tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN SỤP ĐỔ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

14 276 0
tạp chí kinh tế đối ngoại đề tài CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN SỤP ĐỔ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN SỤP ĐỔ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU Các kênh truyền dẫn từ khủng hoảng kinh tế đến sụp đổ thương mại toàn cầu ThS. Vũ Huyền Phương và Đỗ Ngọc Kiên Tạp chí KTĐN số 50, 2012 Năm 2008, thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa từng có trong lịch sử. Bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng hoảng lan sang lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Cho đến nay, cuộc khủng hoảng dường như đã chạm đáy nhưng con đường phục hồi cho kinh tế thế giới nói chung và thương mại toàn cầu nói riêng vẫn chưa rõ ràng. Bài viết bày nhằm nhìn lại các kênh truyền dẫn để cung cấp cơ sở để đánh giá khả năng phục hồi trong những năm tới. 1. Sự sụp đổ thương mại toàn cầu Về bản chất, cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu vừa qua là một cuộc khủng hoảng tài chính được truyền dẫn ra toàn thế giới thông qua các kênh tài chính chứ không phải các kênh thương mại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thương mại thế giới và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sụp đổ Thương mại Toàn cầu (Great Trade Collapse) (Lee, 2010). Thương mại quốc tế đã sụt giảm ở mức kỷ lục trong vòng hơn 70 năm qua thể hiện ở cả tính đột ngột về thời gian, dữ dội về mức độ và đồng bộ về không gian. Theo Eaton Jonathan (2011), tỷ lệ thương mại quốc tế trên GDP đã giảm tới 30%. Theo cơ sở dữ liệu Thống kê Thương mại quốc tế của WTO (xem hình 1), giai đoạn 2008 – 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, thương mại quốc tế về hàng hóa đã giảm 22,6% về giá trị và 12,2% theo khối lượng trong khi sản lượng GDP thế giới chỉ giảm 2.3%. Hình 1: Tỷ lệ thay đổi khối lượng hàng hóa xuất khẩu toàn cầu, 1949-2010 Đơn vị: % Nguồn: WTO Hình 1 cho thấy độ co giãn của thương mại toàn cầu theo thu nhập [1] ở vào mức 5.3, cao hơn rất nhiều so vớimức tiêu chuẩn trong phạm vi từ 2 đến 3 trong suốt nhiều năm qua. Amiti và Weinstein (2009)chỉ ra rằng con số này lớn hơn rất nhiều so với kết quả ước tính của tất cả các mô hình kinh tế vĩ mô trong thương mại quốc tế đang được sử dụng hiện nay. Con số này cũng lớn hơn nhiều so với mức kỷ lục 4.5 trong cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997-1998. (Freund, 2009). Hình 2 cho thấy sự sụp đổ thương mại toàn cầu diễn ra ở tất cả các quốc gia trong mẫu nghiên cứu à hầu hết đều đi kèm với sự giảm sút trong GDP thực tế. Hình 2: Khối lượng thương mại & GDP thực tế 2008:Q2-2009:Q2 (Tỷ lệ % thay đổi) % thayđổi GDP thựctế Ghi chú: AUS- Úc, AUT- Áo, BRA-Brasil, BEL-Bỉ, CAN-Canada, CZE: Séc, DEN: Đan Mạch, ESP-Tây Ban Nha, FIN-Phần Lan, FRA-Pháp, GBR-Anh, GER-Đức, GRE-Hy Lạp, HUN-Hungari, IND-Ấn Độ, ISL- Iceland, ITA-Ý, JPN-Nhật, KOR-Hàn Quốc, MEX-Mexico, NED-Hà Lan, NZL- New Zealand, NOR-Nauy, POL-Ba Lan, POR-Bồ Đào Nha, SVK- Slovakia, SUI-Thụy Sĩ, TUR-Thổ Nhĩ Kỳ, USA-Mỹ Nguồn: Crowley và Xi 2011 Mặc dù từ cuối năm 2009 thương mại quốc tế đã phục hồi nhanh hơn kỳ vọng, khối lượng thương mại hàng hóa tính theo thị giá đồng USD, bao gồm cả hiệu ứng từ việc giá cả hàng hóa cơ bản giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính, vẫn thấp hơn mức trước khủng hoảng 8%(World Bank, 2011). World Bank cũng nhấn mạnh rằng dù có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng mức tăng trưởng của thương mại quốc tế vẫn thấp hơn đáng kể so với xu hướng cân bằng dài hạn và chưa thực sự ổn định ở cân bằng mới. Kết quả là tại hội nghị G20 ở London tháng 4/2009, để đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nước G20 đã đưa ra hai gói cam kết trực tiếp liên quan đến thương mại quốc tế: một là đảm bảo ít nhất 250 tỷ USD cho tài trợ thương mại trong hai năm tiếp theo và hai là tái khẳng định việc cần thiết phải tránh dựng lên các hàng rào bảo hộ thương mại. 2. Các kênhtruyền dẫn Thứ nhất, con đường truyền dẫn chính để cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới thương mại quốc tế là thông qua sự giảm sút của cầu hàng hóa quốc tế, đặc biệt là ở các nước phát triển. Khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nhu cầu đối với các hàng hóa tiêu thụ lâu bền, trang thiết bị đầu tư sẽ bị ảnh hưởng lớn. Chi tiêu cho các loại hàng hóa này sẽ bị trì hoãn do các khó khăn về thanh khoản cũng như do việc người tiêu dùng chuyển sang chiến lược “quan sát và chờ đợi” khi bối cảnh tương lai trở nên không chắc chắn. Baldwin và Tagioni (2009) lập luận rằng phản ứng “quan sát và chờ đợi” là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút mạnh mẽ và đồng bộ trên phạm vi thế giới đối với cầu về hàng hóa và dịch vụ không thiết yếu. Theo World Bank (2011), trong khi xuất khẩu hàng hóa phi lâu bền giảm 20% trong suốt cuộc khủng hoảng thì xuất khẩu những hàng hóa tiêu thụ lâu bền và máy móc thiết bị giảm tới 30%. Để chứng thực nhận định này, Eaton và đồng sự (2011) đã xây dựng một mô hình lý thuyết thương mại quốc tế có cấu trúc trong điều kiện cân bằng tổng quát và chỉ ra rằng về mặt thực nghiệm sự giảm sút mạnh mẽ trong nhu cầu của các hàng hóa thương mại có thể giải thích tới 80% sự sụp đổ của thương mại quốc tế. Một ước lượng khác của World Bank cũng cho thấy từ 85% đến 90% sự sụt giảm trong thương mại quốc tế là do sự sụp giảm trong nhu cầu quốc tế. Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính có thể truyền dẫn đến thương mại quốc tế thông qua tài trợ thương mại. Lập luận này bắt đầu từ một thực tế là thương mại quốc tế hiện đại phụ thuộc chặt chẽ vào tài trợ thương mại để trang trải cho các chi tiêu liên quan tới thương mại cũng như để bảo hiểm trước các rủi ro liên quan tới thương mại (WTO, 2009). Theo nghĩa hẹp, tài trợ thương mại bao gồm việc sử dụng tín dụng thương mại như tài sản thế chấp và/hoặc mua bảo hiểm đối với rủi ro không thu hồi được. Chẳng hạn, bằng việc sử dụng tín dụng thư, ngân hàng nội địa của người nhập khẩu sẵn sàng chi trả cho người xuất khẩu, thông qua ngân hàng nước ngoài của người xuất khẩu, khi hàng hóa được vận chuyển hoặc được giao cho người nhập khẩu. Về nguyên tắc, ngân hàng của người nhập khẩu bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu và cả các rủi ro đối với việc người nhập khẩu không trả tiền. Sử dụng tín dụng thư như phương tiện thế chấp, người xuất khẩu thông thường sẽ thu được một khoản vay dưới dạng vốn lưu động từ ngân hàng của mình để trang trải chi phí sản xuất. Nếu ngân hàng của người nhập khẩu gặp khó khăn, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ không chấp nhận tín dụng thư do ngân hàng của người nhập khẩu phát hành. Nói cách khác, ngân hàng của người xuất khẩu sẽ không sẵn lòng cung cấp cả vốn lưu động lẫn cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Việc các thị trường cho vay liên ngân hàng gặp khốn đốn trong cuộc khủng hoảng tài chính có lẽ đã làm giảm đáng kể khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, và do đó ảnh hưởng mạnh mẽ tới người xuất khẩu và tới hoạt động xuất khẩu. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các khoản tài trợ thương mại của ngân hàng trở lên khan hiếm và chi phí của hoạt động này tăng lên mạnh mẽ bởi vì chi phí vay mượn cao hơn trên thị trường ngân hàng đã tự động chuyển thành mức chi phí cao hơn cho các hợp đồng tài trợ thương mại. Shelburne (2010) đã kiểm định kênh truyền dẫn này bằng cách chỉ ra rằng các ngành kinh tế liên quan nhiều đến thương mại cũng là các ngành kinh tế liên quan nhiều đến nhiều tín dụng, chẳng hạn như các ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng lâu bền và vật tư trang thiết bị. Chor và Madova (2011) đã chỉ ra sự giảm sút trong xuất khẩu sang Mỹ của các nước có thị trường tín dụng chặt chẽ. Điều này khẳng định điều kiện tín dụng là một yếu tố quan trọng đối với nhập khẩu. Ahn và đồng sự (2011) nhận thấy rằng những hàng hóa nhạy cảm nhất với tài trợ thương mại cũng là những hàng hóa tăng giá mạnh nhất. Crowley và Luo (2011) cũng nhận xét rằng trong giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu đối với các phương thức thanh toán an toàn hơn đã tăng lên. Tất cả những điều này đều hàm ý rằng chi phí cho hàng hóa thương mại đã tăng lên trên phạm vi toàn thế giới. Kênh truyền dẫn thứ ba mà cuộc khủng hoảng tài chính ảnh hưởng tới thương mại quốc tế là thông qua sự sụp đổ của chuỗi liên kết dọc. Về cơ bản, lập luận này cho rằng, các hàng hóa đều được sản xuất trong một chuỗi cung ứng toàn cầu, vì thế, trong quá trình sản xuất, hàng hóa có thể đi qua biên giới vài lần trước khi được tiêu dùng. Khi nhu cầu đối với một bộ phận trong chuỗi suy giảm, toàn bộ chuỗi sẽ bị phá vỡ và toàn bộ dòng thương mại liên quan bị ảnh hưởng. Lepchenko và đồng sự (2009) đã đo lường các liên kết đầu vào trung gian ở các phân ngành của Hoa Kỳ và tìm thấy một số bằng chứng ủng hộ giả thuyết này. Họ kết luận rằng, thương mại giảm mạnh hơn ở những ngành sử dụng nhiều đầu vào trung gian hơn. Ngược lại, Lee (2010) nhận thấy rằng giả thuyết này không đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự suy giảm của xuất khẩu Hàn Quốc. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ với hàng loạt các biện pháp hạn chế thương mại dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo thống kê của nhóm Cảnh báo thương mại toàn cầu (Global Trade Alert), trong khoảng thời gian từ tháng 11/2008 đến 11/2010 đã có 692 biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Kể từ năm 2009, mỗi quý lại có từ 100 đến 134 rào cản thương mại được dựng lên. Hầu hết các rào cản thương mại này được các quốc gia trong nhóm G20 áp dụng. Gregory và đồng sự (2010) đã chứng mình rằng các biện pháp hạn chế thương mại đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại quốc tế trong thời gian khủng hoảng. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ hướng tới một bộ phận nhỏ của thương mại. Các kết quả ước lượng của họ cho thấy các biện pháp hạn chế thương mại chỉ bóp méo thương mại quốc tế từ 0.2 đến 0.7 %. Kết luận Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến sự sụt giảm mang tính đồng bộ của thương mại quốc tế. Các kênh truyền dẫn từ khủng hoảng tài chính tới sụt giảm thương mại bao gồm sự giảm sút của nhu cầu quốc tế, việc thắt chặt tài trợ thương mại, sự đổ vỡ của chuỗi liên kết dọc và xu hướng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ. Điều này buộc chúng ta phải nhận thức rõ ràng rằng giải quyết các [...]... cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ giới hạn trong các tổ chức tài chính quốc tế, các bộ tài chính và các ngân hàng trung ương mà bao gồm cả các tổ chức thương mại như WTO, và các cơ quan thương mại Ngược lại, giải quyết các vấn đề liên quan tới thương mại quốc tế cần sự chia sẻ trách nhiệm với các tổ chức và cơ quan tài chính Bối cảnh thương mại quốc tế sau cuộc khủng hoảng cũng đặt các nhà... hoạch định chính sách trong mối quan hệ chặt chẽ như vậy giữa tài chính quốc tế và thương mại quốc tế: đối phó với mất cân bằng thương mại toàn cầu cần được đặt trong mối quan hệ tới việc giải quyết vấn đề dòng vốn từ các quốc gia nới lỏng tiền tệ đang ngày càng tràn sang các quốc gia đang phát triển Nếu như vấn đề nợ công ở châu Âu khiến chúng ta phải nhìn lại sự đồng bộ cần thiết của chính sách tài khóa... triển Nếu như vấn đề nợ công ở châu Âu khiến chúng ta phải nhìn lại sự đồng bộ cần thiết của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thì có lẽ Sự sụp đổ Thương mại Toàn cầu nên được xem là một lời nhắc nhở trong sự nhất quán hoạch định chính sách đối với tài chính và thương mại quốc tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ahn Jaebin, Amiti Mary and Weinstein E David 2011 “Trade Finance and Great Trade Collapse.”American... economic prospects, navigating strong currents, January 2011 12 WTO 2009 World Trade Report: Trade Policy Commitments and Contingency Measures Độ co giãn của thương mại toàn cầu theo thu nhập là phần trăm thay đổi của thương mại khi GDP thay đổi 1% . CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN TỪ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ĐẾN SỤP ĐỔ THƯƠNG MẠI TOÀN CẦU Các kênh truyền dẫn từ khủng hoảng kinh tế đến sụp đổ thương mại toàn cầu ThS. Vũ Huyền Phương và Đỗ Ngọc Kiên Tạp. cuộc khủng hoảng tài chính được truyền dẫn ra toàn thế giới thông qua các kênh tài chính chứ không phải các kênh thương mại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng sâu sắc đến thương mại. tránh dựng lên các hàng rào bảo hộ thương mại. 2. Các kênhtruyền dẫn Thứ nhất, con đường truyền dẫn chính để cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng tới thương mại quốc tế là thông qua

Ngày đăng: 18/06/2015, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan