Câu hỏi ôn thi môn địa lý kinh tế

22 351 0
Câu hỏi ôn thi  môn địa lý kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ KINH TẾ Câu 1: A/c trình bày khái niệm và các đặc điểm, lợi thế, hạn chế, giải pháp khắc phục của nguồn nhân lực? 1/ Khái niệm TNNL: - Tổng thể những năng lực của con người về thể lực, trí lực và nhân cách đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân con người và xã hội. Những năng lực này được hình thành và phát triển thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, làm việc, thông tin, giao tiếp… - Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đưa lại thu nhập trong tương lai. - TNNL: gồm số người trong độ tuổi lao động; có khả năng lao động; có nhu cầu lao động. - Chất lượng nguồn nhân lực: cơ cấu tuổi, giới; trí lực (trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm, quản lý, kỹ năng, tố chất kinh doanh…); thể lực, tầm vóc và thể trạng; đặc điểm tâm lý xã hội. 2/ Lợi thế TNNL: - VN có dân số đông, theo kết quả 1.4.2009 có 85.789.573 người đứng thứ 3 ở ĐNA và 14 trên TG; năm 2014 có 90,5 triệu người. - VN là nước có tốc độ tăng dân số khá cao; thời kỳ 1999-2009 đạt 1,2%/năm (bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người). - Lực lượng lao động VN khá dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng. - Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. + Năm 2000 lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 15,51% /TSLĐ; trong đó công nhân kỹ thuật chiếm 6,78%;trình độ sơ cấp chiếm 1,78%; trung cấp chiếm 4,84%; trình độ Cao đẳng và Đại học chiếm 3,89%. + Năm 2009 lao động có trình độ phổ thông cơ sở chiếm 56,7%; Trung học phổ thông chiếm 27,8%; trình độ Cao đẳng chiếm 1,6%; trình độ Đại học chiếm 5,3%; trên Đại học chiếm 0,2%. - Dân số VN đông là một thị trường hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trong và ngoài nước. 1 - Trình độ tiêu thu sản phẩm của người VN ngày càng được nâng cao đã tạo sự hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất. - Giá lao động VN rẻ là một lợi thế để thu hút sự đầu tư của nước ngoài. - Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. - Trong nền kinh tế thị trường thì lao động được xem là hàng hóa. 3/ Hạn chế TNNL: - Phân bổ dân cư không đều theo các vùng các ngành và thành phần kinh tế là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân bố lao động không hợp lý ở VN. - Chất lượng nguồn nhân lực thuộc loại thấp trên TG gây trở ngại rất lớn đến các hoạt động sản xuất – xã hội. Cơ cấu lao động có trình độ bất hợp lý: số lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học chiếm 4,47%/tổng số lao đông; công nhân kỹ thuật chỉ chiếm 3,28%/TSLĐ. Tỷ lệ 1 lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học/0,73CNKT. Ở các nước phát triển 1 lao động Cao đẳng, Đại học có 5 lao động THCN và 10 CNKT. - Tình trạng lao động thiếu việc làm và thất nghiệp còn khá cao ở các thành thị và nông thôn. - Phân bố lao động có trình độ chuyên môn kỉ thuật không hợp lý, phần lớn ở các Viện và các cơ quan hành chính chiếm 67,3%;còn trong lĩnh vực kinh doanh chỉ chiếm 32,7% (trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan 58,2%; Hàn Quốc 48%; Nhật Bản 64,4%). - Thể lực người lao động nước ta còn thấp. - Tỷ lệ lao động ở nông thôn còn quá cao. - Dân số đông và tăng nhanh sẽ tạo nên một sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. • Nhận xét : Thực sự tiềm năng của nguồn nhân lựcVN rất lớn, số lượng lao động dồi dào, người lao động VN thông minh, cần cù, sáng tạo, nhưng chưa được khai thác triệt để do trình độ chuyên môn kỷ thuật, trình độ học vấn, thể lực của nguồn nhân lực nước ta còn hạn chế. Vì vậy, để biến tiềm năng của nguồn nhân trở thành tiềm lực thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển ktxh, Nhà nước cần phải có những chính sách tích cực hơn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta. 4/ Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: 1 - Xác định rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển Đất Nước. - Vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp mọi người hiểu rõ về chính sách phát triên nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao. - Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về nhân sự, việc làm, giáo dục, đào tạo, chính sách tiền lương, khen thưởng, chính sách trọng dụng nhân tài, môi trường, phương tiện làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, cơ quan khoa học. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, có chế độ ưu đãi cho người học. - Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực, hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực. Tổ chức bộ máy quản lý nhân lực từ trung ương đến địa phương. Làm rõ chức năng, nhiệm vụ của bộ máy này là tư vấn, tham mưu, thu thập, phân tích các số liệu về nguồn nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp. - Thường xuyên điều tra, khảo sát về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước, bảo đảm cân đối cung cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước và trong từng ngành, từng cấp. - Đổi mới đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của Đất Nước và hội nhập Quốc tế, chủ yếu là hội nhập kinh tế quốc tế. - Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo và dạy nghề từ trung ương đến địa phương. Quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. - Đổi mới cách xây dựng nền giáo dục, đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội; thực hiện đúng yêu cầu học để làm việc, giúp nước, giúp dân; xây dựng cơ sở đào tạo theo hướng đào tạo đến đâu sử dụng đến đó. - Xây dựng hệ thống quốc gia để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo đảm bảo Phát triển hài hòa, cân đối. - Huy động nguồn lực vốn cho phát triển nhân lực; đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường các nguồn vốn. - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ hiện đại 1 về Việt Nam. - Nâng cao hơn nữa chất lượng con người và chất lượng cuộc sống. Nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn. Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước về vấn đề này. - Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất Nước. - Xây dung chất lượng con người phải có sự gắn kết với chất lượng cuộc sống xã hội; có sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường – gia đình để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tương lai. - Cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, phát huy những mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt. Câu 2: Hãy phân tích các điều kiện để phân bố kinh tế trong không gian. Cho ví dụ? (nhân tố) 1/ Khái niệm: - PBSX (hay PBLLSX) là sự phân phối bố trí các cơ sở sản xuất các ngành sản xuất và các tổng thể sản xuất trong một tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định. - Quan hệ sản xuất: trong nền KTHH (cũ); trong nền KTTT. 2/ Các điều kiện để phân bố kinh tế trong không gian: 2.1/ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chũ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. - Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. - Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. - Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. - Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. - Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới. 1 - Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. - Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo. - Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. - Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai. - Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.2/ Nhân tố về tự nhiên: a/ Vị trí địa lý: VN nằm trong khu vực châu á – thái bình dương: - Là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất của thế giới hiện nay. - Khu vực có trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cao của thế giới. - Khu vực dữ trữ ngoại tệ lớn nhất của thế giới. - Khu vực có tình hình an ninh chính trị - xã hội tương đối ổn định. b/ Khí hậu: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á tạo nên một nền nông nghiệp thiệt đới với nhiều loại nông sản phẩm có giá trị cao trên thị trương thế giới. c/ Giao thông: Việt Nam nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông vận tải trong nội địa và quốc tế. - Tuyến đường hàng không - Tuyến đường hàng hải - Tuyến đường bộ - Tuyến đường sắt d/ Thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, e/ Tài nguyên phát triển công nghiệp: tài nguyên nhiên liệu năng lượng (dầu khí, than đá, 1 quặng, khoáng sản…); tài nguyên kim loại (kim loại đen, kim loại màu); tài nguyên phi kim loại (apatit, photphorit, pyrit ); tài nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi, đá hoa cương, cát trắng, đất sét, …) 2.3/ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: a/ Tăng trưởng kinh tế: GDP và GNP là các chỉ tiêu phản ảnh về qui mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thế giới và các Quốc gia. Qui mô GDP của Việt Nam: o Năm 2000:31 tỷ USD; o Năm 2005: 52 tỷ USD; o Năm 2010: 101 tỷ USD; o Năm 2014: 184 tỷ USD; o Năm 2020: 202 tỷ USD. b/ Thu nhập bình quân đầu người: + Là chỉ tiêu phản ảnh mức sống vật chất bình quân/người của 1 quốc gia trong 1 năm. + Để đánh giá đúng mức TNBQĐN, người ta sử dụng chỉ số thu nhập thực tế của dân cư một quốc gia dựa trên chỉ số giá cả của nước đó, trong mối quan hệ so sánh với các nước khác bằng chỉ số sức mua của đồng tiền ở chính tại nước đó. GDP/người của Việt Nam: o Năm 2000:402,6 USD; o Năm 2005: 640 USD; o Năm 2010: 1168 USD; o Năm 2013: 1749 USD; o Năm 2014: 2028 USD; o Năm 2020: 3000 USD. c/ Cơ cấu kinh tế: Nội dung, cách thức liên kết, phối hợp giữa các phần tử cấu thành hệ thống kinh tế, biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và chất của các phần tử hợp thành hệ thống. Cơ cấu kinh tế bao gồm: o Cơ cấu kinh tế ngành: được hiểu là cách thức kết cấu của các ngành tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân. Các ngành được xem xét phân tích bao gồm: nông nghiệp; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ. o Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: được hiểu là cách thức kết cấu của các lãnh thổ tạo nên hình 1 thức kinh tế quốc dân. Nội dung phân tích bao gồm cơ cấu giữa các vùng kinh tế - xã hội với nhau; giữa các vùng kinh tế trọng điểm với các vùng còn lại; giữa thành thị và nông thôn. o Cơ cấu thành phần kinh tế: là cách thức kết cấu các thành phần tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân: Kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài/phi nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể; kinh tế hộ gia đình; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. d/ Cơ cấu lao động xã hội: phản ánh quan hệ tỉ lệ trong hệ thống phân công lao động xã hội, biểu hiện tổng thể các mối quan hệ và tương quan về số lượng và chất lượng của hệ thống phân công lao động xã hội. Cơ cấu lao động xã hội ở Việt Nam thể hiện trên 3 khía cạnh: o Cơ cấu lao động theo ngành: công nghiệp – xây dựng; nông – lâm – ngư nghiệp; dịch vụ. o Cơ cấu lao động theo lãnh thổ: theo vùng; hteo thành thị và nông thôn. o Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế. e/ Cơ cấu xuất - nhập khẩu: là chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động của ngành ngoại thương. Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng xuất – nhập khẩu: X T= ……… (%) T: tỷ trọng xuất – nhập N X: kim ngạch xuất khẩu N: kim ngạch nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam: Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập 2000 14 tỷ USD 15 tỷ USD 93% 2005 32 36 89% 2010 71 84 85% g/ Chỉ số phát triển con người (HDI): là thước đo tổng hợp sự phát triển con người trên 3 mặt: sức khỏe, tri thức, mức sống. HDI phản ánh các khía cạnh: 1 o Cuộc sống lâu dài và khỏe mạh, được đo bằng tuổi thọ trung bình từ lúc sinh. o Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (hệ số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp, bao gồm giáo dục phổ thông các cấp và tất cả các cấp đào tạo từ dạy nghề đến đại học (hệ số 1/3). o GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương của đồng đôla Mỹ. Số liệu của Việt Nam năm 2002: o Tuổi thọ bình quân người VN: 69,7 tuổi o Tỷ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên: 94% o Số năm đi học của người VN: 6,5 năm o GDP/người: 2.150 USD h/ Tỷ lệ dinh dưỡng/người/ngày: Chiều cao trung bình= 1,62m (TN90)/1,55m(TN80). Những năm gần đây thể lực của người Việt Nam có tăng do tỷ lệ dinh dưỡng/ người được tăng lên. Tuy nhiên nhìn chung chưa cao. k/ Tỷ lệ thất nghiệp: còn khá cao ở các thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam (IMF): năm 2000: 6,42%; năm 2005: 5,31%; năm 2010: 5%. 2.4/ Trình độ phát triển khoa học công nghệ: - Năng lực KH-CN còn yếu kém (thiếu CB đầu ngành giỏi; thiếu CB KH-CN trẻ kế cận có trình độ cao). Cơ cấu nhân lực KH-CN theo nganh nghề và lãnh thổ còn bất hợp lý. - Đầu tư của xã hội cho KH – CN cồn rất thấp, chi phí bq/1CB khoa học từ ngân sách nhà nước chỉ 1000 USD trong khi bq/1 CB khoa hoc của TG là 55.324 USD. Đặc biệt là đầu tư khu vực doanh nghiệp. Trang thiết bị của các viện, trung tâm NC, các trường đại học rất thiếu , không đồng bộ . - Hệ thống GD và ĐT chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt đối với KH-CN tiên tiến, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH-CN vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. - Hệ thống dịch vụ KH-CN (thông tin KH-CN; tư vấn chuyển giao công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng) còn yếu cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế. - Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa CN-KH, GD-ĐT và sản xuất kinh doanh. 1 - Cơ chế quản lý KH-CN chậm đổi mới,còn mang nặng tính hành chính. - Thị trường KH-CN chậm phát triển trong mua bán, chuyển giao công nghệ mới. 2.5/ Nhân tố về lịch sử - xã hội: a/ Các ngành nghề truyền thống: + Có những giá trị không thể thay thế được. Ví dụ như những nghệ nhân làm gốm, + Giá trị đối với du lịch. →Vì vậy để gìn giữ những giá trị trên, các ngành nghề truyền thống cũng sẽ là một nhân tố ảnh hưởng đế PBSX. b/ Lịch sử phát triển: Thời Pháp → KTHH Thời Mỹ → KTTT 1975-1986 → KT kế hoạch 1986-đến nay → KTTT → Vì vậy, để phân bổ sản xuất đạt hiểu quả tối ưu phải cần chú ý đến nhân tố này. 2.6/ Quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế: - Toàn cầu hóa: là quá trình mở cửa, liên kết và hội nhập của nền kinh tế các nước, các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. - Hợp tác kinh tế quốc tế: là một hình thức của phân công lao động xã hội vượt ra ngoài phạm vi quốc gia. Nó đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế ở mỗi nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, giúp đỡ lẫn nhau và các bên tham gia đều có lợi. - Phân công lao động quốc tế: + Là sự chuyên môn hóa của 1 quốc gia vào sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ nào đó, dựa vào lợi thế tuyệt đối hoặc lợi thế so sánh của nước mình để cung cấp cho các quốc gia thông qua trao đổi buôn bán. + Sự phân công lao động quốc tế mang tính tất yếu khách quan khi lực lượng sản xuất phát triển mạnh và sự phân công lao động đã vượt qua khỏi biên giới một quốc gia. Khi phân công lao động quốc tế phát triển, nó giúp cho mỗi quốc gia sử dụng có hiệu quả nghững lợi thế về vốn, kỹ thuật tài nguyên, vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai và sức lao động…và kết quả làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất và dịch vụ giảm xuống. - Sự hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho quá trình quốc tế hóa sản xuất 1 và phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ tác động đến phân bố sản xuất của quốc gia, các loại hình phân bố sản xuất như liên doanh liên kết kinh tế được hình thành và phát triển nhanh. a/ Quan hệ kinh tế quốc tế: - Hoạt động ngoại thương: + Tỷ trọng xuất nhập khẩu + Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu + Cơ cấu sản phẩm sơ chế và tinh chế xuất khẩu + Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tỷ trọng xuất – nhập khẩu: X T= ……… (%) T: tỷ trọng xuất – nhập N X: kim ngạch xuất khẩu N: kim ngạch nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập khẩu của Việt Nam: Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tỷ trọng xuất – nhập 2000 14 tỷ USD 15 tỷ USD 93% 2005 32 36 89% 2010 71 84 85% - Hợp tác đầu tư: + Phân tích loại hình của hợp tác đầu tư + Tổng vốn và dự án đầu tư (qui mô vốn đầu tư và số lượng dự án) + Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế + Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ + Cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư (nước, khu vực có tỷ trọng vốn đầu tư lớn) - Hình thức liên kết liên doanh: + Hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 [...]... Indonesia 85 Câu 4: A/c cho biết thế nào là vùng kinh tế động lực? Ngành kinh tế động lực? Tại sao nói vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực của Việt Nam? 1/ Vùng kinh tế động lực: là những vùng tập trung hóa cao về công nghiệp và dịch vụ, có nhiều yếu tố tăng trưởng nhanh với hiệu quả đầu tư lớn so với các vùng khác và có ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển kinh tế của cả... và nông nghiệp + Xây dựng công nghiệp với nhiều loại hình công nghệ sử sụng nhiều lao động + Động viên sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế + Xác định các ngành công nghiệp mũi nhọn để có chính sách đầu tư thỏa đáng + Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế - Dựa trên đặc điểm chung của tổ chức sản xuất công nghiệp: + Chuyên môn hóa sản xuất công nghệp: nội ngành và liên ngành + Hợp tác hóa sản xuất công... Khu công nghiệp tập trung b/ Phân công lao động quốc tế: - Công ty xuyên quốc gia (chung cho thế giới) - Công ty toàn cầu (Nhật) - Công ty quốc tế (Mỹ) - Công ty đa quốc gia (Châu Âu) 3/ Ví dụ: Phân bố sản xuất công nghiệp Để đảm bảo lựa chọn địa điểm phân bố cho ngành công nghiệp phải dựa trên các cơ sở khoa học sau: - Đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa + Kết hợp hợp lý giữa phát triển công nghiêp... kinh tế thế giới, khi phân bố kinh tế phải quan tâm đến nguyên tắc kinh tế đối ngoại Tại sao? Tác dụng của nguyên tắc này trong phân bố kinh tế nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như thế nào? 1/ Nguyên tắc kinh tế đối ngoại: - Nguyên tắc kinh tế đối ngoại: Phân bố sản xuất phải chú ý tới hợp tác kinh tế và phân công lao động quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới - Ý nghĩa: Phát huy... trường và địa điểm phân bố hợp lý: + Xác định vị trí phân bố sản xuất hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất Cụ thể là tiết kiệm được chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ + Xác định quy mô mức độ chuyên môn hóa của các ngành sản xuất, các vùng sản xuất khác nhau Câu 3: Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, khi phân bố kinh tế phải quan... cả nước 1 2/ Ngành kinh tế động lực: là - Nằm ở trình độ cao về kỹ thuật – công nghệ - Có lao động chất xám chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động - Chiếm tỷ trọng vốn đầu tư cao - Tạo nguồn ngoại tệ lớn - Sức cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới 3/ Vùng kinh tế trọng điểm ĐNB là vùng kinh tế động lực của VN: Nhờ vị thế địa kinh tế quan trọng đã giúp ĐNB trở thành vùng kinh tế mở cửa năng động,... đường hàng không Dự án sân bay quốc tế Long Thành với công suất thi t kế 80 – 100 triệu khách / năm, 5 triệu tấn hàng hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của vùng kinh tế b/ Khu công nghiệp: - ĐNB là địa phương thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước - Tại đây có Khu công nghệ cao ở quận 9; 2 khu chế xuất Tân Thuận và Linh Trung; Công 1 viên phần mềm Quang Trung; hàng chục khu công nghiệp... ngõ kinh tế và cầu nối Việt Nam với Thế Giới a/ Về giao thông vận tải: - Đường bộ: Cơ sở hạ tầng tốt nhất, hiện đại và đang được hoàn thi n, thông tin liên lạc phát triển Một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai như: đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành; Đại lộ Đông Tây; Hầm Thủ Thi m, Mạng lưới giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông... lãnh thổ của các phân ngành công nghiệp: + Phân ngành công nghiệp: Công nghiệp điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ - hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến nông sản phẩm,… + Mức độ ảnh hưởng của các nguồn nguyên liệu, năng lượng, lao động và vùng tiêu thụ sản phẩm đến sự phân bố các ngành: mỗi ngành công nghiệp có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đặc thù và chịu... TpHCM, trường đại học Nông Lâm TpHCM,… - Có vị trí địa lý thuận lợi: 1 • Đường bộ: Cơ sở hạ tầng tốt nhất, hiện đại, thông tin liên lạc phát triển Mạng lưới giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa Một số dự án giao thông lớn đã và đang được triển khai như: đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương; đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành; Đại lộ Đông Tây; Hầm Thủ Thi m, • Đường sắt: Tuyến . Indonesia 85. Câu 4: A/c cho biết thế nào là vùng kinh tế động lực? Ngành kinh tế động lực? Tại sao nói vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực của Việt Nam? 1/ Vùng kinh tế động. vùng kinh tế trọng điểm với các vùng còn lại; giữa thành thị và nông thôn. o Cơ cấu thành phần kinh tế: là cách thức kết cấu các thành phần tạo nên hệ thống kinh tế quốc dân: Kinh tế nhà nước; kinh. thống kinh tế quốc dân: Kinh tế nhà nước; kinh tế ngoài/phi nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể; kinh tế hộ gia đình; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. d/ Cơ cấu lao

Ngày đăng: 17/06/2015, 17:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan