trong bài viết “ Về vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam” đã đưa ra một định nghĩa như sau: “Đổi mới tư duy đối ngoại là đổi mới nhận thức, quan niệm, cách tiếp cận, cách đánh giá về 7 tình hình thế giới và quan hệ Quốc tế, trước hết là các vấn đề thời đại như nội dung, tính chất, đặc điểm, vấn đề chiến tranh và hòa bình, các lực lượng Cách mạng, chủ nghĩa tư bản và hiện đại và các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. 1.2.1. Tư duy hội nhập kinh tế giai đoạn sau khi giải phóng dân tộc (1975) đến trước 1986 Sau sự kiện Việt Nam giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, Hoa Kỳ đã ngay lập tức triển khai lệnh cấm vận đối với nước ta. Tuy nhiên sau đó không phải là không có cơ hội cho Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Hoa Kỳ đã đề xuất gỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam với các điều khoản trao trả hài cốt binh sĩ Mỹ và không đặt vấn đề bồi thường chiến tranh. Thậm chí vào ngày 4 tháng 5 năm 1977, Hoa Kỳ còn đồng ý cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc. Bên cạnh đó, các nước Tây Âu và một số quốc gia tại Đông Nam Á cũng bày tỏ mong muốn giúp đỡ, tạo dựng mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đã không tranh thủ bối cảnh quốc tế khá thuận lợi này. Trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước đến trước 1986, Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, tham gia vào hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978). Một khó khăn lớn với chúng ta lúc bấy giờ là việc cắt giảm viện trợ từ phía các nước Xã hội chủ nghĩa và việc Trung Quốc cắt viện trợ hoàn toàn đối với Việt Nam. Trong giai đoạn này, Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tư duy Chiến tranh lạnh và 2 cuộc đấu tranh ác liệt trong suốt 30 năm qua. Vì thế mà ta không nhìn thấy được những cơ hội để hội nhập khu vực, thế giới đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tư duy của ta trong giai đoạn này không thật sự tỉnh táo, từ đó không có được những chính sách thức thời để phát triển đất nước thông qua phát triển kinh tế. 1.2.2. Tư duy hội nhập kinh tế quốc tế từ Đại hội VI 1986 Đứng trước một bối cảnh thế giới mới, một hoàn cảnh mà đất nước đang rất cần những bước đi đúng đắn để cải thiện nền kinh tế đang tụt hậu, Việt Nam đã có những đổi mới về tư duy trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ kinh tế - xã hội đến chính trị và cả trong tư duy đối ngoại. Trong hoạt động đối ngoại, Đảng ta xác định nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại là lấy kinh tế đối ngoại làm ưu tiên hàng đầu. Kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như góp phần tạo vốn; thúc đẩy quá trình đổi mới kỹ thuật – công 8 nghệ theo hướng hiện đại hóa; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo điều kiện khai thác tốt lợi thế so sánh của đất nước, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế - xã hội. Theo báo cáo Chính trị Đại hội VI: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũng như sự nghiệp phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của nước ta tiến nhanh hay chậm, điều đó phục thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. (Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật 1987, tr 81) Đầu tiên, đổi mới tư duy trong hội nhập kinh tế xuất phát từ việc ta đổi mới tư duy về quan hệ quốc tế: Xuất phát điểm từ lợi ích dân tộc, ta nhìn nhận thế giới tùy thuộc lẫn nhau chuyển từ đối đầu sang đối thoại, ta tham gia tích cực vào phân công lao động, hòa bình cùng tồn tại. Lúc này lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng cho tư duy về quan hệ quốc tế. Tiếp theo, đổi mới trong tư duy đánh giá tình hình quốc tế cũng tác động đến tư duy trong quá trình hội nhập kinh tế: Trong thời điểm này (1986) ta nhìn nhận thế giới đang trong giai đoạn hòa bình, mâu thuẫn tuy vẫn tồn tại nhưng biểu hiện tùy từng hoàn cảnh, phát triển kinh tế là xu thế chung của toàn thế giới. Trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, hợp tác – đấu tranh luôn là hai mặt biện chứng, thống nhất. Đặc biệt phải kể đến đổi mới tư duy trong việc xác định mối quan hệ giữa các phạm trù, trong đó đổi mới quan điểm về cặp phạm trù an ninh và phát triển tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc đổi mới tư duy trong hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Trước đây khi nói đến an ninh – phát triển, chúng ta chỉ nghĩ đến sức mạnh quân sự, sức mạnh chuyên chính vô sản. Trong bối cảnh các nước tuy độc lập nhưng vẫn phụ thuộc vào nhau để phát triển, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của công nghệ, khoa học kĩ thuật. Đó chính là lí do giải thích tại sao nền an ninh của mỗi quốc gia phải dựa vào sự phát triển kinh tế. Nền kinh tế có mạnh thì mới đảm bảo được độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy Đảng ta quyết định đổi mới tư duy trong quá trình hội nhập kinh tế, đưa kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng hòa nhập toàn cầu, hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Đảng đã khẳng định vai trò quan trọng của sức mạnh kinh tế thông qua nghị quyết 13 Bộ Chính trị tháng 5/1988: “Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta càng 9 có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội hơn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 13/BCT, ngày 20/5/1988) 1.2.3. Đổi mới tư duy cụ thể trong hội nhập kinh tế với ASEAN 1.2.3.1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN Đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ hơn về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN. Từ sau năm 1945, các quốc gia Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập, từng bước thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nước đế quốc bằng những con đường khác nhau. Đến giữa năm 1960, tình hình thế giới chuyển biến đa dạng, các trào lưu hợp tác khu vực ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Vì mục tiêu phấn đấu chung, một số quốc gia Đông Nam Á đã hình thành những liên kết: Hiệp hội Đông Nam Á (ASA), MAPHILINDO… Nhưng các tổ chức này đều có những mâu thuẫn, tranh chấp nên không thể tồn tại được lâu dài. Trong bối cảnh đó, ngày 08/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) gọi tắt là ASEAN. Hiệp hội ra đời gồm có 5 quốc gia thành viên: Indonesia, Malaysia, Singapor, Philippin, Thái Lan. Mục tiêu của hiệp hội là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng nhằm tạo cơ sở cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình ở Đông Nam Á. 1.2.3.2. Đổi mới tư duy cụ thể trong hội nhập kinh tế với ASEAN Những nhận định về tình hình, xu thế phát triển trong khu vực là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự thay đổi tư duy trong hội nhập kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN. Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã nêu ra những nhận định mang tính đổi mới này: “Châu Á – Thái Bình Dương là một trung tâm đấu tranh gay gắt giữa cách mạng và phản cách mạng, đồng thời ở khu vực này, quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau cùng ở trong xu thế chung là đấu tranh trong hình thái cùng tồn tại hòa bình”(Đảng cộng sản Việt Nam, Văn hiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987, tr.37). Rõ ràng sự phát triển của Việt Nam phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng hợp tác với bên ngoài, đặc biệt là hợp tác với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến tổ chức các quốc gia Đông Nam Á ASEAN. Xuất phát từ nhận thức đó, Nghị quyết Hội 10 [...]... Bài nghiên cứu "Đổi mới tư duy, quan điểm, hành động trong hội nhập kinh tế với ASEAN của Việt Nam giai đoạn 1986 -2006" đã giải thích tại sao nước ta phải đổi mới trong hội nhập kinh tế với thế giới mà trọng tâm là với ASEAN, mô tả sơ bộ quá trình từ đổi mới tư duy hội nhập kinh tế đến đổi mới trong hành động, từ sự đổi mới đó, ta đã gặt hái được những thành công ra sao, những thách thức, khó khăn gặp... là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới 3 Đổi mới trong hành động hội nhập kinh tế với ASEAN Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là bước ngoặt có tính lịch sử quan trọng, đột phá về đổi mới tư duy, quan điểm, hành động với công cuộc hội nhập kinh tế với ASEAN nshằm đưa nền kinh tế nước ta sớm thoát khỏi tình trạng trì trệ, hội nhập với nền kinh tế quốc tế Sau khi Đại hội VI năm 1986. .. Trong giai đoạn này, kinh tế có vai trò tối quan trọng, là nền tảng cho quân sự và ngoại giao Mỗi quan hệ giữa những trụ cột này là vô cùng chặt chẽ Từ việc phân tích, đánh giá những đổi mới tư duy, quan điểm, hành động trong quá trình hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986 - 2006, ta thấy rằng đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa then chốt trong quá tŕnh đổi mới nền kinh tế, tạo... quốc tế để xây dựng, phát triển đất nước Nhưng đồng thời nảy sinh những thách thức lớn Giai đoạn này, chạy đua kinh tế dần thay đổi chạy đua vũ trang, hợp tác liên kết kinh tế trở thành xu hướng chung 3.1 Quá trình hội nhập kinh tế trước khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN Mặc dù chưa chính thức là thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nhưng với việc đổi mới tư duy, quan điểm về hội nhập kinh. .. thể của Việt Nam trên trường quốc tế Đặc biệt những thành tựu hội nhập kinh tế với ASEAN càng nổi bật trong bối cảnh chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô viết tan rã Trong suốt 20 năm (từ 1986 – 2006) , trong sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những gì đã làm được ta vẫn còn những điều chưa làm được Sau quá trình phân tích, đánh giá những đổi mới về tư duy, hành động, quan. .. kinh tế với ASEAN  Chủ động hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á Ngoại giao kinh tế ngày một được đẩy mạnh góp phần đưa hội nhập tiến lên tuần tự, vững chắc từ khu vực đến liên khu vực, phát triển đến châu lục và sau đó là hội nhập toàn cầu Việc ta gia nhập ASEAN, AFTA, sáng lập nên ASEM là minh chứng cho sự chủ động hội nhập kinh tế mà chủ trương của ta đã đề ra 18 Tuy nhiên nhìn lại 20 năm qua trong. .. hợp tác kinh tế khu vực mà cụ thể là ASEAN, không chỉ có cơ quan đại diện ngoại giao phục vụ mà còn cần những ngành khác như thương mại, kế hoạch – đầu tư cùng chung tay góp sức  Về nội tại nền kinh tế, ta chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế chưa nhanh để có thể bắt nhịp với tốc độ hội nhập kinh tế khu vực Từ những thành tựu cũng như những tồn tại của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong giai. .. điểm trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với ASEAN sau Đại hội VI – 1986, nhóm nghiên cứu xin đưa ra những suy ngẫm, đánh giá về đường lối đổi mới trong hội nhập kinh tế khu vực của ta, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm đích thực cho thời đại toàn cầu hóa hiện nay Đường lối đổi mới của Việt Nam mở đầu bằng Nghị quyết 32/BCT (7 -1986) và tiếp nối bằng những nghị quyết khác của Đại hội và... hình quan hệ quốc tế, Đảng ta đã quyết định đổi mới tư duy, quan điểm, hành động đối ngoại, một trong số đó là đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế khu vực mà cụ thể là hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN Trong những năm 80, kinh tế nước ta ở trong tình trạng kém phát triển, trì trệ, lạc hậu, các nước xã hội chủ nghĩa anh em lâm vào khủng hoảng, không còn giúp đỡ ta nhiều như trước, ta đứng trước 2... so với trước Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững môi trường hoà bình tạo thêm nhiều thuận lợi cho nhân dân ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh hơn Tuy nhiên trước những cơ hội, nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi hội nhập kinh tế, do vậy Đảng chủ trương"Giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hội nhập . trong quyết định đổi mới của Đảng, nhóm lớp CT40E đã quyết định chọn đề tài Những đổi mới trong tư duy, quan điểm, hành động trong hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986- 2006 làm đề tài. mới tư duy, quan điểm, hành động trong quá trình hội nhập kinh tế với ASEAN giai đoạn 1986 - 2006, ta thấy rằng đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng và có ý nghĩa then chốt trong quá tŽnh đổi. ASEAN. Việc thay đổi tư duy, quan điểm, hành động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại sự thay đổi lớn lao cho nền kinh tế đất nước. Việc chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu,

Ngày đăng: 18/06/2015, 17:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan