Bài giảng công pháp quốc tế

72 812 6
Bài giảng công pháp quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ I. Khái niệm luật quốc tế 1. Định nghĩa Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng cùng tồn tại và phát triển. Nhà nước hình thành và phát triển không thể thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật được ban hành bởi nhà nước. Do đó, không có nhà nước thì sẽ không có pháp luật. Nhà nước sử dụng công cụ quản lý là pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đưa các quan hệ xã hội phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp vào một trật tự nhất định. Hệ thống pháp luật của quốc gia bao gồm nhiều ngành luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, khi các quốc gia thiết lập quan hệ bang giao với nhau thì một hệ thống pháp luật mới được hình thành, đó là luật quốc tế. Hệ thống pháp luật này tuy được hình thành và tồn tại độc lập, khác hẳn với trình tự và thẩm quyền lập pháp của pháp luật quốc gia nhưng nó có quan hệ tác động qua lại với hệ thống pháp luật quốc gia. Thật vậy, trong quan hệ bang giao giữa các quốc gia, họ cùng nhau xây dựng những nguyên tắc, quy phạm nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau. Phổ biến nhất là các quan hệ song phương giữa hai quốc gia. Để đảm bảo cho quan hệ được bền vững, hai quốc gia thường tiến hành giao kết với nhau bởi một thỏa ước. Thỏa ước này có thể là bằng miệng hay bằng văn bản, tuỳ theo tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ được thiết lập. Thỏa ước này ngày nay chúng ta gọi là điều ước quốc tế. Và đây cũng chính là luật quốc tế. Như vậy, chúng ta thấy rằng chỉ cần một điều ước quốc tế giữa hai quốc gia được giao kết thì luật quốc tế xuất hiện và luật này sẽ được áp dụng trước tiên cho chính hai quốc gia thiết lập nên nó. Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ quốc tế của các quốc gia không còn dừng lại trong khuôn khổ quan hệ song phương giữa hai quốc gia nữa mà dần dần nó đã được mở rộng ra nhiều quốc gia và toàn thế giới. Do đó, ngày nay, có những quan hệ giữa các quốc gia mang tính khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Như vậy, thuật ngữ luật quốc tế bao gồm cả luật quốc tế giữa các quốc gia mang tính song phương, đa phương khu vực, liên khu vực và đa phương toàn cầu. Cụ thể : Tổng thể những nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ song phương mà cụ thể là thông qua những điều ước quốc tế song phương là luật quốc tế tồn tại giữa hai chủ thể với nhau. Ví dụ : Việt Nam và Trung Quốc ký kết với nhau điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế này chính là nguồn của luật quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, tổng thể tất cả các nguyên tắc, các quy phạm được thoả thuận giữa hai quốc gia, Việt Nam và Trung Quốc, là luật quốc tế điều chỉnh quan hệ bang giao giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực ký kết. Như vậy, tổng thề những nguyên tắc, những quy phạm thể hiện trong các điều ước quốc tế đa phương giữa các quốc gia trong một khu vực địa lý được gọi là « luật quốc tế khu vực ».Ví du : Các nguyên tắc và quy phạm được các quốc gia Đông Nam Á thoả thuận xây dựng nên trong khuôn khổ hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính là luật quốc tế khu vực. Tương tự, nếu những nguyên tắc và những quy phạm điều chỉnh các quan hệ mang tính chất toàn cầu thì được gọi là « luật quốc tế chung ». Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, người ta không phân chia ra thành các loại luật quốc tế như trên mà chỉ gọi một tên chung là « Luật quốc tế » hay « Công pháp quốc tế ». 1 Sở dĩ có tên « Công pháp quốc tế » là để phân biệt với một ngành luật quốc gia có tên là « Tư pháp quốc tế ». Luật quốc tế và luật tư pháp quốc tế giống nhau chỉ ở một điểm là cùng điều chỉnh các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, như đã nói, luật tư pháp quốc tế là luật quốc gia, nguồn chủ yếu là do cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành và áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự, thương mại và lao động có yếu tố nước ngoài. Còn đối với luật quốc tế thì không phải do cơ quan lập pháp của một quốc gia nào ban hành cả, mà do chính các quốc gia và chủ thề của nó ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa họ với nhau trong đời sống bang giao quốc tế vi mục đích cùng tồn tại và phát triển. Như vậy, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế, do chính các chủ thể của luật quốc tế tự nguyện thỏa thuận xây dựng nên. 2. Đặc trưng cơ bản của luật quốc tế - Về trình tự lập pháp : Khác với luật quốc gia, luật quốc tế không phải do một cơ quan lập pháp chung, có thẩm quyền tối cao xây dựng nên để áp đặt và áp dụng bắt buộc đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật. Luật quốc tế được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể mà chủ yếu là giữa các quốc gia. Có nghĩa là luật quốc tế do các chủ thể cùng nhau « ban hành » để áp dụng trong các quan hệ giữa họ với nhau. Việc « ban hành » này có thể thông qua việc ký kết điều ước quốc tế hay cùng nhau thừa nhận một tập quán quốc tế nào đó để áp dụng cho quan hệ giữa họ. Ở điểm này, luật quốc tế giống như là một hợp đồng giữa các chủ thể. Đã có thể xem như là « hợp đồng » thì luật quốc tế cũng phải mang những đặc tính của hợp đồng. Có nghĩa là yếu tố thoả thuận là yếu tố quan trọng nhất và quyết định sự xuất hiện và tồn tại của luật quốc tế. Do đó, để có được các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế thì thoả thuận, đàm phán là con đường duy nhất được sử dụng bởi các chủ thể. Sau khi ký kết hoặc thừa nhận áp dụng chung một quy tắc nào đó thì các bên trong « hợp đồng » này cũng phải có nghĩa vụ thực hiện những cam kết của mình. Tuy nhiên « hợp đồng » này đôi khi không phải nhằm mục đích là bảo vệ lợi ích của chính các bên ký kết mà còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và sự sống còn chung của nhân loại. Tóm lại, không có bất cứ quy phạm của luật quốc tế nào được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng, ép buộc và không thông qua sự thỏa thuận của các chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ quốc tế, ngoại trừ những quy định nhằm bảo vệ hoà bình, sự sống còn của nhân loại. Như vậy, luật quốc tế có thể được xây dựng thông qua những phương thức sau đây : + Phương thức trực tiếp : Các chủ thể trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc tế. Đây là phương thức quan trọng và phổ biến nhất. Những nguyên tắc, quy phạm pháp lý quốc tế được hình thành thông qua nguyên tắc này được gọi là những nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế mang tính điều ước. + Phương thức gián tiếp : Các chủ thể có thể không tham gia đàm phán, ký kết trực tiếp các điều ước quốc tế mà họ chỉ cần gia nhập một điều ước quốc tế đã được các chủ thể khác đám phán, ký kết trước đó. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có thể cùng nhau thừa nhận những tập quán quốc tế đã hình thành lâu dài và được cộng đồng quốc tế áp dụng trong quan hệ của họ để xây dựng thành những quy tắc cho quan hệ quốc tế của họ. Những quy phạm pháp lý nào được hình thành bằng con đường này gọi là những quy phạm tạp quán. - Về chủ thể : Khác với chủ thể của luật quốc gia, tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều có quyền tham gia xây dựng nên những quy phạm pháp lý quốc tế. Các chủ thể này không phải như một số chủ thể bị động, chịu sự áp đặc của quyền lực của giai cấp thống trị như chủ thể trong luật quốc gia. Tất cả các chủ thể của luật quốc tế đều có quyền và bình đẳng trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật quốc tế. Chủ thể của luật quốc tế là một thực 2 thể được cấu thành bởi một cộng đồng. Đó là các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên quốc gia hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và một số thực thể đặc biệt. Khi tham gia quan hệ quốc tế, các chủ thể này sẽ quyết định trên cơ sở đảm bảo và bảo vệ quyền lợi cho cả một cộng đồng của chính mình. Do đó, đại đa số các quan điểm cho rằng yếu tố cá nhân với tư cách là chủ thề của luật quốc gia không được xem là chủ thể của luật quốc tế, tuy rằng trên thực tế, một số cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội có tham gia vào một số quan hệ quốc tế nhất định. Cơ sở cho quan điểm này là cá nhân không thể bình đẳng với quốc gia và các tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế. Bởi vì chúng ta đã định nghĩa, luật quốc tế là do chính các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên. Do đó, nếu cho rằng cá nhân là chủ thể của luật quốc tế thì bản chất nguyên thủy của luật quốc tế sẽ bị thay đổi. Bởi vì trên thực tế, cá nhân không thể tự mình đứng ra là một bên trong việc thoả thuận, xây dựng nên các quy phạm pháp luật quốc tế với các chủ thể khác. Do tính chất đặc biệt của cá nhân là có mặt trong một số quan hệ có tính chất quốc tế nên có quan điểm cho rằng cá nhân cũng là chủ thể của luật quốc tế. Đặc điểm này cũng là một trong các đặc điểm nổi bậc của luật quốc tế khác với luật quốc gia. Trong khi trong luật quốc gia, cá nhân tuy không là người lập pháp nhưng họ là chủ thể chủ yếu và quan trọng của luật quốc gia thì trong luật quốc tế, thực thể nào không tham gia được trong quá trình xây dựng luật quốc tế thì không được xem là chủ thể cơ bản, mặc dù thực thề nó có thể bị điều chỉnh của luật quốc tế vì những lý do đặc biệt như nhằm để bảo vệ mục tiêu và giá trị pháp lý của luật quốc tế. - Về đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế : Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế khác với đối tượng điều chỉnh của luật quốc gia. Quan hệ pháp luật trong nước là những quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, nhà nước trong các lĩnh vực còn quan hệ pháp luật do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ nhằm mục đích chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…của cả một quốc gia, tổ chức quốc tế trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể. Do đó, không phái luật quốc tế điều chỉnh cùng lúc hết tất cả các quan hệ trong các lĩnh vực nêu trên mà chỉ điều chỉnh khi nào các quan hệ đó được quy định, thoả thuận trong một điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế được các chủ thể thừa nhận. Trên thực tế, trong các lĩnh vực nêu trên thì quan hệ chính trị là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật quốc tế. - Về các biện pháp bảo đảm thi hành : Luật quốc tế không có cơ quan cưỡng chế tập trung đứng trên các chủ thể để giải quyết tranh chấp hay cưỡng chế thi hành. Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế chỉ có thể được tiến hành bởi chính các chủ thể bằng biện pháp cá thể hoặc tập thể. Trong hai biện pháp nêu trên, biện pháp cưỡng chế cá thể được sử dụng trước tiên và rất phổ biến. Ví dụ, quốc gia bị xâm luợc có quyền thực hiện hành vi tự vệ nhằm bảo vệ cho lợi ích của chính quốc gia bị vi phạm và bảo vệ các giá trị pháp lý quốc tế. Đối với biện pháp cưỡng chế tập thể, thông thường được tiến hành bởi nhiều quốc gia thông qua cơ chế cưỡng chế của một tổ chức quốc tế mà quốc gia vi phạm là thành viên. Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, quốc gia bị vi phạm cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của một hoặc một số quốc gia khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình theo đúng các cam kết hoặc nhằm để bảo vệ sự sống còn chung của nhân loại mà hành vi vi phạm của quốc gia vi phạm có thể gây ra. Ngoài hai biện pháp nêu trên, có một bệnh pháp đảm bảo thi hành rất hữu hiệu nữa đó là nhờ vào dư luật quốc tế trước hành vi vi phạm của một số chủ thể bất chấp luật quốc tế. Dư luận quốc tế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thi hành luật quốc tế và giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế. Việc cộng đồng quốc tế cùng lên án hành vi của một quốc 3 gia là vi phạm luật pháp quốc tế sẽ làm cho quốc gia đó phải xem xét lại hành vi của mình. Bởi vì nếu không tự dừng lại hành vi vi phạm trước dư luận quốc tế thì quốc gia đó có thể bị cô lập hoặc làm mất lòng tin với cộng đồng quốc tế. II. Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế Lịch sử hình thành luật quốc tế được chia ra làm 4 giai đoạn phát triển khác nhau : Cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại - Luật quốc tế thời cổ đại (chiếm hữu nô lệ) Trong giai đoạn này, luật quốc tế tồn tại chủ yếu dưới dạng tập quán quốc tế. Do đó, khoa học luật quốc tế chưa được hình thành. Dần dần, do sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng và phức tạp nên đã hình thành một số điều ước quốc tế. Một điều ước quốc tế nổi tiếng của thời kỳ này là Hòa ước giữa vua Ai Cập và Vua Hatusin được giao kết năm 1278 trước công nguyên. Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ, chiến tranh là đặc trưng của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Những cuộc chiến có thể gây rất nhiều thiệt hại cho các bên tham chiến về người và của. Do đó, một số khu vực đã hình thành những quy phạm mang tính tập quán liên quan đến chiến tranh nhằm giảm nhẹ các hậu quả của những cuộc chiến gây ra. Những quy định về cấm dùng thuốc độc trong trong các loại vũ khí khi tham chiến đã được hình thành. Như vậy, luật quốc tế về chiến tranh đã xuất hiện trong thời kỳ này. Tuy nhiên, luật quốc tế thời kỳ này thừa nhận chiến tranh là biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hợp pháp. Nó chỉ điều chỉnh các hình thức, phương thức chiến tranh như thế nào mà thôi. Ví dụ : Đánh nhau như thế nào và không được sử dụng những loại vũ khí nào trong khi tham chiến, việc bắt giữ và trao trả tù binh như thế nào… Trong thời kỳ này thì nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) và những tập quán về ngoại giao, lãnh sự đã được hình thành. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển tự nhiên và xã hội thời cổ đại còn thấp kém, việc bang giao giữa các quốc gia không được mở rộng do thiếu phương tiện giao thông, thông tin liên lạc…nên luật quốc tế trong thời kỳ này chỉ mang tính khu vực khép kín. - Luật quốc tế thời trung đại (phong kiến): Đặc trưng của thời kỳ phong kiến là chế độ vua chúa. Do đó, luật quốc tế trong thời kỳ này cũng mang bản chất phong kiến. Có nghĩa là luật quốc tế chỉ điều chỉnh những quan hệ giữa các vua chúa mà thôi. Bởi vì, toàn bộ đất đai, lãnh thổ của một quốc gia là thuộc sở hữu của ông vua đứng đầu quốc gia đó. Việc xâm chiếm, tặng cho hay cống nạp đất đai, lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau thực chất đó là mối quan hệ quốc tế giữa các nhà vua liên quan đến tài sản của họ. Do đó, luật quốc tế trong thời kỳ này còn gọi là luật quốc tế của các vua chúa. Đây là thời kỳ phân quyền, cát cứ, chiến tranh xảy ra liên miên và tôn giáo phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và nội dung của luật quốc tế. Do điều kiện giao thông và sản xuất phát triển nên quan hệ quốc tế mang tính khu vực không còn nữa, thay vào đó là những quan hệ quốc tế mang tính liên khu vực. Do đó, để mở rộng quyền lực, thị trường và lợi ích, các quốc gia tiến hành xâm chiếm lẫn nhau, mà nạn nhân là những quốc gia nhỏ, có điều kiện phát triển kém. Về mặt pháp lý, luật quốc tế trong thời kỳ này có những bước phát triển mới so với luật quốc tế thời cổ đại. Những quy phạm pháp luật quốc tế về luật biển và ngoại giao xuất hiện và tiếp tục phát triển. Nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Tuy nhiên, quyền bình đẳng này thực chất là quyền bình đẳng giữa các vua chúa. Đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện, luật quốc tế trong thời kỳ này phụ thuộc rất lớn vào 4 vai trò của tôn giáo. Các khẩu hiệu phát động từ tôn giáo rất có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Ví du : Hòa bình và đình chiến theo ý Chúa, quyền cho cư trú trong nhà thờ… Khoa học luật quốc tế xuất hiện và đã có những quan điểm của các học giả nổi tiếng về luật quốc tế xuất hiện như quan điểm về « Luật chiến tranh và hòa bình », quyền « Tự do biển cả »… - Luật quốc tế thời kỳ cận đại (TBCN) Trong thời kỳ này, luật quốc tế phát triển nhờ vào các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…Đồng thời, chế định quốc tịch xuất hiện với việc xác định công dân của quốc gia nên chủ quyền của quốc gia được nâng cao. Các quy định về biên giới, ngoại giao, lãnh sự và luật lệ về chiến tranh tiếp tục phát triển. Một số tổ chức quốc tê xuất hiện như Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879). Điều này cho ta thấy quan hệ giữa các quốc gia trong cộng đồng quốc tế lúc bấy giờ đã phát triển vượt bậc. Đây là mầm mống của loại chủ thể là các tổ chức quốc tế liên chính phủ trong thời đại của chúng ta. Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của luật quốc tế thời kỳ này là luật quốc tế của các quốc gia tư bản vì chỉ có các quốc gia được gọi là văn minh mới có quyền tham gia vào các quan hệ quốc tế với tư cách lá chủ thể của luật quốc tế. Do đó, luật quốc tế thời kỳ này vẫn còn tồn tại những học thuyết, những tư tưởng mang tính chất phản động như chế độ bảo hộ, nô dịch, quyền chiến tranh bị hạn chế nhưng chưa được ngăn cấm một cách triệt để. - Luật quốc tế thời kỳ hiện đại: Luật quốc tế hiện đại bắt đầu từ những thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và thành quả của cuộc Cách mạng tháng mười Nga 1917. Bởi vì sau khi cuộc Cách mạng này thành công, hàng loạt các nguyên tắc mới xuất hiện trong quan hệ quốc tế như : Nguyên tắc « cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế » với việc cấm chiến tranh xâm lược và cấm sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế ; Nguyên tắc « quyền dân tộc tự quyết » với sự thừa nhận một chủ thể mới trong luật quốc tế mà các giai đoạn trước không có đó là các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập ; Nguyên tắc « bình đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia » với việc thừa nhận tất cả các quốc gia đều là chủ thể của luật quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, văn hoà và quy mô, diện tích quốc gia…. ; Nguyên tắc « giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình » với việc quy định các cách thức và phương thức giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế mà không thông quan chiến tranh ; Nguyên tắc « các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau » nhằm phục vụ cho thời đại toàn cầu hoá như hiện nay…. Với sự phát triển của xã hội và các quan hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực, luật quốc tế hiện đại đã và đang phát triển rất cao. Các chủ thể là tổ chức quốc tế xuất hiện rất nhiều và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế của các quốc gia. Khoa học luật quốc tế phát triển đa dạng, phong phú. Có nhiều quan điểm, học thuyết mới xuất hiện cùng với sự xuất hiện của những thực thể đặc biệt giữ vai tro rất quan trọng và mới mẻ trong quan hệ quốc tế cũng như trong sự phát triển của khoa học luật quốc tế. Vai trò của cá nhân cũng được khả định trong khoa học và thực tiễn quốc tế. Các thực thể đặc biệt xuất hiện, đòi hỏi luật quốc tế phải thay đổi, bổ sung cho phù hợp. Ví dụ : quy chế pháp lý của các vùng lãnh thổ là thành viên của các tổ chức quốc tế, các quốc gia nằm trong một quốc gia thống nhất, … 5 Luật quốc tế hiện đại phát triển với sự phát triển của nhiều ngành luật khác nhau như luật biên giới và lãnh thổ quốc gia, luật điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, luật hàng không quốc tế,… III. Nguồn của luật quốc tế 1. Khái niệm Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự tồn tại của luật quốc tế, chứa đựng các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế do chính các chủ thể xây dựng hoặc thừa nhận. Như vậy, thoả thuận vẫn là biện pháp duy nhất để xây dựng nên nguồn của luật quốc tế hiện đại. Như vậy, về tổng thể, nguồn của luật quốc tế có hai loại là nguồn thành văn và bất thành văn. 2. Các loại nguồn của luật quốc tế Luật quốc tế có các loại nguồn sau : Điều ước quốc tê, tập quán quốc tế và các nguồn bổ trợ. a. Điều ước quốc tế Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Chúng là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng nhằm xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đối với nhau. Theo quy định của Công ước Vienne năm 1969 về Luật điều ước quốc tế và luật quốc tế hiện hành thì điều ước quốc tế được ký kết bằng văn bản và không nhất thiết phải ghi trong cùng một văn kiện pháp lý quốc tế. Có nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể có thể trong 1 văn bản duy nhất hay trong nhiều văn bản đính kèm hoặc nằm rải rác trong những điều ước quốc tế song phương, đa phương…mà chủ thể tham gia là thành viên. Điều ước quốc tế có nhiều loại tên gọi khác nhau như công ước, hiệp ước, hiệp định, nghị định thư, tuyên bố, hiến chương…Luật quốc tế không có quy phạm bắt buộc về việc xác định tên gọi của các điều ước quôc tế. Các chủ thể liên quan căn cứ vào mức độ, nội dung và tập quán mà đặt tên cho điều ứơc quốc tế mà mình đàm phán, ký kết. Về hình thức cũng vậy, điều ước quốc tế không bắt buộc có những điều khoản rõ ràng như văn bản pháp luật trong nước. Có những điều ước quốc tế chỉ có nội dung cam kết giữa các bên mà không có điều khoản nào cả. Các điều ước này thông thường là những tuyên bố của các tổ chức quốc tế. Chúng ta đã định nghĩa điều ước quốc tế là do chính các chủ thể của luật quốc tế tham gia xây dựng lên. Như vậy, chủ thể của điều ước quốc tế cũng chính là chủ thể của luật quốc tế. Do đó, những chủ thể không phải là chủ thể của luật quốc tế thì không thể tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc tế được. Ví dụ : Một quốc gia và một cá nhân tham gia ký kết với nhau một thỏa thuận thì thỏa thuận này không được gọi là điều ước quốc tế và không thể trở thành nguồn của luật quốc tế được. Như vậy, điều kiện tiên quyết của một điều ước quốc tế là nguồn của luật quốc tế là phải được ký kết giữa các chủ thể của luật quốc tế. Bởi vì điều ước quốc tế là hình thức cơ bản của luật quốc tế chứa đựng các nguyên tắc và quy phạm pháp lý quốc tế để xây dựng và điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế giữa các chủ thể được phát triển. Điều ước quốc tế còn là công cụ, phương tiện pháp lý để duy trì và tăng cường hợp tác giữa các chủ thể, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp giữa họ và có vai trò rất quan trọng trong việc nội luật hóa trong pháp luật của các quốc gia. 6 Tuy nhiên, không phải tất cả các điều ước quốc tế được ký kết giữa các chủ thể đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại. Một điều ước của luật quốc tế muốn trở thành nguồn của luật quốc tế phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: - Điều ước quốc tế đó phải phù hợp với quy định của pháp luật của các bên ký kết về thẩm quyền và trình tự, thủ tục ký kết; - Điều ước quốc tế đó, phải được ký kết trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng; - Nội dung của điều ước quốc tế, phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Do đó, các điều ước trái với Hiến chương Liên hiệp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại sẽ bị xem là bất hợp pháp và nó sẽ trở nên vô hiệu, không có giá trị pháp lý tạo ra quyền và nghĩa vụ cho các bên ký kết. Điều này có nghĩa là chúng không phải là nguồn của luật quốc tế hiện đại. b. Tập quán quốc tế Tập quán quốc tế là nguồn của luật quốc tế. Nó ra đời ngay từ thời kỳ đầu tiên trong quá trình phát triển của luật quốc tế, sớm hơn nhiều so điều ước quốc tế. Đó là những quy tắc xử sự chung do một hay một số quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và áp dụng chung trong quan hệ quốc tế. Dần dần, những thói quen về quy tắc xử sự này đã được các quốc gia khác thừa nhận và áp dụng như những quy phạm pháp luật quốc tế. Cũng giống như điều ước quốc tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế đều được công nhận là nguồn của luật quốc tế. Một tập quán được xem là nguồn của Luật quốc tế phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Phải là quy tắc xử sự chung, và được các quốc gia công nhận và áp dụng rộng rãi trong thực tiễn; - Phải được thừa nhận chung là quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc (các quốc gia coi là một nghĩa vụ pháp lý); - Phải có nôi dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tập quán quốc tế có giá trị độc lập với điều ước quốc tế và các nguyên tắc của luật quốc tế. Tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các quy phạm pháp lý quốc tế trong các điều ước quốc tế. Bởi vì các chủ thể của luật quốc tế mong muốn các tập quán này được thể hiện dưới hình thức văn bản để không phải giải thích hoặc xảy ra bất đồng quan điểm trong quá trình áp dụng. Do đó, khi đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế thì các chủ thể thông thường chuyển hóa những tập quán đã và đang tồn tại trên thực tế thành những điều khoản trong điều ước quốc tế. Tập quán quốc tế là nguồn điều chỉnh hữu hiệu quan hệ quốc tế giữa các chủ thể khi những quan hệ đó không có quy phạm điều ước điều chỉnh. Điều này có nghĩa là khi có sự mâu thuẫn giữa tập quán quốc tế và điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế sẽ được các chủ thể áp dụng. c. Các nguồn bổ trợ khác Luật quốc tế có các nguồn bổ trợ. Các nguồn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc áp dụng và xây dựng nên các nguồn chính thức của luật quốc tế. Những nguồn bổ trợ bao gồm : - Án lệ của Tòa án quốc tế : Đây là các phán quyết của tòa án quốc tế của Liên hiệp quốc trong quá trình xét xử, giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể. Ngoài chức năng giải 7 quyết tranh chấp, các phán quyết này còn có ý nghĩa rất quan trọng mang tính tham khảo trong quá trình giải quyết tranh chấp của các bên trong quan hệ quốc tế tương tự. - Học thuyết của các luật gia danh tiếng về luật quốc tế : Các học thuyết của các luật gia, các cơ sở nghiên cứu luật quốc tế…góp phần rất lớn trong việc hình thành, xây dựng nên các quy phạm pháp lý quốc tế. Các học thuyết này cũng chỉ mang tính tham khảo, bởi nó không được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể. - Các Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hiệp quốc và các tổ chức liên chính phủ : Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ có hai loại : Nghị quyết mang tính bắt buộc và Nghị quyết mang tính chất tuỳ nghi. Đối với Nghị quyết mang tính bắt buộc thì được xem như là điều ước quốc tế bởi vì những Nghị quyết này được đưa ra bởi đại diện của cả một tổ chức quốc tế mà quốc gia là thành viên. Còn đối với những loại Nghị quyết mang tính chất tuỳ nghi thì các quốc gia thành viên có quyền không tuân thủ. Bởi vì nó chỉ mang tính khuyến nghị mà thôi. Tuy nhiên, các Nghị quyết tuỳ nghi này có vai trò rất quan trọng trong việc giải thích, áp dụng các quy phạm pháp lý quốc tế trong các điếu ước quốc tế. Tóm lại, các nguồn bổ trợ nêu trên chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, một số nguồn bổ trợ này nếu được các quốc gia cùng thừa nhận áp dụng lâu dài, không trái nhau về cách áp dụng và quan điểm thi các nguồn này có thể trở thành tập quán quốc tế hoặc được chính các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nên các quy phạm trong điều ước quốc tế trên cơ sở thỏa thuận của các bên liên quan. IV. Mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia Có nhiều học thuyết khác nhau liên quan đến mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật trong nước : Học thuyết nhất nguyên luận và học thuyết nhị nguyên luận và quan điểm của khoa học luật quốc tế hiện đại. 1. Học thuyết nhất nguyên luận Trường phái này cho rằng luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai bộ phận của một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận này phù thuộc vào bộ phận kia. Ở trong nội bô của trường phái này lại tồn tại hai quan điểm khác nhau, cụ thể là: Một nhóm đại biểu cho rằng lật quốc tế phải được đặt lên trên pháp luật trong nuớc. Ngược lại, một nhóm đại biểu khác thì có quan điểm cho rằng pháp luật trong nước phải được đặt lên trên luật quốc tế. 2. Học thuyết nhị nguyên luận Trường phái này cho rằng luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai hệ thống pháp luật khác nhau, song song cùng tồn tại nhưng biệt lập với nhau. 3. Quan điểm khoa học luật quốc tế hiện đại Quan điểm hiện nay, được đa số nhà nghiên cứu luật tán thành cho rằng luật quốc tế và pháp luật trong nước là hai hệ thống pháp luật khác nhau, song song cùng tồn tại có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Luật quốc gia có ảnh hưởng, mang tính quyết định việc hình thành và phát triển của luật quốc tế và luật quốc tế có tác động tích cực đến sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia. Sự độc lập, khác nhau của luật trong nước và luật quốc tế thể hiện ở các tiêu chuẩn như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, trình tự lập pháp, nguồn và các biện pháp đảm bảo thi hành….của hai hệ thống pháp luật này. 8 Về quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Cả luật quốc tế và pháp luật trong nước đều chính là công cụ để thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia. Đối với luật quốc tế, luật quốc gia có ảnh hưởng rất lớn trong qua trình đám phán, ký kết các điều ước quốc tế. Trước tiên có thể nói đến trình tự, thủ tục và thẩm quyền đàm phán. Khi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế đó phải phù hợp với pháp luật trong nứơc về trình tự, thẩm quyến đàm phán và ký kết. Do đó, nếu pháp luật quốc gia không rõ ràng và đầy đủ về vấn đề trình tự, và thẩm quyền đàm phán, ký kết thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của điều ước quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung. Ngoài ra, nếu quốc gia đàm phán tốt thì những quy định của pháp luật quốc gia mình có thể trùng với những quy định của điều ước quốc tế. Lúc đó, luật quốc gia sẽ được trở thàng những quy phạm pháp lý quốc tế. Ngược lại, luật quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến luật quốc gia. Cụ thể, luật quốc tế khi được xây dựng, các quốc gia thành viên phải tuân thủ bằng nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servande). Do đó, các quốc gia phải áp dụng luật quốc tế khi trong quan hệ với chủ thể mà mình đã thỏa thuận với nhau bằng những điều ứơc quốc tế. Nếu thấy rằng những quy định của điều ứơc quốc tế sẽ có lợi và làm cho hệ thống pháp luật của quốc gia phát triển, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại thì các quốc gia phải nội luật hóa. Có nghĩa là chuyển hóa các quy định của điều ứơc quốc tế mà mình là thành viên hoặc những quy định của các điều ước quốc tế tiến bộ khác thành những quy định của pháp luật trong nước. Ở Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, vấn đề mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia và giá trị pháp lý của hai hệ thống pháp luật này đang là vấn đề mang tính thời sự. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương. Khi đã tham gia vào điều ước quốc tế thì Việt Nam phải tuân thủ triệt để nguyên tắc Pacta sunt servanda - một trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc này, Việt Nam đã xây dựng cho mình những quy phạm pháp luật quốc gia về ký kết và thực hiện điều ứơc quốc tế. Đồng thời, trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia, Việt Nam đã nội luật hóa rất nhiều những quy định tiến bộ của các điều ứơc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đối với những vấn đề mà Việt Nam không thể nội luật hoá được do có sự khác nhau giữa các điều ước quốc tế và bảo đảm điều chỉnh đối với những quan hệ pháp luật thì một giải pháp hữu hiệu để tuân thủ nguyên tắc Pacta sunt servanda là quy định trong các văn bản về giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế khi có sự mâu thuẫn với điều ước quốc tế. Ví dụ : Khi có sự mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế với văn bản này thì áp dụng điều ước quốc tế. 9 BÀI 2 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Luật quốc tế bao gồm các nguyên tắc và các quy phạm pháp lý quốc tế được hình thành do các chủ thể thoả thuận xây dựng nên nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể với nhau trong các lĩnh vực. Trong đó, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được xem là hạt nhân của luật quốc tế. Tất cả các quy phạm pháp lý quốc tế và các tập quán quốc tế muốn trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại thì phải phù hợp và không được trái với các nguyên tắc cơ bản này. I. Khái niệm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những quy phạm quan trọng, có tính chất bao trùm và được thừa nhận một cách rộng rãi nhất. Như vậy, không phải bất kỳ nguyên tắc nào của luật quốc tế cũng trở thành nguyên tắc cơ bản, mà chỉ có một số nguyên tắc có tính bao trùm, phổ cập và chung nhất mới được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Nguyên tắc của luật quốc tế bào gồm 3 loại : Nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc chuyên ngành và nguyên tắc đặc thù trong các quan hệ song phương hoặc đa phương giữa các chủ thể. Tuy nhiên, dù là nguyên tắc thuộc loại nào thì tất cả các nguyên tắc trên điều phải nhằm mục đích là bảo vệ hoà bình, an ninh, hợp tác và sự phát triển của nhân loại nói chung và của chính các chủ thể nói riêng. Ngoài ra, các nguyên tắc chuyên ngành và đặc thù phải là những nguyên tắc phù hợp và không được trái với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Như vậy, nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là gì ? Đây là những tư tưởng chính trị - pháp lý cơ bản, bao trùm nhất và quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Nó làm cơ sở cho sự hình thành và phát triển của luật quốc tế hiện đại và được thừa nhận một cách rộng rãi nhất trong quan hệ quốc tế ngày nay. Khác với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong nước, nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế không do giai cấp thống trị xây dựng nhằm bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị. Những nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế nhằm mục đích đảm bảo lợi ích và các quy tắc xử sự chung của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế này không xuất hiện cùng một lúc trong một văn bản quy phạm pháp luật như nguyên tắc của luật quốc gia mà chúng xuất hiện thông qua một quá trình phát triển lâu dài của luật quốc tế. Tính chất phổ cập và bao trùm nhất là hai đặc tính cơ bản của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tính phổ cập thể hiện ở phạm vi áp dụng của các nguyên tắc này về mặt không gian và chủ thể của luật quốc tế. Về mặt không gian, các nguyên tắc này được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới và về mặt chủ thể thì chúng được áp dụng cho tất cả các quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Do đó, các nguyên tắc này được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như Hiến chương của Liên hợp quốc, Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc và các văn kiện pháp lý khác. Tính chất bao trùm của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thể hiện ở giá trị pháp lý của chúng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Tất cả các lĩnh vực, các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế đều sử dụng những nguyên tắc này làm nền tảng. Đồng thời, các nguyên tắc này cũng là những nguyên tắc mang tính bắt buộc chung. Hay nói cách khác, đây là những nguyên tắc mang tính mệnh lệnh cao nhất trong quan hệ quốc 10 [...]... vụ pháp lý quốc tế xác định và có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế do mình gây ra trong quan hệ quốc tế Như vậy, chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ những quyền và nghĩa vụ quốc tế, đồng thời có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý trên cơ sở những quy định của pháp luật quốc. .. luật quốc tế bao gồm có cả cá nhân, các tổ chức quốc tế phi chính phủ, các vùng lãnh thổ độc lập trong một quốc gia và các công ty xuyên quốc gia…Như vậy, tất cả các quan điểm đều thống nhất ba thực thể sau đây là chủ thể của luật quốc tế : quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập 1 Quốc gia Quốc gia là chủ thể truyền thống và cơ bản của luật quốc tế Quốc. .. các quy phạm pháp lý quốc tế và là chủ thể sáng lập ra chủ thể khác, đó là các tổ chức quốc tế liên chính phủ Một thực thể như thế nào được xem là quốc gia trong quan hệ quốc tế ? Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất nào trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quốc gia Trong khoa học luật quốc tế, người ta xác định quốc gia dựa trên các yếu tố cấu thành nên một quốc gia Theo Điều 1, Công ước Montevideo... các quốc gia của những người đó cho công dân và pháp nhân của họ những quyền và nghĩa vụ tương tự như vậy Ví dụ: Trong quan hệ thương mại quốc tế, theo Pháp lệnh đối xử quốc gia và pháp đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế của Việt Nam, thì Việt Nam chỉ cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ như công dân và đãi ngộ tối huệ quốc khi quốc gia của họ cho công dân và pháp. .. nêu trên, các tổ chức quốc tế liên chính phủ còn phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng nhất định Đó là tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, tôn trọng các quyền của các tổ chức quốc tế khác và của các chủ thể khác của luật quốc tế Trong quan hệ quốc tế, các tổ chức tham gia vào quan hệ quốc tế không được đầy đủ như các quốc gia Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng... quan hệ pháp lý mang tính chất quốc tế nhất định III.Vấn đế công nhận trong luật quốc tế Trên thực tế hiện nay, trong quan hệ quốc tế, có những thực thể được một số nước công nhận đó là quốc gia nhưng ngược lại, một số nước lại cho rằng đó không phải là một quốc gia vì nó chưa hoàn toàn độc lập…Tuy nhiên, dù có được công nhận hay không thì thực thể này sẽ mặc nhiên trở thành chủ thể của luật quốc tế nếu... và bên được công nhận mà thôi Trong khoa học luật quốc tế hiện nay, có các loại công nhận như : Công nhận quốc gia mới, công nhận chính phủ mới, công nhận người đứng đầu chính phủ mới… 2 Các hình thức công nhận trong luật quốc tế Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, có ba hình thức công nhận phổ biến là công nhận « de jure », công nhận « de facto » và công nhận « ad-hoc » Tuy nhiên, không có một hình thức... phát sinh sự công nhận của quốc gia khác trong quan hệ quốc tế để thuận lợi hơn cho họ trong các hoạt động và mục đích ngoại giao… a Công nhận quốc gia mới Công nhận quốc gia mới là việc thừa nhận thêm một thành viên mới trong quan hệ quốc tế và thành viên này sẽ là một quốc gia có chủ quyền đầy đủ tương tự như các các quốc gia khác đang tồn tại trong cộng đồng quốc tế Như vậy, khi một quốc gia mới... hoàn cảnh cần thiết để điều ước quốc tế đó có hiệu lực đã thay đổi hoàn toàn 27 BÀI 4 DÂN CƯ TRONG LUẬT QUỐC TẾ I Quốc tịch trong luật quốc tế Chế định quốc tịch có vai trò rất lớn trong luật quốc tế, đặc biệt là trong việc xác định được sự ổn định của dân cư quốc gia - một trong các điều kiện để một thực thể trơ thành một quốc gia độc lập 1 Khái niệm quốc tịch Khái niệm quốc tịch chỉ xuất hiện trong... quốc tịch cũ hay nhận quốc tịch mới phù hợp với nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế - Hưởng quốc tịch theo sự trở lại quốc tịch Trở lại quốc tịch là việc khôi phục lại quốc tịch của một người đã mất quốc tịch Vấn đề trở lại quốc tịch thuờng được đặt ra đối với những người trước đây đã từng có quốc tịch của quốc gia nhưng ví lý do nào đó họ không còn quốc tịch của quốc gia đó nữa và họ muốn trở lại quốc . khoa học pháp lý, người ta không phân chia ra thành các loại luật quốc tế như trên mà chỉ gọi một tên chung là « Luật quốc tế » hay « Công pháp quốc tế ». 1 Sở dĩ có tên « Công pháp quốc tế » là. phạm pháp luật quốc tế. Cũng giống như điều ước quốc tế, không phải tất cả các tập quán quốc tế đều được công nhận là nguồn của luật quốc tế. Một tập quán được xem là nguồn của Luật quốc tế phải thỏa. luật quốc tế. Tập quán quốc tế có giá trị độc lập với điều ước quốc tế và các nguyên tắc của luật quốc tế. Tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các quy phạm pháp lý quốc

Ngày đăng: 15/06/2015, 16:33

Mục lục

  • - Chế độ đãi ngộ quốc dân (chế độ đối xử quốc gia, chế độ đãi ngộ quốc gia, chế dộ đối xử quốc dân)

  • + Đặc điểm của chế độ tối huệ quốc:

  • Thể hiện sự bình đẳng giữa những cá nhân, pháp nhân nước ngoài với nhau trên lãnh thổ của nước sở tại;

  • + Đây là chế độ đãi ngộ thông thường phải qua sự thỏa thuận giữa các quốc gia;

  • - Chế độ đãi ngộ đặc biệt

  • - Chế độ có đi có lại

  • - Chế độ báo phục quốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan