Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA

27 1.1K 1
Tiểu luận môn học kinh tế vĩ mô CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH Tiểu luận môn: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA GVHD: PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO HVTH: NGUYỄN HẠNH DUNG DƯƠNG THÚY HẠNH VÕ MINH THỊNH NGUYỄN ANH KHOA NGUYỄN ĐÌNH VĂN NGUYỄN MẠNH HUY LỚP : CH15A Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 – 2014 2 MỤC LỤC 1. MỘT SỒ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3 1.1. Mô hình cân bằng tổng cung – tổng cầu 3 1.2. Chính sách ổn định hóa 3 1.3. Các chính sách chủ yếu giúp ổn định kinh tế vĩ mô. 4 1.3.1. Chính sách tiền tệ 5 1.3.2. Chính sách tài khóa 5 1.3.3. Các chính sách khác 6 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA TẠI VIỆT NAM 8 2.1. Chính sách tiền tệ 8 2.1.1. Các chính sách tiền tệ của NHNN làm dịch chuyển đường AD sang PHẢI 9 2.1.2. Các chính sách của NHNN làm dịch chuyển đường AD sang TRÁI 12 2.2. Chính sách tài khóa 13 2.2.1. Chính sách tài khóa tác động làm đường AD dịch chuyển sang TRÁI 14 2.2.2. Chính sách tài khóa tác động làm đường AD dịch chuyển sang PHẢI 14 2.2.3. Đánh giá thực trạng Chi tiêu Ngân sách đối với vấn đề bình ổn vĩ mô nền kinh tế 16 2.3. Ảnh hưởng của Chính sách vĩ mô đến lạm phát 18 2.4. Ảnh hưởng của chính sách vĩ mô đến tỷ lệ thất nghiệp 20 3. ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ THẾ GIỚI VỀ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA CỦA VIỆT NAM 25 3.1.1 Đánh giá của IMF 25 3.1.2 Đánh giá của WorldBank: 25 Tài liệu tham khảo 27 3 1. MỘT SỒ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Mô hình cân bằng tổng cung – tổng cầu Hình 1 : Mô hình cân bằng tổng cung tổng cầu Trong mô hình này, có đường Tổng Cầu (AD) trong nền kinh tế theo hàm sau: AD = C + I + G + (X-M) Trong đó, C : chi tiêu vào hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng I: Chi đầu tư G: Chi tiêu chính phủ để cung cấp hàng hóa và dịch vụ X: Xuất khẩu M: Nhập khẩu Đường Tổng Cung trong ngắn hạn (SRAS) thấy tổng sản lượng kế hoạch khi giá cả trong nền kinh tế có thể thay đổi nhưng giá cả và năng suất của tất cả các yếu tố đầu vào như mức lương tình trạng công nghệ được không thay đổi. Đường tổng cung dài hạn (LRAS): LRAS cho thấy tổng sản lượng kế hoạch khi giá cả và mức lương trung bình có thể thay đổi - đó là một biện pháp của sản lượng tiềm năng của một quốc gia và các khái niệm có liên quan đến biên giới khả năng sản xuất. 1.2. Chính sách ổn định hóa Những biến động trong nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những sự thay đổi trong tổng cung – tổng cầu. Những nhà kinh tế học gọi những sự kiện bên ngoài làm thay đổi những cú sốc đường cong đến nền kinh tế. Một cú sốc làm thay đổi đường cong tổng cầu được gọi là một cú sốc về nguồn cầu “demand shock”, và một cú sốc làm thay đổi đường cong tổng cung 4 được gọi là một cú sốc về nguồn cung “supply shock”. Những cú sốc này phá vỡ nền kinh tế bằng việc đẩy yếu tố đầu ra và việc làm ra xa mức tự nhiên của chúng. Mục tiêu của mô hình tổng cung – tổng cầu là để chỉ ra những ảnh hưởng xấu gây ra những biến động nền kinh tế như thế nào. Một mục tiêu khác của mô hình là để đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô có thể phản ứng lại những ảnh hưởng xấu này như thế nào. Những nhà kinh tế học đã sử dụng thuật ngữ Chính sách ổn định hóa (Stabilization policies ) để nói về những hành động từ các chính sách nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của những biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn. Bởi vì yếu tố đầu ra và việc làm biến động xung quanh những mức tự nhiên của chúng trong dài hạn, Chính sách ổn định hóa làm giảm chu kỳ kinh doanh(ví dụ rút ngắn thời gian xảy ra giai đoạn trì trệ) bằng cách giữ cho yếu tố đầu ra và việc làm có thể đạt gần với những mức tự nhiên của chúng. Khi nền kinh tế gặp phải các cú shock về tổng cung – tổng cầu làm ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng, lạm phát, thất nghiệp, thì Chính Phủ sẽ đưa ra các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tạo sự ổn định lại cho tổng cung- tổng cầu, tùy thuộc vào mục tiêu mà Chính Phủ nhắm đến từ đó giúp ổn định nền kinh tế. 1.3. Các chính sách chủ yếu giúp ổn định kinh tế vĩ mô. Hình 2 : Thay đổi của sản lượng cân bằng khi AD tăng Chính phủ có hai công cụ cơ bản có thể tác động lên tổng cung - cầu của nền kinh tế, nhằm mục tiêu ổn định biến động của nền kinh tế : Chính sách tài khóa và Chính sách tiền tệ. 5 1.3.1. Chính sách tiền tệ : chủ yếu nhằm tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn, tạo ra sự ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái. Khi cần kích thích kinh tế tăng trưởng, ngân hàng trung ương sẽ dùng chính sách tiền tệ nới lỏng,làm tăng lượng tiền cung ứng, kích thích tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, khi cần hạ nhiệt cho nền kinh tế, chống lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, làm giảm lượng tiền cung ứng. Chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách sử dụng công cụ trung gian là tăng lượng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất, khuyến khích các chủ doanh nhiệp đẩu tư mở rộng sản xuất, dẫn đến tổng sản phẩm xã hội tăng. Mặt khác các thành phần dân cư có tiền nhiều hơn sẽ tăng sức cầu tiêu thụ và hoạt động thương mại trên thị trường giúp giải quyết hàng tồn kho tồn đọng, tạo điều kiện doanh nghiệp gia tăng đầu tư máy móc, thiết bị. Điều này làm cho sức cầu về sản phẩm tiêu dung và sức cầu đầu tư đều tăng, làm cho tăng tổng cầu nền kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên. Thông qua đó, nó thu hẹp được tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống. Để thực hiện chính sách này, ngân hàng trung ương sử dụng các biện pháp như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu, bán chứng khoán trên thị trường mở, …Thông thường chính sách tiền tệ thắt chặt được áp dụng nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, lạm phát có nguy cơ bùng nổ, từ đó giúp ổn định nền kinh tế. Như vậy, việc khi ngân hàng Trung ương thay đổi lượng cung tiền(thông thường là qua các công cụ như lãi suất, hối đoái,dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, điều chỉnh cung tiền, các nghiệp vụ của thị trường mở…) thì lãi suất sẽ tăng hoặc giảm , từ đó sẽ hạn chế hoặc khuyến khích ngân hàng cho các doanh nghiệp vay tiền, gây tác động đến chi tiêu và tiêu đùng và rồi tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. 1.3.2. Chính sách tài khóa : nhằm điều chỉnh thu nhập và chi tiêu của Chính phủ nhằm hướng nền kinh tế vào một mức sản lượng và việc làm như mong muốn. Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu đó là chi tiêu của Chính phủ và thuế. Chính sách tài khóa có thể được sử dụng để làm chậm đi tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn nền kinh tế rơi tự do và tăng tốc độ phục hồi, bằng cách tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Chi tiêu của Chính Phủ: Chi tiêu chính phủ ngoài việc theo đuổi vì những chính sách khác - chẳng hạn như cung cấp cho quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tài trợ nghiên cứu khoa học và nghệ thuật, và cung cấp một mạng lưới an toàn xã hội - nó cũng có thể được sử dụng để giúp ổn định chu kỳ kinh doanh. Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, Chính phủ có thể tăng chi tiêu để kích thích tổng cầu trong nền kinh tế. Nếu chính phủ mua hàng hóa và dịch vụ, có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ bán được hàng và sẽ tăng sản xuất. Nếu họ có để tăng sản lượng, họ có thể thuê thêm nhân công, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Người lao động sẽ có thêm thu nhập để mua hàng hóa và dịch vụ mang lại doanh thu nhiều hơn cho các doanh nghiệp và việc làm cho người dân Ngược lại, giảm chi tiêu chính phủ sẽ làm giảm tổng cầu và có thể được sử dụng để làm chậm sự tăng trưởng khi nền kinh tế đang bị "quá nóng", nếu tăng trưởng quá nhanh trong thời gian dài có thể gây ra mức lạm phát cao. 6 Thuế : Về cơ chế tác dộng thì cũng tương tự như Chi tiêu của Chính Phủ, tăng hoặc giảm mức thuế suất cũng có thể có ảnh hưởng đến tổng cầu. Từ đó có tác dụng kích thích kinh tế phát triển hay kiềm hãm bớt sự tăng trưởng quá nhanh. Nếu bạn nhận được một cắt giảm thuế suất của bạn, điều đó có nghĩa là có nhiều tiền hơn trong túi của bạn để chi tiêu hay tiết kiệm. Nếu bạn chi tiêu nó, bạn tăng nhu cầu trong nền kinh tế. Nếu bạn không chi tiêu,thì bạn thường sẽ đổ tiền vào một tài khoản ngân hàng và các ngân hàng sẽ cho vay tiền ra để những người vay tiền sẽ dùng số tiền đó đầu tư hoặc tiêu dùng ra nền kinh tế. Ngoài ra, nhận thức về cắt giảm thuế là dài hạn hay ngắn hạn có thể có ảnh hưởng quan trọng đến chi tiêu. Nếu cắt giảm thuế được xem là giảm dài hạn, người ta có xu hướng nhìn thấy sự gia tăng tài sản của họ và sẽ chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mọi người nghĩ rằng việc cắt giảm chỉ là tạm thời, họ sẽ thận trọng trong việc gia tăng chi tiêu của mình. Cuối cùng, tăng thuế suất sẽ làm giảm tổng cầu và làm chậm tăng trưởng kinh tế vì có ít tiền trong túi của người tiêu dùng. => Trong ngắn hạn, chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát phù hợp với các mục tiêu ổn định nền kinh tế. Về mặt dài hạn chính sách tài khoá có thể có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế giúp cho sự tăng trưởng và phát triển lâu dài. Đây là một trong chính sách quan trọng nhất vì nó không chỉ tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế mà còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng thị trường. Chính sách tài khóa thường rất linh hoạt để điều chỉnh kịp thời các mục tiêu kinh tế vĩ mô vì chính phủ có thể tác động trực tiếp đến tổng cầu thông qua Chi tiêu của Chính Phủ. 1.3.3. Các chính sách khác - Chính sách thu nhập : Chính sách thu nhập gồm các biện pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều công cụ, từ những công cụ có tính chất cứng rắn như ấn định mức tiền công và giá cả đến những công cụ mềm dẻo như là những hướng dẫn, kích thích bằng thuế thu nhập. - Chính sách kinh tế đối ngoại : Chính sách kinh tế đối ngoại trong các nước có thị trường mở nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, và giữ cho thâm hụt cán cân thanh toán ở mức có thể chấp nhận được. Chính sách này bao gồm các biện pháp giữ cho thị trường hối đoái cân bằng, các quy định về hàng rào thuế quan, bảo hộ mậu dịch và cả những biện pháp tài chính tiền tệ khác, có tác động vào hoạt động xuất nhập khẩu. 7 Hình 3 : Sơ đồ của P.A SAMUELSON Nguồn : TS. TRẦN DU LỊCH, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/09/26/3881/ 8 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH HÓA TẠI VIỆT NAM 2.1. Chính sách tiền tệ Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng và làm phát của Việt Nam qua các năm - Nguồn: Worldbank Tổng quát Năm 1997, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã được sử dụng để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, hạn chế tình trạng giảm phát thông qua chính sách kích cầu kéo dài từ năm 1997 đến 2003. Kết quả là Việt Nam đạt được mức tăng trưởng ở mức cao (6.8%, 6.2%, 6.3%, 6.9%, 7.5% của các năm 2000, 2001, 2002 và 2007 tương ứng) kèm theo tỷ lệ lạm phát có lúc ở mức cao vào năm 2004 đến năm 2007. Lạm phát bắt đầu tăng trưởng mạnh năm 2008 ở mức 22,7% và GDP thì lại giảm xuống 5,8%, bắt đầu một giai đoạn kinh tế khó khăn. Chính phủ dùng những chính sách để kiềm chế lạm phát phi mã năm 2008, và năm 2009 ghi nhận lạm phát ở mức 6.2%. Nhưng để kích thích tăng trưởng kinh tế, Chính phủ dùng gói kích cầu nhưng kết quả không như mong đợi: GDP tăng trưởng ít trong khi đó lạm phát tăng trưởng bằng hai con số ở mức 12,1% và năm 2012 ghi nhận sụt giảm 1%GDP (so với năm 2011) và lạm phát giảm gấp 2 lần (so với -5.00 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng trưởng và lạm phát %AD (GDP) Lam phat 9 năm 2011). Năm 2013, tăng trưởng GDP gần bằnng mức tăng trưởng lạm phát sau những chính sách linh hoạt của Chính phủ . 2.1.1. Các chính sách tiền tệ của NHNN làm dịch chuyển đường AD sang PHẢI Hinh 4 : Sự dịch chuyển của AD sang phía phải Bắt đầu từ năm 2000 , NHNN thực hiện một loạt CSTT nới lỏng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế làm đường AD dịch chuyển sang AD1, góp phần tăng trưởng GDP tăng ở mức gần 7%/năm: Tháng 8/2000: cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng đồng VNĐ được chuyển từ cơ chế trần lãi suất sang lãi suất cơ bản. Chính sách về thị trường mở (OMO) đã góp phần điều chỉnh vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Năm 2001: lãi suất từng bước được điều hành theo hướng tự do hóa và phù hợp với mục tiêu CSTT. NHNN đã tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 15% và giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND xuống 3%, tháng 11/2001 giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc xuống còn 10% Từ nửa cuối năm 2008, NHNN lại dùng CSTT nới lỏng lại hướng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đối phó với suy thoái kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới thông qua một loạt các công cụ: (i) Triển khai thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất mà thực chất là mở rộng cung tiền; 10 (ii) Hạ lãi suất cơ bản từ 14% xuống 8,5% và cặp lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn xuống 7,5% và 9,5%; (iii) Giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với tiền đồng xuống còn 5%; (iv) Thực hiện thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN. Nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu là mua giấy tờ có giá để cung ứng thêm tiền; (v) Duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% trong gần suốt năm 2009, tăng lên 8% vào tháng 11/2009. Kết quả là tốc độ tăng trưởng tín dụng lên tới mức kỷ lục gần 40% vào năm 2009 và lạm phát tạm thời ở mức 6,2% - tỷ lệ cao nhất trong khu vực vào thời gian đó. Năm 2010, Chính Phủ ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP 4/2010 xác định cả hai mục tiêu cho năm 2010: kiềm chế mức lạm phát khoảng 7% (tương tự như 2009) và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, nhằm tăng trưởng GDP. Trong thực tế, khoảng nửa đầu năm 2010, CSTT tuân thủ định hướng hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng (mục tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng là 25% và M2 là 20%), kiểm soát rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng và cơ cấu dư nợ. Bên cạnh đó, NHNN xem xét lại và nâng cao tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng theo Thông tư 13 và Thông tư 19/2010/NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các Tổ chức Tín dụng đã thể hiện một động thái tích cực của NHNN nhằm hạn chế việc cung ứng tín dụng quá năng lực dự phòng rủi ro và đảm bảo an toàn của từng ngân hàng và cả hệ thống. Với cố gắng này, NHNN có kỳ vọng vốn tín dụng sẽ tới được với những đối tượng sử dụng vốn có hiệu quả và bằng cách đó, kiểm soát được lạm phát mà vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng. Cho đến nửa đầu năm 2010, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dung chỉ có hơn 10% và bị chỉ trích là CSTT quá chặt chẽ, kiềm chế tăng trưởng. CSTT bị đặt trong tình thế lựa chọn: tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng từ đầu năm (lựa chọn này thích ứng với yêu cầu kiểm soát lạm phát, giúp kiểm soát được trạng thái thanh khoản của hệ thống) và chấp nhận lãi suất tăng lên hay quay lại duy trì tốc độ tăng trưởng, nới rộng tín dụng, hạ lãi suất và rơi vào vòng xoáy của rủi ro thanh khoản. Trong thực tế CSTT đã rơi vào điểm bẫy vĩ mô khi vừa chống đỡ tình trạng thiếu vốn vừa phải khống chế lãi suất huy động vốn nhằm giảm lãi suất cho vay vì mục tiêu tăng trưởng và chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Với các giải pháp nới rộng cung tiền, chỉ trong 6 tháng cuối năm, dư nợ tín dụng đã tăng tới 18% và đưa tổng mức dư nợ tín dụng tăng tới gần 28% so với năm 2009 (vượt 12% so với cam kết). [...]... khuyến nghị Chính phủ để giữ vững các lợi ích từ ổn định kinh tế vĩ mô, rất cần duy trì vị thế chính sách hiện tại Trong ngắn hạn, Chính phủ cần duy trì vị thế chính sách tiền tệ hiện nay, và bắt đầu rút lại các biện pháp kích thích tài khóa Trong tương lai, những kết quả đạt được gần đây cần phải được củng cố thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp để tăng thêm dự trữ quốc tế và đệm ngân sách IMF... kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thể hiện khá rõ vai trò của Nhà nước thông qua các gói kích cầu Việc thực hiện một cách linh hoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn... Bộ Tài chính 3 TS Tô Trung Thành (2012) “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân: Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM” - Bài nghiên cứu NC-27, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, 4 Đại học Quốc gia Hà Nội 5 Ổn định vĩ mô – cái gì, tại sao và thế nào? - http://phan-minhngoc.blogspot.com/2014/02/on-inh-vi-mo-cai-gi-tai-sao-va-nao-bai.html 6 Nguyên nhân và chính sách bình ổn khủng... nhận định “Năm qua, Việt Nam đã thành công trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thể hiện bằng tỉ lệ lạm phát vừa phải và cải thiện trong cán cân đối ngoại”, “Cần tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.” Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô Các... vững ngân sách và tạo ra rủi ro rất lớn cho ngân sách về dài hạn khi chúng ta bắt đầu phải vay để tiêu dùng thay vì chỉ vay để đầu tư Khi đó, việc sử dụng chính sách tài khóa sẽ mất tính hiệu quả và tác động tiêu cực ngược trở lại đối với vấn đề bình ổn vĩ mô kinh tế Nhận xét, Có sự nhất quán trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa nhằm mục tiêu duy trì đà tăng trưởng Mặc dù mục tiêu ổn định lạm... nghiệp nhà nước Trưởng Đoàn cán bộ IMF, ông Alfred Schipke cũng đã khẳng định trong hơn một năm qua, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ Chính điều này đã góp phần vào sự ổn định của thị trường ngoại hối và cho phép Ngân hàng Nhà nước tăng khả năng... đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định, chỉ thị nhằm tăng cường thực hiện các biện pháp, bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm an sinh xã hội Tỷ giá VNĐ/USD trong hai năm 2006 và 2007 nhìn chung ổn định, ... định các biến số vĩ mô 13 nên kinh tế, tuy nhiên nhìn chung được điều hành theo hướng mở rộng, thể hiện qua sự gia tăng của chi tiêu NSNN Biểu đồ 4: Cơ cấu chi NSNN và tỷ trọng chi so với GDP thực tế Nguồn: Số liệu ngân sách, Bộ Tài chính; CPI theo số liệu Tổng cục Thống kê 2.2.1 Chính sách tài khóa tác động làm đường AD dịch chuyển sang TRÁI Năm 2008, nền kinh tế xảy ra nhiều bất ổn gây ra nhiều rủi... niềm tin vào chính sách và tiềm ẩn nhiều rủi ro kinh tế vĩ mô 16 Biểu đồ 7 : Quy mô thu – chi NSNN và thâm hụt NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2003-2012 Nguồn: Theo báo cáo số liệu Bộ Tài Chính 2012 Thứ hai, Quy mô chi ngân sách quá cao, tới trên dưới 30% GDP (là mức cao so với thế giới) quá sức chịu đựng của nền kinh tế; tỷ trọng chi đầu tư phát triển ở mức cao6, thể hiện mức độ chi phối của chính phủ vào... định Chẳng hạn, CSTT và CSTK chưa có có sự phối hợp trong việc hoạch định và thực hiện mục tiêu chính sách ở tầm ngắn hạn và dài hạn Trong thời gian từ năm 2008 đến nay, cả chính sách tài khóa và CSTT đều được vận dụng tối đa cho các yêu cầu ổn định vĩ mô, khôi phục hệ thống doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội Tuy vậy, các yêu cầu này được thực hiện một cách bị động khi vấn đề đã nảy sinh và các chính . LÝ LUẬN 3 1.1. Mô hình cân bằng tổng cung – tổng cầu 3 1.2. Chính sách ổn định hóa 3 1.3. Các chính sách chủ yếu giúp ổn định kinh tế vĩ mô. 4 1.3.1. Chính sách tiền tệ 5 1.3.2. Chính sách. tiêu khác của mô hình là để đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô có thể phản ứng lại những ảnh hưởng xấu này như thế nào. Những nhà kinh tế học đã sử dụng thuật ngữ Chính sách ổn định hóa (Stabilization. sự ổn định lại cho tổng cung- tổng cầu, tùy thuộc vào mục tiêu mà Chính Phủ nhắm đến từ đó giúp ổn định nền kinh tế. 1.3. Các chính sách chủ yếu giúp ổn định kinh tế vĩ mô. Hình 2 :

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan