CHÙM THƠ TỰ TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

12 2.7K 5
CHÙM THƠ TỰ TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện Kiều (Nguyễn Du) MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du Gần miền có một mụ nào, Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”, Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. Quá niên trạc ngoại tứ tuần, Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao. Trước thầy sau tớ lao xao, Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang. Ghế trên ngồi tót sỗ sàng, Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng! Ngại ngùng dợn gió e sương, Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày. Mối càng vén tóc bắt tay, Nét buồn như cúc điệu gầy như mai. Đắn đo cân sắc cân tài, Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ. Mặn nồng một vẻ một ưa, Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu. Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?” Mối rằng : “Giá đáng nghìn vàng, Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!” Cò kè bớt một thêm hai, Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.  Đoạn trích này từ câu số 623 đến câu số 648 trong Truyện Kiều. Trước đó, Thuý Kiều đã đính ước, thề nguyền với Kim Trọng. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp tai biến. Bọn sai nha đến bắt Vương ông và Vương Quan, đánh đập, khảo tra. Thuý Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em. Qua người mối, Mã Giám Sinh tìm đến ra mắt và xem xét việc mua Kiều. Mã Giám Sinh xuất hiện cùng với người mối với tư cách là “viễn khách”. Tư cách đáng ngờ của vị khách này bộc lộ ngay trong hai câu giới thiệu họ tên và quê quán. Hỏi tên : “Mã Giám Sinh” Hỏi quê: “ huyện Lâm Thanh cũng gần” Câu trả lời “nhát gừng”, cộc lốc cho thấy văn hoá không cao của gã Mã mua người. Trả lời câu hỏi tên thì y chỉ khai họ Mã, còn tên thì đưa cái tên “chung chung” có tính chất mập mờ. Giám Sinh có thể là sinh viên trường Quốc tử giám, nhưng cũng có thể chỉ là một phẩm hàm dành cho người đã quyên nhiều lúa nộp quan. Ai biết đâu anh chàng họ Mã này thuộc loại Giám Sinh nào? Mã vốn ở Lâm Tri, lại khai là Lâm Thanh. Đó là một lần nói gian. Vừa câu thơ trên, Mã là “viễn khách”, thế mà lại nói là “cũng gần” ( sau này Nguyễn Du tả : Lâm Tri vừa một tháng tròn tới nơi, phải đi một tháng tròn đâu có gần), lại thêm một lần gian nữa. Họ Mã không còn trẻ nữa: Quá nên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao Đây là chân dung của một kẻ ăn chơi. (Sau này Nguyễn Du giới thiệu kĩ Mã là “một đứa phong tình đã quen/ Quá chơi lại gặp hồi đen/ Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa”). Mã rất chú trọng ăn diện và tỉa tót. ( Có người bảo rằng tướng mạo của Mã Giám Sinh là tướng mạo của gã đồng cô, “không râu bất nghì”). Dù thế nào đi nữa thì Mã vẫn là một tay “phong tình” rất chú trọng hình thức ăn mặc bảnh bao. Những đầy tớ đi theo Mã làm thành một bọn nhốn nháo, ồn ào, không có trật tự, thể thống gì. ( Chỉ sau khi Mã rước Kiều về trú phường, nàng đã nhận ra bộ mặt thật của Mã: “Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh/Khác màu kẻ quý người thanh”). Hành động của Mã “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” đã tố cáo y là kẻ hợm của và vô văn hóa. Kiểu ngồi ấy có thể sánh với kiểu ngồi “vắt nóc” của Tú Bà ( Đúng là “mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường”). Nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã cho rằng trong con người Mã Giám Sinh là một tập hợp ba quan hệ : là nho sĩ, là lưu manh và cũng là con buôn. Trong màn mua bán này, lộ rõ hơn cả là lưu manh và con buôn. Mã Giám Sinh không mảy may thương xót hoàn cảnh đau khổ của Kiều. Bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, kể cả ép buộc, Mã Giám Sinh “cân sắc, cân tài” của Kiều. Y tính toán trước một món hàng để bán kiếm lời sau này. Vì thế mà có sự “đắn đo”, vì thế mà có sự “cò kè bớt một thêm hai”. Là con buôn, Mã đã lợi dụng hoàn cảnh gia đình để bắt chẹt, dìm giá tới mức trẻ nhất. Từ nghìn vàng ( Mốii rằng giá đáng nghìn vàng)xuống chỉ ngoài bốn trăm. Cái thời gian trả giá cũng không hề nhanh chóng : “giờ lâu”. Trong khi Mã học đòi nho sinh, nói năng nho nhã, dùng điển : “mua ngọc đến Lam Kiều”, không dùng từ ngữ thông thường mà dùng “ Sính nghi” ( đồ dẫn cưới) thì cái hành động “ngồi tót sỗ sàng” bên trên và hành động “cò kè bớt một thêm hai” đã để lộ nguyên hình Mã là tên lái buôn keo kiệt và chặt chẽ. Trong khi đó nàng Kiều vô cùng đau khổ. Nàng đau khổ cho hoàn cảnh gia đình, cho hoàn cảnh bản thân, đau khổ cho mối tình vừa mới gắn bó, thề nguyền giờ đành phụ bạc. Nước mắt không thể giấu được trên khuôn mặt nàng: Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng Nỗi ngượng ngùng, tủi hận làm cho nàng phải “dày mặt” ra tiếp xúc với gã lái buôn họ Mã. Nàng là hiện thân của nỗi đau khổ, câm lặng. Nàng mặc cho người mối “vén tóc, bắt tay” giới thiệu như một món hàng. Và chắc là nàng cũng phải “cắn răng” mà đánh đàn, làm thơ để cho khách mua “cân tài cân sắc”. Hai con người, hai tính cách và tâm trạng khác hẳn nhau trong một khung cảnh mua bán. Chỉ trong hơn một chục câu thơ, Nguyễn Du đã dựng lại thật sinh động và thấm thía cảnh “đi” và “mua” của nhân vật Mã Giám Sinh. Hình thức bảnh bao bề ngoài, lời nói văn hoa, sách vở không che lấp được bản chất lưu manh, buôn người của gã bợm già họ Mã. Thái độ của Nguyễn Du là cảm thông, đau xót cho Thúy Kiều; khinh bỉ, coi thường tên nhà nho giả danh, tên lưu manh, con buôn họ Mã. Nhưng thái độ ấy ông không thể hiện trực tiếp mà để cho nhân vật Mã Giám Sinh tự bộc lộ. Nguyễn Du cao tay chính là ở chỗ đó.  Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trong mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi Kiều ở lầu xanh lần thứ nhất (Nỗi thương mình) Biết bao bướm lả ong lơi Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. Dập dìu lá gió cành chim, Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương,  Người lên ngựa, kẻ chia bào, Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Dặm hồng, bụi cuồn chinh an, Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. Người về chiếc bóng năm canh, Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi, Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường  !"!! Nàng rằng: "Nghĩa nặng tình non, Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không? Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân? Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là ". hoắt trông nàng đã chào thưa: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều". Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca. Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình ". CHÙM THƠ TỰ TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG #$ Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi chòm. Mõ thảm không khua mà cũng cốc, Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om. Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ, Sau giận vì duyên để mõm mòm. Tài tử văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom! #$$ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con! #$$$ Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh. Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến, Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh. Ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh. %&' Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! Năm thì mười họa nên chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng, Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong. CÁC BÀI THƠ TRÀO PHÚNG CỦA NGUYỄN KHUYẾN ()*+, Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hời! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi!  /0 Xóm bên đông có phường chèo trọ, Đương nửa đêm gọi vợ chuyện trò: Rằng: "ta thường làm quan to, Sao người coi chẳng ra trò trống chi?" Vợ giận lắm mắng đi mắng lại: "Tuổi đã già sao dại như ri? Đêm hôm ai chẳng biết chi, Người ta biết đến thiếp thì hổ thay! Ở đời có hai điều nên sợ: Sống chết người, quyền ở trong tay. Thế mà chàng đã chẳng hay. Còn ai sợ đến phường này nữa chăng? Vả chàng vẫn lăng nhăng túng kiết, Cuộc sinh nhai chèo hát qua thì, Vua chèo còn chẳng ra gì, Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề". Mừng ông Nghè mới đỗ Anh mừng cho chú đỗ ông Nghè, Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe. Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng, Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe. Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh Hoãn đẹp nàng này khó nhẽ che. Hiển quí đến nay đà mới rõ, Rõ từ những lúc tổng chưa đe. 12" Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo! Bà quan tênh hếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom ghé hát chèo. Cậy sức, cây đu nhiều chị bám; Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu, nhục bấy nhiêu. CÁC BÀI THƠ CỦA TẾ XƯƠNG 3,/ Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Đêm nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. 4 Tấp tễnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chõng cũng vào thi. Tiễn chân, Cô mất hai đồng chẵn, Sờ bụng, thầy không một chữ gì ! Lộc nước còn mong thêm giải ngạch Phúc nhà nay được sạch trương qui. Ba kỳ trọn vẹn thêm kỳ nữa, ú ớ u ơ ngọn bút chì. 561$178 Bụng buồn còn muốn nói năng chi? Đệ nhất buồn là cái hỏng thi. Một việc văn chương thôi cũng nhảm Trăm năm thân thế có ra gì ! Được gần trường ốc vùng Nam Định Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ. Rõ thực nôm hay mà chữ tốt Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui. 194:;1<= Đạo học ngày nay đã chán rồi, Mười người đi học, chín người thôi Cô hàng bán sách lim dim ngủ, Thầy khoa tư lương nhấp nhổm ngồi. Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo, Văn trường liều lĩnh, đấm ăn xôi. Tôi đâu dám mĩa làng tôi nhĩ ? Trình có ông tiên thứ chỉ tôi. =1>1; Nào có ra gì cái chữ nho ! Ông nghè, ông Cống cũng nằm co. Chi bằng đi học làm ông Phán Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò ! 1;91$ Nhà nước ba năm mở một khoa, Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ, Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Xe kéo rợp trời: quan sứ đến; Váy lê phết đất, mụ đầm ra . Sao không nghĩ đến điều tu sỉ ? Ngảnh cổ mà xem lại nước nhà. 4?@1;A8 Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh Có đất nào như đất ấy không? B59:$8$9 Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng Bốn con làm lính, bố làm quan Câu thơ, câu phú sưu cùng thuế Nghiên mực, nghiên son tổng với làng Nước quạt chưa xong con nhảy ngựa Trống hầu chưa dứt bố lên thang Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ Ðem chuyện trăm năm giở lại bàn. 8$C58DE$1$4F Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, Nó đỗ khoa này có sướng không ! Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân, Ông cử ngẩng đầu rồng. THỀ VỚI NGƯỜI ĂN XIN Người đói thì tôi cũng chẳng no Cha thằng nào có tiếc không cho Họ đày đọa mãi dân cày cuốc Ai xét soi cho cảnh học trò Mong được cơm no cùng áo ấm Gặp toàn nắng lửa với gió mưa Miếng ăn đến miệng là thưa kiện Lúa rũ chân đê chửa được vò. G:$1H Thế sự đua nhau nói dại khôn Biết ai là dại, biết ai khôn Khôn nghề cờ bạc là khôn dại Dại chốn văn chương, ấy dại khôn Này kẻ nên khôn đều có dại Làm người có dại mới nên khôn Cái khôn ai cũng khôn là thế Mới biết trần gian kẻ dại khôn. A$=98?8DI8 Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên. Đô môn giải tổ chi niên, Đạc ngựa bò vàng đeo nhất ngưởng. Kìa núi nợ phau phau mây trắng. Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì. Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong, Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng. Không Phật, không Tiên, không vướng tục. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú. Nghĩa vua tôi cho trọn vẹn đạo sơ chung, Trong triều ai ngất ngưởng như ông! CHINH PHỤ NGÂM KHÚC JKL"M&NO"&P Thuở trời đất nổi cơn gió bụi, Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Xanh kia thăm thẳm tầng trên, Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ? [...]... Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? 3,Đoạn thơ nói về nỗi nhớ thương sầu muộn của người chinh phụ: Lòng này gửi gió đông có tiện, Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền, Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,... Chín tầng gươm báu trao tay, Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh 2, Hai đoạn thơ nói về cảnh chia tay giữa người chinh phu và người chinh phụ: Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non Đưa chàng lòng dằng dặc buồn, Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền Nước có chảy mà phiền chẳng rửa, Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây Nhủ rồi nhủ lại cầm tay, Bước đi một bước dây dây lại dừng . ca. Rằng: "Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình ". CHÙM THƠ TỰ TÌNH CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG #$ Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom, Oán hận trông ra khắp mọi. dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám. Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Ngán nỗi xuân đi xuân lại. có trật tự, thể thống gì. ( Chỉ sau khi Mã rước Kiều về trú phường, nàng đã nhận ra bộ mặt thật của Mã: “Khi thầy khi tớ xem thường xem khinh/Khác màu kẻ quý người thanh”). Hành động của Mã “Ghế

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan