Nhập môn xã hội học

25 718 0
Nhập môn xã hội học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tóm tắt đầy đủ nhất kiến thức về môn Xã Hội Học đầy đủ, chính xác, ngắn gọn, trình bày khoa học giúp bạn có thể tổng hợp tốt kiến thức của mình trước khi đi thi. Chúc tất cả các bạn bình tĩnh, tự tin, giành được kết quả cao nhất.

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học: a) Khái niệm xã hội học: • Khách thể nghiên cứu của xhh: là hiện thực xã hội, tức là nghiên cứu xhh với tư cách là một chỉnh thể của các hoạt động và quan hệ trong xã hội và với tư cách là một tổ chức chỉnh thể vận động và phát triển. • Về mặt lịch sử: xhh ra đời vào những năm 30 của thế kỉ 19 trong bối cảnh châu Âu diễn ra nhiều biến đổi sâu sắc nhưng về cơ bản đó là 2 biến đổi: do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp và sự phát triển nhanh chóng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm đảo lộn cấu trúc xã hội cũ, đảo lộn quan hệ xã hội truyền thống, xuất hiện nhiều vấn đề mới đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cá nhân và các quan hệ của nó. • Như vậy, những biến đổi này làm cho mô hình cũ không còn tương thích với xã hội mới dẫn đến rối loạn các hiện tượng xã hội. Đó là nguyên nhân đòi hỏi xã hội phải có một khoa học mới và xhh ra đời trong hoàn cảnh đó. • Năm 1839, nhà nghiên cứu xã hội người Pháp (Comte) lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ xhh và đưa nó vào hệ thống ngôn từ khoa học. Tiếp theo đó là DurKheim, Mac và Weber, họ đã xác định ngày càng rõ hơn đối tượng nghiên cứu của xhh, đồng thời xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng cho xhh và đem lại nhiều hình thái khuynh hướng phát triển mới và nhờ đó giúp cho xhh phát triển mạnh mẽ. • Định nghĩa: xhh là khoa học nghiên cứu các tương tác xã hội , đặc biệt đi sâu nghiên cứu một các có hệ thống sự phát triển của cấu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức của nhóm xã hội và mối tương tác này liên hệ với nền văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xã hội. b) Đối tượng nghiên cứu của xhh( 3 nhóm): • Nhóm 1: có cách tiếp cận vi mô: Joan Metio và Weber họ cho rằng đối tượng bao trùm của xhh là hành vi xã hội và biểu hiện: sự khác nhau trong tương tác hành vi, hành động cá nhân giữa các tổ chức, nhóm, cộng đồng khác nhau. Sự tác động của hệ thống các chuẩn mực văn hóa tín ngưỡng đối với tương tác của các hành vi, các chủ thể. • Nhóm 2: tiếp cận vĩ mô: đặc biệt Comte, Các Mác, Parson họ cho rằng đối tượng nghiên cứu của xhh là hiện tượng xã hội, biểu hiện hiện tượng xã hội 1 gồm những yếu tố nào cấu thành, các yếu tố được sắp đặt theo một trật tự nào và liên hệ với nhau theo các nào. • Nhóm 3: tiếp cận tích hợp, thực chất là cách tiếp cận phối hợp vừa vi mô, vừa vĩ mô trong đối tượng nghiên cứu của xhh. KL: Đối tượng nghiên cứu của xhh là nghiên cứu về con người, xã hội, về hiện tượng xã hội, sự tương tác giữa con người, xã hội với hiện tượng xã hội. Nghiên cứu các quy luật phổ biến và đặc thù của đời sống xã hội, nghiên cứu các cơ chế hoạt động và các hình thức biểu hiện cụ thể của các quy luật ấy trong hoạt động của các chủ thể xã hội. Câu 2: Xã hội học về cơ cấu xã hội: a) Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu xã hội: • Khái niệm: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định. Nó được biểu hiện như là một sự thống nhất tương đối bền vững của các mối liên hệ, các nhân tố, các thành phần cơ bản 2 nhất cấu thành xã hội. Và những yếu tố này đã được tạo nên một bộ khung của mọi xã hội loài người và nhân tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội và các thiết chế xã hội. • Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội: - Phản ánh kết cấu, hình thức tổ chức bên trong của hệ thống xã hội, đây là đặc trưng quan trọng nhất, muốn vậy phải làm rõ 2 nội dung: + Xác định được các thành tố cơ bản hợp thành hệ thống xã hội. + Các thành tố này được sắp xếp theo mô hình nào, chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào? - Cơ cấu xã hội là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần xã hội và các mối liên hệ xã hội phản ánh đúng đắn toàn vẹn các nhân tố hiện thực cấu thành nên cơ cấu xã hội. - Cơ cấu xã hội phản ánh một bộ khung để xem xét xã hội, thông qua bộ khung đó xác định được vị thế vai trò của xã hội các cá nhân nhóm xã hội, các thiết chế xã hội. b) Nhóm xh: • Là một tập hợp người liên hệ vs nhau theo một kiểu nhất định, là tập hợp người liên hệ với nhau về vị thế, vai trò và những yêu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định. • Phân biệt nhóm xã hội và đám đông: Nhóm xã hội Đám đông Là những tập hợp người xác định, được hình thành trên cơ sở quan hệ xã hội hiện có. Là tập hợp người ngẫu nhiên, được hình thành trên cơ sở các yếu tố tâm lí đồng nhất. Có cơ cấu xác định và những mối liên hệ chặt chẽ bên trong. Không có cơ cấu xác định và không có mối liên hệ bên trong. Hành vi của nhóm có cơ cấu xác định, nó luôn hướng tới các vai trò trên thực tế xác định. Vì vậy cơ cấu của hành vi hoàn toàn có thể xác định được. Là hành vi bộc phát, không theo quy tắc xác định. Do đó cơ cấu của hành vi không thể đoán trước được. • Bản chất của nhóm là có giới hạn vì nó có không gian và thời gian. Phân loại nhóm (6 loại): nhóm lớn, nhóm nhỏ, nhóm chính, nhóm phụ, nhóm cơ bản, nhóm không cơ bản. Trong đó, đặc biệt là nhóm lớn và nhóm nhỏ. VD: Nhóm chính của HVTC là: sinh viên và giảng viên. 3 Nhóm phụ của HVTC là: Bảo vệ. Nhóm cơ bản: gia đình. Nhóm không cơ bản: bạn bè. • Nhóm lớn: là một tập hợp các cộng đồng nhóm, được hình thành trên cơ sở của một hệ thống quan niệm xã hội hiện có. VD: Hội sinh viên VN, Đảng bộ Bộ Tài Chính,… • Nhóm nhỏ: là nhóm ít người, trong đó các cá nhân có mối quan hệ trực tiếp và tương đối ổn định với nhau. Những quan hệ xã hội trong nhóm nhỏ được thể hiện dưới hình thức cá nhân và trong đó gia đình được coi là nhóm nhỏ quan trọng nhất của bất cứ xã hội nào. c) Vị thế xã hội: • Vị thế xã hội: là một khái niệm chỉ vị trí xã hội, một cá nhân hay một nhóm xã hội trong một cơ cấu xã hội, nó quy định “chỗ đứng” và mối quan hệ của cá nhân hay nhóm xã hội với những người khác. VD: một người vừa là mẹ, vừa là giám đốc công ty. • Như vậy, vị thế xã hội là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng. Vị thế xã hội càng cao thì quyền lợi và nghĩa vụ càng lớn. • Cơ sở hình thành vị thế xã hội: - Vị thế xã hội được xác lập bởi hành động, bởi tương tác và các quan hệ xã hội do mỗi cá nhân thực hiện nhiều hành động, có nhiều mối quan hệ xã hội nên mỗi cá nhân thường chiếm nhiều vị thế xã hội khác nhau. Nhìn chung, các vị thế của một cá nhân thường hòa hợp và nhất quán trong các hoạt động. Nhờ đó, hoạt động của các cá nhân diễn ra trật tự, ngăn nắp, có hiệu quả. Đôi khi, các hoạt động với các vị thế ấy cũng mâu thuẫn với nhau và gây cản trở cho hoạt động của các cá nhân và buộc họ phải lựa chọn. - Trong đời sống xã hội không chỉ có một kiểu quan hệ xã hội mà cùng một lúc bạn phải tham gia nhiều hoạt động xã hội khác nhau bởi vì bạn sẽ có nhiều vị thế xã hội khác nhau. Nhưng khi bạn thực hiện một hành động nào đó thì bạn phải biết vị thế nào của bạn được phát huy. Một vị thế có thể tham gia vào nhiều hoạt động xã hội và ngược lại. • Các yếu tố cấu thành nên vị thế: - Các yếu tố khách quan: là các yếu tố tham gia vào việc quy định vị thế của mỗi cá nhân mà không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân. Gồm: tuổi tác, giới tính, dân tộc hay chủng tộc. 4 - Các yếu tố chủ quan: là những yếu tố do ý chí chủ quan của các cá nhân chiếm ưu thế quy định: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ giao tiếp, nghị lực, tài năng… - Như vậy, đây là những yếu tố mà trong một chừng mực nhất định có thể kiểm soát được. - Như vậy, vị thế xã hội dù khách quan hay chủ quan thì cũng do xã hội quy định và đặt ra để tạo nên vị thế đó. • Vị thế then chốt: - Định nghĩa: mỗi cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị thế trong đó có vị thế then chốt, vị thế đó phản ánh chân dung xã hội của cá nhân và để trả lời cho câu hỏi anh là ai và làm cái gì. - Vị thế then chốt có vai trò quy định các vị thế còn lại, thông thường vị thế nghề nghiệp quan trọng nhất, nó xác định vai trò của các cá nhân trong xã hội.VD: một người trong HVTC: sinh viên, Đoàn: đoàn viên, gia đình: con, công dân: nước CHXHCNVN => vị thế then chốt là sinh viên. - Việc xác định vị thế then chốt dựa trên cơ sở phối hợp của sự nhận thức bản thân cá nhân người chiếm vị thế và sự bình giá của xã hội đối với cá nhân của xã hội, đối với cá nhân người chiếm vị thế. - Vị thế không then chốt là những vị thế có vai trò không cơ bản, chủ đạo trong việc quy định đặc điểm xã hội cá nhân. - Khi nói về địa vị là vị thế xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội do sự thẩm định giá của xã hội trong những điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể bao gồm: địa vị gán và địa vị giành được. Địa vị gán là loại địa vị mà cá nhân sinh ra được thừa hưởng và đặc biệt trong xã hội có áp bức bóc lột, có phân chia đẳng cấp. Địa vị giành được là nhờ con người phấn đấu, nỗ lực trong các hoạt động xã hội, kinh doanh hay đấu tranh, nghiên cứu khoa học đạt được và được xã hội thừa nhận. d) Vai trò xã hội: • Định nghĩa: là tập hợp các chuẩn mực hành vi, nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế xã hội nhất định. Vai trò xã hội gồm 3 bộ phận: - Chuẩn mực hành vi. - Nhiệm vụ. - Quyền lợi cá nhân được hưởng. • Mối quan hệ giữa vai trò xã hội và vị thế xã hội: vai trò xã hội nằm trong mối liên hệ mật thiết với vị thế xã hội. Vị thế xã hội nào thì vai trò xã hội đó và ngược lại. Vai trò xã hội nào thì vị thế xã hội ấy và vị thế xã hội được xác 5 định một cách khách quan nội dung của vai trò khi cá nhân thực hiện tốt vai trò thì vị thế xã hội của cá nhân được khẳng định và ngược lại. Vị thế xã hội của cá nhân chỉ được khẳng định vị thế cá nhân thực hiện tốt vai trò của mình trong mối quan hệ giữa vị thế và vai trò xã hội thì vị thế có xu hướng tương đối ổn định còn vai trò xã hội mang tính cơ động hơn. Cá nhân không hoàn toàn thực hiện được vai trò của họ nếu không có sự hợp tác của nhóm xã hội mà họ tham gia và mặt khác, sự thực hiện vai trò được hoàn thiện bởi sự tương tác. Như vậy, các quyền của một tác nhân đồng thời cũng là những nhiệm vụ về vai trò của đối tác của anh ta. KL: Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà cá nhân tham dự và trong tiến trình cuộc đời mỗi cá nhân thực hiện một số vai trò khác nhau lần lượt hay đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của anh ta đã thực hiện từ khi anh ta sinh ra cho đến lúc chết sẽ hình thành nên nhân cách xã hội của anh ta. • Nội dung của vai trò: - Vai trò mong đợi: là vai trò xã hội được xác lập một cách khách quan, không phụ thuộc vào cá nhân người đóng vai trò. Bao gồm: các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận, các quyền lợi và nghĩa vụ mà các cá nhân chiếm vị thế phải thực hiện. Như vậy, tương ứng với vị thế thì sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. - Vai trò thực sự: là vai trò được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Ở các xã hội khác nhau thì các chuẩn mực xã hội khác nhau. Cho nên cùng một vị trí và vai trò nhưng ở các xã hội khác nhau thì mô hình hành vi của các cá nhân cũng khác nhau. - Khi một cá nhân mang nhiều vị thế và thể hiện nhiều vai trò phù hợp với vị thế trong từng thời điểm nhưng không thể nhầm lẫn trong việc thực hiện vai trò của vị thế trong từng thời điểm. Trong thực tế, không có sự đồng nhất hoàn toàn giữa vai trò mong đợi và vai trò thực sự. Giữa hai vai trò thường có một khoảng cách, khi khoảng cách này gia tăng thêm một đoạn nhất định thì sẽ xuất hiện sự lệch chuẩn. VD: Xã hội mong đợi ở sinh viên -> vai trò mong đợi. Sinh viên làm được bao nhiêu -> vai trò thực sự. - Lệch chuẩn và chỉ báo: phản ánh tình trạng cá nhân đóng vai trò vi phạm các chuẩn mực và không hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Nếu sự lệch chuẩn này đi quá giới hạn thì sẽ xuất hiện vai trò giả. 6 - Vai trò giả: là vai trò không được thực hiện trên thực tế, khi các cá nhân đóng vai trò không tuân theo chuẩn mực hành vi, không hoàn thành nghĩa vụ và không được hưởng quyền lợi do vị thế quy định. - Nguyên nhân: Vai trò là chỉ báo phản ánh tình trạng rối loạn xã hội và nguyên nhân gây ra vai trò giả cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn xã hội: + Nguyên nhân 1: khi cá nhân chiếm nhiều vị thế vì vậy không thể hiện được các vai trò đồng thời nên xuất hiện vai trò giả. + Nguyên nhân 2: khi cá nhân chiếm nhiều vị thế đối lập nhau thì buộc cá nhân phải đứng trước sự lựa chọn vị thế. Nếu không thực hiện được vai trò của vị thế này thì sẽ không thực hiện được vai trò của vị thế kia và ngược lại nên xuất hiện vai trò giả. Trạng thái đó được gọi là xung đột vai trò và khi xuất hiện xung đột thì phải có sự thương lượng vai trò để giải quyết các vai trò. Để thoát ra khỏi xung đột vai trò thì các cá nhân phải giải quyết xung đột đó theo các hướng: phải thực hiện tốt các vai trò quan trọng, cấp bách hoặc trong trường hợp mức độ quan trọng của các vai trò ngang nhau thì cá nhân nên tuân theo tính hợp pháp của thời điểm lúc bấy giờ.VD: ông B vừa là giáo sư, vừa là chủ tịch hội đồng, vừa là thứ trưởng… - Ý nghĩa: 1. Vai trò xã hội sẽ được thể hiện giá trị xã hội của cá nhân trong cuộc sống. 2. Giúp các cá nhân nhận biết về mình để có định hướng và hoạt động đúng đắn. e) Mạng lưới xã hội: - Định nghĩa: mạng lưới xã hội là phức hợp của các mối quan hệ của cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các cộng đồng. Thực chất mạng lưới xã hội bao gồm các quan hệ đan chéo, chằng chịt. Từ quan hệ gia đình, quan hệ láng giềng, quan hệ bạn bè cho tới các quan hệ tổ chức đoàn thể. - Như vậy, trong mạng lưới xã hội, con người phải luôn xử lý một phức hợp các quan hệ xã hội mà phần lớn các quan hệ đó không mang tính bắt buộc và không đòi hỏi phải thực hiện một cách cứng nhắc. - Thành tố xã hội là một thành tố của cơ cấu xã hội, thông qua mạng lưới xã hội các cá nhân, có thể chia sẻ, trao đổi, cho và nhận các thông tin từ đó tăng cường sức mạnh cho cá nhân nhóm xã hội, mặt khác làm cho xã hội vận hành một cách gắn bó hài hòa. 7 Câu 3: Phân tầng xã hội và cơ động xã hội: a) Phân tầng xã hội: • Một số khái niệm liên quan: - Tầng xã hội: là tập hợp các cá nhân có cùng hoàn cảnh xã hội được sắp xếp theo trật tự thang bậc nhất định trong 1 hệ thống xã hội. Do đó, các thành viên trong cùng một tầng xã hội sẽ ngang nhau: tài sản, địa vị, trình độ học vấn, vai trò, uy tín trong xã hội, khả năng thăng tiến, những ân huệ hoặc thứ bậc trong xã hội. - Phân tầng xã hội: là sự chia nhỏ xã hội bao gồm cả sự bình giá và đó là sự phân chia xã hội thành các tầng khác nhau: địa vị kinh tế, địa vị chính trị, địa vị xã hội, về phong cách sinh hoạt, sự khác biệt về nghề nghiệp hay học vấn. • Các hệ thống phân tầng xã hội trong lịch sử: - Phân tầng đóng ( phân tầng địa vị hoặc phân tầng đẳng cấp): là loại phân tầng mà ở đó các cá nhân có ít điều kiện hay cơ hội để thay đổi địa vị của mình trong xã hội. Từ tầng lớp xã hội này sang tầng lớp xã hội khác. 8 VD: trong thời kì phong kiến thì tầng lớp quý tộc có sự phân biệt lớn so với các tầng lớp khác, chỉ người trong hoàng tộc mới được kết hôn với nhau. - Phân tầng mở ( phân tầng giai cấp): là loại phân tầng gắn với xã hội có nhiều giai cấp, trong đó các cá nhân có nhiều điều kiện, cơ hội để thay đổi địa vị của mình trong xã hội mà đặc trưng chủ yếu của hệ thống phân tầng mở là địa vị con người phụ thuộc vào địa vị của họ trong kinh tế. VD: một người sinh ra trong gia đình khó khăn. Nhưng người này có ý chí, nghị lực trở thành giám đốc một công ty, từ địa vị nông dân -> GĐ. b) Cơ động xã hội: • Định nghĩa: là một khái niệm chỉ tính linh hoạt của cá nhân và các nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội và trong hệ thống xã hội. Đó là sự chuyển đổi vị trí của một người hoặc một nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác nằm trên cùng một tầng hay khác tầng trong cùng bậc thang giá trị xã hội. Do vậy, cơ sở của nghiên cứu là sự phân tầng và mối quan hệ giữa sự quan hệ và phân tầng. • Các loại cơ động xã hội ( 8 loại): - Cơ động xã hội theo chiều ngang: chỉ sự vận động cá nhân hoặc nhóm xã hội từ vị trí xã hội này sang vị trí xã hội khác có cùng giá trị. Tứa là chỉ có sự thay đổi về mặt vai trò xã hội chứ không có sự thay đổi về mặt vị thế xã hội. - Cơ động xã hội theo chiều dọc: là sự chuyển dịch vị trí của một người hay một nhóm xã hội sang một vị trí xã hội khác không cùng tầng với họ. Sự cơ động này chỉ sự vận động về mặt chất lượng của cá nhân trong các nhóm xã hội. Bao gồm: quá trình thăng tiến hay giảm sút xã hội. Trong 9 đó, quá trình thăng tiến xã hội được biểu hiện bằng sự thăng tiến, sự đề bạt, sự đi lên… quá trình giảm sút: miễn nhiệm, thất bại, rút lui, lùi xuống… - Cơ động chuyển động: là sự thay đổi địa vị xã hội của một số người vì họ thay đổi vị trí cho những người khác tại các tầng lớp xã hội khác nhau trong bậc thang xã hội. Đây là loại cơ động gắn chặt chẽ với xã hội phân tầng mở. Số lượng cơ động của loại này phụ thuộc vào mức độ đóng hay mở của xã hội và trong xã hội đóng, loại cơ động xã hội này ít xảy ra, còn trong xã hội mở có nhiều tiềm năng cho loại cơ động này. - Cơ động theo cơ cấu: là sự thay đổi địa vị xã hội do sự thay đổi của cơ cấu xã hội tạo ra, nó bắt nguồn sự tiến hóa của hệ thống xã hội do cơ cấu về tổ chức, về kĩ thuật thay đổi và chính cơ cấu này đã tạo cho con người tính cơ động. Thường xuất hiện ở thời kì cách mạng kĩ thuật, cách mạng kinh tế, cách mạng chính trị. - Cơ động tinh và cơ động khô: + Cơ động tinh: là cơ động do năng lực chủ quan và ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân cá nhân. + Cơ động thô: là cơ động do các nguyên nhân khách quan quy định. - Cơ động trong cùng thế hệ và cơ động giữa các thế hệ: + Cơ động trong cùng thế hệ: chỉ sự hoạt động của các cá nhân trong cùng thế hệ, trong suốt cuộc đời của người đó từ khi đi học, ra trường, về hưu. Như vậy, một người thay đổi vị trí làm việc hay nơi cư trú trong cuộc đời làm việc của họ có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với những người cùng thế hệ của mình. + Cơ động giữa các thế hệ: chỉ sự tiếp nhận vị trí xã hội dưới 3 thế hệ: ông bà, cha mẹ, con cái. Đây là hình thức cơ động quan trọng ở đó con cái có địa vị cao hơn hoặc thấp hơn địa vị của cha mẹ họ. - Cơ động phụ thêm và cơ động hồi quy: + Cơ động phụ thêm chỉ sự vận động của các cá nhân ra khỏi nhóm xã hội trước đây để nhập vào một nhóm xã hội khác. + Cơ động hồi quy chỉ sự vận động của các cá nhân về nhóm xã hội xuất thân. - Cơ động hướng tới lối vào và cơ động hướng tới lối ra: 10 [...]... xử để hòa nhập vào cộng đồng để trở thành chủ thể của các quan hệ và hoạt động trong xã hội ++ Nhờ xã hội học mà xã hội có thể liên kết các cá nhân, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình chinh phục tự nhiên ++ Nhờ xã hội học mà xã học có thể thực hiện các biện pháp tổ chức và kiểm soát xã hội để duy trì trật tự xã hội, tạo điều kiện cho xã hội tồn tại và phát triển - Hậu quả của phi xã hội hóa:... nhóm xã hội khác vào một nhóm xã hội nào đó + Cơ động xã hội hướng tới lối ra chỉ sự vận động của một cá nhân hay một nhóm xã hội nhất định đi đến các nhóm xã hội khác Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ động xã hội: Cơ động xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nhiều điều kiện khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng tới cơ động xã hội là các kênh dẫn và các cơ chế sàng lọc, nó liên quan tới hoàn cảnh kinh tế xã hội. .. trường xã hội hóa chính thức sẽ kiểm soát chặt chẽ mọi hành vi, hành động của con người + Môi trường xã hội học không chính thức: ở đó các cá nhân xã hội học bằng tự tiếp thu, học hỏi trong môi trường này, các cá nhân vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình xã hội hóa Và vì vậy, các cá nhân phải tự tiếp nhận, tự học hỏi, tự sàng lọc trong môi trường xã hội hóa không chính thức bao gồm nhóm xã hội, ... quá trình xã hội hóa: + Xã hội hóa là một quá trình tất yếu khách quan đối với cá nhân nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung trong đó đối với cá nhân: ++ Nhờ xã hội học mà các cá nhân có thể tiếp nhận được văn hóa xã hội, học hỏi tri thức, kinh nghiệm, phương pháp, hành động để hình thành và phát triển nhân cách ++ Nhờ xã hội học mà các cá nhân tiếp thu được hệ thống chuẩn mực và giá trị, học hỏi... quá trình xã hội hóa các vấn đề, các sự kiện xã hội - Xã hội hóa cá nhân: dùng để chỉ quá trình sự vật chuyển thành con người với con người, giữa con người với xã hội, qua đó con người với tư cách là cá thể để học hỏi, tiếp nhận, lĩnh hội những quy tắc xã hội, những văn hóa xã hội, những kiến thức, chuẩn mực và giá trị, những kĩ năng và phương pháp hành động để thực hiện vai trò trên vị thế xã hội nhất... có những hành vi sai lệch Câu 6: Trật tự xã hội: 1 2 • Trật tự xã hội và các đặc trưng của nó: 1.1 Khái niệm: là một khái niệm phản ánh tính có tổ chức của đời sống xã hội, tính có kỉ cương của hành động xã hội, tính ngăn nắp của hệ thống xã hội 1.2 Đặc trưng: - Tính có tổ chức của đời sống xã hội: trong xã hội, mỗi cá nhân phải thuộc về những tổ chức xã hội nhất định, ở đó họ chịu sự quản lí và sự... tác xã hội vừa có sự trùng hợp của các cá nhân tham gia hợp tác vừa có sự khác biệt về lợi ích giữa họ - Hợp tác diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tất cả những quan hệ xã hội - Trình độ tổ chức hợp tác xã hội nó phản ánh sự tiến bộ xã hội - Khả năng đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra bình thường trong cộng đồng xã hội là cơ sở để duy trì trật tự xã hội Vai trò: hợp tác xã hội là... với người để hình thành nên xã hội và từ đó xã hội lại quy định trở lại đối với mỗi cá nhân con người Môi trường xã hội hóa: - Là môi trường mà cá nhân thuận lợi các tương tác của mình để nhằm mục đích thu nhận và tái tạo kinh nghiệm xã hội + Môi trường xã hội hóa chính thức: gia đình, nhà trường, xã hội Đn: là môi trường có định hướng đối với cá nhân trong quá trình xã hội hóa, ở đó nó đưa ra những... xã hội có nằm trong sự ổn định tương đối và chúng nằm trong mối liên hệ tương hỗ, chặt chẽ với nhau và vận hành theo cùng một cơ chế thống nhất, hướng tới những mục đích chung của xã hội  Kết luận: trật tự xã hội là khái niệm phản ánh tính bền vững của hệ thống xã hội và biểu hiện của trật tự xã hội là tính ngăn nắp và tính ổn định tương đối của hệ thống xã hội Những điều kiện để duy trì trật tự xã. .. giai tầng xã hội là nhân tố tác động mạnh mẽ tới cơ động địa vị xã hội của ông bà, bố mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của con cháu - Trình độ học vấn chuyên môn là nhân tố này liên quan chặt chẽ tới năng lực chủ quan của cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân có thể đảm nhận được các công việc xã hội phức tạp, từ đó giúp cho các cá nhân tiến lên bậc thang xã hội cao hơn, đặc biệt trong xã hội hiện . vai trò xã hội và vị thế xã hội: vai trò xã hội nằm trong mối liên hệ mật thiết với vị thế xã hội. Vị thế xã hội nào thì vai trò xã hội đó và ngược lại. Vai trò xã hội nào thì vị thế xã hội ấy. thành xã hội. Và những yếu tố này đã được tạo nên một bộ khung của mọi xã hội loài người và nhân tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm xã hội, vị thế xã hội, vai trò xã hội, mạng lưới xã hội. chủ thể xã hội. Câu 2: Xã hội học về cơ cấu xã hội: a) Khái niệm và đặc trưng của cơ cấu xã hội: • Khái niệm: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất

Ngày đăng: 17/06/2015, 08:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan