Chuyên đề TRUYỆN NGẮN văn học trung đại

30 1.8K 11
Chuyên đề TRUYỆN NGẮN văn học trung đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề TRUYỆN NGẮN - TS. Chu Văn Sơn (phần lý thuyết) Published on 03/13,2011 TS. Chu Văn Sơn - Chuyên đề này được soạn để đáp ứng một yêu cầu thực tế về tiếp cận và giảng dạy truyện ngắn hiện đại, trước hết là những tác phẩm truyện ngắn có mặt trong chương trình phổ thông - Chuyên đề gồm hai phần : lí thuyết và ứng dụng. Phần lí thuyết trình bày khái lược, vì đây là tiền đề nhưng chỉ là phụ. Phần ứng dụng sẽ kĩ lưỡng hơn vì đây mới là chính và thiết thực. Tiếp cận truyện ngắn từ góc độ tình huống truyện A. Lí do 1. Thực tế giảng dạy 1.1.Tác phẩm truyện ngắn được tuyển vào chương trình phổ thông rất nhiều, nhất là ở cấp ba. Chiếm 3/4 số lượng tác phẩm văn xuôi trong chương trình. Điều này phản ánh đúng tương quan của thành tựu truyện ngắn so với những thể loại văn xuôi khác trong đời sống văn học của chúng ta. Như thế, làm chủ mảng truyện ngắn là làm chủ phần văn xuôi cốt yếu nhất của chương trình. 1.2. Việc phân tích, giảng dạy truyện ngắn còn chưa chú ý đúng mức và chưa làm nổi bật đặc trưng thể loại. Phần lớn mới chỉ chú ý đến đặc trưng "truyện" mà chưa chú ý đến "truyện ngắn". Nếu chỉ phân tích nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ không thôi thì chưa làm nổi bật đặc trưng thể loại của truyện ngắn. 1.3. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy cũng chưa chú ý thật đúng mức và đều tay đến đặc trưng thể loại của truyện ngắn. 2. Lí luận truyện ngắn 2.1. Nhiều thành tựu mới chưa kịp thời ứng dụng vào việc giảng dạy. 2.2. Nhiều kinh nghiệm của người sáng tác đúc kết về thể loại này cũng chưa được vận dụng cập nhật. Chuyên đề này là một cố gắng phần nào đáp ứng và khắc phục tình trạng ấy. B. Nội dung 1. Lý thuyết 1.1. Giới thuyết truyện ngắn : Nhận diện thể loại truyện ngắn là một nỗ lực liên tục của cả người sáng tác và giới nghiên cứu lí luận. Từ W.Gơt ở thế kỉ XVII cho đến Sê khôp, từ Lỗ Tấn đến Môpatxăng, từ Antônôp thế kỉ XIX- XX, đến Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Kiên… Họ đưa ra những cách khu biệt khác nhau. Các định nghĩa thường xoáy vào các bình diện chính : dung lượng, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôn ngữ… để khái quát thành đặc trưng. Mỗi người vẫn một phách, tiếng nói chung còn mờ nhạt. Người này cho truyện ngắn là một "khoảnh khắc", một "trường hợp", người khác nhấn mạnh vào nhân vật, vào tính súc tích của chi tiết, cô đúc của ngôn từ Theo tôi, việc phân định có thể dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng và thi pháp. Giữa hai tiêu chí, "dung lượng" là cần nhưng phụ và thứ yếu, còn "thi pháp"mới là đủ, là chính, là chủ yếu. - về dung lượng : truyện ngắn được xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, chủ yếu được viết bằng văn xuôi. Nghĩa là ngắn, thậm chí cực ngắn (truyện mini) nhân vật không nhiều, tình tiết và chi tiết đời sống cũng không nhiều. - thi pháp : ngoài những yếu tố như cốt truyện, lối trần thuật, ngôn ngữ thì tình huống được xem là hạt nhân thể loại của truyện ngắn. Bởi thế, ở phần cốt yếu, có thể hình dung : truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ mà nội dung thường chỉ xoay quanh một tình huống truyện chủ chốt nào đó. 1.2. Giới thuyết tình huống : Như thế, giới thuyết về truyện ngắn, rốt cuộc, khâu then chốt lại chính là phải giới thuyết về tình huống truyện. Cả giới sáng tác lẫn giới nghiên cứu đều có dụng công nắm bắt, định nghĩa khâu chủ chốt này. 1.2.1. Các định nghĩa. Phát huy sở trường tư duy bằng hình ảnh hình tượng, có người sáng tác đã coi tình huống là "cái tình thế nảy ra truyện", là "lát cắt" của đời sống mà qua đó có thể thấy được cả trăm năm của đời thảo mộc, là "một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc", "khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người, thậm chí cả một đời nhân loại" (Nguyễn Minh Châu). Định nghĩa như thế là xoáy vào nghịch lí thú vị sau đây của tình huống : qua cái ngắn mà thấy được cái dài, qua một khoảnh khắc ngắn ngủi mà thấy được diện mạo toàn thể. Nghĩa là tính "đặc biệt điển hình" của cái tình thế cuộc sống chứa đựng trong đó. Đây là một tố chất thẩm mĩ tiềm ẩn của tình huống. Ở một chỗ khác Nguyễn Minh Châu có nói đến một khái niệm na ná là "tình thế". Nghĩa là một khoảnh khắc nào đó của đời sống mà ở đó một mối quan hệ (con người với con người, hoặc con người với ngoại vật) bị đẩy đến trước một tương quan éo le. Ông gọi là "cái tình thế nảy ra truyện". Như vậy, có khi tình huống bao chứa tình thế, lại có khi tình thế bao chứa tình huống. 1.2.2. Còn người nghiên cứu, với sở trường trừu tượng hoá, đã khái quát tình huống như là "một hoàn cảnh đặc biệt" của đời sống. Hình dung như vậy cũng phần nào chạm tới cái vùng ven của vấn đề. Tuy nhiên, dừng lại ở đó không thôi thì đối tượng hẵng còn xa mờ quá. Để tiếp cận tình huống truyện, không thể không nhìn nhận trên những khía cạnh căn bản sau đây : - Về bản thể : tình huống truyện, xét đến cùng, là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm theo lối lạ hoá. Nói "lạ hoá" có nghĩa là : + Nhà văn đã làm sống dậy trong sự kiện ấy một tình thế bất thường của quan hệ đời sống (quan hệ giữa các nhân vật tham gia vào sự kiện, hoặc giữa nhân vật với ngoại giới). + Tại sự kiện ấy bản chất của nhân vật hiện hình sắc nét. + Tại sự kiện ấy ý tưởng của tác giả cũng bộc lộ trọn vẹn. Từ đó có thể đúc kết : Tình huống là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất thường của quan hệ đời sống. - Về hình tướng của nó, cần khu biệt với hai khái niệm giáp ranh : đỉnh điểm và hoàn cảnh điển hình. + So với "đỉnh điểm", tình huống truyện vừa có điểm tương đồng vừa có điểm dị biệt. Đỉnh điểm là một khâu của hệ thống cốt truyện. Nó chỉ được coi là "đỉnh điểm" trong quan hệ với các khâu còn lại như giới thiệu, thắt nút, phát triểnvà cởi nút. Nó là cái "đỉnh chót" của hàng loạt sự kiện và biến cố dệt nên cốt truyện. Còn "tình huống" lại là cái sự kiện bao trùm lên toàn bộ một tác phẩm truyện ngắn. Trong tình huống dường như có đủ các khâu của cốt truyện nhưng dưới dạng đã được nén lại. + So với "hoàn cảnh điển hình", tình huống truyện vừa rộng hơn vừa hẹp hơn. Rộng về diện hoạt động. Nếu "hoàn cảnh điển hình" là khái niệm chỉ nhất thiết tồn tại trong một phạm trù văn học là "văn học hiện thực", thì "tình huống truyện", với tư cách là hạt nhân của một thể loại, lại có mặt ở mọi phạm trù văn học. Còn hẹp về qui mô. "Hoàn cảnh điển hình" thường được tạo dựng từ hàng loạt sự kiện với một khung cảnh xã hội rộng dài, thì tình huống chỉ là một "khoảnh khắc", một "lát cắt", thâu tóm vào khuôn khổ mộ sự kiện nhỏ và trọn vẹn nào thôi. Nếu nhìn từ tương quan với hoàn cảnh cũng có thể định nghĩa : tình huống là sự cô đặc của một hoàn cảnh điển hình nào đó. - Về vai trò : Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Hãy nhìn vào hai dạng biến động cơ bản về qui mô của truyện ngắn : a) dạng mở rộng : khi một truyện ngắn có đến hai sự kiện "tranh nhau" đóng vai trò hạt nhân, vai trò quán xuyến, thì truyện ngắn đang "vươn vai" thành truyện dài ; b) dạng giản lược : khi một truyện ngắn co mình lại trong một số chữ hạn định để thành truyện cực ngắn, truyện mini, thì có thể thấy các thành tố khác của truyện như nhân vật, cảnh vật, lời trần thuật có thể giảm thiểu đến kiệt cùng, còn cái mà nó quyết giữ chính là tình huống. Mất "tình huống" nó có thể thành tản văn, thành tuỳ bút, thành thơ văn xuôi, thành kí, nghĩa là thành gì gì khác… chứ quyết không thể còn là truyện ngắn. Mất tình huống tức là mất tính cách truyện ngắn. Vì thế mà có thể thấy vai trò của nó trong hai tương quan sau : + với văn bản truyện ngắn : nó là nhân tố tổ chức của thiên truyện. Tức là nó bao trùm và chi phối các thành tố khác như nhân vật, cảnh vật, bố cục, kết cấu, lời trần thuật… Nhìn ở chiều ngược lại, những thành tố kia châu tuần xung quanh để làm sống dậy cái tình huống này. Diện mạo của một truyện ngắn, xét đến cùng, là do tình huống quyết định. + với người viết truyện ngắn : tạo được một tình huống đặc sắc, xem như đã có một tiền đề khá chắc chắn cho thành công của tác phẩm. Nghĩa là, để làm nên một truyện ngắn đầy đặn, người viết còn phải lo nhiều khâu khác như dựng người, dựng cảnh, lo tâm lí, lo đối thoại … như thế nào nữa. Nhưng lo được tình huống rồi thì coi như đã có một hứa hẹn tin cậy. Sáng tạo tình huống truyện là phần việc cốt yếu của lao động truyện ngắn vậy. Từ đó có thể rút ra phương pháp luận đối với người đọc truyện ngắn là : bước vào một truyện ngắn cần phải nắm được giá trị của các bình diện nghệ thuật cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn. Nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá vàng để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. 2. Phân loại. Từ quan niệm về tình huống, có thể có cách phân loại truyện ngắn sau đây : 2.1 Về tính chất, có thể thấy truyện ngắn có ba dạng chính, bởi chứa đựng ba dạng tình huống truyện căn bản : - Tình huống hành động. Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩy tới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động. Tình huống này thường hướng tới một kiểu nhân vật : Nhân vật hành động. Tức là loại nhân vật chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện khác ít được quan tâm. Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn giàu kịch tính. Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, có thể coi như một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu). - Tình huống tâm trạng. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật rơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm. Tình huống này thường dẫn tới một kiểu nhân vật là : Con người tình cảm. Nghĩa là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạo dựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác, cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng. Còn các khía cạnh khác (như ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm. Và vì thế, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện : truyện ngắn trữ tình. (Truyện ngắn Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Thanh Châu, nhất là Thạch Lam nghiêng về dạng này) - Tình huống nhận thức. Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhân vật được đẩy tới một tình thế bất thường : đối mặt với một bài học nhận thức, bật lên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ. Kiểu nhân vật của dạng tình huống này đương nhiên là : nhân vật tư tưởng. Nghĩa là kiểu nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó. Chất liệu cơ bản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết, chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vật giống như một tư tưởng được nhân vật hoá vậy. Diện mạo của loại truyện ngắn này cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận ( Nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này có lẽ nghiêng về kiểu ấy). Cần lưu ý, ở những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn luận đề. Cũng cần phải lưu ý rằng : sự phân loại này là tương đối. Trong thực tế các dạng ấy đều ít nhiều có tính pha tạp chứ không hoàn toàn"thuần chủng" như mô tả. Viêc nhận diện chỉ dựa vào sự nổi trội của yếu tố nào đó. 2.2. Về số lượng, có thể thấy truyện ngắn có hai loại : 1) truyện một tình huống. Cả truyện ngắn chỉ xoay quanh có một tình huống duy nhất bao trùm. Có thể nói đây là loại truyện ngắn điển hình. 2) truyện ngắn nhiều tình huống. Cả thiên truyện được dệt từ nhiều tình huống. Tuy nhiên, trong đó, chúng cũng phân vai thành chính - phụ (nghĩa là có cái nào đó là chủ chốt) chứ không phải tất cả đều ngang hàng nhau, theo lối dàn đều. Đây là dạng truyện ngắn không thật điển hình. Chúng thường có dáng dấp của một truyện dài thu nhỏ, hơn là một truyện ngắn thực thụ (trong chương trình cấp ba, có thể ví dụ : Chí phèo của Nam Cao, Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Mùa lạc của Nguyễn khải,Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp ) Từ chỗ coi tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn, có thể thấy : thực ra, chỉ có Truyện ngắn và Truyện dài. Không có cái gọi là Truyện vừa. Bởi việc phân định ra Truyện vừa chỉ dựa vào có một tiêu chí rất phụ là độ dài trung bình của văn bản truyện mà thôi. 2. Ứng dụng 2.1. Phương pháp tiếp cận tình huống. Từ những nội dung lí thuyết trình bày trên đây, ít nhất có thể rút ra những ý nghĩa phương pháp luận đối với việc tiếp cận sau : với người đọc, bước vào một truyện ngắn tuy không thể bỏ qua việc phân tích tìm hiểu các thành tố khác cấu thành cái thực thể sinh động là truyện ngắn (như nhân vật, cảnh vật, cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ ), nhưng nếu chưa nắm được tình huống thì coi như chưa nắm được chiếc chìa khoá quan trọng nhất để mở vào thế giới bí ẩn của truyện ngắn ấy. Đọc vào truyện ngắn thì điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống truyện của nó. Có thể hình dung về qui trình tiếp cận tình huống với các bước chính như sau : 1) Xác định tình huống truyện : a. Đặt câu hỏi : Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này ? Hay Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này ? b. Tổng hợp các tình tiết : Lướt qua những tình tiết chính và xác định : một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả ? Đáng chú ý nhất ở đấy là cái tình thế bất thường nào đó mà chúng chứa đựng. c. Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy. 2) Phân tích tình huống . Cần tiến hành phân tích các bình diện cơ bản sau đây : a. Diện mạo của tình huống (bình diện không gian) b. Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian) c. Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn) 3) Rút ra ý nghĩa của tình huống : Tức là rút ra cái thông điệp thẩm mĩ mà tình huống chứa đựng a. Về quan niệm : Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ? b. Về cảm xúc : Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ? 2.2. Ví dụ minh hoạ a) Loại truyện ngắn điển hình với một tình huống. Có thể phân tích 3 ví dụ : Vd1 : Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân : Tình huống hành động - kiểu nhân vật hành động - truyện ngắn giàu kịch tính. Vd2 : Hai đứa trẻ của Thạch Lam : Tình huống tâm trạng - kiểu nhân vật tình cảm - dạng truyện ngắn trữ tình ; Vd3 : Đôi mắt của Nam Cao : tình huống nhận thức - kiểu nhân vật tư tưởng - dạng truyện ngắn triết luận ; b) Loại truyện không thật điển hình : với nhiều tình huống. Phân tích hai ví dụ. - Vd1 : Truyện ngắn Chí phèo của Nam Cao. - Vd2 : Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 Thứ bảy - 08/03/2014 08:36 • • • ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 Người viết: TS. Đặng Thị Mây Khoa Xã hội 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể loại văn học là một cách tổ chức tác phẩm, một kiểu tái hiện đời sống và giao tiếp nghệ thuật; một khi đã hình thành thì sẽ tạo nên một hệ thống các phép tắc, chuẩn mực hình thức nhất định; cũng như những đòi hỏi đặc thù về các phương diện ngôn từ, kết cấu, dung lượng, nhân vật Qua quá trình vận động và phát triển, thể loại truyện ngắn, tuy có những khác biệt, biến đổi nhất định về phương thức tự sự, nhưng các yếu tố tạo thành chất "truyện" và những đặc điểm chung về hình thức thể loại vẫn là những yếu tố định hình không dễ thay đổi. Kết hợp và thống nhất những mặt đối lập trong bản thân thể loại - giữa tính chất định hình, bất biến với sự linh hoạt, biến đổi; giữa yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại là quy luật vận động, phát triển tất yếu của thể loại truyện ngắn nói chung, của thi pháp truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng. 2. NỘI DUNG 2.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 - sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, ổn định và biến đổi trong nội dung và hình thức thể loại 2.1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là sự kế thừa truyền thống để bảo lưu "mã di truyền" của hình thức thể loại Tính ổn định của thể loại gắn liền với tính kế thừa lịch sử. Nói như M. Bakhtin: "Xét về thực chất, thể loại văn học phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền vững trong sự phát triển văn học. Ở thể loại bao giờ cũng bảo lưu những yếu tố cơ sở bất tử. Thật ra, cái cơ sở này được bảo lưu chỉ nhờ vào sự đổi mới thường xuyên, có thể nói là nhờ được hiện đại hóa. Thể loại bao giờ cũng vừa là nó vừa không phải là nó, nó bao giờ cũng đồng thời vừa cũ kĩ vừa mới mẻ ( ). Thể loại là kẻ đại diện của kí ức sáng tạo trong quá trình phát triển của văn học" [8.101]. Tính ổn định của thể loại không phải là bảo thủ, mà gắn liền với sự đổi mới, vì nếu nhìn thể loại theo con mắt lịch đại sẽ thấy rõ thể loại không ngừng vận động, biến hóa, luôn luôn tồn tại trong trạng thái động; và vì "Mỗi tác phẩm nghệ thuật chân chính đều phá hoại một phần cái chủng loại đã hình thành" (B.Croce. Nguyên lí mĩ học, Bắc Kinh, 1983, tr 45), " Sức sống của thể loại là ở chỗ nó tự đổi mới trong các tác phẩm đặc sắc" (M. Bakhtin). Trong quá trình phát triển của thể loại, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 có những đổi mới đáng kể về cách phản ánh hiện thực, về tư duy nghệ thuật; song về cơ bản đa số tác phẩm vẫn chưa thực sự vượt thoát ra khỏi khung thể loại truyền thống. Tư tưởng về hiện thực có thể ngày càng hiện đại hơn, dân chủ hơn, nhưng quan niệm thể loại rất ít thay đổi. Phần lớn các nhà văn vẫn cố gắng "kể lại một câu chuyện" sao cho mạch lạc nhất, giống với hiện thực nhất, cắt nghĩa câu chuyện bằng lôgic đời sống nhằm hướng tới đối tượng bạn đọc truyền thống hơn là quan tâm đến đổi mới cách viết, cách kể. Theo nhiều nhà nghiên cứu, truyện ngắn Việt Nam hiện đại có thể chia làm ba loại chính dựa trên sự khác biệt cơ bản trong cách phản ánh hiện thực và kiểu cấu trúc tự sự. Loại truyện ngắn - kịch hóa là các tác phẩm dùng thủ pháp của kịch để tạo ra một kiểu cấu trúc tự sự mới, trong đó vẫn có câu chuyện được kể lại nhưng chủ yếu gợi ra ấn tượng có một hành động đang tự diễn ra trong một môi trường xung đột đầy kịch tính. Đây là những truyện mang tính đặc trưng của truyện ngắn, truyện thể hiện góc nhìn thế giới qua hành động. Những truyện ngắn được xây dựng theo hướng "kịch hóa" thường lấy một hành động nhân vật làm nòng cốt. Mọi vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu xung đột, giàu kịch tính này. Truyện thường có cốt truyện gay cấn: sự kiện, hành động tập trung trong một tình huống điển hình nhất. Mâu thuẫn, xung đột thường được đẩy đến đỉnh điểm và đòi hỏi một kết thúc thật bất ngờ. Nhân vật thường được miêu tả thiên về ngoại hình và hành động bên ngoài. Lời trần thuật thường ngắn gọn, tính chất khẩu ngữ và cá thể hóa ngôn ngữ rất đậm nét. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (Kịch câm), Lại Văn Long (Kẻ sát nhân lương thiện) tiêu biểu cho loại truyện ngắn này . Loại "truyện ngắn - trữ tình hóa" thường sử dụng thủ pháp của trữ tình để tạo ra một cấu trúc tự sự mới, trong đó câu chuyện được kể lại chủ yếu để gợi ra ấn tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng của con người. Cốt truyện thường ít sự kiện hành động. Sự phát triển của tác phẩm thường dựa vào một tình huống trữ tình giàu sức gợi để bày tỏ, bộc lộ thế giới tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Nhân vật thường không được miêu tả cụ thể, sắc nét ở ngoại hình và hành động, ít có những biến đổi lớn về cuộc đời, tính cách mà chủ yếu là những diễn biến tinh tế của các trạng thái tâm lý, tình cảm, tư tưởng bên trong. Truyện ngắn trữ tình thường không có cốt truyện; cho nên tiếp cận, đọc hiểu truyện ngắn trữ tình không nhất thiết phải qua cách tiếp cận cốt truyện truyền thống mà nên đi vào khám phá thế giới tâm trạng, cảm xúc và cảm giác của nhân vật. Khi viết về con người trong các mối quan hệ, các nhà văn ít chạy theo sự kiện mà chủ yếu khám phá vấn đề thông qua thế giới tâm hồn, đặc biệt qua sự trải nghiệm về tinh thần của nhân vật. Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần đã vượt ra ngoài phương thức miêu tả vừa thực vừa hư, vừa trần thế vừa ảo mộng, chuyện hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng cuộc sống ở nhiều chiều, khai thác chiều sâu những góc uẩn khúc trong thế giới bên trong của con người. Nhiều truyện ngắn trữ tình được viết bằng năng lực biểu cảm cuộc sống qua thế giới tâm hồn của nhân vật "tôi". Phương thức thể hiện này không chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà còn giàu sức khái quát, sức ám ảnh lớn. Loại "truyện ngắn - tiểu thuyết hóa" là một loại truyện tổng hợp loại thể, ở đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử dụng nhưng không nhằm diễn tả hành động, hay trạng thái cảm xúc mà trước hết là để phân tích, lý giải đời sống qua mối quan hệ của con người với môi trường, hoàn cảnh, tính cách. Với kiểu truyện ngắn này, tình huống truyện phổ biến là tình huống đời thường và tình huống luận đề đánh dấu sự quay trở lại với cuộc sống đời thường của văn học, và từ tình huống ấy, nhân vật cũng như người đọc sẽ chiêm nghiệm ra những điều sâu sắc trong cuộc sống. Trong truyện, chức năng phân tích và giải thích trở thành nguyên tắc tự sự kiểu mới. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường tập trung vào việc phân tích, giải thích về tính cách, số phận một cách biện chứng trong quan hệ với hoàn cảnh nên nhân vật thường có chiều sâu và sức khái quát lớn. Đa số truyện ngắn của Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hồ Anh Thái tiêu biểu cho loại truyện ngắn này đều đã thể hiện sự tìm tòi trong nghệ thuật trần thuật song nhìn chung, kĩ thuật tự sự vẫn là sự đổi mới trên nền tảng truyền thống. 2.1.2. Đổi mới để phát triển là xu thế tất yếu của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 trong nỗ lực cách tân về nội dung và hình thức thể loại Thường sự đổi mới một thể loại bao giờ cũng bắt đầu từ sự đổi mới quan niệm về thể loại. Và sự đổi mới truyện ngắn thường được bắt đầu bằng sự đổi mới quan niệm về cách viết của nhà văn. Nhà văn không bị cuốn theo, không bị chi phối bởi đề tài, họ chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống với lối tư duy, quan niệm nghệ thuật mới thông qua những cấu trúc linh hoạt và sáng tạo. Để tước bỏ dấu ấn của cái "quen thuộc", của phương thức tiếp cận và phản ánh hiện thực xuôi chiều, của kỹ thuật tự sự truyền thống; văn học nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng đã tạo ra những hình tượng nghệ thuật gián tiếp, có tầm khái quát lớn, hàm chứa nhiều ẩn ý sâu sắc; mà ở đó "cái bóng của hiện thực" được nắm bắt và hiện thực đời sống được phơi bày, khai thác đến đáy. "Truyện ngắn không bị ràng buộc bởi những hình thức nghệ thuật đã thành quy phạm" và " hình thức nghệ thuật trong truyện ngắn vừa luôn luôn vỡ ra thay đổi vừa luôn luôn được hàn gắn "cấu trúc" lại [108.48]. Trong phạm vi chuyên đề, chúng tôi xin được triển khai vấn đề từ ba phương diện nổi bật sau: Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 phá vỡ sự quen thuộc bằng việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người; bằng sự có mặt của phương thức huyền thoại hóa; và sự gia tăng thủ pháp phân mảnh trong kỹ thuật tự sự. - Từ mô hình con người lý tưởng - con người thánh nhân, con người đơn trị luôn "trùng khít với địa vị xã hội của mình" (M.Bakhtin) đến con người đa trị, phức tạp, bí ẩn, không thể đoán trước, không thể biết hết. Con đường phát triển của truyện ngắn Việt Nam gắn liền với sự thay đổi trong quan niệm về mục đích sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu từ thế kỷ 10 - 14, Lý Tế Xuyên (Việt điện u linh tập), Trần Thế Pháp (Lĩnh Nam chích quái lục) và nhiều tác giả khuyết danh khác để đạt được mục đích "khuyến thiện trừ ác, bỏ ngụy theo chân" đã đi tới thần thánh hóa con người với cái nhìn chiêm bái, xuôi chiều có phần cứng nhắc; thì đến thế kỷ 15 - 17, Lê Thánh Tông (Thánh Tông di thảo), Nguyễn Dữ (Truyền kỳ mạn lục) đã đưa truyện trung đại thoát khỏi mối ràng buộc chặt chẽ của văn học dân gian và văn học chức năng. Đồng thời với việc hoàn thành quá trình văn học hóa truyện dân gian theo ba xu hướng chính: dân gian hóa truyện lịch sử, lịch sử hóa truyện dân gian và sáng tạo truyện truyền kỳ - thế tục, các tác giả đã đem đến một cái nhìn "phản truyền thống" về con người. Với tài năng, bản lĩnh và trí tưởng tượng phong phú, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã "làm một hành trình ngược lại" với khuôn mẫu truyền thống: trần tục hóa thánh thần. Con người không còn là những khung giá trị khô cứng. Mô hình con người lí tưởng - con người thánh nhân, con người "văn hóa hóa, xã hội hóa triệt để", đoạn tuyệt với bản năng, khắc kỷ, quay lưng với tiếng nói của thân xác bị xô lệch, bị kéo ngược trở lại đến gần những giá trị mới - trở lại với tự nhiên. Từ đầu thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 19, truyện ngắn truyền kì không tìm được chỗ đứng trong một giai đoạn lịch sử đầy bão táp và biến động, thay vào đó là sự cách tân truyền kì trên quan điểm hiện thực, hình thành một dạng thức mới của truyện ngắn trung đại - truyện về người thật việc thật (kiến văn) và truyện ngụ ngôn - truyền kì. Trên chặng đường phát triển tiếp theo của mình, truyện ngắn trung đại càng đến gần với chủ nghĩa hiện thực; kéo theo đó, các quan niệm giá trị của văn hóa truyền thống không ngừng bị giải thể, biến đổi đồng thời với quá trình hình thành các quan niệm giá trị mới do giao lưu văn hóa với phương Tây. Cùng với sự chuyển biến của nền văn học Việt Nam từ phạm trù trung đại sang hiện đại là sự thay thế từng bước văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm bằng bộ phận văn học viết bằng chữ quốc ngữ. Những cây bút tiên phong trong việc tạo dựng thể loại truyện ngắn quốc ngữ hiện đại là Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn mặc dù vẫn quan niệm thiên chức của nhà văn là viết văn để "treo gương luân lí", bảo vệ đạo đức truyền thống và nhân vật trung tâm là con người - đạo đức, bổn phận, nhưng đã bước đầu rời bỏ sự quy phạm trong ý thức của một nhà nho phong kiến về sự cần thiết của một thể loại mới để phản ánh đời sống, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và thị hiếu mới của công chúng đầu thế kỷ 20. Từ 1930 đến 1945, truyện ngắn Việt Nam có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng; gắn liền với sự mở rộng và đi sâu khai thác, lí giải mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh là sự phân hóa phức tạp theo nhiều khuynh hướng: khuynh hướng đạo lí (con người đạo đức), khuynh hướng hiện thực (con người nạn nhân) và khuynh hướng lãng mạn (con người cá nhân, thoát li, lý tưởng). Về thể loại truyện ngắn, "Trước 1945, truyện ngắn Việt Nam hầu như chỉ tập trung vào chủ đề sinh hoạt - phong tục, miêu tả những mặt trái của các quan hệ xã hội đương thời, thể hiện cảm quan về sự suy sụp của những giá trị nhân bản truyền thống. Trong quỹ đạo của nền văn học mới, với sự tìm tòi của nhà văn, truyện ngắn sau 1945 đã trở lên đa dạng hơn về chủ đề, về kết cấu, về giọng điệu, ngôn ngữ" [7]. Nếu trong ý thức văn học 1945 - 1975, quan niệm gắn bó với cuộc sống để nêu gương về con người là một nội dung nổi bật và chính từ quan niệm này, con người trong văn học đã được nhìn chủ yếu dưới góc độ sử thi, được nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá trong quan hệ cộng đồng, theo tình cảm và lợi ích cộng đồng; thì từ 1975 đến nay, quan niệm con người đời thường, phàm tục, không hoàn hảo, phức tạp, bí ẩn, lưỡng diện, không thể đoán trước, không thể biết hết, con người như nó vốn có lại là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Quan niệm nghệ thuật đó của các nhà văn hiện đại không chỉ thể hiện ý thức khắc phục cái nhìn lí tưởng hóa về con người dưới sự soi chiếu của một hệ giá trị mới: hệ giá trị nhân bản mà còn như một sự tra vấn, đối thoại với quá khứ - Huyền thoại hóa hay sự vi phạm những quy tắc bất biến của tự sự, bỏ qua những lối mòn quen thuộc bằng sự minh triết của các biểu tượng nghệ thuật và sự hấp dẫn của cái kỳ ảo. Truyện ngắn với những yêu cầu khắt khe riêng về thể loại: ngắn gọn mà hàm súc, dư ba, chứa đựng một "sức nổ" nhân văn lớn nên sự có mặt của biểu tượng nghệ thuật như là một tất yếu. Biểu tượng nghệ thuật trong truyện ngắn không chỉ là một dạng mã hóa những cảm xúc tư tưởng nghệ thuật về đời sống, nâng tác phẩm lên tầm ý nghĩa triết học mà còn là tấm gương phản chiếu số phận nhân vật, có khi chính là hình ảnh hóa nội tâm và góc khuất tâm linh của nhân vật. Và một trong những thủ pháp xây dựng biểu tượng nghệ thuật của truyện ngắn là phương thức huyền thoại hóa. Huyền thoại hóa là phương thức nghệ thuật độc đáo: cái thực được diễn đạt qua cái ảo, cái bình thường được thể hiện bằng cái kì lạ, phi thường mà qua đó nhà văn bộc lộ một quan niệm sâu sắc về con người và đời sống. Nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được thể hiện bằng các yếu tố hoang đường, siêu nhiên, kì lạ. Nó là sự phản ứng trước những trật tự gò bó, cũ kĩ, làm lộ ra khả năng hoài nghi đối với những gì mà lí trí thuần túy kiểm soát được. Nói như Roger Caillois: "mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường", nó phản ánh "một sự đụng chạm, một chỗ nứt rạn, một sự tràn ngập đột ngột gần như không chịu đựng nổi trong thế giới thực tại" [16]. Trong truyện ngắn trung đại Việt Nam, cái kỳ được sử dụng như một thủ pháp để xây dựng những biểu tượng nghệ thuật mang tính ám chỉ hai mặt; những nhân vật đội lốt hay biến hình (người - hồn ma - vật báo thù - kiếp luân hồi) là tự tìm đến một "vỏ bọc an toàn" che giấu sự phản ứng trước đời sống thực tại, để thể hiện khát vọng hôn nhân, yêu đương tự do, khát vọng công danh phú quý mà cuộc đời thực không cho phép họ thực hiện (Duyên lạ xứ hoa- Lê Thánh Tông, Chuyện cây gạo, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị - Nguyễn Dữ). Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, truyện ngắn hiện đại cũng có xu hướng gia tăng chất huyền ảo - điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động của thể loại. Vì với tư cách là một thể loại văn học năng động, truyện ngắn vừa ổn định, vừa biến đổi, một mặt nó lưu giữ những yếu tố hạt nhân, "những mã di truyền" để bảo tồn trạng thái ổn định tương đối của loại hình tự sự cỡ nhỏ, mặt khác, nó luôn có xu hướng tự thay đổi tạo nên các biến thể phong phú phù hợp với yêu cầu của thời đại và công chúng văn học mới. Chính mầu sắc huyền thoại đậm đặc, sự gia tăng của chất giai thoại trong quan hệ chặt chẽ với chất ngụ ngôn của truyện ngắn hiện đại là phương tiện hỗ trợ cho người đọc đi sâu vào tác phẩm, vượt qua lớp "sương mù huyền thoại" để thức tỉnh mọi miền tâm thức. Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn hiện đại không mất đi vẻ hồn nhiên, tươi mát từ cội nguồn văn học dân gian, cũng không bị thay thế bằng sự áp đặt lí tính chủ quan với mục đích giáo huấn lộ liễu như nhiều truyện ngắn trung đại, mà là sản phẩm của ý thức sáng tạo tự giác nhằm mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh đời sống, đa dạng hóa các hình thức thể hiện của văn học. Sự có mặt của yếu tố kì ảo, nhân vật kì ảo với những biến dạng khác nhau của nó không chỉ là biểu hiện của tình trạng tha hóa mà còn là ẩn dụ về xã hội, về thân phận con người. Và huyền thoại thực sự là một "hình thức khác của cuộc sống" thể hiện tâm lý đau buồn, bất an, lo lắng về thân phận con người của nhà văn. Việc xây dựng cốt truyện đậm chất liêu trai bằng giả tưởng, mộng ảo để phản ánh cuộc sống nhân gian ("Con gái thủy thần", "Chảy đi sông ơi" - Nguyễn Huy Thiệp; " Vườn yêu", "Hồn trinh nữ" - Võ Thị Hảo; "Thợ may" - Phạm Hải Vân ) hay huyền thoại hóa hiện thực và hiện thực hóa huyền thoại ("Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt" - Nguyễn Huy Thiệp; "Bức tranh thiếu nữ áo lục" - Quế Hương ) đã thể hiện sự gắn kết giữa quan niệm mĩ học mới của nhà văn với những cách tân trong nghệ thuật tự sự. Nó đưa lại cho văn học khả năng khám phá và thể hiện những gì còn ít hoặc chưa được biết đến, những bí ẩn của đời sống thực tại, của thế giới tâm linh phong phú, phức tạp trên cơ sở một quan niệm mới về hiện thực và con người. Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại thể hiện quan niệm của nhà văn tập trung ở một số phương diện như: Quan niệm của con người về thế giới đa chiều và con người tâm linh; quan niệm về sự hữu hình hóa cái ác và giấc mơ về những giá trị chân thiện mỹ; cảm hứng nhận thức lại thực tại và chất triết lý. Qua quan niệm về cái ngẫu nhiên trong cuộc đời, các nhà văn có xu hướng muốn đối thoại với quan niệm một thời về thế giới, sự tồn tại và con người. Thế giới được nhìn nhận dưới sự chuyển hóa của những mặt đối lập họa - phúc, ngẫu nhiên - tất nhiên, may - rủi… Cuộc sống vì thế được soi chiếu đa diện, sâu sắc hơn. Mặc dù truyện ngắn sau 1975 có xu hướng nghiêng nhiều về cảm hứng khai thác, khám phá mặt trái đời sống con người, nói như Vũ Quần Phương “trước mải mê với cái cao cả, nay say sưa với cái thấp hèn…”, thì đây đó vẫn ánh lên cái nhìn đầy bao dung độ lượng, vẫn le lói niềm tin bất diệt vào bản tính tốt đẹp của con người, khẳng định sức sống lâu bền của những giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Tiệc xòe vui nhất của Nguyễn Huy Thiệp là sự khẳng định, ngợi ca lòng trung thực của con người, là thiên tính “đáng quý và khó kiếm nhất” hơn cả sự dũng cảm, khôn ngoan và giàu có của người đời. Hạnh của Nguyễn Minh Dậu là niềm tin vào quy luật nhân quả, tin vào sự bất diệt và trường cửu của lương tri, của lòng tốt và vị tha. Hoa chanh cuối vụ của Văn Như Cương cũng là câu chuyện ấm áp, ẩn chứa cái nhìn đầy nhân hậu về cuộc đời, làm sáng lên niềm tin vào con người cả trong những hoàn cảnh trắc trở, bất hạnh. Chi tiết kỳ ảo bàn tay đứa bé bị quắp bẩm sinh “từ từ nở ra như năm cánh hoa. Giữa bàn tay trắng hồng là một nụ hoa chanh còn tươi nguyên và cũng đang từ từ xòe cánh”. Bàn tay ấy đã cứu được người mẹ hồi sinh, là niềm tin của tác giả vào “phép lạ thường ngày”, lẽ công bằng và sự bồi hoàn đền đáp của số phận. Thông qua yếu tố kỳ ảo, các nhà văn bộc lộ quan niệm về một thế giới đa chiều. Thế giới đa chiều là thế giới ở đó tồn tại song song những yếu tố khả giải - bất khả giải, duy lý - phi lý, tất nhiên - ngẫu nhiên… Một trong những phương tiện hữu hiệu làm cho tác phẩm mơ hồ, đa nghĩa, là "vận dụng các mô típ thần thoại, các hình thức biến hoá hư ảo". Dấu ấn của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong cách xây dựng thế giới hình tượng của văn xuôi đương đại, việc vận dụng các mô típ kì ảo cổ điển và hiện đại để khắc hoạ không - thời gian nghệ thuật, chân dung nhân vật cũng như xây dựng cốt truyện,…có tác dụng không nhỏ trong việc gia tăng biên độ của ý nghĩa, mở rộng liên tưởng của người đọc. Quan niệm sáng tác viết như một sự giải tỏa, như một nhu cầu đi tìm lời đáp của nhiều nhà văn sau 1975 đã lý giải sự bất tín trước những trật tự ổn định, những quan hệ những cái nhìn nghệ thuật bất biến Nếu huyền ảo cổ điển, yếu tố "ma", yếu tố "kinh dị", hoang đường được sử dụng như một phương thức phản ánh hiện thực (truyện truyền kỳ, chí dị) thì ở huyền ảo hiện đại, các yếu tố này bị giảm thiểu đến mức tối đa; và thay bằng việc sử dụng trực tiếp yếu tố ảo, các nhà văn thường nâng một sự việc, một hiện tượng gần gũi hơn với đời sống con người lên tầm huyền thoại và xếp đặt một cách [...]... Hùng truyện ngắn hiện đại hướng tới sự hoài nghi, sự ngạc nhiên, sự thoả nguyện ở bạn đọc và cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề của truyện ngắn hiện đại bắt người ta nghĩ về nó hơn là hiểu về nó… Đặc trưng của từng thể loại văn học và sự tác động qua lại, mối quan hệ giữa các thể loại trong tiến trình phát triển của văn học là những vấn đề cơ bản của lý luận văn học Trong bài viết này, chúng tôi xin đề. .. chuyện càng phức tạp hơn, bởi lẽ truyện ngắn phải ngắn !…Chính việc truyện ngắn phải ngắn khiến nó tự phân biệt một cách dứt khoát và rành rọt bên cạnh truyện vừa và tiểu thuyết” Truyện ngắn là một thể loại văn học Nó thường là các câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng... sắt đá, những qui luật vàng của thể loại truyện ngắn! Ta hãy trở lại câu hỏi Truyện ngắn là gì?” Như trên vừa nói thì có phải chăng truyện ngắn là thơ, một dạng thơ đặc biệt – thơ văn xuôi ? Đó cũng là một ý, song chưa vội, hãy trở lại với cái tên gọi của nó : Truyện ngắn! Tên gọi truyện ngắn đã thể hiện khá rõ diện mạo của nó : truyện ngắn thì phải là truyện ngắn! Không cần phải dùng lối chiết tự... trong truyện ngắn Việt Nam Nếu ở truyện ngắn trung đại, sự có mặt của lối văn tổng hợp trong cùng một tác phẩm là biểu hiện của tính bất phân giữa văn - sử - triết; và sự kết hợp giữa tản văn, vận văn, biền văn với lời bình thể hiện rõ chính kiến tác giả ở cuối truyện không chỉ làm gia tăng chất thế sự, góp phần bộc lộ kín đáo mà không kém phần mãnh liệt màu sắc nhục cảm; mà còn khiến cho truyện ngắn trung. .. tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết Đôi khi truyện ngắn chỉ... khi ra đời cho đến nay (truyện ngắn hình thành gắn liền với sự ra đời của báo chí), truyện ngắn ngày càng khẳng định rõ chức năng của nó ở cả hai phương diện báo chí và văn chương Môi trường sống của truyện ngắn là báo chí, nhưng tính chất của nó là một tác phẩm văn chương Báo chí qui định cho truyện ngắn một hình thức – khuôn khổ ngắn gọn Tính chất văn chương đòi hỏi truyện ngắn phải đạt tới một tác... chuyện) của truyện ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như một thứ văn xuôi “nôm na mách qué”, hoặc thứ văn xuôi “bò sát ngọn cỏ”!…Đó là một quan niệm sai lầm Truyện ngắn đích thực không bao giờ là những chuyện vặt vãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng ẩn tàng hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, ... thước quen thuộc làm cho ranh giới giữa truyện ngắn và truyện vừa trở nên "mỏng manh"; hướng thứ hai thu ngắn số chữ khiến cho truyện ngắn trở nên rất ngắn (hướng tới độ ngắn của truyện cực ngắn) Sự biến đổi về hình thức khuôn khổ, kích thước này một mặt kéo truyện ngắn lại gần với thơ ca, ngụ ngôn Truyện được dồn nén cao độ, có khả năng biến hóa đa nghĩa, đa chủ đề, nhiều góc cạnh; nói được nhiều lượng... biệt độc đáo, sự minh định, xác định của các thể loại đẩy truyện ngắn tới 2 cực: truyện dài và truyện cực ngắn (vi dẫn) Khảo sát truyện ngắn Việt Nam qua hợp tuyển "Văn mới 5 năm đầu thế kỉ" trung bình một truyện ngắn dài 388 câu, 4708 chữ (ngắn như Mẹ của Nguyễn Quý Đức 1426 chữ, dài như Cuộc chơi của Lê Minh Khuê 17304 chữ) Như vậy, truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI có sự biến đổi về kích thước theo... khác vào truyện ngắn như thơ, tiểu thuyết, báo chí cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện Truyện ngắn có thể chứa trong chính nó: nhật kí, chuyện kể, thơ, thư từ, tin tức, huyền thoại, điển tích, cổ tích Những hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong truyện ngắn hiện đại, nới rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn Như vậy, cốt truyện truyện ngắn Việt . thức mới của truyện ngắn trung đại - truyện về người thật việc thật (kiến văn) và truyện ngụ ngôn - truyền kì. Trên chặng đường phát triển tiếp theo của mình, truyện ngắn trung đại càng đến. và văn xuôi trong nhiều truyện ngắn sau 1975 khiến truyện trở về với dáng dấp thể tài biền văn của văn học trung đại. Nếu chất văn xuôi góp phần thể hiện chất liệu tự sự, là sợi dây kết nối văn. thể loại đẩy truyện ngắn tới 2 cực: truyện dài và truyện cực ngắn (vi dẫn). Khảo sát truyện ngắn Việt Nam qua hợp tuyển " ;Văn mới 5 năm đầu thế kỉ" trung bình một truyện ngắn dài 388

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:13

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan