Lời khuyên đối với giáo viên tập sự

6 367 1
Lời khuyên đối với giáo viên tập sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương XII LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TẬP SỰ §1. NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN HOÁ HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Người giáo viên Hoá học vừa tốt nghiệp trường Sư phạm và mới bắt đầu làm nhiệm vụ ở cấp THCS cân luôn luôn liên hệ đối chiếu bản thân với những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên Hoá học, đó là: 1. Có những phẩm chất đạo đức cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam. 2. Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục, dạy học môn Hoá học. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới. 3. Còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Hoá học trong kế hoạch dạy học ở trường THCS (1) . II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN Ở NGƯỜI GIÁO VIÊN HOÁ HỌC CẤP THCS 1. Năng lực chuyên môn khoa học Hoá học 1) Nắm vững hệ thống khái niệm, thuật ngữ, định luật, học thuyết cơ bản về Hoá học. Mục tiêu: 1. Nội dung: SV hi ểu rõ những nhiệm vụ chủ yếu và những yêu cầu mới đối với người giáo viên Hoá học để tự giác chuẩn bị tốt cho những ngày dạy học đầu tiên, tự giác kiên trì vận dụng kiến thức lí luận và làm theo mẫu điển hình đã được học trong nhà trường Sư phạm, thường xuyên tự rút kinh nghiệm và học hỏi đồng nghiệp. 2. Phương pháp: SV có được thói quen và kĩ năng luôn biết tự rút kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, tự học và tự hoàn thiện bản thân. . 2) Nhận dạng, mô tả, giải thích những sự vật, hiện tượng, quá trình, quan hệ điển hình trong lĩnh vực Hoá học; 3) Hiểu được mối quan hệ giữa các kiến thức Hoá học với nội dung giảng dạy Hoá học ở trường PT; 4) Hiểu biết sơ bộ về lịch sử phát triển Hoá học, về các phương pháp nghiên cứu đặc thù của Hoá học, về các nguyên tắc ứng dụng kiến thức Hoá học vào thực tiễn. Có khả năng vận dụng kiến thức Hoá học để lí giải những vấn đề liên quan tới thực tiễn sản xuất, đời sống và môi trường; 5) Hiểu được mối quan hệ giữa các kiến thức trong chương trình Hoá học với các kiến thức liên quan đến bộ môn khác và có khả năng vận dụng, giải thích một cách nhất quán; 6) Có khả năng tự học, cụ thể là: - Tự đọc để hiểu được nội dung sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu liên quan đến Hoá học; - Biết cách ghi chép, tổng kết, nhận xét, đề xuất thắc mắc, nêu vấn đề thảo luận trong nhóm khi đọc tài liệu chuyên môn; - Biết cách trình bày nội dung học tập, nghiên cứu để mọi người hiểu; - Có hứng thú đọc sách và biết cách tra cứu tài liệu chuyên môn Hoá học; 7) Nắm vững phương pháp xử lí dữ liệu, rút ra kết luận cần thiết về vấn đề nghiên cứu, học tập, bước đầu làm quen với công nghệ thông tin và truyền thông trong Hoá học và nghiên cứu Hoá học; 8) Có phong cách làm việc khoa học, độc lập, sáng tạo. Biết cách lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, chủ động được công việc; 9) Có khả năng phát triển vốn kiến thức, kĩ năng được đào tạo ban đầu ở trường CĐSP bằng những hình thức thích hợp để đạt trình độ Đại học, làm cho việc dạy học không ngừng nâng cao chất lượng, đáp ứng với những yêu cầu mới. 2. Năng lực nghiệp vụ sư phạm 1) Có kiến thức kĩ năng cơ bản về Tâm lí học, Giáo dục học Phương pháp dạy học Hoá học, biết vận dụng vào dạy học (DH)/giáo dục (GD) ở THCS. 2) Nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học của cấp THCS và của môn Hoá học, biết các quy định, chủ trương chỉ thị hiện hành của Bộ, của Sở GD-ĐT về công tác DH/GD ở THCS. 3) Biết chuẩn đoán nhu cầu, đặc điểm đối tượng DH/GD của mình để thiết kế kế hoạch DH/GD phù hợp. 4) Biết đặt kế hoạch DH/GD: Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa Hoá học, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kết hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá được, bản kế hoạch có định rõ các điều kiện (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) cùng với các hoạt động (có định rõ tiến độ và phân công trách nhiệm). 5) Biết tổ chức thực hiện kế hoạch DH/GD: Bước đầu có kĩ năng vận dụng các tri thức khoa học Hoá học và khoa học Giáo dục đã được đào tạo, biết tư vấn cho học sinh xây dựng các kế hoạch học tập của học sinh, biết tư vấn cho học sinh xây dựng các kế hoạch học tập, cải tiến phương pháp học tập, góp phần giáo dục hướng nghiệp, biết quản lí các hoạt động DH/GD được giao, bảo đảm kế hoạch đề ra được triển khai đầy đủ, được điều chỉnh khi cần thiết, biết cách cuốn hút sự tham gia của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, biết khích lệ động viên và giúp đỡ các học sinh đóng góp vào tiến bộ chung của lớp, của trường. 6) Biết cách giám sát, đánh giá kết quả các hoạt động DH/GD. Nắm được các phương pháp kĩ năng đánh giá chính xác công bằng kết quả học tập của học sinh. Biết phát triển năng lực đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học sinh, giúp các em tự điều chỉnh cách học tập rèn luyện. Biết tự đánh giá kết quả DH/GD của bản thân và điều chỉnh cách DH/GD cho hợp lí. 7) Bước đầu giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH/GD bằng con đường nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm. Có kĩ năng phát triển, nhận dạng, nắm được cách phát hiện vấn đề cần giải quyết thành đề tài nghiên cứu, biết xây dựng giả thiết khoa học, xây dựng để cương nghiên cứu, bố trí điều tra nghiên cứu cơ bản, thực nghiệm sư phạm, xử lí kết quả điều tra và thực nghiệm, báo cáo khoa học, ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu, đút rút kinh nghiệm. 8) Có năng lực hoạt động nhóm: Biết phối hợp với đồng nghiệp, biết xây dựng tập thể các đồng nghiệp. 3. Phẩm chất 1) Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. 2) Yêu trẻ, tôn trọng nhân cách của trẻ, biết hợp tác với trẻ trong quá trình DH/GD, biết tạo dựng không khí dân chủ trong lớp học, đối xử công bằng với học sinh. 3) Yêu nghề, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp trong công tác chuyên môn, khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm để nâng cao trình độ bản thân, giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng tập thể sư phạm tốt vì mục tiêu giáo dục của trường. Biết giao tiếp với cha mẹ học sinh, với cộng đồng địa phương, cùng nhà trường huy động nguồn lực để làm giáo dục. 4) Có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, tuân thủ Pháp luật và các quy định của các cấp quản lí giáo dục. Có những hiểu biết chung về các vấn đề chính trị xã hội của đất nước và của địa phương. 5) Bước đầu có một số nề nếp, tác phong của người thầy giáo: đứng đắn trong ăn mặc; giản dị, khiêm tốn, đúng mực trong ứng xử; gần gũi và sẵn lòng giúp đỡ mọi người; làm việc nghiêm túc, có ý thức tổ chức kỉ luật, trung thực. Bước đầu có một số phẩm chất và nề nếp lao động của cán bộ khoa học: trung thực; nghiêm túc; có ý thức tổ chức kỉ luật; làm việc có kế hoạch, có định hướng, chủ động, sáng tạo, không máy móc… 6) Có ý thức không ngừng tự hoàn thiện mình về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ. §2. CHUẨN BỊ TỐT CHO NHỮNG NGÀY DẠY HỌC ĐẦU TIÊN Có nhiều công việc cần chuẩn bị, nhưng ưu tiên là một số công việc sau đây; I. TÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG CÔNG TÁC, SỚM XÂY DỰNG ĐƯỢC NHỮNG MỐI QUAN HỆ THUẬN LỢI VỚI TẬP THỂ SƯ PHẠM CỦA NHÀ TRƯỜNG, VỚI HỌC SINH VÀ CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG. 1. Tìm hiểu môi trường công tác: đặc điểm, truyền thống, nhiệm vụ chính trị chủ yếu hiện nay của địa phương, của nhà trường, của tổ chuyên môn… 2. Xây dựng mối quan hệ thuận lợi với tập thể sư phạm nhà trường Biện pháp quan trọng nhất để nhanh chóng có quan hệ tốt với tập thể sư phạm của nhà trường là làm tốt các nhiệm vụ được nhà trường phân công khi mới đến nhận công tác, đồng thời tham gia một cách chủ động tích cực các hoạt động tập thể của Hội đồng nhà trường, hoặc Công đoàn, hoặc của đoàn Thanh niên Cộng sản ở nhà trường. Thái độ khiêm tốn học hỏi, cởi mở, vui vẻ cũng tạo thêm thuận lợi để nhanh chóng có được thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ của các đồng nghiệp đi trước. 3. Vui vẻ, chủ động, gần gũi, nhanh chóng có được sự ủng hộ và thông cảm của học sinh, đặc biệt là của tập thể mới được phân công giảng dạy và lớp chủ nhiệm. II. KHẨN TRƯƠNG TÍCH LUỸ CÁC TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CẦN THIẾT 1. Kiểm tra lại các tư liệu chuyên môn đã tích luỹ trong thời gian học tập ở trường sư phạm và nhanh chóng bổ sung các tư liệu mới cần thiết phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục mới được phân công. Có kế hoạch xây dựng (nếu chưa có) và bổ sung tủ sách của cá nhân. Trước hết phải có tủ sách giáo khoa các lớp 8, 9 (bao gồm sách giáo khoa cho học sinh, sách giáo viên và sách bài tập). Nên có thêm sách giáo khoa Hoá học các lớp 10, 11, 12, một số sách Hoá học của nhà trường Cao đẳng Sư phạm hoặc Đại học Sư phạm, một số cách nâng cao của các lớp chuyên Hoá học, một số sách luyện thi vào hệ chuyên Hoá học, một số sách bồi dưỡng học sinh giỏi, thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. 2. Sớm có kế hoạch xây dựng mảng tư liệu nghiệp vụ tủ sách cá nhân như: Tích luỹ dần các tạp chí nghiệp vụ như Tạp chí Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tạp chí Hoá học của Viện Hoá học- Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Tạp chí Hoá học và ứng dụng của Hội Hoá học Việt Nam, Chuyên san Khoa học Tự nhiên của Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo… III. CHUẨN BỊ TỐT NHẤT CHO TIẾT DẠY HỌC ĐẦU TIÊN Ở MỖI LỚP. Ấn tượng về tiết dạy học đầu tiên ở một lớp có tác dụng to lớn không chỉ đối với học sinh mà còn đối với cả bản thân giáo viên. Ấn tượng về tiết dạy học đó sẽ tạo ra sự tin tưởng của học sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ học tập môn Hoá học một cách tích cực, chăm chỉ, hứng thú. Ấn tượng tốt đó cũng tạo nên và duy trì sự tự tin và chủ động trên lớp của bản thân giáo viên. Ngược lại, thiêu sót của giáo viên, đặt biệt là sự sơ suất về không nắm vững một vài nội dung Hoá học dẫn đến việc cải chính, bổ sung… sẽ để lại những ấn tượng lâu dài và khó làm thay đổi. §3. KIÊN TRÌ VẬN DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC LÍ LUẬN, LÀM THEO NHỮNG MẪU ĐIỂN HÌNH ĐÃ HỌC TRONG NHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM - Người sinh viên sư phạm mới ra trường đương nhiên phải học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp có tuổi nghề cao hơn. Tuy nhiên trong khi học tập, làm theo kinh nghi ệm của đồng nghiệp, không nên đặt yêu cầu phải làm theo 100% mà phải học tập có chọn lọc, học tập có vận dụng một sách sáng tạo và linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh mới của bản thân ở thời điểm khác trước. - Rất nên đối chiếu và làm theo những mẫu điển hình đã học trong nhà trường Sư phạm, những kiến thức mới hiện đại hơn, cập nhật hơn. §4. THƯỜNG XUYÊN TỰ RÚT KINH NGHIỆM, HỌC HỎI ĐỒNG NGHIỆP VÀ LUÔN LUÔN CẢI TIẾN VIỆC DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC - Sau mỗi bài dạy nên ghi chép lại ngay một vài điều cần rút kinh nghiệm, cần bổ khuyết. Có thể ghi ngay vào cuối mỗi bài soạn để không quên và để lưu ý suy nghĩ. - Sau một học kì hay vào cuối năm học đầu tiên, nên viết một báo cáo, có thể không dài, về một kinh nghiệm hay cao hơn là một sáng kiến về một vấn đề chuyên môn mà bản thân đã tích luỹ được. Đề tài này có thể được hoàn chỉnh bổ sung ở năm công tác thứ hai. Công việc thường xuyên suy nghĩ, đút rút kinh nghiệm, cải tiến công tác sẽ giúp tạo ra một thói quen tốt tạo điều kiện cho người giáo viên tập sự nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng thật sự hoà mình được vào tập thể sư phạm của tổ chuyên môn và của nhà trường TÓM TẮT CHƯƠNG XI 1. Các năng lực và phẩm chất của người giáo viên Hoá học cấp THCS bao gồm năng lực chuyên môn Hoá học, năng lực nghiệp vụ sư phạm và những phẩm chất đạo đức cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người giáo viên tập sự cần sớm xây dựng những mối quan hệ thuận lợi với tập thể sư phạm của nhà trường và với học sinh, chuẩn bị tốt cho những ngày dạy học đầu tiên; kiên trì vận dụng kiến thức lí luận và làm theo những mẩu điển hình đã học trong nhà trường Sư phạm; thường xuyên tự rút kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp, phát huy sáng kiến cải tiến công tác. CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG XI 1. Anh/chị hãy lấy ví dụ để cụ thể hoá và minh hoạ các năng lực và phẩm chất đạo đức cơ bản của người giáo viên Hoá học ở trường THCS? 2. Anh/chị hãy cho biết những việc quan trọng, chủ yếu mà anh/chị cần phải làm trong thời gian là giáo viên tập sự nếu được phân công về dạy học ở trường THCS thuộc quê hương của mình? . Chương XII LỜI KHUYÊN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TẬP SỰ §1. NHỮNG YÊU CẦU CHỦ YẾU ĐỐI VỚI NGƯỜI GIÁO VIÊN HOÁ HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ I. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC Người giáo viên Hoá. giáo viên tập sự nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng thật sự hoà mình được vào tập thể sư phạm của tổ chuyên môn và của nhà trường TÓM TẮT CHƯƠNG XI 1. Các năng lực và phẩm chất của người giáo. sách của cá nhân. Trước hết phải có tủ sách giáo khoa các lớp 8, 9 (bao gồm sách giáo khoa cho học sinh, sách giáo viên và sách bài tập) . Nên có thêm sách giáo khoa Hoá học các lớp 10, 11, 12, một

Ngày đăng: 15/06/2015, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan