30 câu hỏi ôn tập môn thẩm định dự án đầu tư có hướng dẫn trả lời

61 1.3K 4
30 câu hỏi ôn tập môn thẩm định dự án đầu tư có hướng dẫn trả lời

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm và mục đích thẩm định dự án đầu tư (nêu các khái niệm, quan điểm đánh giá và mục đích chung của thẩm định) 2. Các chủ thể thẩm định và mục đích cụ thể thẩm định dự án ở từng chủ thể (xem xét 4 chủ thể: chủ đầu tư, nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tư vấn với mục đích cụ thể) 3. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư. 4. Phân tích luận điểm: “ Thẩm định dự án được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu”. Liên hệ thực tiễn. 5. Làm rõ vị trí của thẩm định dự án trong quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư (các giai đoạn hình thành và thực hiện dự án đầu tư, các công việc thẩm định) 6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án. Liên hệ thực tiễn (các nhân tố chủ quan, các nhân tố khách quan, liên hệ thực tiễn đối với thực trạng của các nhân tố) 7. Làm rõ các yêu cầu đặt ra trong thẩm định dự án đầu tư. Để đáp ứng được các yêu cầu này đòi hỏi có những điều kiện gì? (Các yêu cầu chung, yêu cầu đối với cán bộ thẩm định, các điều kiện thực hiện để đáp ứng yêu cầu) 8. Phân tích yêu cầu: “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính khách quan”. Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này. 9. Phân tích yêu cầu : “Công tác thẩm định dự án đầu tư cần đảm bảo tính toàn diện”. Liên hệ thực tiễn trong việc đáp ứng yêu cầu này. 10. Làm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành ở Việt Nam (Các dự án đầu tư xây dựng, thẩm quyền thẩm định, Nghị định và các quy định hướng dẫn hiện hành) 11. Quy trình thẩm định dự án đầu tư nói chung gồm những bước nào? Phân tích vai trò của các nhóm tham gia trong quy trình thẩm định. 12. Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở ngân hang thương mại và cho nhận xét (cơ cấu tổ chức của ngân hàng, thẩm quyền, quy trình thẩm định) 13. Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở Nhà nước và cho nhận xét. 14. Phân tích quy trình thẩm định dự án đầu tư ở chủ đầu tư và cho nhận xét. 15. Làm rõ các căn cứ thẩm định dự án đầu tư (Căn cứ pháp lý, căn cứ thực tế, kinh nghiệm) 16. Thẩm định dự án đầu tư gồm những nội dung nào? Cho biết mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định (Thẩm định theo nhóm yếu tố). 17. Làm rõ những nội dung thẩm định ở ngân hang thương mại. Mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định (Thẩm định theo nhóm yếu tố: Thẩm định khách hàng, thẩm định dự án vay vốn, thẩm định điều kiện đảm bảo tiền vay) 18. Nội dung thẩm định khía cạnh thị trường của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp. 19. Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án và phương pháp thẩm định phù hợp. 20. Nội dung thẩm định tài chính dự án và phương pháp thẩm định phù hợp. 21. Mối quan hệ giữa thẩm định thị trường và kỹ thuật; kỹ thuật và tài chính; thị trường và tài chính. 22. Thẩm định tài chính dự án đầu tư gồn những nội dung nào? Cho biết mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định đó. 23. Nội dung thẩm định năng lực tài chính của chủ đầu tư. 24. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu được xem xét trong thẩm định dự án. (NPV, IRR, T - Nội dung, ý nghĩa, phương pháp tính, ưu nhược điểm và những lưu ý cần thiết khi thẩm định dự án) 25. Nội dung thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội của dự án đầu tư. 26. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội được xem xét khi thẩm định dự án. 27. Các phương pháp được áp dụng trong thẩm định dự án. Làm rõ ưu nhược điểm của từng phương pháp và điều kiện vận dụng. 28. Phương pháp so sánh đối chiếu được áp dụng như thế nào trong thẩm định dự án và phù hợp với những nội dung nào? 29. Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng như thế nào trong thẩm định dự án và phù hợp với những nội dung nào? 30. Những khó khăn trong công tác thẩm định và hướng khắc phục (đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thẩm định dự án có thể nhìn nhận ở một chủ thể như ngân hàng thương mại, tìm hiểu nguyên nhân và nêu hướng khắc phục). CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ HÌNH THỨC THI Lịch thi: ca 5 ngày 8/9/2011 (chiều tối). Cấu trúc đề thi: LÝ THUYẾT: 2 – 3 câu (5 – 6 điểm). BÀI TẬP: 1- 2 bài (4- 5 điểm). Bài tập : Bài tập tình huống, Bài tập thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chủ yếu NPV, IRR, T. Câu 1: Khái niệm và mục đích thẩm định DA đầu tư - Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong thời gian xác định - Dự án đầu tư được xem xét trên các mặt: hình thức, quản lý, kế hoạch hoá, nội dung - Về nội dung DA ĐT bao gồm 4 thành phần chính: mục tiêu, các kết quả, các hoạt động, các nguồn lực - Đặc trưng của các dự án đầu tư  Có mục đích rõ ràng  Có chu kỳ phát triển riêng, T/g tồn tại hữu hạn  Có sự tham gia cuar nhiều bên  Sp DA’ mang t/c cá biệt  Có môi trường hoạt động  Có độ rủi ru và bất định - Chu kỳ DA’ Ý tưởng về dự án ĐT Chuẩn bị ĐT Thực hiện ĐT Vận hành Kết quả ĐT N/c cơ hội ĐT NCTK T NCKT Thẩm định DA Lập Dự án - TĐ DA: Là quá trình tổ chức, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiêuh quả của DA’ để từ đó ra quyết định đầu tư,cho phép ĐT hay tài trợ vốn cho DA’ - Các chủ thể thẩm định: Chủ ĐT, Nhà nước, NH và các tổ chức tín dụng, các chủ thể khác( các công ty tư vấn và đối tác) - Mục đích chung của TĐ DA’ là nhằm ngăn chặn các DA’ xấu, không khả thi, khẳng định lại các DA’ tốt, xác định lại các thành phần của DA’có thống nhất với nhau không, đánh giá nguồn và độ lớn của rủi ro cũng như có các biện pháp phòng và chống rủi ro cho phù hợp. Câu 2: Các chủ thể thẩm định và mục đích cụ thể TĐ DA ở từng chủ thể - Các chủ thể thẩm định : chủ đầu tư, nhà nước, NH và các tổ chức tín dụng, các chủ thể khác( công ty tư vấn và đối tác…) - Mục đích cụ thể với từng chủ thể  Trên góc độ chủ đầu tư: Thẩm định DA nhằm giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo, giúp cho việc phát hiện bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của DA. TĐ DA’ ĐT nhằm giúp cho chủ đầu tư hay DN lựa chọn các DA có tính khả thi cao( có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn), loại bỏ được những DA không khả thi, tránh bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi. Như vậy, mục đích của TĐ DA là giúp CĐT đánh giá tính hợp lý của DA và hiệu quả của DA để từ đó đưa ra quyết định có nên đưa ra quyết định ĐT cho DA’ hay không  Trên góc độ NH: NH đóng vai trò là trung gian tài chính lớn tài trợ vốn cho DA’. Do đó, để có thể cho vay theo DA ĐT(vốn lớn, thời gian dài) thì các NHTM và các tổ chức tín dụng cũng cần xem xét, đánh giá về DA’cũng như tình hình tài chính của DN để chắc chắn DA’ có khả năng trả nợ theo các đk của NH, chắc chắn NH sẽ thu hồi được khoản cho vay→ MĐ cuối cùng là đưa ra quyết định có tài trợ vốn cho DA’ hay không.  Trên góc độ nhà nước: Nhà nước không chỉ quan tâm đến hiệu qủa kinh tế mà DA’ đem lại, sự đóng góp vào tăng trưởng của nền ktế khi DA’ được thực hiện mà còn xem xét đến tính hiêuh quả về phúc lợi XH, xoá đói giamt nghèo, tạo việc làm, bảo vệ và cải tạo mtrường→ MĐ của TĐ DA’ của nhà nước là để nhà nước xét duyệt và đưa ra quyết định có cấp phép hay không cấp phép để thực hiện DA’ đầu tư  Trên góc độ các chủ thể khác( công ty tư vấn, các đối tác…): Đối với các chủ thể khác thì tuỳ theo mqh với CĐT mà có mục đích khác nhau. Ví dụ đối vs các đối tác thì TĐ DA’ nhằm mục đích đưa ra quyết định có góp vốn để thực hiện DA’ hay không. Câu 3: Vai trò của công tác thẩm định DA ĐT - TĐ DA: Là quá trình tổ chức, xem xét, đánh giá một cách khách quan, khoa học, và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiêuh quả của DA’ để từ đó ra quyết định đầu tư,cho phép ĐT hay tài trợ vốn cho DA’ - Đây là một quá trình kiểm tra, đánh giá các nội dung cơ bản của DA’ 1 cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo DA’ . TĐ DA’ tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động ĐT có hiệu quả Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập DA’, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình DA’ là đường nhiên. Để khẳng định một cách chắc chắn mức đọ hợp lý, hiệu quả, tính khả thi của DA’cũng như quyết định thực hiện DA’ ĐT cần phải xem xét, kiểm tra 1 cách độc lập vs quá trình soạn thảo hay TĐ DA’.  Trên góc độ CĐT hay các DN, TĐ DA’ ĐT là để ra quyết định có nên triển khai DA’ hay không, việc triển khai DA’ đem lại lợi ích gì cho chủ đầu tư, so sánh chi phí s/d vốn với lợi ích DA’ đem lại, lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong vc tính toán…TĐ DA’ nhằm giúp cho CĐT hoặc DN lựa chọn các DA’ có tính khả thi cao( có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả và hiệu quả chắc chắn), loại bó được các DA’ không khả thi, tránh bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi. Thông qua việc TĐ DA’ CĐT đánh giá được tính hợp lý và hiệu quả của DA, bao gồm hiệu quả tài chính, hiệu quả KT-XH, đánh giá độ an toàn và khả năng thực hiện DA. TĐ DA giúp CĐT xem xét lại các thong tin để thực hiện DA, là căn cứ để CĐT xin giấy phép ĐT của cơ quan qlý nhà nc, xin vay vốn và nó dc xem như công cụ qlý đầu tư hữu hiệu.  Trên góc độ nhà nước: • Giúp cho vc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của DA • Giúp cơ quan quản lý nhà nước đgiá đc tính hợp lý, khả thi, hquả của DA’ trên giác độ hiệu quả KT-XH. • Giúp cơ quan QLNN ra quyết định đúng đắn và bảo đảm lợi ích quốc gia, quy ước quốc tế, đặc biệt với các DN có vôn NSNN  Với NH và các tổ chức tín dụng: NH là 1 tổ chức trung gian tài chính, thực hiện vc nhận tiền gửi và cho vay. Trong quá trình cho vay, k phải bất cứ DA nào cũng đc NH đáp ứng. NH chỉ cho vay khi vốn đc sử dụng đúng mục đích và đem lại lợi nhuận cho NH. Việc TĐ DA là cơ sở để NH xác định số tiền vay, thời gian vay, mức thu nợ hợp lý, XĐ t/c rủi ro và khả năng thu hồi vốn của DA. TĐ giúp NH đạt đc những chỉ tiêu về an toàn và hiệu quả s/d vốn, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ khó đòi. Câu4: Phân tích luận điểm: “TDDA được xem là công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu”.Liên hệ thực tế Việt Nam Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiểu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. Tại sao chúng ta phải thẩm định dự án đầu tư ? Dự án dù được chuẩn bị, phân tích kỹ lưỡng đến đâu vẫn thể hiện tính chủ quan của nhà phân tích và lập dự án, những khiếm khuyết, lệch lạc tồn tại trong quá trình dự án là đương nhiên. Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tính khả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần phải xem xét, kiểm tra lại một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, hay nói cách khác, cần thẩm định dự án. Thẩm định dự án giúp cho chủ đầu tư khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo và giúp cho việc phát hiện, bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung phân tích của dự án. Thẩm định dự án là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, nó tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.Vai trò là công cụ của quản lý đầu tư của thẩm định dự án đầu tư được thể hiện theo những nội dung sau: Gián tiếp quản lý hoạt động đầu tư: - Thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chon được dự án tốt nhất tức là những dụ án có tính khả thi cao và loại bỏ được những dự án không khả thi nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đầu tư có lợi,vì vậy thông qua thẩm định chúng ta có thể lựa chọn được những dự án phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển của đất nước,ngành và của địa phương hay đây chính là một công cụ điều tiết và định hướng hoạt động đầu tư vào những lĩnh vực và ngành nghề cần thiết. - Thẩm định dự án đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả nền kinh tế:thẩm định dự án có vai trò quan trọng đối với mọi chủ thể tham gia vào quá trình thực hiện dự án như:Nhà nước,chủ đầu tư,ngân hàng,…Kết quả của thẩm định là cơ sở để các chủ thể đánh giá và ra quyết định đúng đắn.Từ đó,các dự án sẽ đem lại lợi ích cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế,tạo động lực bỏ vốn vào đầu tư sản xuất kinh doanh cua các doanh nghiệp đòng thời cũng là công cụ để Nhà nước đảm bảo điều tiết hài hòa các loại lợi ích của tư nhân và của nền kinh tế. Trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư : -Thông qua hoạt động thẩm định dự án đầu tư Nhà nước có thể trực tiếp kiểm tra,giám sát,xem xét các nhu cầu,chiến lược phát triển,tình hình hoạt đọng đầu tư của từng địa phương,từng ngành qua nội dung các dự án xin phê duyệt.Từ đó ,Nhà nước có thể can thiệp một cách kịp thời để tránh gây lãng phí vốn vào các dự án không hiệu quả. -Thẩm định dự án giúp cho việc kiểm tra,kiểm soát việc đảm bảo đúng tiêu chuẩn đề ra:thông qua các bộ luật,các nghị định ,các văn bản hướng dẫn,nhà nước qui đinh chi tiết những tiêu chuẩn của việc thi công thực hiện dự án.Từ đó,Nhà nước có thể đánh giá xem dự án có đảm bảo các tiêu chuẩn kinh tế kĩ thuật đó hay không để kịp thời khắc phục cũng như xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra với dự án Liên hệ thực tiễn Việt Nam:Việt Nam chưa thực sự sử dụng công cụ thẩm định dự án đầu tư như một công cụ quản lý đầu tư hữu hiệu thể hiện qua một thực thực tế sau đây: Ví dụ về dự án công trình tuyến tránh Hà Nội – Cầu Giẽ. Dự án này là ví dụ cho việc thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy dẫn đến việc triển khai dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu,chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu, gây lãng phí, một số hạng mục hiệu quả sử dụng thấp… Do công tác thẩm định dự án đầu tư chưa được nghiên cứu đầy đủ, không lường hết các yêu cầu và sự phát triển của địa phương có tuyến đường đi qua nên phải phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nhiều lần (Tổng mức đầu tư điều chỉnh 3 lần, lần thứ 3 gấp hơn 2 lần tổng mức đầu tư ban đầu). Việc thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng Dự án như: Thiết kế chưa nắm bắt đầy đủ thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của địa phương dẫn tới khi triển khai phải thay đổi thiết kế, bổ sung nhiều khối lượng, hạng mục công trình ,thiết kế kỹ thuật chưa tính hết những điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định công trình.Mặt khác,triển khai thực hiện Dự án chậm và kéo dài ở nhiều khâu (từ khi có Quyết định đầu tư Dự án đến khi Tổng dự toán được phê duyệt kéo dài gần 3 năm).Thay đổi thiết kế một số hạng mục nên trong quá trình thi công phải phá đi làm lại, gây lãng phí mà chất lượng không đảm bảo. Câu5: Vị trí của TDDA trong quá trình hình thành và thực hiện DADT(các giai đoạn hình thành và thực hiện DADT,các công việc thẩm định) Thẩm định dự án đầu tư :là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Chu kì của một dự án đầu tư là các bước,các giai đoạn mà một dự án đầu tư phải trải qua bắt đầu từ khi hoàn thành đến khi dự án chấm dứt hoạt động Chu kì dự án có thể được minh họa như sau: Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án đầu tư.Thẩm định dự án là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở ra quyết đinh đầu tư.Kết quả của thẩm định là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án.Công tác thẩm đinh được thực hiện trong cả giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn thực hiện dự án. - Với giai đoạn chuẩn bị hoạt động đầu tư:Chuẩn bị hoạt động đầu tư bao gồm lập,thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.Do đó,hoạt động thẩm định đóng vai trò là trung gian giữa việc dự án được phác thảo trên giấy với việc nó có được tiến hành trên thực tế hay không?Sau khi thẩm đinh dự án,nếu xét thấy có khả năng thực hiện và đem lại hiệu quả chắc chắn thì dự án sẽ được phê duyệt triển khai trên thực tế,ngược lại nếu dự án là không khả thi thì sẽ bị bác bỏ để tránh được những tổn thất về sau,Tuy nhiên,cần chu ý Chuẩn bị ĐT Thực hiện ĐT Vận hành kq ĐT Ý đồ DA mới Ý đồ DADT rằng với các loại dư án khác nhau thì quy trình thẩm định cũng khác,Ví dụ,với những dự án quan trọng quốc gia hay những dự án nhóm A phải tiến hành lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình,sau khi báo cáo này được thẩm tra,phê duyệt thì chủ đầu tư mới được tiến hành lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kĩ thuật.Việc thực hiện dự án chỉ được phê duyệt sau khi đã có kết quả thẩm định dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.Như vậy, với mọi loại hình dự án với các nguồn vốn và chủ đầu tư khác nhau thì thẩm định dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư đều đóng vai trò cực kì quan trọng trong đầu tư. - Với giai đoạn thực hiện đầu tư thì vai trò của thẩm đinh được phát huy ntn? Giai đoạn thực hiện đầu tư được tiến hành ngay sau khi dự án được chính thức phê duyệt tức là dự án đã được thẩm định.Tuy nhiên vai trò của thẩm định không chỉ dừng lại ở quá trình chuẩn bị đầu tư mà nó còn phát huy ngay cả khi dự án đi vào thực hiện.Xuất phát từ môi trường của hoạt động đầu tư là luôn biến động và chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố,vì thế cho nên người lập báo cáo nghiên cứu khả thi cũng như người có chức năng thẩm định cũng không thể lường trước hết những khó khăn mà dự án gặp phải.Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo cho hoạt động ĐTPT đem lai hiệu quả như mong muốn thì công tác thẩm định dự án trong giai đoạn thực hiện cũng có vai trò quan trọng không kém gì giai đoạn trên. Ở giai đoạn này,cơ quan làm nhiệm vụ thẩm định tiếp tục kiểm tra,giám sát quá trình thực hiện từng nội dự án để đảm bảo cho dự án hoàn thành như đúng thiết kế,yêu cầu đã đặt ra thông qua các tiêu chuẩn định mức kĩ thuật.Đồng thời thẩm định ở giai đoạn này cũng giúp cho cán bộ thẩm định kịp thời phát hiện những sai sót phát sinh và rút ra những kinh nghiệm cho các loại dụ án tương tự sau này. Kết luận:Với những phân tích và lập luận nêu trên có thể khẳng đinh rằng thẩm định dự án đầu tư có vai trò quan trọng trong cả quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư,nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cho mọi chủ thể trong nền kinh tế. Câu 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định DA ĐT - Căn cứ TĐ DA( căn cứ plý và thực tiễn). Căn cứ plý đc thể hiện ở các chủ trương, chính sách, quy hoạch phát triển, hệ thống VB pháp quy. Tính ổn định của các VB pháp quy có ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức thực hiện TĐ DA. Bên cạnh các căn cứ plý, công tác thẩm định còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức, quy ước thong lệ qtế cùng các kinh nghiệm thực tiễn. - Đội ngũ cán bộ TĐ DA: gồm nhóm chuyên môn và nhóm pitch. Nhóm chuyên môn thực hiện đánh giá, pitch DA. Nhóm qlý sẽ lựa chọn DA và đưa ra quyết định ĐT. [...]... là một thực tế cho thấy công tác thẩm định các dự án đầu tư hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, và cần phải được hoàn thiện, nâng cao hơn Câu 10: Làm rõ thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng theo quy định hiện hành ở Việt Nam (Các dự án đầu tư xây dựng, thẩm quyền thẩm định, Nghị định và các quy định hướng dẫn hiện hành) Người quyết định đầu tư có trách nhiệm thẩm định dự án trước khi phê duyệt,đối... phép đt Câu 14:Phân tích quy trình thẩm định dự án ở chủ đầu tư và cho nhân xét Trả lời: Thẩm định dự án ở chủ đầu tư là công tác cần thiết với chủ đầu tư, thông qua kết quả thẩm định, chủ đầu tư sẽ ra quyết định đầu tư dự án Đây là công việc mà chủ đầu tư sẽ thực hiện trong nội bộ của mình.Quy trình thẩm định như sau: Bước 1:Nhóm lập dự án trình lên cơ quan cao nhất trong cơ cấu của chủ đầu tư báo cáo... thẩm định lại + Các dự án đầu tư và dự án quy hoạch theo yêu cầu của Thủ tư ng Chính phủ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư Tuy nhiên việc thành lập hội đồng thẩm định thường chỉ áp dụng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn, tính chất phức tạp còn những dự án đầu tư nước ngoài không lập hội đồng thẩm định 3 Tổ chức thẩm định Quá trình thẩm định. .. quát thẩm định dự án đầu tư bao gồm các bước: 1 Tiếp nhận hồ sơ Hồ sơ dự án phải đầy đủ và hợp lệ theo đúng Thông tư 04/ 2003/ BKH ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hưỡng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư sửa đổi, bổ sung một số điểm về Hồ sơ thẩm định dự án, Báo cáo đầu tư và Tổng mức đầu tư 2 Lập hội đồng thẩm định Tuỳ theo quy mô của dự án mà thành lập Hội đồng thẩm định Nhà... chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện của UBND cấp tỉnh là sở kế hoạch và đầu tư Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định của UBND huyện xã là đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư 2 Đối với những dự án sử dụng các nguồn vốn khác : Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án đầu tư. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án do... Hội đồng thẩm định Bộ, ngành hay hội đồng thẩm định thành phố, địa phươn - Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư được thành lập theo quyết định của Thủ tư ng Chính phủ để thẩm định hoặc thẩm định lại các dự án sau: + Các dự án đầu tư lớn, quan trọng trước khi Chính phủ trình Quốc hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư + Các dự án đã thông qua quá trình thẩm định nhưng Thủ tư ng Chính... xét, thẩm định dự án Nội dung thẩm định dự án đầu tư ở NHTM: + Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Thẩm định hồ sơ dự án: kiểm tra danh mục hồ sơ dự án; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án : thẩm quyển phê duyệt, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong DN trong quan hệ tín dụng - Thẩm định hồ sơ dự án đầu tư: • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo NCKT hoặc báo cáo đầu tư. .. phân công chặt chẽ, phù hợp các cán bộ vào dự án cụ thể Làm tốt các khâu từ xử lý hồ sơ sơ bộ đến khi dự thảo trình duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc quyết định đầu tư 4 Dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư Việc dự thảo quyết định đầu tư hay cấp phép đầu tư phải căn cứ vào điều 30 Nghị định 52/ 1999/ NĐ- CP Nội dung bao gồm : - Mục tiêu đầu tư - Xác định chủ đầu tư - Hình thức quản lý dự án -... tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số 07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06 * Bước 3: Thẩm định dự án: Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư về mọi phương diện: tài chính, kinh tế- xã hội, kỹ thuật, tổ chức quản lý, rủi ro, khả năng trả nợ của dự án, tình hình pháp lý của chủ đầu tư, … (trừ tài sản đảm bảo), từ đó tập hợp tài... giải pháp xây dựng: thiết kế, tư vấn, giám sát tiến độ thi công - Môi trường dự án, PCCC + Thẩm định về phương diện tài chính Thẩm định tài chính dự án bao gồm: thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính - Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn: • Thẩm định tổng vốn đầu tư: đã được tính toán hợp lý chưa, có khả thi không (lưu ý vốn lưu động, chi phí dự phòng, trượt . CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm và mục đích thẩm định dự án đầu tư (nêu các khái niệm, quan điểm đánh giá và mục đích chung của thẩm định) 2. Các chủ thể thẩm định. quyết định đầu tư. 2. Đối với những dự án sử dụng các nguồn vốn khác : Người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án đầu tư. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định dự án do người quyết định đầu tư. động đầu tư: - Thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chon được dự án tốt nhất tức là những dụ án có tính khả thi cao và loại bỏ được những dự án không khả thi nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư đầu tư có

Ngày đăng: 16/06/2015, 15:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • B. Phương pháp thẩm định phù hợp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan