Báo cáo tổng kết 3 năm THTT, HSTC Trường THCS

7 594 0
Báo cáo tổng kết 3 năm THTT, HSTC Trường THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TRƯỜNG THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc i, ngày 15 tháng 4 năm 2011 BÁO CÁO THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” I - Về quy mô, trường lớp (tính đến tháng 4/2011) Tổng số lớp: 8 Tổng số học sinh: 259 II - Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua: 1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thu hút học sinh đến trường: a) Trường có khuôn viên cây xanh, quang cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát; môi trường sư phạm luôn trong sạch, đẹp đẽ. b) Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 16 cây. c) Các công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): Không d) Số bàn ghế, phù hợp với độ tuổi học sinh: 40 bộ/tổng số: 100 bộ e) Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viên trường: - Phòng học kiên cố 7, phòng cấp 4 là 1. Các phòng học đều đảm bảo đủ cơ sở vật chất, ánh sáng đảm bảo cho các hoạt động giáo dục diễn ra bình thường. - Bàn ghế gồm: 100 bộ, trong đó 40 bộ bàn ghế đúng với quy định của bậc học THCS. - Hệ thống tường rào đang được bổ sung và hoàn thiện, vì khu vực phía tây UBND xã đang tiến hành xây dựng dẫy nhà 6 phòng học theo Dự án trái phiếu Chính phủ. Các thiết bị điện được mắc đến tất cả các phòng học đảm bảo đủ ánh sáng và quạt mát phục vụ cho hoạt động giá dục; hệ thống nước sạch, bể nước mưa đảm bào vệ sinh, Hội phụ huynh đã hợp đồng với bảo vệ nấu nước mưa phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho tất cả học sinh trong toàn trường. Các thiết bị và phương tiện dạy học, nhà trường đã có các biện pháp đảm bảo an toàn. g) Hằng năm, nhà trường thành lập và kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Lập kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, triển khai và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn. h) Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) - Nhà trường đã phối hợp với các ban, ngành, và chính xã Nga Hải thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh đến trường. - Trong 3 năm qua, nhà trường đã đạt ở mức độ: Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. - Giải pháp của trường trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”: Nhà trường đã phối kết hợp chặt chẽ với các ban, ngành đoàn thể của xã; tuyên truyền, động viên, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở khi đến trường. Cụ thể: Nhà trường nắm bắt từng gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn đề nghị chính quyền và các ban, ngành ủng hộ, giúp đỡ. Mặt khác nhà trường phát động phong trào áo ấm tặng bạn, vòng tay nhân ái ủng hộ và giúp đỡ bạn nghèo trong dịp tết nguyên đán; thư viện nhà trường xét và cho học sinh nghèo mượn SGK. Kết quả trong 3 năm: Tặng 3 áo sơ mi cho 3 học sinh lớp 6; tặng 16 áo ấm cho 16 học sinh nghèo của 8 lớp; tặng 30 suất quà cho học sinh nghèo ăn tết nguyên đán trị giá 6 triệu đồng; cho mượn 12 bộ SGK. * Thực hiện tốt phong trào ủng hộ học sinh nghèo đến trường không giúp cho việc thực hiện tốt công tác phổ cập THCS mà còn giáo dục tấm lòng nhân ái; tình yêu thương con người; sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè góp phần xây dựng thành công THTT, HSTC. 2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. a) Số học sinh bỏ học học trong năm học 2010–2011: Không b) Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh do Sở GD và Phòng GD tổ chức (tính từ 5/2010 đến nay): 2 người/tổng số 2 người . c) Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (tính từ tháng 5/2010 đến nay), Tổng số: 23 người/ tổng số 23. Bao gồm: Tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho HS; Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chuyên đề bồi dưỡng dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chuyên đề Bồi dưỡng ra đề KT & XD thư viện câu hỏi; d) Số giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo: 1 (Thuộc môn Âm nhạc) Nhà trường đã tích cực ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 20/23 người (Trừ 3 giáo viên cao tuổi không sử dụng được là Mai Thị Thắm, Mai Thị Nhạn, Mai Công Nhung) f) Số giáo viên đạt giáo viên giỏi (GVG) từ cấp trường trở lên (năm học 2009 – 2010): 15/23 giáo viên g) Số giáo viên đăng ký phấn đấu GVG từ cấp trường trở lên (năm học 2010 – 2011): 12/23 giáo viên. Trong đó: Môn Ngữ văn 1, môn Địa: 1, môn Sinh: 2, môn Hoá: 1, môn: Lý 1, môn Toán: 2, môn tiếng Anh: 2, môn Công nghệ: 2. h) Số học sinh đạt học sinh giỏi văn hóa năm học 2009 – 2010: Tổng số: 27 học sinh / tổng số 303 học sinh 2 i) Số học sinh đạt học sinh giỏi học kỳ I năm học 2010 – 2011: Tổng số: 30 học sinh/ tổng số: 259 học sinh * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm : Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một cải thiện và đạt yêu cầu quy định của trường chuẩn quốc gia. * Một số giải pháp thực hiện: Nhà trường triển khai quy chế chuyên môn đầy đủ đến tận cán bộ, giáo viên. Tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên môn, giao ban trực tiếp chất lượng học sinh với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động góp phần thúc đẩy các mục tiêu giáo dục của nhà trường. 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh a) Trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó thường xuyên trong năm học. b) Tổ chức các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức tham gia giao thông, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Cụ thể trong mỗi năm học, nhà trường đã tổ chức tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hoá trong hoạt động ngoại khoá về an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS, giáo dục các kỹ năng sống; mặt khác nhà trường tổ chức viết cam kết thực hiện tốt các nội dung trên. Duy trì câu lạc bộ Học vui – vui học dưới hình thức giải đáp ô chữ theo chủ điểm từng tháng trong năm. c) Thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức câu lạc bộ học sinh. Cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường tích cực hưởng ứng và tham gia có hiệu quả các hoạt động ngoại khoá . Song nguồn kinh phí có hạn nên việc trao thưởng ở các hoạt động còn chưa đáng kể. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm: Cán bộ giáo viên và học sinh tích cực tham gia. Song để hoạt động diễn ra sôi nổi, có chất lượng thì khâu chuẩn bị nội dung, khâu tổ chức phải tốt; do đó cần có giáo viên tổng phụ trách giỏi, có năng lực điều hành và giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình trong các hoạt động. Giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật: Chỉ đạo tốt tổ chức Đoàn, Đội và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Chọn cử giáo viên tổng phụ trách Đội có năng lực, nhiệt tình trong các hoạt động. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục để tăng nguồn kinh phí hoạt động. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh a) Các hoạt động tập được tổ chức hoạt động thường xuyên đạt hiệu quả cao tạo không khí nhà trường luôn vui tươi, lành mạnh. b) Nhà trường đã đưa các trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. 3 e) Nhà trường có đủ diện tích đất theo qui định của trường chuẩn quốc gia. Tổng diện tích là 5989 m 2 , bình quân: 23,1 m 2 / học sinh f) Huyện không tổ chức Hội thi văn hoá văn nghệ hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh THCS. g) Những thuận lợi và khó khăn trong việc đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. Việc đưa trò chơi dân gian và tiếng hát dân ca vào trường học thông qua các hoạt động ngoại khoá như: Phần hội trong ngày khai giảng, trong hội thi Tiếng hát chim sơn ca chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập Đoàn… được giáo viên và học sinh hưởng ứng tích cực. * Nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm: Tổ chức tốt nội dung này góp phần giáo dục niềm tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc đồng thời góp phần giáo dục các kỹ năng sống, sự tự tin, thái độ thân thiện, tích cực trong học sinh. Giải pháp cụ thể đã thực hiện có kết quả nổi bật: Phải đưa nội dung này vào kế hoạch hoạt động của nhà trường trong từng năm học và phân công trách nhiệm cho các tiểu ban chuẩn bị các nội dung theo từng hoạt động trong năm. 5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. a. Phòng Giáo dục huyện đã có tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương và bảng phân công chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ấy. b. Liên Đội Trường THCS Nga Hải được phân công chăm sóc phủ Bái Nại, nhận chăm sóc tượng đài liệt sỹ của xã. c. Những điểm nổi bật về kết quả và những khó khăn hiện nay. Các hoạt động chăm sóc được nhà trường giao cho Liên Đội tổ chức thường xuyên quét dọn, chăm sóc. III- Kết quả phong trào: 1. Kết quả kiểm tra, đánh giá tham gia Phong trào thi đua: Năm học 2009-2010, xếp loại: Khá Năm học 2010-2011, xếp loại: Khá 2. Những tập thể (tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua: Không - Nội dung sáng kiến. - Kết quả thực hiện sáng kiến. 3. Những cá nhân (cán bộ, giáo viên, nhân viên) tiêu biểu, có nhiều sáng kiến thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua như: đ/c Thịnh Văn Bạch, Đào Văn Bằng, Mai Thị Hồng, Trịnh Ngọc Toàn, Phạm Văn Hiệu, Mai Bá Minh… 4 4. Số lượng bài về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của đơn vị, báo đài: Không . 5. Những ý kiến khác: Không IV. Đánh giá kết quả phối hợp liên ngành trong việc triển khai phong trào: 1. Kết quả đạt được trong việc phối hợp tại đơn vị. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao, Ban Giám hiệu đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động nội khoá và ngoại khoá cho cả năm học. Từ đó phân công trách nhiệm cụ thể đến từng tổ chức, cá nhân. Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể của địa phương và các cơ quan cấp trên như: xã Đoàn, Hội cựu chiến binh, Ban văn hoá xã, huyện Đoàn và các đơn vị liên quan khác. 2. Kết quả nổi bật: Trong 3 năm qua, Nhà trường đã phối hợp với Hội cựu chiến binh xã tổ chức các buổi giao lưu nói chuyện với các nhân chứng lịch sử vào dịp 22/12; Phối hợp với Đoàn xã giao lưu văn nghệ, thể thao và tổ chức Hội thi Bí thư Chi đoàn giỏi; phối hợp với Ban văn hoá xã chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ của xã nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào về các anh hùng liệt sỹ của quê hương; Tổ chức các trò chơi dân gian vào phần Hội trong lễ khai giảng; Hội thi tiếng hát chim sơn ca vào 20/11 3. Đề xuất, kiến nghị: Đề nghị Bộ, Sở, Phòng Giáo dục xây dựng tài liệu chung về trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca cho các nhà trường THCS; hỗ trợ thêm kinh phí để hoạt động ngoại khoá đạt hiệu quả cao hơn. V. Đánh giá chung tác động của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương: 1. Kết quả nổi bật từ khi triển khai thực hiện Phong trào thi đua Từ khi triển khai thực hiện Phong trào dây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đến nay đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thu hút được đối tượng học sinh bỏ học đến lớp đầy đủ. Nó đã mang lại hiệu quả rất tốt cho các em học sinh, giúp các em có những giây phút nghỉ ngơi tích cực, ôn lại những nội dung đã học trong chương trình phổ thông và các kiến thức ngoài xã hội; đồng thời tạo điều kiện cho các em chủ động xây dựng các mối quan hệ với thầy cô và bạn bè thái độ thân thiện và tích cực. 2. Biểu hiện, kết quả cụ thể về thân thiện và tích cực: a) Mức độ biểu hiện thân thiện trong các mối quan hệ giữa học sinh - học sinh, học sinh - giáo viên, nhà trường - gia đình, nhà trường - địa phương, các ban ngành, đã có thay đổi gì rõ rệt. Cụ thể các em đã biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, học tập và ; tích cực ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, nhân dân Nhật Bản trong trận động đất ngày 11/3 vừa qua. Thái độ kính trọng với các thầy cô, giáo; ngoan ngoãn với bố, mẹ, ông, bà; yêu quý em nhỏ. Ứng xử có văn hoá với với mọi người nơi sinh sống. Các ban, ngành cửa 5 địa phương đều thấy được trách nhiệm của mình cùng với các nhà trường giáo dục học sinh. b) Sự gia tăng tích cực của học sinh được biểu hiện trong việc giúp các em học tập tốt hơn và mạnh dạn, được thể hiện mình trong các hoạt động tập thể giúp các em rèn luyện các kỹ năng sống và sự tự tin trong cuộc sống. c) Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã góp phần thúc đẩy các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, xã hội, tại địa phương. 3. Nêu ít nhất 01 sáng kiến đã được thực hiện có hiệu quả nhất : Không 4. Giới thiệu 01 gương điển hình học sinh tích cực: Em Mai Ngọc Khuê – HS lớp 9A. là học sinh không ngừng vươn lên trong học tập; 2 năm học liền, mỗi năm học đều đạt 2 giải HSG cấp huyện; Năm 2009-2010; môn Toán và giải toán qua mạng 8; Năm 2010-2011 là môn toán và giải toán Caisio 9. 5. Những khó khăn đang gặp phải và hướng giải quyết của trường. Nhà trường cần có một giáo viên chuyên trách công tác Đội. Hiện nay đang cử 1 giáo viên Thể dục phụ trách công tác Đội nên các hoạt động của phong trào đôi lúc còn hạn chế. Trong khi đó, 1 giáo viên Nhạc (mới được tuyển dụng vào năm 2009) lẽ ra phải làm công tác Đội nhưng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cũng như điều kiện sức khỏa lại không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nói chung và yêu cầu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói riêng. 6. Những kiến nghị, đề xuất của trường đối với Ban chỉ đạo huyện đối với cấp ủy, Chính quyền địa phương. Đề nghị các cấp, các ngành hỗ trợ thêm nguồn kinh phí để các hoạt động của phong trào được diễn ra liên tục, có chiều sâu góp phần tích cực hoạt động học tập của học sinh. TM. BAN CHỈ ĐẠO PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC” HIỆU TRƯỞNG 6 7 . sinh giỏi văn hóa năm học 2009 – 2010: Tổng số: 27 học sinh / tổng số 30 3 học sinh 2 i) Số học sinh đạt học sinh giỏi học kỳ I năm học 2010 – 2011: Tổng số: 30 học sinh/ tổng số: 259 học sinh *. TẠO HUYỆN TRƯỜNG THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc i, ngày 15 tháng 4 năm 2011 BÁO CÁO THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG THTT, HSTC I - Về quy mô, trường. đến trường. - Trong 3 năm qua, nhà trường đã đạt ở mức độ: Không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. - Giải pháp của trường trong việc đảm bảo thực hiện 3 đủ”: Nhà trường

Ngày đăng: 16/06/2015, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan