Sử dụng bản đồ tư duy trong Tiếng Anh(TLtháng4)

12 692 5
Sử dụng bản đồ tư duy trong Tiếng Anh(TLtháng4)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày 15/04/2011 Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind Map) trong công tác, giảng dạy và học tập Bản đồ tư duy (Mind Map) giống như Bản đồ khái niệm (Concept Map) đã được các nhà giáo dục, các kỹ sư, các nhà tâm lý học và nhiều người khác nữa sử dụng từ hàng thế kỷ nay, nhưng người tuyên bố đã sáng tạo ra BĐTD (Bản đồ tư duy) là Tony Buzan, một tác giả người Anh, có nhiều công trình nổi tiếng về tâm lý học. Ý tưởng khơi nguồn sáng tạo ra BĐTD của Tony Buzan được khởi nguồn từ lý thuyết về ngữ nghĩa học đại cương của Alfred Korzybski. Bản đồ tư duy là gì? Bản đồ tư duy là một sơ đồ do chính người sử dụng nghĩ ra (hoặc sử dụng phần mềm vi tính) để ghi lại những ý chính về một vấn đề nào đó nhằm phục vụ cho việc học tập hoặc công tác của mình. BĐTD được thể hiện bằng từ ngữ, hình, tranh ảnh, ý tưởng, nhiệm vụ được liên kết và sắp xếp quanh một từ, cụm từ, biểu tượng, hình ảnh hoặc một ý tưởng chính. Làm thế nào để tạo ra một Bản đồ tư duy? Chúng ta có thể lập một BĐTD cho mình theo các bước sau: 1. Ghi ra một từ, cụm từ, một ý tưởng, một biểu tượng hoặc hình ảnh quan trọng nói về một vần đề mà mình quan tâm. Đặt từ hoặc ý tưởng chính này ở giữa tờ giấy (hoặc giữa một bảng đen chẳng hạn). 2. Suy nghĩ các chi tiết có liên quan đến từ hoặc cụm từ này, xong bạn có thể vòng tròn từ hoặc cụm từ này lại (hoặc đóng khung từ này trong hình vuông, hình chữ nhật, hình elip, hình thoi, hoặc chỉ gạch chân tùy theo ý thích của bạn). 3. Ghi tiếp các từ hoặc cụm từ có liên quan đến từ hoặc cụm từ chính xung quanh vòng tròn này. 4. Chọn trong số các từ đã ghi ra những từ liên quan nhất. 5. Tiếp tục suy nghĩ thêm các từ, cụm từ có liên quan đến từ quan trọng (như trong mục 1), xóa bỏ, thêm bớt cho đến khi mình thấy mình đã có một BĐTD ưng ý nhất. Khi tạo ra các BĐTD chúng ta nên dùng loại giấy không có dòng kẽ như giấy Ruki hoặc giấy A4 và dùng bút chì để dễ dàng xóa bỏ những ý tưởng không thích hợp và nên dùng bút màu để làm nổi bật những ý tưởng chính. Đọc Bản đồ tư duy như thế nào? Giống như một bản đồ hành chính, một BĐTD có thể rất đơn giản, ít chi tiết và khi nhìn vào chúng ta có thể hiểu ngay, nhưng giống như một bản đồ địa hình, một BĐTD cũng có khi rất phức tạp, rất nhiều chi tiết và khi mới nhìn, chúng ta sẽ cảm thấy bối rối, lúng túng vì bản đồ này chứa đựng nhiều thông tin. Dù đơn giản hay phức tạp, các BĐTD đều có những nét chung, đó là các ý tưởng có liên quan thường được thể hiện gắn kết với nhau. Chúng ta có thể đọc BĐTD theo đường dẫn từng chi tiết có liên quan đến nội dung chính của bản đồ đó. Sử dụng bản đồ tư duy trong công tác Bản đồ tư duy giúp chúng ta trực quan hóa ý tưởng của mình. BĐTD là kết quả của một ý tưởng sáng tạo nhằm mang lại kết quả tốt hơn cho công việc, làm cho công việc thú vị hơn, giảm bớt stress trong công việc. Nhưng ý tưởng sáng tạo thường bắt đầu từ việc thực hiện những cái đã có, ý tưởng sáng tạo không thể bắt đầu từ con số không. Do vậy chúng ta có thể nói rằng thực sự có nhiều người đã sử dụng BĐTD trong công tác nhưng họ không để ý hoặc không biết là họ đã sử dụng BĐTD. Sơ đồ hệ thống Ban quản lý một dự án, sơ đồ một mạng lưới tuyên truyền là một dạng đơn giản của BĐTD vì từng bộ phận nhỏ trong sơ đồ đó đều có gắn kết với một bộ phận khác để tạo nên một hệ thống hay một mạng lưới. Trong công tác cũng như vậy. Để thực hiện tốt một chủ trương của Đảng và Nhà nước cần có sự phối hợp của nhiều ngành, và từng ngành có những nhiệm vụ khác nhau. Nếu sự phối hợp đó được thể hiện trên một BĐTD thì chúng ta có thể dễ dàng nhận biết trách nhiệm thuộc về ngành nào, do vậy sẽ tránh được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau. Bản thân tôi được biết trên thế giới người ta đã sử dụng BĐTD trong công việc hằng ngày và trong công tác, nghiên cứu của nhiều ngành nghề khác nhau như ngành giáo dục (ghi nhớ, nghiên cứu, chuẩn bị thi cử, tóm tắt một cuốn sách hoặc một bản báo cáo, thuyết trình, viết giáo trình, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,…), ngành thương mại (sản xuất và kinh doanh, tài chính và bảo hiểm, tiếp thị và quảng cáo), thông tin và công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe và y tế, khách sạn và cung cấp thực phẩm, quản lý nhà nước và quản lý công cộng (hoạch định các sự kiện, quản lý dự án, quản lý thời gian và thông tin, quản lý cuộc họp, hoạch định công việc hàng ngày, phân tích SWOT (mặt mạnh, yếu điểm, cơ hội và nguy cơ), và dùng cho cá nhân (hoạch định và tổ chức, thực hiện công việc mang tính sáng tạo, nghiên cứu tôn giáo, các họat động hỗ trợ xã hội). Chúng ta có thể tự mình làm ra các BĐTD (vẽ, viết bằng tay) hoặc mua các phần mềm vi tính để chọn lựa và thực hiện, tạo ra các BĐTD thích hợp cho từng mảng công việc trong công tác của mình. Các phần mềm vi tính để tạo ra các BĐTD hiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới là ConceptDraw MIND MAP 5, NovaMind, SmartDraw, Visual Mind và một số phần mềm khác. Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy nói chung Trong giảng dạy nếu giáo viên sử dụng BĐTD thì họ có thể giúp học sinh thay đổi cách ghi bài theo lối truyền thống đang phổ biến hiện nay, tức là ghi hết dòng này đến dòng khác. Chúng tôi không phản đối cách giáo viên ghi bài giảng hoặc học sinh chép bài giảng theo lối truyền thống, nhưng nếu sử dụng được BĐTD thì giáo viên đã làm phong phú thêm kho tư liệu về phương pháp, thủ thuật dạy học của mình, góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều thử thách cho học sinh trong học tập, từng bước rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh thông qua việc động viên khuyến khích học sinh tham gia vào bài giảng hoặc đọc các BĐTD mà học sinh đã ghi chép lại sau các tiết học. Sử dụng BĐTD trong giảng dạy cũng giúp khắc phục được tình trạng thầy đọc – trò chép trong giảng dạy vì BĐTD được phát triển dần từng bước theo tiến trình giờ dạy. Các chi tiết liên quan mở rộng cho thông tin chính được giáo viên gợi ý cho học sinh (thảo luận theo cặp, nhóm hoặc cá nhân) trả lời và do nội dung ghi chỉ là từ hoặc cụm từ, học sinh có thì giờ tự ghi chép. BĐTD cũng giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nắm vững kiến thức của bài học một cách chắc chắn hơn, nhớ bài lâu hơn. Bản đồ tư duy chỉ có thể dùng để dạy cho các môn học thuộc khoa học xã hội, và một số ít môn thuộc khoa học tự nhiên, nói chung là các môn học có nhiều phần lý thuyết. Để sử dụng tốt BĐTD trong giảng dạy, giáo viên cần phải có các thủ thuật khôn khéo, hướng học sinh tập trung phát biểu xây dựng bài theo chủ ý của mình, nếu không sẽ bị “cháy giáo án” và sẽ chẳng đạt được kết quả gì. Sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy để nâng chất lượng cho học sinh yếu kém Học sinh có học lực yếu kém thường là đối tượng học sinh không có khả năng hiểu được các khái niệm trừu tượng, do vậy BĐTD – như một giáo cụ trực quan, rất có ích trong việc giúp học sinh có được các kiến thức cơ bản của từng bài học qua việc nghe thầy giáo giảng bài, nghe các học sinh khá giỏi thảo luận trong giờ học và cuối cùng được thầy giáo hướng dẫn ghi lại hoặc phát cho bản tóm tắt bài học bằng một BĐTD đơn giản. Có được BĐTD đơn giản này, về nhà học sinh sẽ dễ học bài hơn, vì lượng bài phải học rất ít và các kiến thức chính yếu của từng bài học đã được ghi lại một cách cô đọng. Học sinh yếu kém chỉ cần nắm vững những nét chính yếu này, nếu ôn luyện kỹ có thể đạt điểm 5, 6 khi làm bài kiểm tra hoặc khi được thầy cô gọi kiểm tra đầu giờ. Phụ huynh, anh chị của học sinh cũng có thể tạo ra một BĐTD nhằm giúp con em mình học bài ở nhà. Giáo viên có thể chuẩn bị sẵn các bản phôtô các kiến thức cơ bản của một tiết học được thể hiện trên BĐTD, sau đó phát cho học sinh kể cả học sinh vắng mặt trong tiết học hôm đó. Việc chuẩn bị sẵn tư liệu như trên sẽ giúp ích cho học sinh yếu kém nhiều hơn (mặc dù giáo viên phải bỏ ra một khoản tiền để phôtô các tư liệu này). Chúng ta cũng nên lưu ý rằng người học không phải lúc nào cũng học tốt (kể cả học sinh khá giỏi) do vậy ngay cả đối với lớp học có học sinh khá giỏi, nếu không sử dụng BĐTD trong tiết học đó, chúng ta cũng có thể làm sẵn để dự phòng, nếu thấy có học sinh nào lúng túng trong việc tiếp thu kiến thức, chúng ta có thể đưa cho em một BĐTD như thế. Có cách thực hiện gửi các nội dung cơ bản của một tiết học thể hiện trên BĐTD mà giáo viên chỉ tốn tiền chuẩn bị ban đầu và sử dụng cho nhiều lần sau đó như sau: 1. Thực hiện nội dung của tiết học trên BĐTD trên một tờ giấy A4. (Mỗi mặt giấy thể hiện một nội dung của một tiết học. Như vậy một tờ giấy A4 có nội dung của 2 tiết học). 2. Phôtô thành 50 bản (dự tính số học sinh tối đa trên một lớp học là 50). 3. Ép Plastic tờ giấy A4 này (như vậy 2 mặt đã được bọc nhựa) nhằm bảo quản sử dụng lâu dài. 4. Phát cho học sinh mang về nhà học (các em có thể phôtô hay ghi chép lại). Giờ học sau mang trả lại cho thầy/cô giáo. 5. Thầy/cô giáo bảo quản cẩn thận để sử dụng cho nhiều năm sau. Tôi đã học cách làm như trên từ một giáo viên của Tỉnh Khánh Hòa trong một đợt tập huấn. (Giáo viên này có dự định làm nhiều dề kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan để phát cho học sinh về nhà làm và thu lại sau khi học sinh làm xong). Học Tiếng Anh bằng bản đồ tư duy Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết Bạn đã bao giờ dùng phương pháp mind map (bản đồ tư duy)? Nếu chưa, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tưởng tượng đến cấu trúc của những chiếc mạng nhện nhé! Trông những chiếc mạng nhện có vẻ rất yếu ớt nhưng thực tế lại rất bền chắc và là cả một kiệt tác nghệ thuật đấy bạn ạ. Nếu kiệt tác ấy được đem vào áp dụng trong việc dạy ngoại ngữ và nhất là kỹ năng viết một cách hiệu quả thì ắt hẳn bạn sẽ trở thành một nghệ sĩ trong sử dụng ngôn ngữ rồi. 1, Những điểm cộng của phương pháp mind map Sử dụng phương pháp mind map hiệu quả nhất là trong các hoạt động pre-writing. Topic của bài viết giống như những chú nhện và xung quanh là các luận điểm, luận cứ chính là các đầu mối giữ vững một mạng nhện và có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Phương pháp này giúp người học thiết kế được một dàn ý chi tiết cho bài viết, xây dựng những luận điểm nhờ đó thấy rõ mối quan hệ giữa chúng. Cũng bởi đặc tính hấp dẫn, bắt mắt và dễ hiểu, người học sẽ thấy hưng phấn hơn khi nhìn vào mind maps - tác phẩm của riêng họ. Điều này cũng thôi thúc người học phải làm cách nào cho tác phẩm đó trông không chỉ đẹp mà còn phải lôgic cũng giống như lập một dàn ý mạch lạc, chặt chẽ. 2 ,Làm thế nào để tạo được một mind map? Bước 1 - Chọn topic Thông thường, bạn sẽ đưa ra một topic và học viên cứ theo thế mà viết. Tuy nhiên, tại sao bạn không thử để học viên thử tự chọn cho mình một chủ đề mà họ yêu thích hoặc quan tâm. Chính điều đó sẽ tạo hứng thú cho học viên viết về theo sở thích và thể hiện những kiến thức họ có về đề tài đó. Nhưng từ một topic khai triển ra các ý đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của giáo viên. Bạn có thể hướng dẫn học viên cách viết các cụm danh từ sao cho ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ với một chủ đề như "Why do people start smoking?" (Tại sao mọi người lại hút thuốc?), bạn nên thực hành một vài cấu trúc liên quan đến việc giải thích nguyên nhân cho những loại câu hỏi chỉ mục đích. Bước 2- Ghi chép Đối với mỗi chủ đề, bạn cũng nên yêu cầu học viên dành khoảng 1-2 phút để suy ngẫm về nó và ghi lai các ý tưởng. Nếu chưa biết diễn tả bằng tiếng Anh, học viên có thể sử dụng tiếng Việt hay từ điển. Sau đó, học viên thảo luận theo các nhóm để so sánh, đối chiếu các luận điểm và bổ sung thêm vào mind map. Bước này giúp học viên chữa lỗi cho nhau rất hiệu quả và có thể trao đổi những ý tưởng mà ở trên học viên không thể diễn tả bằng tiếng Anh được. Bước 3- Nhận xét Ở bước này, bạn tập hợp các sơ đồ tư duy lên bảng, càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bổ sung các ý kiến, chữa lỗi và loại bỏ những luận điểm thừa. Nhờ thế, học viên lĩnh hội rất nhanh các cách diễn đạt, cách dùng từ trong tiếng Anh. Sơ đồ có thể thay đổi, bổ sung thêm hay bỏ đi các nhánh khi có những luận điểm mới hay có những luận điểm không phù hợp. Hạt nhân chính là topic, sau đó là các nhánh gồm các luận điểm chính, từ các luận điểm chính chia ra các nhánh nhỏ hơn là các luận cứ, các ví dụ hay thống kê nào đó nhằm hỗ trợ cho các luận điểm. Bước 4- Triển khai sơ đồ tư duy Bước tiếp theo, từ sơ đồ tư duy bạn phải khéo léo chuyển chúng sang dạng dòng kẻ ngang. Trước tiên bạn nên hướng dẫn người học quan sát cấu trúc tổng thể của một bài viết sau đó triển khai ý. Đừng quên nhắc người học rằng điều quan trọng nhất trước khi làm một bài viết là phải luôn quan tâm đến đối tượng đọc bài viết của mình. Ví dụ: bạn viết một bài báo cho tạp chí, đối tượng bạn quan tâm là độc giả của báo. Nắm bắt được điều đó, người học sẽ biết cách sắp xếp các ý theo trật tự và văn phong mà họ cho là hợp lý đối với người đọc. Bước 5- Viết Học viên nên được khuyến khích thảo luận và viết theo cặp. Cứ sau 2 đoạn văn, học viên lại trao đổi bài viết cho nhau. Khi hoàn thành, 2 học viên lại đổi bài và chữa bài cho nhau. Không những học hỏi từ những ý tưởng của nhau, phương pháp này giúp người học luôn cảm thấy chính họ như những nhà văn thực sự khi tác phẩm của mình có độc giả đọc nó, chứ không phải là “tự biên tự diễn”. Bước 6 – Kế thừa và phát huy Khi học viên đã quen dần với phương pháp học này, họ sẽ tích cực sử dụng chúng. Đây thực sự là phương pháp hữu hiệu trong việc học và giảng dạy kỹ năng viết. Chúc bạn thành công với phương pháp tư duy mind map này! Nhớ 1 đoạn văn tiếng anh = sơ đồ tư duy(mindmap) Trước hết, ta xét đoạn văn bản khó nhằn sau đây (khoảng 700 từ), từ mới các bạn tự tra cứu nha ok:cha-cha: " EATING DISORDER" Millions of people in the United States are affected by eating disorders. More than 90% of those afflicted are adolescents or young adult women. Although all eating disorders share some common manifestations, anorexia nervosa, bulimia nervosa, and binge eating each have distinctive symptoms and risks. People who intentionally starve themselves (even while experiencing severe hunger pains) suffer from anorexia nervosa. The disorder, which usually begins around the time of puberty, involves extreme weight loss to at least 15% below the individual's normal body weight. Many people with the disorder look emaciated but are convinced they are overweight. In patients with anorexia nervosa, starvation can damage vital organs such as the heart and the brain. To protect itself, the body shifts into slow gear: Menstrual periods stop, blood pressure rates drop, and thyroid function slows. Excessive thirst and frequent urination may occur. Dehydration contributes to constipation, and reduced body fat leads to lowered body temperature and the inability to withstand cold. Mild anemia, swollen joints, reduced muscle mass, and light - headedness also commonly occur in anorexia nervosa. Anorexia nervosa sufferers can exhibit sudden angry outbursts or become socially withdrawn. One in ten cases of an anorexia nervosa leads to death from starvation, cardiac arrest, other medical complications, or suicide. Clinical depression and anxiety place many individuals with eating disorders at risk for suicidal behavior. People with bulimia nervosa consume large amounts of fool and then rid their bodies of the excess calories by vomiting, abusing laxatives or diuretics, take enemas, or exercising obsessively. Some use a combination of all these forms of purging. Individuals with bulimia who use drugs to stimulate vomiting, bowel movement, or urination may be in considerable danger, as this practice increases the risk of heart failure. Dieting heavily between episodes of binging and purging is common. Because many individuals with bulimia binge and purge in secret and maintain normal or above normal body weight, they can often successfully hide their problem for years. But bulimia nervosa patients - even those of normal weight - can severely damage their bodies by frequent binge eating and purging. In rare instances, binge eating causes the stomach to rupture; purging may result in heart failure due to loss of vital minerals such as potassium. Vomiting can cause the esophagus to become inflamed and glands near the cheeks to become swollen. As in anorexia nervosa, bulimia may lead to irregular menstrual periods. Psychological effects include compulsive stealing as well as possible indications of obsessive - compulsive disorder, an illness characterized by repetitive thought and behaviors. Obsessive - compulsive disorder can also accompany anorexia nervosa. As with anorexia nervosa, bulimia typically begins during adolescence. Eventually, half of those with - anorexia nervosa will develop bulimia. The condition occurs most often in women but is also found in men. Binge - eating disorder is found in about 2% of the general population. As many as one-third of this group are men. It also affects older women, though with less frequency. Recent research shows that binge - eating disorder occurs in about 30% of people participating in medically supervised weight - control programs. This disorder differs from bulimia because its sufferers do not purge. Individuals with binge-eating disorder feel that they lose control of themselves when eating. They eat large quantities of food and do not stop until they are uncomfortably full. Most sufferers are overweight or obese and have a history of weight fluctuations. As a result, they are prone to the serious medical problems associated with obesity, such as high cholesterol, high blood pressure, and diabetes. Obese individuals also have a higher risk for gallbladder disease, heart disease, and some types of cancer. Usually they have more difficulty losing weight and keeping it off than do people with other serious weight problems. Like anorexic and bulimic sufferers who exhibit psychological problems, individuals with binge -eating disorder have high rates of simultaneously occurring psychiatric illnesses, especially depression. Chắc chắn bạn không thể nắm hết toàn bộ thông tin ngay lần đọc đầu tiên Đọc lại văn bản khoảng 2,3 lần rồi tra từ mới Lưu ý rằng không phải tất cả từ mới là từ khóa có thể dùng cho MM của bạn SƠ ĐỒ TƯ DUY CỦA TOO HUMAN: bạn có thể thấy có ba nhánh chính - ba căn bệnh mà bài đọc hiểu nói tới Vì nó thuộc chủ đề y học nên bạn hãy làm cho sơ đồ càng hài hước càng tốt để tăng tính thú vị Ở đây mình vẽ hình ảnh trung tâm dựa trên biểu tượng vui của 4rum Các nhánh: . [...]... dehydration b an inflamed esophagus c the abuse of laxatives d weight control programs ĐÁP ÁN: B A C D A Bạn đã sẵn sàng đối mặt với những bài đọc hiểu dài hơn nữa chưa ? Thật không may là nhìu bài đọc khác ý tư ng không được rõ ràng và rối rắm, xin chia buồn nếu bạn vướng phải chúng Nhưng không sao, bạn hãy sắp xếp ý của chúng theo cách hiểu của bạn và vẽ MM > chắc chắn chẳng có bài đọc nào chiếm của bạn . Ngày 15/04/2011 Sử dụng Bản đồ tư duy (Mind Map) trong công tác, giảng dạy và học tập Bản đồ tư duy (Mind Map) giống như Bản đồ khái niệm (Concept Map) đã được các nhà. thuyết về ngữ nghĩa học đại cương của Alfred Korzybski. Bản đồ tư duy là gì? Bản đồ tư duy là một sơ đồ do chính người sử dụng nghĩ ra (hoặc sử dụng phần mềm vi tính) để ghi lại những ý chính về. xong). Học Tiếng Anh bằng bản đồ tư duy Nghệ thuật “mind map” trong kỹ năng viết Bạn đã bao giờ dùng phương pháp mind map (bản đồ tư duy) ? Nếu chưa, bạn hãy thử nhắm mắt lại và tư ng tư ng đến

Ngày đăng: 18/06/2015, 02:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Học Tiếng Anh bằng bản đồ tư duy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan