Đề bài tính tư tưởng trong hội họa siêu thực

15 1.3K 4
Đề bài tính tư tưởng trong hội họa siêu thực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM Môn: Nghệ thuật học đại cương Đề bài: Tính tư tưởng trong hội họa siêu thực CẤU TRÚC BÀI VIẾT I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Nguồn gốc, khái niệm 2. Những dạng biểu hiện. 3. Một số bức tranh tiêu biểu thuộc trường phái hội họa siêu thực. II. TÌM HIỂU MỘT SỐ DANH HỌA VÀ BỨC TRANH TIÊU BIỂU. 1. Danh họa Savaldor Dali. 1.1. Bức tranh Sự dai dẳng của kí ức. 1.2. Bức tranh Swans reflecting delephans. 1.3. Bức tranh Hươu cao cổ bốc cháy. 2. Danh họa René Magritte. 2.1. Bức tranh Clairvoyance (tự họa). 2.2. Bức tranh Elective Affinitives (sự tương đồng chọn lọc). 2.3. Bức tranh Golconde. 3. Danh họa Nguyễn Đình Đăng. 3.1 Bức tranh Biến thái. 3.2 Bức tranh Buổi học dương cầm. 3.3 Bức tranh Ánh trăng. III. TỔNG KẾT. 1. Đặc trưng của hội họa siêu thực. 2. Phong cách, đề tài. 3. Nghệ thuật tỏng hội họa siêu thực. 4. Khái luận chung về tính tư tưởng trong hội họa siêu thực. HÌNH THỨC THUYẾT TRÌNH - Người thuyết trình: Hoàng Thùy Ninh. - Các bước: • Trình chiếu powerpoint. • Xem đoạn Moviemaker (nhóm tự làm) giới thiệu về một số bức tranh, tác giả tiêu biểu (phục vụ phần I.2). • Trình chiếu powerpoint kết hợp với thuyết trình miệng ý nghĩa của các bức tranh. • Sử dụng hình thức vấn đáp trong khi thuyết trình. 1 TÍNH TƯ TƯỞNG TRONG HỘI HỌA SIÊU THỰC I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Nguồn gốc của trường phái hội họa siêu thực. Ở khoảng thế kỉ thứ XX có một khuynh hướng nghệ thuật lớn ra đời, nó bao trùm rất nhiều đến các loại hình nghệ thuật khác , bắt đầu từ thơ đến hội họa, rồi lan nhanh đến các loại hình nghệ thuật như: điện ảnh tiểu thuyết. Nghệ thuật Siêu thực bắt đầu ở Pa-ri (Pháp) và được nhà thơ An-đrê Brơ-tông (Andre Breton) viết tuyên ngôn vào năm 1924. Breton định nghĩa: Chủ nghĩa Siêu thực là biểu hiên tự phát của tâm lý người ta biểu hiện lời nói, hoặc bằng nói, hoăc bằng bất cứ cách gì, chức năng có thực của tư duy. Đó là sự tự do tư tưởng, không cần bất cứ sự chi phối nào của lí trí, của các mối bận tâm của mỹ học hay đạo đức. Ở đây, không nên hiểu nhầm siêu thực là “bộc lộ tiềm thức mà không bị rào cản của lý trí”, mà siêu thực là chấp nhận các thông điệp từ vô thức chui vào ý thức. Đó là trạng thái tâm lý thuần túy vô-ý-thức mà Breton gọi là automatism. Các thông điệp của vô thức được truyền đạt bằng các hình tượng, ký hiệu, ý niệm, trong khi các thông điệp của ý thức được truyền đạt bằng ngôn ngữ. Nếu trào lưu hiện thực dựa vào biểu tả hình tượng các vật thể từ thế giới xung quanh, còn trào lưu trừu tượng biểu tả thế giới tinh thần mà không cần tới hình tượng của vật thể từ thế giới xung quanh, thì các nghệ sĩ siêu thực muốn làm một sự kết nối giữa thế giới trừu tượng của tinh thần và thế giới hiện thực khách quan của các vật cụ thể. Dùng các vật thể của thế giới xung quanh như một loại ẩn dụ, nghệ sĩ lôi thực tại từ tâm trí vô thức (unconscious mind) ra, đưa nó vào tâm trí có ý thức (conscious mind) để ta có thể giải mã. Carl Jung (1875 – 1961), nguyên môn đệ xuất sắc của S. Freud, đã viết rất rõ về điều này như sau: “Niềm khát khao không được thoả mãn của nghệ sĩ đã quay về với hình tượng hoang sơ của vô thức – hình tượng nào phù hợp nhất để bù lấp sự phiến diện một chiều của hiện tại. Nghệ sĩ chiếm hữu hình tượng đó, lôi nó lên từ vô thức sâu thẳm, đưa nó vào mối liên kết với những giá trị của ý thức, và từ đó biến đổi nó cho đến khi trí tuệ những người đương thời chấp nhận nó tùy theo khả năng của họ.” Nghệ thuật hội hoạ Siêu thưc được coi là sư nối tiếp của nghệ thuật Đa-da, một trào lưu nghệ thuât ra đời vào khoảng năm 1916 ở zu-rich (Thụy Sỹ). Các hoạ sĩ Đa-đa đòi quyền tự do sáng tác,tự do diễn tả cảm xúc riêng, không cần cho người khác hiểu hoặc không cần nhìn mà chủ yếu là tưởng tượng. Sau khi chủ nghĩa Đa-đa ra tuyên bố giải tán, các nghệ sĩ muốn thoát khỏi sư phủ định củ Đa-đa và muốn có một cái mới. Cái mới đó là chính là Siêu thục. 2 Như vậy: chủ nghĩa siêu thực là cách tạo dựng một thế giới ám ảnh, dựa trên sự lắp ghép những biến thể của vật thể hoặc những ảnh giác soi rọi trong tâm thức của người nghệ sĩ để phát hiện ra nội tâm vũ trụ. 2. Những dạng biểu hiện của hội họa siêu thực. Dạng hỗn hợp hư và thực: tranh là sư kết hợp giữa hai yếu tố hư và thực: Trên nền của phong cảnh thực như trời , biển, núi, đất…tác giả sắp đặt nhiều hình ảnh kì dị được tạo nên bằng trí tưởng tương phong phú của tác giả. Ngóng chờ_sơn dầu_Dali 3 Gửi hàng_sơn dầu_Gali Nhưng nhiều khi hiện thực đó lại chính là những nỗi đau, niềm bất hạnh, là những sự kiện có thật từ chính cuộc đời của người họa sĩ Hai bức hoạ: Bệnh viện và Cây hi vọng của nữ hoạ sĩ Siêu thực người Mêhicô_ Prida kahlo (1907-1954) là những bức tranh như vậy. Nữ họa sĩ này có cuộc đời bất hạnh với chuỗi dài những tai ương. Mới sáu tuổi nữ hoạ sĩ đã bi bệnh đậu mùa, hậu quả là cho đến cuối đời bà phải đi khập khiễng. Trong một lần bị đâm xe, bà bị thương ở chân và vùng xương chậu, vì thế hoạ sĩ tài năng chẳng thể có con.Hai bức vẽ trên chính là những tác phẩm bà vẽ về thời kì đau khổ này của mình. Nhân vật trong tranh chính là bản thân bà. sự viêc trong tranh chính là những gì đã diễn ra với cuôc đời thực của bà. Nhưng chúng đã đươc thể hiên không như binh thưòng. Mà những gì chúng ta thấy lại như một cơn ác mộng đau xót hoặc lại như niềm hi vọng đầy lạ lùng kì dị, khác thường. Dạng khác nữa là dạng vẽ hoàn toàn không có thực: Những bức tranh chỉ có thế giới của Siêu thực, không còn một chút yếu tố hiện thực trong tranh. Tranh loại này có những hình ảnh quái dị và giống như hình ảnh xuất hiện trong những cơn ác mộng. Ngoài sự khó hiểu chúng còn gây ra sư lo âu, căng thẳng cho người đứng trước chúng, chiêm ngưỡng chúng. 4 Hươu Cao cổ bốc cháy _Đali Ngoài hai trương phái trên, có hoạ sĩ lại vẽ trong tranh mình những hình ảnh bay bổng, thiếu hiện thực nhưng đầy chất thơ chất lãng mạn.Những tranh này được gọi là tranh Siêu thực trữ tình. Ngày sinh nhật_Marc Chagall_ 1919_ sơn dầu Cô gái và hoa - Marc Chgall 5 3. Một số danh họa và bức tranh tiêu biểu.(xem đoạn video) Có rất nhiều tác giả đã ghi danh vào lịch sử mĩ thuật thế giới như: Salvador Dali, Anné Magritte, Max Ernst, Francisco Goya, Miro… và ở Việt Nam không thể không nhắc đến họa sĩ, nhà Vật lí học Nguyễn Đình Đăng. II. TÌM HIỂU MỘT SỐ DANH HỌA VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ BỨC TRANH TIÊU BIỂU. 1. Danh họa Salvador Dali 1.1. Giới thiệu chung: - Salvador Dali (1904-1989) là họa sĩ Tây Ban Nha có ảnh hưởng lớn tới nghệ thuật hiện đại thế kỷ XX. - Ông được xem như là biểu tượng của hội họa Siêu thực trong lòng công chúng không chỉ do những bức tranh mà ở cả những bài viết, những thái độ… mà bản thân cuộc sống của Salvador Dali cũng hoàn toàn Siêu thực. - Trong cuộc sống, Dali luôn có những ý tưởng khác lạ và “điên rồ” mang rõ nhất đặc trưng của phong cách Siêu thực. Mới 5 tuổi, Salvador Dali đã muốn trở thành đầu bếp, lên 7 tuổi muốn trở thành Napoléon. Năm 16 tuổi, ông viết trong nhật ký: “Tôi sẽ trở thành thiên tài. Cả thế giới sẽ biết đến và ái mộ tôi. Có nhiều người sẽ căm ghét, không hiểu tôi. Nhưng tôi sẽ là một thiên tài, tôi chắc là như vậy”. - Năm 1927, Dali bị đuổi khỏi Viện Mỹ thuật San Fernandino vì có hành vi và thái độ kỳ quái. Sau đó, Dali sang Paris gặp và trao đổi ý kiến với họa sĩ Tây Ban Nha, Pablo Picasso. Năm 1928, Dali tham gia nhóm các họa sĩ theo trường phái siêu thực và đây chính là con đường mà ông chọn để đeo đuổi sự nghiệp cho đến khi qua đời. 1.2. Đặc điểm tranh của Dali. Tranh của Dali mang những đặc điểm tiêu biểu của hội họa Siêu thực, bởi vậy ông được coi là họa sĩ đỉnh cao trong trường phái hội họa Siêu thực. Trong các tác phẩm của ông, màu sắc tươi sáng, các hình tượng được sắp xếp theo một logic, trật tự riêng của họa sĩ.Trật tự ấy theo ý đồ của tác giả, và nó khá đơn giản trong hình tượng để người xem có thể tiếp cận được. Đồng thời, ông cũng sử dụng phương pháp chắp ghép, Nghệ thuật của Dali là lìa xa những tập quán cố cựu, những đề tài đóng băng để hướng tới con đường sáng với những gì tựa như mơ trong tác phẩm của trường phái siêu thực. Ở vào những năm 1927/1928 một số tranh Salvador Dali chịu ảnh hưởng kiểu cách siêu thực (the surrealistic styles) của một số họa nhân Jean Arp, Joan Miró và Yves 6 Tanguy. Một vài họa phẩm của Dali tạo nên những đốm loé (blob-like) sắc bén, phá thể của giấc mơ hãi hùng ngay cả giấc ‘mơ-mộc- đè’(nightmarish). Dù tranh của Dalí với màu sắc, chất liệu trong sáng cỡ nào cũng không để lại một cái gì dịu êm mà chứa đựng hình ảnh khiếp đảm trong đó; tuy nhiên vẫn cho chúng ta nhận ra được một cái chứng có tính cách mắc bệnh (affected Dalí’s) giả tạo trong toàn bộ bố cục xây dựng của Dali ! Đối với Dali là một vượt thoát từ nội tại đến thể chất, một bung phá mà con người ông thường trực với nội tâm, Dali chỉ mượn nội giới để tháo gỡ ràng buộc, những thứ đó tiềm tàng bấy lâu nay, đưa dẫn Dali vào cõi mộng, sống với mộng, trao đổi với mộng để biến mình trở nên cuồng tính với tư duy. Xuyên qua những giấc mơ bấn loạn tâm thần. Có lần Dali nói: ”Khi bạn là con người siêu thực bạn phải hòa điệu vào với nó. Tất cả những cấm kỵ, cưỡng ép là ‘tử cấm thành’ hoặc cách khác như thử liệt kê để phải làm những điều tuân thủ”. 1.3. Phân tích một số bức tranh. a. Bức tranh “Sự dai dẳng của ký ức”. Bức tranh được vẽ vào năm 1931. Mô tả bức tranh: bức tranh vẽ 3 chiếc đồng hồ, nhưng 3 chiếc đồng hồ lại có hình dạng kì lạ: chúng đều bị méo mó, tan chảy, lại được đặt trong hoàn cảnh hoang tàn, cằn cỗi thiếu sức sống. Một chiếc được vắt ở cành cây khô; một chiếc nằm vắt vẻo ở một thành đỡ, 1 nửa bên trên, một nửa ở dưới; một chiếc được đặt trên Ý nghĩa: Sự dai dẳng của ký ức thể hiện với những chiếc đồng hồ méo mó bị chảy,mềm Đây như một cái gì đó giằng xé trong tâm can, là những giấc mơ nối liền thực tại với hàng triệu năm về trước và hàng triệu năm chưa đến. Thời gian mềm rũ rượi trong những giấc mơ, hiện tại, tương lai và quá khứ giành giật nhau những mẩu ký ức còn sót lại sau những 7 tô cháo lú của cuộc sống mà muốn hay không muốn người ta cũng sẽ phải có lần phải thử. Ba chiếc đồng hồ, ba “thời gian”, giằng xé nhau, không tương thích nhau- Họa sỹ dường như muốn nói về những cái đã qua, những gì đang có và những điều chưa đến? Quá khứ chênh vênh, tương lai mong manh đều chẳng nằm trong tầm với của con người, chỉ có hiện tại luôn đè nặng trên bức chân dung méo mó dường như tan chảy trên nền nâu của đất núi và vàng của ráng mây và xanh thẳm của bầu trời. b. Bức tranh “Swans reflecting delephans”. Được vẽ năm 1937. Mô tả: bức tranh có những con thiên nga, bóng của chúng và những cành cây soi rọi xuống hồ nước. Nhưng kì lạ thay: bóng lại là những tấm ảnh màu, núi không có bóng, những đám mây hình nhân cũng không có bóng. Nắng chỉ đổ bóng vào những cây hình thù kì lạ và những con thiên nga đang xòe cánh. Bóng cây và thiên nga đổ xuống hồ, mặt nước yên lặng. Va kì diệu hơn lại là: chiếc bóng của những con thiên nga duyên dáng lại là những chiếc tai voi thô ráp. Ý nghĩa: có quan điểm cho rằng: hình và bóng trong bức tranh này cũng chỉ là sự nhiễu loạn do không bao giờ tồn tại sự cô đơn tuyệt đối. Khi chú tâm vào những con thiên nga người ta sẽ không thấy những con voi và ngược lại. Nhìn và nghĩ về thiên nga – cái đẹp thì sẽ không thấy sức mạnh to lớn và ngược lại, khi chú tâm nhìn vào những con voi – cái sức mạnh thì cái đẹp sẽ biến mất. Từ đó biểu thị ý nghĩa: cái đẹp và sức mạnh không bao giờ cùng tồn tại trong ý niệm của mỗi người. 8 c. Bức tranh “Hươu cao cổ bốc cháy”. Mô tả: bức tranh vẽ một con hươu cao cổ đang bị bốc cháy rừng rực, nhưng hình ảnh này lại không phải là hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh trung tâm, chiếm diện tích lớn hơn cả lại là hình ảnh của những hình người kì quái, bước đi dò dẫm, trên lồng ngực và đùi bật ra 8 ngăn kéo. Đằng xa là 1 dải núi nhấp nhô với những cái bóng đổ dài im lặng. Ý nghĩa: bức tranh thể hiện một nỗi ám ảnh phức tạp về sự hủy diệt ở trần thế, đồng thời thể hiện thông điệp nghệ thuật bí ẩn về một khát vọng thẩm mĩ độc đáo. 2. Danh họa René Magritte. 2.1. Giới thiệu chung: Magritte sinh ngày 21 tháng 9 năm 1898 và mất ngày 15 tháng 8 năm 1967 là một họa sĩ nước Bỉ. Magritte sinh ra tại Lessines, thuộc tỉnh Hainaut, nước Bỉ vào năm 1898. Ông là con trai cả của Léopold Magritte, một thợ may và mẹ ông là Adeline Magritte, một người thợ làm mũ. Năm 1910, ông bắt đầu theo học những lớp vẽ đầu tiên ở tuổi 12. Ông theo học Học viện Hoàng gia Khoa học và Nghệ thuật Bỉ tại Brussels trong hai năm cho đến năm 1918. Năm 1922, Magritte lấy Georgette Berger, người phụ nữ mà ông đã gặp từ thời còn niên thiếu. Trong năm 1926, ông đã vẽ bức tranh siêu thực đầu tiên và sau đó tổ chức triển lãm vào năm 1927. Tuy nhiên các nhà phê bình đã phê phán các bức tranh của Magritte thậm tệ. Chán nản trước thất bại, Magritte chuyển đến Paris và ông trở thành bạn của André Breton, đồng thời tham gia vào nhóm các họa sĩ vẽ tranh siêu thực. 9 Magritte miêu tả các bức tranh của mình như sau:"Những bức tranh của tôi là những hình ảnh hữu hình nhưng không hề ẩn chứa bất cứ thứ gì; chúng khơi gợi sự bí ẩn và, tất nhiên, khi một người xem một trong những bức tranh của tôi, người đó sẽ tự hỏi "Điều đó có nghĩa là gì?". Nó không ẩn chứa điều gì cả, vì bí ẩn không có nghĩa, đó là điều không thể nhận biết" 2.2. Đặc điểm tranh của Magritte. Magritte nổi tiếng với những bức tranh kỳ dị và bí ẩn. Một trong những đặc trưng trong các bức tranh của ông là sự sắp xếp các sự vật, hiện tượng hữu hình với nhau theo những cách kỳ lạ và khiến chúng trở nên kỳ cục. Trong bức tranh Sự tương đồng chọn lọc, ông vẽ một quả trứng bị nhốt trong cái lồng chim. Hay trong bức tranh Thính phòng, ông vẽ một quả táo khổng lồ ở trong một căn phòng. Nhiều sự vật, hiện tượng trong các bức tranh của Magritte hết sức hoang đường và kỳ bí. Ví dụ như trong bức tranh Chân dung Edward James vẽ Edward James đang nhìn trực tiếp vào gương nhưng chỉ thấy phần phía sau của mình trong đó. Nhiều hình ảnh siêu thực khác cũng xuất hiện trong các bức tranh của Magritte là đồ vật hóa thành người, lá hóa chim, nến phát ra ánh sáng màu đen 2.3. Phân tích một số bức tranh của Magritte . a. Bức tranh “Golconde” Được vẽ vào năm 1953, là một trong những bức họa nổi tiếng của Magritte. Mô tả: bức tranh có điểm nhấn là những hình người giống y như nhau: từ khuôn mặt đến quần áo (màu đen) đang “bay” trong thành phố. Ý nghĩa: tác giả của bức tranh muốn cười nhạo cả thành phố cứng nhắc, giả dối và đơn điệu. Họ giống như những hình nộm, 10 [...]... mơ chính là đối tư ng nghiên cứu của Siêu thực Họ tin tư ng vào thực tế khách quan của giấc mơ Những khát vọng những tư tưởng ngẫu nhiên, những hình ảnh trong giấc mơ là phương thức để giải thoát tâm linh khỏi sự đè nén của lí trí Theo các hoạ sĩ Siêu thực, có hai thế giới hiện thực: Hiện thực hữu hình, có thực và hiện thực tồn tại trong tiềm thức của hoạ sĩ Cái thế giới đó mới là đối tư ng họ quan tâm... thác để vẽ tranh Thế giớ siêu thực không thể lĩnh hội được bằng các giác quan,và nó có thật trong mỗi con người, ở nhiều mức độ khác nhau Thế giới ấy nằm trong tiềm thức, trong vùng vô thức Do đó, Siêu thực thể hiên vai trò của sự phi lí Như vậy, hội họa siêu thực hướng vào thế giới vô thức của con người mà họ cho là một lĩnh vực vô hạn đối với sự khám phá, sáng tạo nghệ thuật Nó đề cao các ngẫu hứng,... Tuy nhiên, dựa vào đặc trưng của hội họa siêu thực mà ta có thể hiểu như sau: 3 Danh họa Nguyễn Đình Đăng 3.1 Tìm hiểu chung: Sinh năm 1958, là một nhà vật lý, nhà nghiên cứu về lý thuyết vật lý hạt nhân tại Viện Vật lý hóa học Nhật Bản (tức Viện RIKEN) Ông là một trong số ít nhà khoa học có hai bằng tiến sĩ Ông còn là một hoạ sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm... Clairvoyance (tự họa) Bức tranh được hoàn thành năm 1936 Bức tranh được vẽ bằng cách, họa sĩ soi gương và vẽ hình ảnh được phản chiếu trong gương (một cách vẽ của tự họa) Do đó, có thể nhìn thấy trong bức tranh là hình ảnh của một nhà họa sĩ đang hướng mắt ra sau, trên bàn có mẫu vật là một quả trứng và bức tranh vẽ lại là hình một con chim đang sải cánh Dường như mọi hình ảnh trong bức tranh đều rất rời... 13 Người phụ nữ trẻ trong tranh là một nghệ sĩ piano Nhật Cô mặc váy áo biểu diễn và ngồi trên một cái lá sen Câu ca dao Việt Nam Trong đầm gì đẹp bằng sen…” có thể rất phù hợp trong trường hợp này chăng? Tuy nhiên tác giả lại bị ám ảnh bởi những câu thơ khác, cho dù có thể được bắt nguồn từ câu ca dao trên, nhưng, theo tác giả, lại rất độc đáo và sâu xa Đó là những câu trong một bài thơ của Nguyễn... chỉ là bùn, Ngộ rồi mới biết trong Bùn có Sen Ở lớp thứ hai là một cô dâu Nhật mặc áo cưới truyền thống tiếng Nhật gọi là “shiromuku” Đi lấy chồng là “bước ra” hoặc “bước vào” một cuộc đời mới, thậm chí một thế giới mới với bổn phận của người vợ, người mẹ Trong trường hợp bức tranh “Lối ra”, trong một lần đi ra khỏi cửa xe điện ngầm ở ga Ikebukuro (Tokyo), “tôi chợt nảy ra ý tư ng vẽ cái đuôi áo cô dâu... cái đàn - sự nghiệp và mơ ước nghệ thuật của cô dâu Thực ra áo shiromuku không có đuôi, mà thẳng đứng Chỉ có áo cưới châu Âu mới có đuôi dài quét trên sàn Cái áo trong tranh của tôi là một sự hòa trộn giữa áo Nhật và áo Tây vậy” Đây chính là đặc điểm nổi bật trong tranh của Nguyễn Đình Đăng III TỔNG KẾT Quan niệm và nguyên tắc của nghệ thuật Siêu thực dựa theo học thuyết Phân tâm của Phrớt (Freud,1856-1939... là một hoạ sĩ, hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Chủ thể Nhật Bản (năm 2005, là người nước ngoài đầu tiên được công nhận là hội viên chính thức trong lịch sử 41 năm từ khi thành lập của hội này) Ngoài ra, ông còn là tác giả nhiều bài viết, nhiều bài dịch từ tiếng Nga, Nhật, Anh, Pháp được đăng trên các báo như Talawas, Tia sáng, Người viễn xứ, Quân đội nhân dân, Lao động, Tạp chí mỹ... dương cầm, Ánh trăng… là những tác phẩm hội hoạ đậm chất thơ, nhạc điệu, pha trộn trong sự huyền ảo, giữa hư và thực là sự phô diễn kỹ thuật và biểu đạt suy tư sâu lắng là nét độc đáo, và là thế mạnh làm nên thành công của Nguyễn Đình Đăng (theo Đinh Quang Tỉnh - Ba Tỉnh) như một hoạ sĩ “thành danh” đứng ngang hàng với những nghệ sỹ chuyên nghiệp và tên tuổi trong nước 3.2 Phân tích một số bức tranh... mỏ neo han rỉ, lăn lóc trong đống dây thừng cạnh một bản thảo bị đốt cháy, gần bức tư ng có một xác ướp Ở bên trái treo lủng lẳng một máy đếm nhịp như người bị treo cổ dưới một đoạn xà gỗ c Bức tranh “Lối ra” Đây là bức tranh được giải thưởng Sompo Japan năm 2007 và được mời dự triển lãm “Các họa sĩ xuất sắc đang nổi lên” lần thứ 28 năm 2009 tại bảo tàng mỹ thuật Seiji Togo Trong tranh có vẽ một lối . trăng. III. TỔNG KẾT. 1. Đặc trưng của hội họa siêu thực. 2. Phong cách, đề tài. 3. Nghệ thuật tỏng hội họa siêu thực. 4. Khái luận chung về tính tư tưởng trong hội họa siêu thực. HÌNH THỨC THUYẾT TRÌNH -. tranh. • Sử dụng hình thức vấn đáp trong khi thuyết trình. 1 TÍNH TƯ TƯỞNG TRONG HỘI HỌA SIÊU THỰC I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Nguồn gốc của trường phái hội họa siêu thực. Ở khoảng thế kỉ thứ XX có một. BÀI TẬP NHÓM Môn: Nghệ thuật học đại cương Đề bài: Tính tư tưởng trong hội họa siêu thực CẤU TRÚC BÀI VIẾT I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Nguồn gốc, khái

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan